Pages

Wednesday, November 26, 2008

NGUYỄN THIÊN THỤ * PHAN NGUNG HAY PHIÊN NGUNG * BÀI 2

====


BÀI 2


*

Trước đây, tôi đã trình bày về cách viết và đọc hai chữ 番 và 禺 riêng rẽ, rốt cuộc có hai cách đọc là PHAN, PHIÊN và NGU, NGUNG.
Nay tôi xin trình bày rõ thêm về cách đọc riêng và chung của hai chữ 番禺 mà chú trọng về cách phiên âm pinyin.




I. CÁCH ĐỌC RIÊNG

1.TỰ ĐIỂN TRẦN VĂN KIỆM
番 Phiên (fān)


2. TỪ ĐIỂN WIKTIONARY
Đây là tự điển on line của ngoại quốc, xin trích một đoạn về chữ 番. .


Mandarin
Hanzi
番 (pinyin bō (bo1), fān (fan1), fán (fan2), pān (pan1), pán (pan2), pí (pi2), pó (po2), Wade-Giles po1, fan1, fan2, p'an1, p'an2, p'i2, p'o2)


Vietnamese
Han character
番 (phiên, phan, ba, bà)
Readings
• Nôm: ba, bà, phiên, phan, phen
http://en.wiktionary.org


3. CHINESE CHARACTER DICTIONARY
fan1 pan1 bo1 po2 fan2 pan2 pi2
http://www.mandarintools.com


4. CHINESE TEXT PROJECT
番 fān pān bō pó fán pán pí
http://chinese.dsturgeon.net/dictionary.



Bấy nhiêu thí dụ cũng cho thấy chữ 番 có thể đọc nhiều cách, nhưng hai cách phổ biến là PHIÊN (fan) và PHAN (pan ).


II. ĐỌC CHUNG HAI CHỮ 番禺


Khi tra cứu một số từ điển danh tiếng, tôi gặp hai trường hợp:
-Không chú thích về 番禺 như Khang Hy từ điển
-Có chú thích nhưng không phiên âm như Trung Hoa Đại Tự Điển.



Vì vậy, tôi đã tìm đến một số từ điển cổ cũng như mới có chú thích cách đọc, trong đó các tự điển tiếng Hoa hay Hoa Anh , và các tài liệu khác có ghi pinyin về hai chữ 番禺. Từ điển và sách thì vô số, tôi không thể tìm hết, chỉ có thể tìm kiếm một số thôi. Tuy vậy, tôi cũng có một số kết quả về cách phát âm hai chữ 番禺:


1. PHIÊN ÂM PHAN NGUNG hay PHAN NGU
Đa số từ điển ghi theo cách này:


(1) Encyclopedia II
番禺. pānyú.


Guangzhou: Encyclopedia II - Guangzhou - History
It is believed that the first city built at the site of Guangzhou was Panyu (番禺; the locals pronounced this in Cantonese as Poon Yu) founded in 214 BC. The city has been continuously occupied ...
www.experiencefestival.com/a/guangzhou%20-%20history



(2). TỪ HẢI (Trung quốc ) :


• Chú giáp: 番, 敷駑切音翻元韻 Phiên: phu nô thiết âm phiên, nguyên vận. (âm phiên, vần nguyên, nghïa là đọc Phiên.

• Chú ất: 逋倭切音波 歌韻 bô oa ( uy, nụy) thiết, âm ba, ca vận ( bô oa thành ba ô (như vậy là đọc BA), âm BA, vÀn CA.
Hai chú trên giống Từ Nguyên

• Chú bính: 鋪剜切音潘寒韻 Phô oan thiết âm phan, vần hàn ( phô oan thành ra phan) , âm phan, hàn vận như 番禺 Phan Ngung (1).


Từ Hải còn ghi ở phần phụ về cách phát âm như sau:
番- fan
- pan : 番禺 ( tr.46).

Như vậy theo Từ Hải, chữ 番 có thể đọc fan ( phiên ) và pan (Phan) nhưng trong chữ 番禺 thì phải đọc là Phan Ngung hay Phan Ngu.



2. PHIÊN ÂM Phiên Ngung (theo các từ điển và tài liệu khác )



Các TỪ ĐIỂN TRUNG VĂN dùng fan chú âm phiên như Trần Văn Kiệm (fan: phiên), và Từ Hải như đã nói trên.

(1). POPUP CHINESE 番禺 fānyú
http://www.popupchinese.com

(2). HOÀNG KIỀU 番禺 fānyú
http://www.yellowbridge.com/

(3). CHINAKNOWLEDGE
Rulers of Southern Han (Nanhan) 南漢 (Yue 粵; 917-971) Capital: Fanyu 番禺 (modern Guangzhou 廣州/Guangdong)
www.chinaknowledge.de/History/Tang/rulers-nanhan.html


(4). KEN CHEW UNDERSTANDING CHINESE
秦始皇帝 The First Emperor of ...


"One army was sent to Fanyu (番禺 in present day south of Guangzhou city 廣州市 Guangdong province 廣東省), one to Tancheng (鐔城 in present near Guilin city 桂林市 in Guangxi province "
(秦始皇帝 The First Emperor of China Part II)
http://kchew99.spaces.live.com



(5). CHINESE HISTORY
- Ten Kingdoms rulers: Southern Han or Yue . Capital: Fanyu 番禺 (modern Guangzhou 廣州/Guangdong)
www.a3guo.com/en/china/History/Tang/rulers-nanhan.html


(6).YUE(CANTONESE) DIALECTS
"Tones and phonology of the Yue Cantonese dialects of Guangdong province: Guangzhou, Canton, Zhongshan, Zhongshan ... 番禺(市橋) / 番禺(市桥) Fānyú (shìqiáo) Tones ..."
www.glossika.com/en/dict/dialecty.htm



3. PHIÊN ÂM CẢ HAI


(1). HOÀNG KIỀU (Yellow Bridge)
a.Words With Same Tail Word. 番禺 • pānyú, Panyu county (in Guangdong province). Derived Words or Phrases. None. Similar-sounding Words ...
www.yellowbridge.com/chinese/wordsearch.php?=
Mandarin Chinese: Chinese-English Dictionary

b. 番禺市. fānyú shì. Main. Definition, Panyu. Pinyin ... Word Decomposition. 番禺, pānyú, Panyu county (in Guangdong province). 市, shì, market; city
www.yellowbridge.com/chinese/ - Mandarin Chinese: Chinese-English Dictionary



(2). CHINESE TEXT PROJECT
番禺
Character Composition Variants Pinyin Cihai

田+ 7 蹯
fān pān bō pó fán pán pí p.914r4c04

禸+ 4 yú ǒu yù p.986r4c01

http://chinese.dsturgeon.net/dictionary



( 3). CHINESE ENGLISH DICTIONARY


fan1 ㄈㄢˉ
(measure word for acts), deeds, foreign.

pan1 ㄆㄢˉ
(surname)/place name.

yu2 ㄩˊ
(place)/district.

http://eyegene.ophthy.med.umich.edu/hanyu/index.php



(4). WIKIPEDIA
Từ điển này phiên âm là panyu và dịch là Phiên Ngung (2)


(5). Về Triệu Đà :phiên âm là panyu và dịch là Phiên Ngung.

At the end of the Qin Dynasty, he took control of the region of modern-day Guangdong and Guangxi. Zhao Tuo built up his power and territory, partially through alliances with native Yue nobility and chieftains. He then declared himself the King of Nanyue ("Southern Yue") and set up his capital at Panyu (番禺; Vietnamese: Phiên Ngung), the site of modern-day Guangzhou. (3)




4.CÁCH PHIÊN ÂM KHÁC
Ngoài ra còn có vài cách phiên âm khác

(1). 番禺 (xiang1 yu2
55k - 8 sec @ 56k Mandarin chinese word 番禺 (xiang1 yu2) - Stroke Order; Pinyin, ...
Simplified Characters : 番禺 ... Traditional Characters :
www.blabi.com/chinese/module/idiomas/action/word.view/l...




(2).番禺 Poon Yu
Guangzhou: Encyclopedia II - Guangzhou - History
It is believed that the first city built at the site of Guangzhou was Panyu (番禺; the locals pronounced this in Cantonese as Poon Yu) founded in 214 BC. The city has been continuously occupied ...
www.experiencefestival.com/a/guangzhou%20-%20history


(3). 番禺 pun1 jyu4
www.cantonese.sheik.co.uk/dictionary/words/13771/

(4). Historical capitals of China - Open Encyclopedia
The Nanyue (207 BC - 110 BC): it was known as Pun Yue (番禺) ... The Southern Han (917 - 971): it was known as Pun Yue (番禺)
www.openencyclopedia.net/index.php/Cambaluc



IV. GỐC 番禺

Trong bài trước, tôi có nói đến Sài Gòn đã mất tên gốc (4). Phiên Ngung cũng thế. Trước khi nhà Tần xâm lược, Bách Việt là một vùng độc lập. Trước khi Triệu Đà lập kinh đô Nam Việt, Phiên Ngung hay Phiên Ngu tên là gì, không thấy nói. Nay một số tài liệu cho biết Phiên Ngung hay Phan Ngu vốn tên là 蕃禺 sau đổi là 番禺 :


1.Chinese Architecture- Guangzhou (Canton)
08- Museum of the Tomb of the King of Southern Yue in Western Han Dynasty ... city built at the site of Guangzhou was Panyu (蕃禺, later simplified to 番禺; Poon ...
www.chinese-architecture.info/CA/CA.htm


2. Guangzhou - New World Encyclopedia
... Panyu (蕃禺, later simplified to 番禺) was founded there in 214 B.C.E. ... first city built at the site of Guangzhou was Panyu (蕃禺, later simplified to 番禺; ...
www.newworldencyclopedia.org/entry/Guangzhou.


3. The first known city built at the site of Guangzhou was Panyu (蕃禺, later simplified to 番禺; Poon Yu in Cantonese) founded in 214 BC. ...
35 KB (4051 words) - 20:40, 22 October 2008
wikipedia

Hai chữ này khác nhau thảo đầu, Thiều Chửu đọc là Phiền, Phiên).



V. HÁN VIỆT VÀ QUỐC NGỮ



Thời Nho học, các cụ ta viết Hán Văn và đọc theo âm Hán Việt. Chúng ta chỉ thấy chữ mà không biết các cụ đọc như thế nào vì chúng ta xa cách các cụ hàng thế kỷ. Muốn biết các cụ đọc như thế nào thì ta phải tra các tự điển Trung Quốc và Việt Nam, tất nhiên trong dó có tự điển Hán Việt như Tự Điển của Đào Duy Anh và Thiều Chửu là những tự điển thông dụng trong khoảng 1945. .



Ngoài ra, ta phải xem các tác phẩm của các nhân vật buổi giao thời của tân học và cựu học, và những học giả thông thạo Trung văn hiện kim. Lý do dễ hiểu là ngôn ngữ ta không thay đổi cho nên dù Hán, Nôm hay quốc ngữ chỉ là hình thức, còn một số danh từ, ngôn ngữ và một số kiến thức vẫn tồn tại và xuyên suốt chiều dài lịch sử .



Hầu hết người Việt Nam đều đọc là Phiên Ngung. Phiên Ngung là một địa danh quan trọng cho nên từ đầu cho đến nay những ai quan tâm đến lịch sử Việt Nam đều biết.. Khi Pháp bãi bỏ chữ Hán thì một số người Việt vẫn kế thừa văn hóa cũ. Họ là những tiến sĩ, cử nhân hoặc nho sĩ thời Hán học còn lại cho đến khoảng 1975.




Trần Trọng Kim đã theo cựu học, sau sang Pháp du học. Những sách của cụ viết thường được ông anh là Phó bảng Bùi Kỷ hiệu đính và góp ý. Ngoài Trần trọng Kim, Đào Duy Anh, Nguyễn Đỗng Chi cũng là tay khá về Hán học, họ đã dịch thuật, nghiên cứu và sau 1945, đã tham gia dịch thuật các tài liêu văn sử trong đó có các bộ Toàn Thư và Cương Mục( tất cả đều đọc là Phiên Ngung). Trước 1975, một số thanh niên du học tại Trung Quốc, một số tốt nghiệp tại Đại học Văn Khoa và Sư Phạm Sàigon , Huế, và một số tăng lữ tại các Phật học viện miền Nam và nay một số học Hoa văn tại Âu Mỹ hay Nhật văn tại Nhật Bản là những nhân tố mới cho nên bây giờ tại Việt Nam và hải ngoại vẫn có một số giỏi Trung văn.



Khi tôi nêu lên ba tác phẩm phiên dịch Phiên Ngung trong bài thứ nhất là muốn trình bày cách viết và cách đọc của một số người Việt về hai chữ 番禺 trước khi đi vào các từ điển Trung văn và Hán Việt.


Ban phiên dịch Phủ Quốc Vụ Khanh Sài gòn, viện Đại Học Huế, và Viện Khoa Học Xã Hội Hà Nội gồm một số tinh hoa về Hán học. Như ban Phiên dịch Đại Học Huế có giáo sư Trần Kinh Hoà vốn là người Hoa, đã góp công phiên dịch An Nam Chí Lược và Mục Lục Châu bản triều Nguyễn, sau ông dạy đại học Mỹ và nay dạy đai học Hồng Kông. Ông giỏi chữ Hoa đã đành mà còn giỏi tiếng Việt, trên tạp chí Đại Học Huế ông đã viết nhiều bài biên khảo bằng Việt ngữ rất có giá trị khiến cho tôi rất kính phục. Chắc ông cũng đã đọc các bản thảo trước khi in và không phản đối hai chữ “Phiên Ngung”.




Nói đến các nhân vật Việt Nam thời Quốc Ngữ, tôi xin giới thiệu lần nữa Huình Tịnh Của, là một người mà không ai dám nghi ngờ khả năng Hán tự của ông. Trong lời Tiểu Tự của Đại Nam Quốc Âm Tự Vị ( 1895-1896 ), ông đã nhắc đến Phiên Ngung:




"Tra ra trong truyện nước Nam nguyên gọi là Giao Chỉ, ở bên Nam Trung Quốc cho nên gọi là nước Nam, từ 18 đời Hùng Vương sách về trước, địa phận còn ở bên Phiên Ngung, Quế Lâm, Tượng Quận, là phần đất Quảng Đông, Quảng Tây, tưởng cũng có chữ riêng, song nhiều đời phải nhập về Nội địa, chịu phép quan Trung Quốc, cả luật phép giáo hóa, lễ nhạc, văn tự, đều phải theo Trung Quốc phải bỏ chữ riêng mình, .. ."





Người Việt đa số phiên âm là Phiên Ngung mà một số tài liệu quốc tế cũng phiên âm là Phiên Ngung. Tôi không thể tìm hết các tài liệu do ngoại quốc hay người Việt viết bằng tiếng Việt, Anh, Pháp ngữ về hai chữ Phiên Ngung, chỉ xin nêu vài chứng cớ:




1. Tài Iiệu về Phiên Ngung:
Quận Phiên Ngung, Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc. .
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (2)






(3). Tài liệu về Triệu Đà (Zhao Tuo) Xem Wikipedia

At the end of the Qin Dynasty, he took control of the region of modern-day Guangdong and Guangxi. Zhao Tuo built up his power and territory, partially through alliances with native Yue nobility and chieftains. He then declared himself the King of Nanyue ("Southern Yue") and set up his capital at Panyu (番禺; Vietnamese: Phiên Ngung), the site of modern-day Guangzhou (3).



4. CHINAHISTORY
Therefore, Luoyue (Lạc Việt) actually was the Việt Nation or Yueshangguo (Việt Thường Quốc). The people of Luoyue (Lạc Việt) who supported Zhaoduo (Triệu Đà) to form Nanyue ( Nam Việt) with the capital at Panyu (Phiên Ngung) also called that place Ouluo (Âu Lạc)
(Zhang Taiyou. Trương Thái Du)
http://www.chinahistoryforum.com/lofiversion/index.php/t5367.html


5. TÀI LIỆU LỊCH SỬ VỀ MALAYSIA
Tài liệu này cho rằng người Trung Quốc ở Malaysia vốn là người Nam Việt thời Triệu Đà mà thủ đô là Pan You (Phiên Ngung)
http://members.virtualtourist.com/m/tt/65e69/(5)







KẾT LUẬN



Theo thiển kiến, 番禺 dù đứng riêng hay đứng chung cũng không khác mấy, thường có hai cách đọc là Phan (pan ) Phiên ( Fan ). Qua cuộc tìm kiếm thô thiển và hạn chế này, tôi nghĩ rằng 番禺 có thể đọc là Phan Ngung, Phan Ngu, hay Phiên Ngu, Phiên Ngung đều được, nhưng trong tim người Việt, Phiên Ngung là hai chữ đã in đậm nét..




Như đã trình bày ở bài thứ nhất, Trung văn thay đổi luôn, còn tiếng Hán Việt ta có nguồn gốc từ Hán Đường cho nên tiếng Hán Việt và tiếng Hoa bây giờ thành ra khác nhau. Dù Trung Quốc đọc là Phan Ngu, nhưng truyền thống ta đọc Phiên Ngung là do tính lịch sử của nó, chứ không phải là sai. Cái gia tài và thế lực của các bộ Hán Việt Tự Điển đã cho ta thấy ta độc lập về cách đọc những từ Hán Việt. Lẽ tất nhiên khi nghiên cứu Trung văn, ta phải đọc và tìm hiểu các sách Trung Quốc, nhưng phải hiểu rằng cách phát âm ghi trong sách Trung quốc là cho một số người Trung Quốc,chứ không có hiệu lực cho toàn dân Trung Quốc vì tiếng Bắc kinh khác tiếng Quảng Đông, tiếng Phúc Kiến khác tiếng Hà Bắc.Dân Trung Quốc có bao nhiêu tỉnh là có bấy nhiêu ngôn ngữ, chữ giống nhau nhưng đọc khác nhau, như dân Quảng Đông đọc là Poon Yu như đã nói ở trên trong khi dân các xứ đọc la Panyu hay Fanyu.

Còn Việt Nam ta có cách đọc chữ Hán Việt riêng, không phụ thuộc vào ngôn ngữ hiện đại của Trung Quốc. Cũng như nước Anh viết và đọc London, Thames nhưng dân Pháp đọc là Londre , Tamise thì không ai dám bảo là họ viết và đọc sai tiếng Anh!



Mao Trạch Đông muốn thống nhất thiên hạ, hiệu lệnh quần hùng nhưng ông đã thất bại trong việc La Mã hóa văn tự Trung Quốc là bởi vì ngôn ngữ có một sức độc lập và quật cường. Ngôn ngữ , nhất là ngôn ngữ Trung Quốc rất phức tạp. Phiên thiết, pinyin , Wade-Giles cũng chỉ có giá trị tương đối. Bài viết về cách phiên âm Hán Việt của Wikipedia rất có giá tri, trong có đoạn nhận định về sự phức tạp của ngôn ngữ và văn tự Trung Hoa đồng thời cũng giải thích về cách đọc tên các nhân vật sử như Đồ Thư, Nhâm Ngao, Mã Tốc, Chu Du. . .


"Bên cạnh các trường hợp một chữ Hán có một âm Quan thoại nhưng có thể có 2 âm Hán-Việt khác nhau được ghi chú trong cùng một từ/tự điển, còn có nhiều trường hợp mỗi sách ghi một âm Hán-Việt khác nhau". (6).


Như vậy, vấn đề không ở đúng hay sai mà là sự khác nhau và tính phức tạp của ngôn ngữ văn tự.




Việc này gần giống như trăm năm sau, có một nhà nghiên cứu nào đó lên tiếng rằng tác giả bài thơ
“ Ngập ngừng” (Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé ) là Hà Triều Anh, hay Hà Anh chứ không phải Hồ Dính hay Hồ Dzếnh!




Nguyễn Thiên Thụ




==



CHÚ THÍCH

======


(1) Từ Hải:in lần 3, Trung Hoa Dân quốc năm thứ 58, tr.1972.


(2). Quận Phiên Ngung, Quảng Châu, Quảng Đông, Trung Quốc. . .
Khách sạn Trường Long ở Phiên Ngung
Trụ sở chính quyền quận Đường Thanh Hà Đông
Diện tích
770,13 kilômét vuông
Dân số
930.800(2005)
. . . . . . . . .
Vị trí của Phiên Ngung trong Quảng Châu
Phiên Ngung (tiếng Trung: 番禺区, Hán Việt: Phiên Ngung khu) là một quận nội ô của thành phố Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Quận này trước đây là một thành phố trước khi được nhập vào thành phố Quảng Châu. Tên gọi Phiên Ngung bắt đầu từ khi Tần Thủy Hoàng chiếm Quảng Đông. Nó là tên cũ của Quảng Châu ngày nay. Phiên Ngung nằm ở trung tâm của đồng bằng châu thổ Châu Giang.



(3) Nanyue (Chinese: 南越; pinyin: Nányuè; Wade-Giles: Nan Yüeh; Vietnamese: Nam Việt) was an ancient kingdom that consisted of parts of the modern Chinese provinces of Guangdong, Guangxi, Yunnan and much of modern northern Vietnam. The kingdom was established by the Han Chinese general Zhao Tuo (Traditional Chinese: 趙佗; pinyin: Zhào Tuō; Vietnamese: Triệu Đà) of the Qin dynasty who assimilated the customs of the Yue peoples and central China in his territory. Its capital was named Panyu (番禺), in today's Guangzhou, China. In Vietnam, the name Triệu Dynasty (based on the Vietnamese pronunciation of the surname Zhào) is used to refer to the lineage of kings of Nanyue, and by extension the era of Nanyue rule.. . . nhà Tần - triều đại thống nhất đế chế Trung Hoa, đã mở rộng về phía nam và lập nên Quận Nam Hải (南海郡) tại Phiên Ngu (番禺), ngày nay gần Quảng Châu. ...
vi.wikipedia.org/wiki/Quảng_Đông -



(4). Sở dĩ tôi nhắc đến Sài Gòn là vì sự liên tưởng. Cả hai là thủ đô một thời của Việt Nam nhưng nay đã mất và đã thay tên. Sao người quốc gia Việt Nam luôn mang số phận thất quốc vong gia?


(5). The ancestor of Malaysian-Chinese
Historical timeline - showing how Nanyue peoples 南越族人被汉化, 其后裔移居 became Malaysian-Chinese 成为马来西亚华人. (note: Hubei-Malaysians are exception, and other minorities)
>> Year 220bc - Recognized by the northerners Chin (Qin Emperor 秦始皇) as barbarians of the south. (look at map below).
>> Year 220-206bc - Conquered by Chin, all books (except Chin's book) burnt 烧书, 统一六国 by Qin Emperor, became part of Chin Empire, later known as China.
>> Year 1409 - Emperor YongLe sent 500 peoples to old Malaysia as gifts of friendship for Sultan of Melaka. (Read Gavin's 1421)
>> Year 1786 - British established their base in Penang and began import coolies (workers) for the Industrial Revolution.
>> Year 1786-1949 - Big wave of migrations, near millions came to old Malaysia, to search for money to send back home, where the home is today's Guangzhou, Fujian, etc. (Suggest reading Lynn Pan's book, an author expert in Chinese migration during the Industrial Revolution days)
Literally meaning "in the South of the Yue", the kingdom of Nanyue is at its origin the name of Vietnam. Between 2nd and 1st century B.C., it took up an area covering the present Guangdong ( Quảng Ðông ), Guangxi ( Quảng Tây ) provinces, HaiNam island ( Ha?i Nam) and the kingdom of Au-Lac, the ancient country of the Viê.t. The latter whose king was An Duong Vuong was annexed by general Zhao Tuo ( Triệu Ðà or Triệu Vũ Vương in Vietnamese ), the future founder of the kingdom of Nanyue.
According to the Vietnamese, the loss of their country was closely linked to the legend of the magic crossbow. In fact it was due to the way Triệu Ðà fought a war of lightning against An Duong Vuong while making the latter think of territorial compromises. Once these provinces were reunited under his banner, Zhao Tuo set up his seat at Pan You ( Phiên Ngưng ) not far from Guangzhou, presently Canton. He divided the kingdom of Au La.c into two commands, one known as Giao Chỉ which mainly took up the Ba('c Viê.t region, and the other under the name of Giao Châu which gathered together all the other provinces of North and Central Vietnam ( Thanh Hóa, Nghệ An, etc...).
http://members.virtualtourist.com/m/tt/65e69/



(6). Bản thân chữ Hán được phát âm khác nhau, ngay tại Trung Quốc, tuỳ từng vùng cũng có nhiều giọng/âm đọc khác nhau, như tiếng Quảng Đông, tiếng Phúc Kiến, tiếng Triều Châu, tiếng Bắc Kinh... Các nước lân cận như Triều Tiên có cách đọc riêng của người Triều Tiên, gọi là Hán-Triều (漢朝); người Nhật có cách đọc riêng của người Nhật, gọi là Hán-Hoà (漢和); người Việt có cách đọc của mình gọi là Hán-Việt (漢越).[. .] Âm Quan thoại chuẩn (dưới đây gọi tắt là Quan thoại) có 4 thanh điệu: âm bình, dương bình, thượng thanh và khứ thanh, trong khi âm Hán-Việt có 6 thanh điệu: ngang (không dấu), huyền, sắc, hỏi, ngã và nặng.’ [ .. .] Một âm Quan thoại thường tương ứng với nhiều chữ Hán, và đôi khi một chữ Hán cũng có 2-3 âm khác nhau, nhưng nói chung tổng số âm Quan thoại ít hơn nhiều so với tổng số chữ Hán. Một âm Quan thoại cũng thường tương ứng với nhiều âm Hán-Việt và đôi khi một âm Hán-Việt cũng tương ứng với 2 hoặc vài âm Quan thoại, nhưng tổng số âm Quan thoại ít hơn tổng số âm Hán-Việt (tiếng Quan thoại có 1280 âm trong khi tiếng Việt có từ khoảng 4500 đến 4800 âm đọc, tùy theo phương ngữ, và 6200 âm viết trong quốc ngữ[1]). Ví dụ: âm Quan thoại yù (được biểu thị bằng bính âm) tương ứng với các âm Hán-Việt và chữ Hán sau (chữ viết nghiêng là âm Quan thoại, chữ viết đậm là âm Hán-Việt):
• ẩu 嫗
• dụ 喻, 愈, 瘉, 癒, 芋, 吁/籲 (còn có âm là hu/xū), 裕, 誘, 谕/諭, 峪 (có sách phiên là dục)
• dũ 愈/癒, 羑
• duật 聿, 矞, 燏, 繘, 谲/譎, 遹, 鴥, 鷸
• dục 育, 淯, 堉, 毓, 谷 (còn có âm là cốc/gǔ), 浴, 峪 (có sách phiên là dụ), 欲/慾, 鹆/鵒, 昱, 煜, 翌, 鬻
• dự 与 (còn có âm là dư/yú, dữ/yǔ), 预/預, 澦, 蓣/蕷, 誉/譽, 豫 [. . ]. Bên cạnh các trường hợp một chữ Hán có 1 âm Quan thoại nhưng có thể có 2 âm Hán-Việt khác nhau được ghi chú trong cùng một từ/tự điển, còn có nhiều trường hợp mỗi sách ghi một âm Hán-Việt khác nhau.
Bản thân chữ bính, trong thuật ngữ "bính âm", xuất xứ từ một số sách cũ ở miền Nam Việt Nam, trong khi nhiều từ/tự điển hiện nay chỉ phiên là phanh, và cũng có một số người dùng phanh âm.
Ung Châu (雍州), một trong chín châu của Trung Quốc thời cổ (vùng Thiểm Tây 陝西, Cam Túc 甘肅, Thanh Hải 青海 ngày nay), có chữ đầu đều được phiên là Ung trong hầu hết các từ/tự điển Hán-Việt và các sách truyện như Đông Chu liệt quốc, Tam quốc, chỉ riêng tự điển Thiều Chửu phiên là Úng. Chữ Ung này cũng nằm trong niên hiệu Ung Chính 雍正 của vua Thanh Thế Tổ.
Trong cuốn Chuyện Đông chuyện Tây, NXB Trẻ, An Chi Võ Thiện Hoa đã so sánh một số trường hợp phiên âm không thống nhất giữa 2 quyển Hán-Việt tự điển của Thiều Chửu và Hán-Việt từ điển của Đào Duy Anh (câu 438, trang 140-145, tập 3) như:
• chữ 膾 (bính âm: kuài), là khoái theo Đào Duy Anh và quái theo Thiều Chửu. Theo An Chi, khoái là âm Hán-Việt thông dụng, còn quái là âm Hán-Việt chính thống, phản ánh cách phát âm đời nhà Đường.
• chữ 炙 (bính âm: zhì), là chá theo Đào Duy Anh và chích theo Thiều Chửu. Trong từ điển của Trung Quốc có cả 2 âm này.
• chữ 僣 (bính âm: tiĕ), là tiếm theo Đào Duy Anh và thiết theo Thiều Chửu. Âm thiết là đúng, còn âm tiếm dành cho chữ 僭 (jiàn, zèn) cũng gần giống mà từ điển của Đào Duy Anh không có chữ này. Người ta vẫn có thói quen lấy chữ 僣 thay cho chữ 僭 nhưng làm như thế là không chuẩn.
Nhân vật họ Mã trong Tam quốc làm thất thủ Nhai Đình, lỡ kế hoạch của Gia Cát Lượng có tên là 马/馬謖 (bính âm: Mǎ Sù), được phiên khi thì là Mã Tốc, khi thì là Mã Tắc, thậm chí có khi là Mã Thốc, còn theo An Chi thì phải đọc là Mã Sốc theo đúng âm Hán-Việt chính thống xuất xứ từ đời Đường.
Tương tự như vậy, nhân vật Chu Du (周瑜, Zhōu Yú) quen thuộc có lúc lại biến thành Châu Do (âm Do không đúng nhưng âm Châu lại sát âm gốc hơn) chỉ vì cách phiên âm Hán-Việt khác nhau.Hai viên tướng Trung Quốc thời cổ thường được nhắc đến trong sử sách Việt Nam dưới tên gọi Đồ Thư (屠睢) và Nhâm Ngao (壬嚣), nếu theo phiên âm hiện đại thì phải là Đồ Tuy và Nhậm/Nhiệm/Nhâm Hiêu (任嚣). Ở đây họ 壬 (Nhâm - Rén) thời xưa đã được viết thành 任 có hai âm Nhâm - Rén và Nhậm/Nhiệm - Rèn.
( Phiên âm Hán-Việt. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)





===

No comments:

Post a Comment