Pages

Wednesday, November 5, 2008

PHÁP, TRUNG QUỐC VÀ VIỆT NAM

NGUYỄN THIÊN THỤ
==

Trận Điện Biên Phủ và hiệp định Geneve 1954 đã xác nhận ngày tàn của thực dân Pháp tại Việt Nam. Từ ngày đó, ngườI Pháp thay đổI chính sách ngoại giao. Pháp ra mặt chống Mỹ và quay ra thân thiện vớI cộng sản nhất là Pháp tỏ ra nhiệt tình vớI cộng sản Việt Nam. Thế lực cộng sản Việt Nam rất mạnh. Trưóc 1975, cộng sản Việt Nam có Trung Quốc, Liên Xô, Miên Lào, lại có Pháp là những hậu phương, là an toàn khu và là căn cứ địa của họ. Một số triết gia Pháp đi thăm Liên Xô, lên tiếng kết án Mỹ. Họ ưu đãi các sinh viên thân cộng, và lôi kéo rất nhiều trí thức du học sinh mà đa số là con tướng tá cộng hòa trở về phục vụ Hà Nội. Họ thân cộng sản là để trả thù Mỹ đã tỏ vẻ lạnh nhạt vớI tổng thống De Gaulle và nước Pháp. Họ căm thù Mỹ vì Mỹ phổng tay Miền Nam. Ngoài ra còn một lý do khác là họ ve vản Việt cộng là để tìm đường quay trở lại Nam Kỳ lục tỉnh. NgườI Pháp dù là thực dân, dân chủ hay cộng sản đều luyến tiếc mồi ngon Nam Kỳ. . .




Về phía Trung Quốc, Mao Trạch Đông đã nhiều lần ủng hộ Cộng sản Việt Nam. Nhưng họ cũng mang dã tâm xâm chiếm Việt Nam, biến Việt Nam thành thuộc địa của họ như Mông Cổ, Tây Tạng. Dã tâm này đã hiện rõ trong hội nghị Geneve 1954, khi Chu Ân Lai mở tiệc ăn mừng lại mời phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa. Phạm Văn Đồng bước vào bàn tiệc, thấy phái đoàn Việt Nam Cộng Hòa liền tức giận, bỏ ra về. Chu Ân Lai nói rằng: “Cả hai phe đều là người Việt Nam cả, tại sao không ngồi xuống với nhau?”



Trong thời gian Lê Duẫn làm Tổng bí thư, cộng sản Việt Nam muốn xâm chiếm miền Nam nhưng Mao Trạch Đông không thuận. Mao muốn tổn tại hai nước Việt Nam và Mỹ ở lại miền Nam để cầm cự vớI Liên Xô. Trung Cộng đã không viện trợ cho Việt Nam, và cấm tàu hỏa Liên Xô đi vào đất Trung Quốc chở lương thực, vũ khí cho Việt Cộng. Tổng bí thư Lê Duẫn phải sang cầu cạnh Liên Xô, khi về bằng tàu hỏa, đi qua lãnh thổ Trung Quốc mà không được Mao đón tiếp. Việt Nam quay ra chống Trung Quốc và ngả theo Liên Xô, và Liên Xô đã tận tình gíúp cộng sản Việt Nam chiến thắng 1975.




Pháp như một con thú rình mồi. Sau 1962, Ngô Đình Diệm muốn chống Mỹ, Pháp bèn xen vào vớI kế hoạch Pháp thay Mỹ viện trợ cho Việt Nam. Sau đó, Pháp cũng đ ưa ra chính sách trung lập để ve vản miền Nam. Không biết thật hay hư, Nguyễn Khánh tố cáo Dương Văn Minh theo trung lập.



Thấy 1975, Mỹ bỏ Việt Nam, Pháp bèn tìm cách nhảy vào can thiệp để kiếm chác. Pháp đã gửi tướng Vanuxem sang Việt Nam và tòa đại sứ Pháp đã tích cực vận động Dương Văn Minh và các tướng lãnh quay theo Pháp. Pháp biết mình sức yếu thế cô từ sau đệ nhị thế chiến nhưng vẫn không từ bỏ tham vọng trở lại Việt Nam bằng cách này hay cách khác. Họ đã “canh ty” với Trung Quốc.



Nếu Dương Văn Minh đồng ý kêu gọi quân Trung Quốc “nhập địa”, thì chỉ vài giờ là quân Trung Quốc xuất hiện khắp nơi. Dương Văn Minh thấy rằng theo Tàu thì chi bằng giao cho Việt Cộng. Bởi thế mà có việc 1975.


Việc Vanuxem đến Sài gòn hồi đó báo chí đã nói ầm lên. Thiên hạ đoán già đoán non. Họ bảo là ván bài Trung lập. Nhưng Trung lập sao nổi? Pháp suy sụp, làm gì mà dám chống Liên Xô, và bỏ tiền ra viện trợ cho Việt Nam?. Pháp tính ăn theo Trung cộng để có chút cơm thừa canh cặn. Ván bài sắp thành sự thật. Nhiều trí thức và tướng tá cộng hòa có cơ hội đào thoát nhưng tin vào giải pháp trung lập và các chức vụ trong chính quyền mà ở lại rồi ngồi tù hay tự tử như ông Trần Chánh Thành, Bùi Tường Huân. . .




Sau 1975, Việt cộng chiếm miền Nam và gấp rút thống nhất đất nước và triệt hạ bọn Giải Phóng miền Nam một là vì tham, hai cũng là sợ tụi này theo Pháp và Trung cộng. Vụ Trần Văn Bá , Lê Quốc Quân cùng các nhân sĩ Cao Đài bị tù, bị giết năm 1984 thì cộng sản Việt Nam đề quyết là do Trung Quốc và Pháp ở đàng sau. . .nhưng sự thực như thế nào, chúng ta không rõ.





Nay thì dân Việt Nam đã rõ là Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Đỗ MườI đã bán nước cho Trung cộng. Sắp tớI Nguyễn Tấn Dũng lại sang triều kiến Nga. Như vậy là hiện nay, Cộng sản Việt Nam đã vì quyền lợI của họ mà bán nước, hại dân. Họ sẵn sàng bán cho bất cứ ai miễn là họ có tiền.


===

No comments:

Post a Comment