Pages

Sunday, January 4, 2009

ROGER MITTON * KINH TẾ VIỆT NAM


KINH TẾ VIỆT NAM: NGHÈO TÚNG CƠ CỰC

Roger Mitton – Nguyên Hân chuyển ngữ

HÀ NỘI - Chuyện đã từng xảy ra trước đây.
Những năm đầu của thập niên 1990, có một sự háo hức, sôi nổi khi sự đổi mới kinh tế của Việt Nam được kích hoạt. Sau hằng chục thập kỷ đi theo con đuờng cộng sản chính thống đã làm cạn kiệt cả một quốc gia, sự thay đổi này nhằm tiến về những chính sách hướng đến thị trường tự do đã có một tác động đáng ngạc nhiên. Mức sống căn bản được biến đổi và một đoàn những nhà đầu tư ngoại quốc, nhìn vào thị trường mới gồm gần 80 triệu người dân, đã ồ ạt nối đuôi nhau bước vào.

Nhưng những ầm ĩ lúc đầu này bỗng trở nên eo xèo ngay sau đó. Nạn quan liêu, tham nhũng, cảm tính chống người ngoại quốc có tính cục bộ cũng như sự nặng nề, cứng ngắt của bộ máy quan liêu đã làm cho nhiều người đầu tư ngoại quốc ra đi.



Bỏ băng cái đoạn giữa để nhìn vào hiện trạng hôm nay khi những yếu tố tương tự vẫn còn đó, lại chồng chất lên trên hết là sự quản tr 883? kinh tế nghèo nàn, đã làm lu mờ hình bóng của một thằng nhóc mới ra lò được quảng cáo rầm rộ của vùng Á châu. Đời sống đang khốn khổ ở Việt Nam và ngày càng khốn khó hơn. Và hầu hết mọi người cảm nhận rằng những biện pháp của nhà nước đưa ra là hơi ít ỏi, hơi trễ tràng.

Tiến sĩ Nguyễn Quang A, giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển của Hà Nội nói: “Lý do chính làm cho nền kinh tế đi xuống dốc là vì chính sách kinh tế của nhà nước kém cỏi và không thống nhất cùng nhau.

Việt Nam hiện đang có tỉ lệ lạm phát tệ lậu nhất trong vùng Đông Á. Mới tháng rồi, lên tới 21.4 phần trăm. Sự thâm thủng mậu dịch, ước tính sẽ lên tới 25 tỉ đô-la trong năm nay, đã đặt Việt Nam nằm cuối dưới đít danh sách so với những nước khác trong vùng.

Ts. A nói: “Nhà nước luôn luôn nói rằng sự thặng dư của hàng nhập cảng so với hàng xuất cảng là chuyện thường. Nhà nước tập chú qúa nhiều để đạt mức tăng trưởng cao mà không để ý đúng mức phẩm chất của sự tăng trưởng.”

Sự thiển cận đó đã đưa đến sự mất cân bằng lợi tức triền miên, công nhân nhà máy và ngay ở vùng thôn quê cho rằng cho dù họ có thể có đồng lương cao hơn chút đỉnh, nhưng mức sống của họ lại xuống cấp. Như là một hệ qủa, điều đó đã làm cho Việt Nam điêu đứng vì một loạt đình công ngày càng leo thang.

Mới hôm thứ Năm tuần rồi, gần 7.000 công nhân ở một nhà máy sản xuất giày do Đài Loan làm chủ Hải Phòng đã đình công đòi hỏi tăng lương và bớt giờ làm việc. Một tuần trước đó, 3.000 công nhân đình công ở một hãng chuyên về chất dẻo (bao bì) do Trung Quốc làm chủ nằm ở phía bắc Hà Nội. Và vùng trung tâm kỹ nghệ quanh thành phố Hồ Chí Minh đã đình công hầu như hằng tuần.

Lương công nhân nhà máy thường là 55 đô-la một tháng. Họ nói rằng họ không thể sống nỗi với đồng lương chết tiệt như thế khi mà gía thực phẩm và nhiên liệu tăng ở mức 30 phần trăm và còn tiếp tục tăng nữa.

Về phần thị trư01?ng chứng khoán của Việt Nam, nó hiện là thị trường làm ăn tệ hại nhất thế giới hiện nay và đã giảm 63 phần trăm gía trị cổ phần kể từ năm rồi.

Ông Phan Hồng Quân, sếp của Europe Capital Securities ở Hà Nội nói: “Lý do làm cho thị trường chứng khoán xuống dốc là vì chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước đưa ra đã qúa liều lĩnh và bất nhất.”

Ông Jonathan Pincus, kinh tế gia thâm niên của Chương trình Phát triển của Liên Hiệp Quốc đặc trách Việt Nam nói rằng: “Vấn đề của Việt Nam tồi tệ hơn những nước láng giềng của họ, bởi vì nguyên tắc tài chính bị sai sót trong năm 2007 và nó đòi hỏi nhiều thời gian để sửa chữa hơn là người ta tuởng.”

Và trong một nước cờ đáng ngại, công ty chuyên đánh gía Standard and Poor’s của Hoa Kỳ mới đây đã hạ thấp triển vọng nền kinh tế Việt Nam xuống con số âm từ ổn định vì những quan tâm về sự quản trị nền kinh tế vĩ mô.

Có lẽ chẳng có gì đáng ngạc nhiên, nếu những quan tâm đó tuồng như làm cho ông nhà nước ngạc nhiên. Vì nói gì thì nói, đất nước này đã và đang hưởng và khoái trá với gần như một thập niên tăng trưởng hằng năm ở mức 8 phần trăm cơ mà.

Người tiêu thụ trẻ của đất nước này đã hăm hở đi theo cái triết lý “tiêu trước, trả sau”, ầm ầm chạy theo xe gắn máy đời mới Piaggio, phôn cầm tay Nokia và áo quần hiệu. V_e0 khó mà đổ lỗi cho họ, vì chính ông nhà nước cũng tiêu xài như nước, tưởng chừng như không có ngày mai.

Một cách đương nhiên, là sự gia tăng tỉ lệ lạm phát và tháng Mười Một năm rồi nó tăng lên thành hai số. Ngay lúc đó, nhà nước cứ khăng khăng cho rằng mọi cái đều nằm trong sự kiểm soát và chẳng mấy chốc nhà nước sẽ níu sự lạm phát lại cùng lúc duy trì sự phát triển ở mức 8 đến 9 phần trăm.

Cái niềm hy vọng đó tan thành mây khói chẳng lâu ngay sau đó và nhà nước gi01? đây đã giảm mục tiêu tăng trưởng kinh tế xuống còn 7 phần trăm. Ít ai tin rằng mục tiêu đó sẽ đạt được trong năm nay.

Tháng tới, khi nhà nước không còn bù lỗ nhiên liệu và các nhu yếu phẩm khác, tỉ lệ lạm phát được dự đoán sẽ tăng trên 30 phần trăm. Cũng chẳng trông mong gì nhiều cái thị trường chứng khoán kia sẽ hồi sinh hoặc là thâm thủng mậu dịch sẽ bớt đi trong tương lai gần. Ông Pincus nói: “Sự thâm thủng mậu dịch của Việt Nam trong ba tháng đầu trong năm nay là 11 tỉ đô-la. Trên căn bản tính toán dựa vào hằng năm, đó sẽ là 40 phần trăm của tổng sản lượng nội địa (GDP).

Thị trường quốc tế lo ngại là Việt Nam không có khả năng tài trợ sự thâm thủng này với con số lớn như thế, và như là hệ qủa, đồng bạc trong nước, là tiền tệ với đơn vị “đồng” hiện đang mất giá.”

Nhà nước cộng sản đang cầm quyền cũng cùng chung số phận, cũng đang mất gía. Ngày càng có nhiều người nhận thức rằng chính sự quản trị kinh t71? tồi tệ và những chính sách “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” đã đưa đến cuộc khủng hoảng ngày hôm nay.

Những nhà báo trong nước bạo gan, tuồng như đi gần với đại chúng hơn là đảng cộng sản, đã đi những bài báo bày tỏ sự bất bình bằng một ngôn ngữ ngày càng đanh thép. Mới tuần rồi, tờ báo bán chạy nhất nước là nhật báo Thanh Niên đã chỉ trích cái mà họ cho là những người lãnh đạo đảng đã không có một ý niệm gì ngay trong lúc hỗn loạn kinh tế ngày càng tăng.

Bài báo nói toạt móng heo: “Bơm sự tăng trưởng lên 8 hay 9 phần trăm để ăn được cái giải gì khi đời sống người dân ngày càng tồi tệ và người nghèo lại càng nghèo hơn?”

Hôm đầu tháng rồi, Thông Tấn Xã Việt Nam xưa nay vốn đi luồng bên phải đã cho đi tít in đậm trong trang đầu làm xôn xao dư luận khi bài báo đổ dầu vào lửa chuyện đồn đại được bàn ra tán vào là chuyện khả năng tồn tại của chính phủ do ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cầm đầu. Bài báo, cũng được đăng lại trên các báo khác ở Việt Nam, nói rằng bộ chính trị, là cơ quan quyền lực cao nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam đang cầm quyền, đã cho những lời cố vấn về mặt kinh tế. Điều đó đã gây nên chuyện đồn đại là chuyện này cưu mang cái ý nghĩa gì đây cho ông Dũng và cái ê-kíp của ông khi bị bộ chính trị chỉ tay năm ngón bảo phải làm gì.

Nói chung người ta cho rằng bộ chính trị được tách ra làm hai nhóm giữa những người ủng hộ phương cách tiến gần với cộng đồng quốc tế của ông Dũng và những người có khuynh hướng hướng nội hơn, như ông tổng Nông Đức Mạnh.

Trước khi sự rối loạn kinh tế này xảy ra, Thủ tướng Dũng trông vững như bàn thạch. Nhưng giờ đây tuồng như cái uy thế của ông có thể bị xói mòn nếu nền kinh tế bệnh hoạn của Việt Nam không khá hơn trong một tương lai gần đây.




No comments:

Post a Comment