Pages

Tuesday, January 20, 2009

LÊ MỘNG NGUYÊN * XUÂN KỶ SỬU




Nhân mùa Xuân Kỷ Sửu 2009
NS Lê Mộng Nguyên



(tâm tình với đồng hương trên Đài Radio Free VietNam – New Orleans, ngày thứ tư 17 th.12-2008 – Phân Bộ Paris : Tiếng Nói của Người Việt Quốc Gia Tự Do Tại Pháp)



Cứ mỗi năm, lúc mùa xuân đến trong kiếp lưu vong, tôi lại nhớ câu nói cuối cùng của Anh quốc vương Charles Đệ Nhất trước khi lên đoạn đầu đài năm 1649 : « Souvenez-vous !». Cứ mỗi năm, trong tháng giêng tây, các nước Âu Châu lại tụ họp nhau tại Ba Lan để làm kỷ niệm trại tập trung Auschwitz được quân đồng minh giải phóng năm 1945, là nơi mà Đức Quốc Xã (chủ nghĩa nazisme) đã thủ tiêu hơn 1 triệu người Do Thái bằng hơi ngạt rồi thiêu xác, trong thế chiến thứ hai. Nhân dịp này người ta nhắc đến « Bổn phận phải nhớ » (Devoir de mémoire), một sứ mệnh mà chúng ta phải làm tròn đối với lương tâm nhân loa.i. Mùa xuân Kỷ Sửu 2009 cũng như những mùa xuân khác trước đây, làm tôi nhớ lại một cách hãi hùng Tết Mậu Thân 1968, mà Giáo Dân Việt Nam Hải ngoại đã tóm tắt ở Trang Bìa Tuyển Tập –



Tài Liệu (do Định Hướng, Trung Tâm Văn Hóa Nguyễn Trường Tộ xuất bản, 1998), như sau : Lợi dụng giờ phút giao thừa thiêng liêng của dân tộc, Cộng sản VN mở cuộc tấn công đại qui mô trên toàn lãnh thổ miền Nam. Một cuộc giao tranh đẫm máu nhất kể từ mười năm nội chiến, mà chỉ chưa đầy một tháng đã khiến trên 80 000 người Việt thiệt ma.ng. Cao điểm tàn bạo và đẫm máu là HUẾ, nơi hàng ngàn thường dân vô tội đã bị hành quyết, chôn sống một cách dã man… Theo Nguyễn Trân, 2 800 người dân Huế (là nơi tôi sinh trưởng) bị Việt cộng giết và chôn tập thể. Tôi đã nêu lên câu hỏi (cách đây 5 năm) : so sánh với Hitler, chúng ta nghĩ như thế nào ? Thực dân trắng với đồng lõa phát xít Nhật trong năm Ất Dậu (thuộc hành Thủy, từ 13 tháng 02-1945 đến ngày 01 tháng 02-1946), đã cố tâm làm cho 2 triệu đồng bào Việt Nam chết đói hồi ấy một cách tàn nhẫn, thê thảm… sau khi đã thả bom đạn trong mùa xuân 1930, ngày 16 tháng 02, xuống làng Cổ Am (tỉnh Hải Dương) khủng bố thường dân, để trả thù vụ tổng khởi nghĩa ngày 10 tháng 02-1930 tại Yên Báy do vị anh hùng Nguyễn Thái Học đề cao… và ông đã bị xử quyết với 12 đồng chí rạng ngày 17 tháng 06 - 1930. Lúc qua Paris để trình bày sách Đường Thiên Lý - tam ngữ của Linh Linh Ngọc (trong đó có bản dịch Pháp ngữ « Tình Sử Nguyễn Thái Học – Cô Giang » - của Lê Mộng Nguyên), tại Thượng Nghị Viện Cộng Hòa Pháp – Salons de Boffrand , ngày thứ bảy 04 tháng 12 – 2004, nhạc sĩ Trần Quan Long thay mặt Nhà Xuất bản và Phát Hành Gió Đông, muốn đòi một lời xin lỗi của chính quyền Cộng Hòa về những hành động của thực dân Pháp ở Đông Dương.


Chúng ta, đồng hương hải ngoại và quốc nội hiện nay, cũng cương quyết đòi một lời xin lỗi của nhà cầm quyền Hà Nội đã gieo tang tóc trên nước Việt Nam miền Bắc từ 1945 đến 1954 và trên toàn lãnh thổ từ ngày Quốc Hận 30 Tháng Tư 1975. Phải thành thật xin lỗi và xin thứ lỗi trước hương hồn những vị anh hùng Quốc gia đã phải bỏ mình vì Cộng sản, bằng cách hối hận ăn năn, giải thoát ngay nước ta ra khỏi gông cùm độc tài đảng trị, cho mọi công dân được ấm no trong hạnh phúc, hòa bình, cho « Việt Nam Thắm Tươi –


Sau Ngày Hồi Phục Đất Nước Tự Do », đúng như tên của nhạc phẩm tôi vừa sáng tác và được trình bày hợp ca trong đêm văn nghệ 30 tháng 08 – 2008 tại Bruxelles (Vương quốc Bỉ) : Chào đón Việt Nam thắm tươi vùng Đông Á
Ta đồng tâm xây đắp ngày mai sáng ngời,
Công dân ơi ! từ nay xin noi gương hùng anh, ngàn năm kiếp người Việt Nam hiến thân... Cộng Hòa thắm tươi ! Ngày xưa lừng lẫy còn ghi dấu tiếng thơm qua núi sông thương người Lam Sơn :
Việt Nam thắm tươi !
Sông Bạch Đằng chan hòa dòng máu cho quốc dân thoát nơi lầm than ! Nam Bắc Trung cùng nhau,
Ta người Việt Nam tranh đấu cho khắp nơi hào quang nhiệm mầu…
Công dân ơi! từ nay ta xông pha ngại gì đường xa cố lòng cương chí bước đi,
Việt Nam thắm tươi !



Đồng bào mến yêu, xây sơn hà cho xứng dân oai hùng Việt Nam ! Đó không phải là một ảo tượng mà là một tin tưởng vững chắc cho một ngày mai tươi sáng, sau khi toàn dân cùng đại loạt nổi dậy đứng lên, bắt buộc nhà cầm quyền phải từ bỏ chế độ cộng sản lỗi thời để thành lập - như đòi hỏi của mọi người đang tranh đấu chống bạo tàn - một nước Việt Nam hùng mạnh dưới bầu trời Đông Nam Á, dân chủ thực sự, độc lập, TỰ DO. Tôi sẽ trở về cố quận lúc ấy, hiến dâng năng lực và kinh nghiệm rèn đúc trong kiếp tha hương đặng bồi đắp sơn hà mỗi ngày càng tươi sáng. Trong bài NHỚ HUẾ (Nostalgie de Hué) của Lê Mộng Nguyên, do Nhà Xuất Bản Á Châu (Bắc Việt : 59, Trần Nhân Tôn – Hà Nội ; Nam Việt : 16, đường Barbé – Sài Gòn - Tổng Phát Hành tại Việt Nam : Nguyễn Bá Châu : 92bis, Colonel Boudonnet – Sài Gòn) in lần thứ nhất năm 1952 (Giấy phép số 373/T.X.B. ngày 16 tháng 06 – 1952 của Nha Thông Tin Nam Việt) mà quí đồng hương mỗi lần nghe phải xúc động qua giọng hát trầm cảm của HOÀNG OANH, mỗi khi nữ danh ca diễn tả nỗi lòng của tác giả, đượm tình đất nước và triển vọng tương lai qua cựu kinh thành nhà Nguyễn với núi Ngự, sông Hương :



Ị- Ai đi xa Huế, làm sao quên được sông Hương
Con sông năm trước còn ghi bao tình nhớ thương
Theo giòng nước, lững lờ trôi…
Thuyền ai nghiêng mái chèo bên chùa Thiên Mụ,
ngược bến Bao Vinh theo tình nước mây ?


IỊ- Ai đi xa Huế, ngàn năm nhớ làn mắt ướt
Đây cô gái Huế làm duyên dáng cười với ai ?
Mây trời nước, bên giòng Hương…
Đò ơi ! qua bến này, khách dừng chân lại,
còn lắng nghe xa chuông chùa bao la.



* * *

Chiều nay lướt cánh chim về thành phố Huế
Chim kêu chiêm chiếp gọi đàn tha thiết
ngày về nào biết ai mơ thành xưa.
Tấc lòng cố quốc quê nhà xa xa
Ai về xứ Huế đôi lời nhắn trông ? Hồn anh linh còn xứ Huế mến yêu
Là đất nước tôi hằng mơ ước say
Thành phố Huế, thành phố Huế mến yêu !
Dù cách xa muôn ngàn năm luyến lưu bên giòng Hương.

Lê Mộng Nguyên (Paris)






No comments:

Post a Comment