Pages

Tuesday, February 3, 2009

TIẾN SĨ NGUYỄN PHÚC LIÊN * NHỮNG NHẬN ĐỊNH THEO DÒNG THỜI SỰ





NHỮNG NHẬN ĐỊNH THEO DÒNG THỜI SỰ:


WORLD ECONOMIC FORUM (WEF) 2009
VÀ KHỦNG HỎANG TÀI CHÁNH/ KINH TẾ



Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
29.01.2009



Mỗi tuần,chúng tôi có bài QUAN ĐIỂM. Nhưng những bài quan điểm này thường được viết liên tục ý tưởng theo loạt bài Chủ đề kéo dài trong nhiều tuần. Những bài quan điểm bầy tỏ Lập trường của VietTUDAN có tính cách dài hạn. Tuy nhiên mỗi tuần, có những sự việc xẩy ra mang tính cách thời sự mà chúng tôi muốn đưa ra những NHẬN ĐỊNH mang tính cách ngắn hạn theo thời sự. Chính vì vậy mà chúng tôi mở thêm đề mục NHỮNG NHẬN ĐỊNH THEO DÒNG THỜI SỰ để bầy tỏ lập trường đối với những biến cố xẩy ra mỗi tuần


Hôm qua, Thứ Tư 28.01.2009, WEF 39 khai mạc tại DAVOS, một vùng núi tuyết thuộc trung tâm Thụy sĩ. Tham dự WEF năm nay có lực lượng 43 Nguyên thủ quốc gia và Thủ tướng. Các tham dự viên trách nhiệm cấp Bộ trưởng, Giáo sư Đại học, Chủ Ngân Hàng, Chủ các Tập đòan Kinh tế... lên tới 2500 người. Nhưng người ta ghi nhận về phía Hoa kỳ, không có những Đại diện chính yếu của Chính quyền, của giới Ngân Hàng và Tài chánh.

Nếu với WEF 38 Davos 2008, những người tham dự chỉ mới bàng hòang về những biến chuyển Thị trường Tài chánh, thì WEF 39 Davos năm nay, mối quan tâm của mọi người là tìm giải quyết kích thích Kinh tế để có thể thóat ra càng sớm càng hay.


Khủng hỏang Tài chánh bắt đầu tháng 7/2007
từ Tín dụng Sub-prime Địa ốc ở Hoa kỳ

Các Ngân Hàng, Bảo Hiểm, Tập đòan Tài chánh vướng vào Mortgage Subprime Credits vẫn giấu kín những mất mát của mình. Nhưng từ tháng 7/2007, họ buộc lòng phải tuyên bố:

* Ngày 03.08.2007: ALLIANZ Đức, Hãng Bảo Hiểm AAA tuyên bố vì đầu tư vào US
Sub-Prime Mortgage Market, bị thiệt thòi 2 tỉ Đo-la
* Ngày 06.08.2007: MUNICH RE Đức, Hãng Tái Bảo Hiểm AAA, thiệt thòi 1 tỉ Đo-la
* Ngày 08.08.2007: ING GROUP Hòa Lan, thiệt thòi 4.5 tỉ Đo-la
* Ngày 09.09.2007: BNP PARIBAS Pháp, khóa sổ tổng cộng 5 tỉ Đo-la
* Ngày 17.09.2007: NORTHERN ROCK Anh, phá sản. Ngân Hàng Anh trợ lực $25tỉ
* Ngày 01.10.2007: UBS Thụy sĩ, thiệt thòi 4 tỉ Đo-la
* Ngày 30.10.2007: UBS Thụy sĩ, tuyên bố mất 700 triệu Đo-la
* Ngày 01.11.2007: CREDIT SUISSE Thuỵ sĩ, thiệt thòi 1 tỉ Đo-la
* Ngày 04.11.2007: CITI GROUP Mỹ, thiệt thòi 11 tỉ Đo-la
* Ngày 10.12.2007: UBS Thụy sĩ, thiệt thòi 9 tỉ Đo-la

Việc tuyên bố này tạo khủng hỏang tâm lý cho những nhà đầu tư, nhất là qua Thị trường Chứng Khóan.


Aûnh hưởng nặng vào
Thị trường Chứng Khóan đầu năm 2008

Chúng tôi lấy ngày 18.01.2008 như ngày khẳng định sự xuất hiện công khai của những ảnh hưởng của Khủng hoảng Thị trường Sub-Prime Tín dụng Địa Oác. Trước thời điểm này, chúng tôi đã viết về tình trạng tuyên bố mất tiền của những Ngân Hàng, của những Hãng Bảo Hiểm lớn có liên hệ với Thị trường: CitiGroup, UBS, Allianz, Swiss Re... Chúng tôi cũng đã viết về tình trạng vật giá lên cao, nhất là cho nhu yếu phẩm như đồ ăn, tại Âu châu, Trung Cộng và đặc biệt Việt Nam.

Ngày 18.01.2008, Đài Truyền Hình Pháp la hoảng về hậu quả Khủng Hoảng Thị trường Tín Dụng Sub-Prime Địa ốc Mỹ, rồi lời kêu gọi của Federal Reserve yêu cầu Tổng Thống Bush tìm giải pháp cứu nguy Kinh tế Mỹ. Chỉ số DOW Wall Street mất 8 điểm. Thực vậy:"Shortly after lunch, Bernanke called a quick meeting of Fed Officials who decide interest-rate policy. Meanwhile, Treasury Secretary Henry Paulson Jr., watching the same market turmoil spread to Europe, was sufficiently anxious that he called President George W.Bush at the White House at 3:15 p.m." (International Herald Tribune).

Tổng Thống Bush sau khi mệt mỏi trở về từ Trung Đông, cũng như Oâng Henry Paulson, phải làm việc cuối tuần để có thể tuyên bố những biện pháp kích thích cho Kinh tế: "Paulson, having spent the weekend hashing out the details of an economic stimulus package with congressional leaders, ..." (International Herald Tribune).

Những ngày nghỉ cuối tuần... rồi còn thêm ngày nghỉ Thứ Hai Luther King. Nhưng chính ngày nghỉ Thứ Hai Luther King, Thị Trường Chứng Khoán Wall Street đóng cửa, thì Cơn Lốc thổi vào các Thị trường Chứng Khóan Á đông, rồi theo Mặt Trời mọc, tràn sang Aâu châu. Các Chỉ số Chứng Khoán thụt xuống từ 7 đến 10%.

Truyền Thông Aâu châu ngày 22.01.2008 đề lớn: CNN:"Stock Markets go into freefall !", TRIBUNE DE GENEVE: "Les Bourses plongent. Faut-il avoir peur ?, LE TEMPS: "Tres inquiets, les marche's boursiers ce`dent a` la panique", INTERNATIONAL HERALD TRIBUNE: "Markets plummet worldwide", FINANCIAL TIMES: "Panic sparks global plunge".


WEF 38 Davos 2008 họp
trong những ngày biến động Chứng khóan này.

Trong khi ấy, những nhân vật trọng yếu phải quyết định về đời sống Kinh tế khắp Thế Giới lại đang trên máy bay tụ về Thụy sĩ để tham dự WORLD ECONOMIC FORUM trên vùng núi tuyết DAVOS khai mạc ngày 23.01.2008.

Họp tại vùng núi tuyết Davos Thụy sĩ với Chương Trình thảo luận về những đề tài đã sửa soạn sẵn, nhưng 2500 người tham dự hoàn toàn để đầu óc vào Cơn Lốc đang làm các Thị Trường Chứng Khoán trên Thế Giới lên xuống như bóng ma bất định. Cựu Thủ tướng Anh, Tony Blair tại Davos đã tuyên bố với Đài CNBC: "Chúng ta đứng trước một tình trạng bất ổn. Những biến động Kinh tế, Tài chất có những chi tiết mà Chính trị không hiểu được !".

Những nhân vật chủ chốt của nền Kinh tế, của những Tập đoàn Liên Quốc gia về Sản xuất, Đầu tư, và Thương mại vẫn còn ở trên vùng núi tuyết Davos Thụy sĩ vì ngày mai, 25.01.2005, Hội thảo mới chấm dứt. Chúng tôi nhìn thấy Algore, Tony Blair, Bill Gate, Kissinger, Soros, Condoleezza Rice, Hamid Karzai, ...

Nếu Cơn Lốc của ngày 22 ĐEN (22 NOIR), 22.01.2008, đã ngưng thổi làm cho 2500 người đến tham dự này đỡ có những lo lắng nhất thời về giao động các Thị trường Chứng khoán, thì những vấn đề then chốt vẫn còn đó đối với họ: Suy thoái Kinh tế (Economic Recession), Giảm độ tăng trưởng Kinh tế (Baisse du Taux de croissance), Lạm phát (Inflation), Tăng giá Thực phẩm (Augmentation du Prix des Produits alimentaires), Khả năng Tiêu thụ giảm (Baisse du Pouvoir d'Achat).

Đối với những nước bắt đầu phát triển mà việc xuất khẩu lệ thuộc vào các Thị trường Hoa kỳ và Liên Aâu, thì việc Khủng hoảng Tài chánh (Vốn)/ Kinh tế của Hoa kỳ và Liên Aâu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc những nước bắt đầu phát triển này:

=> Cắt đi việc mua hàng từ những nước bắt đầu phát triển như Trung Cộng và Việt Nam chẳng hạn
=> Không những Vốn đầu tư không tăng lên cho những nước bắt đầu phát triển này, mà có thể còn bị rút về Hoa kỳ và Liên Aâu để cứu lấy Kinh tế của nước họ.


Ba ngày phá sản Ngân Hàng vào tháng 9/2008

Tình trạng mất mát mỗi ngày mỗi được khám phá. Tháng 9/2008, một số Ngân Hàng, Tập đòan Tài chánh đứng bên bờ phá sản.

Chúng tôi quan tâm theo rõi cuộc Khủng hoảng Tài chánh tại Hoa kỳ và tầm ảnh hưởng của nó qua Aâu châu và Á đông.
Những biến động phá sản chung quanh Wall Street từ THỨ HAI ĐEN 15.09.2008 cho đến hết ngày THỨ TƯ 17.09.2008. Tất nhiên tại New York, trong những tuần trước và liền sát với THỨ HAI ĐEN, những cuộc Hội Họp liên tục giữa các Thủ lãnh Ngân Hàng và Tài chánh, rồi với Đại diện Ngân khố Nhà nước diễn ra. Chính Tín dụng Subprime (Toxic) Địa ốc này là nguyên nhân gây mất mát của những Ngân Hàng và những Tập đoàn Tài chánh, rồi tạo biến động tất nhiên ở Wall Street và các Thị trường chứng khoán trên khắp Thế giới.

THỨ TƯ 17.09.2008:
ĐỂ LEHMAN BROTHERS CHẾT NHƯNG CỨU AIG
(AMERICAN INTERNATIONAL GROUP)

Trước quan điểm được tuyên bố bởi Oâng Henry PAULSON Jr., Bộ trưởng Ngân Khố, trong những ngày trước về quan điểm cứng rắn của Nhà Nước Liên Bang Mỹ về số phận những Ngân Hàng, và việc nhất định từ chối hỗ trợ của FED để BARCLAYS có thể mua LEHMAN BROTHERS, khắp Thế giới chờ mong tin về số phận của Tập đoàn Bảo Hiểm khổng lồ AIG (American International Group). Cả Thế giới trông tin vì lãnh vực hoạt động của AIG bao trùm rộng lớn mọi nơi.

Oâng Henry PAULSON Jr., Bộ trưởng Ngân Khố, đã từng điều hành Ngân Hàng GOLMAN SACHS, nên hiểu rõ những cái nguy hiểm (risks) thuộc lãnh vực này. Quan điểm của Nhà Nước Liên Bang Mỷ, qua lời khẳng định của Henry PAULSON là khi đã quyết định chơi với nguy hiểm để có lợi nhuận cao, thì phải chịu cái hậu quả của nguy hiểm, dù đó là phá sản. Nói đơn giản: được ăn thua chịu.

Ngân Hàng LEHMAN BROTHERS với 158 tuổi đã bị để cho chết trong quan điểm trên của Nhà Nước.

Nhà Nước Liên Bang vào phút chót cứu AIG (American International Group) với 85 tỉ

AIG là một Tổ chức Bảo Hiểm có tầm hoạt động rộng lớn khắp Thế giới. AIG xử dụng 116'000 nhân viên và có 74 triệu khách hàng bảo hiểm trên 130 quốc gia. Nhửng khách hàng ấy không phải hẳn là những cá nhân nhưng là những Tập thề, Ngân Hàng hay Quốc gia. Với trị giá tài sản 180 tỉ đo-la, AIG là một trong 5 Tập đoàn Kinh tế tư nhân lớn nhất của Hoa kỳ. Lãnh vực hoạt động của AIG liên hệ đến hệ thống Tài chánh Thế giới và nhất là về những bảo hiểm nhân mạng, cuộc sống và tuổi già của nhiều triêu dân chúng. AIG còn bào hiểm rộng lớn cho những Quốc gia về những Obligations. Tuy nhiên lãnh vực rủi ro của AIG là đã đụng chạm đến Tín dụng Subprime địa ốc. Mộ lảnh vực nữa là đã đưa ra sàn phẩm CDS-CREDIT DEFAULT SWAP, một Hợp đồng Bảo Đảm Rủi ro cho Tín dụng. Số lượng Bảo Đảm này năm 2004 là 6'396 tỉ đo-la và cuối năm 2007 lên vọt tới số lượng 57'894 tỉ đo-la.

Trong suốt những ngày vửa rồi, chính Oâng Henry PAULSON đã hết lòng dàn xếp với giới Ngân Hàng tư nhân, ngay cả thúc đẩy những Ngân Hàng Trung ương Aâu châu trợ lực để cứu AIG.

Cuới cùng Tổng thống Bush, Chủ tịch Ngân Hàng Trung ương Hoa kỳ (FED) và Bộ trưởng Ngân khố Mỹ phài quyết định bỏ ra 85 tỉ đo la để cứu AIG vì nếu AIG phá sản thì hậu quả bao trùm Thế giới.

Các Ngân Hàng lại tuyên bố thêm về tình trạng mất mát:

* CITIGROUP (Mỹ) : mất 55.1 tỉ đo la
* MERRILL LYNCH (Mỹ) : mất 52.2 tỉ đo la
* UBS (Thụy sĩ) : mất 44.2 tỉ đo la
* HSBC (Anh) : mất 27.4 tỉ đo la
* WACHOVIA (Mỹ) : mất 22.7 tỉ đo la
* BANK OF AMERICA (Mỹ) : mất 21.2 tỉ đo la
* WASHINGTON MUTUAL (Mỹ) : mất 14.8 tỉ đo la
* MORGAN STANLEY (Mỹ) : mất 14.4 tỉ đo la
* IKB (Đức) : mất 14.4 tỉ đo la
* JP MORGAN CHASE (Mỹ) : mất 14.3 tỉ đo la

(Theo nguồn của BLOOMBERG)


Sự can thiệp cứu vớt của Nhà Nước

Các Chính phủ, từ Hoa kỳ, Liên Aâu và Á châu phải can thiệp vào qua những giai đọan sau đây:

=> Đợt I: Quyết định những Chương trình cứu vớt các Ngân Hàng. Tỉ dụ Chương trình Bailout USD.700 tỉ của Paulson.

=> Đợt II: Các Ngân Hàng Trung ương hạ Lãi suất chỉ đạo để thả Tài chánh vào Thị trường. Tiền cho vay với giá rẻ để Thị trường có dồi dào tài chánh.

=> Đợt III: Lãnh vực Kinh tế thực gặp khó khăn. Tình trạng thất nghiệp mỗi ngày mỗi tăng, nghĩa là Khủng hỏang lan sang lãnh vực Kinh tế thực. Phía CẦU hàng hóa giảm. Phía CUNG không bán được hàng hóa. Các Nhà Nước phải quyết định:

* Những Chương trình kích CẦU và trợ lực phía sản xuất bằng bỏ ra số vốn đầu tư theo Lý thuyết của KEYNES. Tỉ dụ Chương trình USD.850 tỉ vừa mới quyết định tại Hoa ký, Chương trình USD.533 tỉ tại Trung quốc để tạo CẦU nội địa.

* Các Nhà Nước đưa ra những Chương trì giảm thuế để Dân chúng có tiền tiêu thụ. Tỉ dụ những chương trình tại Anh quốc, tại Hoa kỳ. Tuy nhiên những Chương trình giảm thuế có những nghi ngờ về hiệu quả. Thực vậy việc giàm thuế chưa chắc đã làm tăng tiêu thụ, mà Dân chúng cũng như những Công ty có thể xử dụng tiền này vào Tiết kiệm vì còn lo ngại cho Khủng hỏang kéo dài.


WEF 39 DAVOS năm 2009

WORLD ECONOMIC FORUM năm 2009 họp lại trong quan tâm là làm thế nào để có những Chương trình phát động Kinh tế để:

=> Chặn đứng tình trạng thất nghiệp mỗi ngày mỗi tăng

=> Chặn lại hướng tụt dốc của của đà Phát triển Kinh tế tại tất cả các nước. IMF ước tính rằng đà phát triển chung của Thế giới chỉ đạt tới 0.5% trong năm 2009. Tại Trung quốc, đà phát triển này có thể giàm xuống còn có 5%. Với đà phát triển 5% này, Trung quốc không có thể giải quyết được ngay cả lớp tuổi trẻ vừa học xong và tìm việc làm.

Xin nhắc lại là người ta lưu ý đến sự vắng bóng của Hoa kỳ, trong khi ấy lực lượng tham dự của Nga và Trung quốc khá hùng hậu.

Trong ngày Khai mạc WEF Davos hôm qua 28.01.2009, người ta nhận định về những lời phát biểu của Thủ tướng Poutine và Thủ tướng Wen Jiabao. Cả hai ông nhấn mạnh đến việc hợp tác quốc tế. Giới bình luận cho rằng cả hai nước này đang lo ngại tình trạng trở lại hạn chế nhập cảng (Protectionnisme) của Liên Aâu và nhất là của Hoa kỳ. Thực vậy Kinh tế của hai nước Nga và Trung quốc lệ thuộc vào xuất cảng: Nga xuất cảng dầu lữa và khí đốt (gaz) với những giàm giá kỳ vừa rồi thiệt hại; Trung quốc sản xuất hàng chế suất để bán cho Hoa kỳ và Liên Aâu. Tình trạng Protectionnisme sẽ làm tụt dốc nền Kinh tế của hai nước này.

Ký giả Jean-Jacques ROTH viết trong Nhật báo LE MONDE ngày 29.01.2009, trang 4, rằng: "Le danger est le même pour deux Leaders (Poutine et Wen Jiabao): Protectionnisme pour Wen; Isolationnisme pour Poutine" (Mối nguy hiểm cùng là một cho cả hai Lảnh tụ (Poutine và Wen Jiabao): Bảo trợ đối với Wen; Cô lập đối với Poutine). Thậm chí muốn chiều lòng những nước có nền Kinh tế Tự do và Thị trường để mong hội nhập, Poutine đã công kích nền Kinh tế Chỉ huy của Nhà nước như sau:" il faut prendre garde de ne pas s'ingérer dans la vie économique, à ne pas avoir foi aveugle dans les pouvoirs de l'Etat" (LE MONDE, 29.01.2009, page 4) (Phải lưu ý đừng can thiệp vào đời sống Kinh tế, đừng có tin tưởng mù quáng vào quyền lực Nhà Nước).

Các Ký giả Joellen PERRY và Bob DAVIS, trong bài với tựa đề LEADERS CALL FOR TRADE (THE WALL STREET JOURNAL, 29.01.2009, page 7), phỏng vấn trực tiếp Oâng Pascal LAMY, Tổng Giám đốc WTO/OMC, tường thuật về sự quan tâm giảm lượng Thương mại Quốc tế vì Protectionnisme: "Economic stimulus plans can become also another source of protectionnism, as nations try to assure that only companies in their borders benefit from the additional spending." (Những Chương trình kích thích kinh tế có thể trở thành một nguồn nữa của Bảo vệ (Protectionnism), vì những quốc gia cố gắng bảo đảm rằng chỉ những công ty trong nước mình lợi dụng được những chi tiêu phụ thêm mà thôiwq3). Việc bảo vệ những công ty quốc gia là tự nhiên. Tiền ai nấy tiêu.


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
XIN THAM / PLEASE VISIT / VEUILLEZ VISITER WEBSITE:
http://www.viettudan.net/


No comments:

Post a Comment