Pages

Saturday, February 7, 2009

TIN TỨC TỔNG HỢP * KINH TẾ VIỆT NAM



TIN TỔNG HỢP * KINH TẾ VIỆT NAM


VIỆT NAM PHẢI THAY ĐỔI CƠ CHẾĐỂ TRÁNH TỤT DỐC KINH TẾ



VN cần tái cơ cấu nền kinh tế để tránh khủng hoảngRFA-12-01-2008

Ông Alain Cany, Chủ tịch Phòng thương mại châu Âu Eurocham, nhận định rằng VN cần nhanh chóng tái cơ cấu nền kinh tế để tránh khủng hoảng.Người đứng đầu Eurocham đã đưa ra các nhận định vừa nói tại Diễn Đàn Doanh Nghiệp VN diễn ra vào sáng hôm qua tại Hà Nội.Theo các nguồn tin tại chỗ, Chủ Tịch Eurocham khuyến cáo chính phủ VN cần hành động để kiểm soát thâm hụt thương mại, thâm hụt vãng lai, tạo dựng niềm tin và tránh nguy cơ một cuộc khủng hoảng về điều gọi là ‘các khoản thâm hụt đã được dự báo trước’ như đã thể hiện hồi đầu năm nay.Diễn Đàn Doanh Nghiệp VN là một sự kiện gắn kết với Hội Nghị Nhóm Tư Vấn Các Nhà Tài Trợ cho VN gọi tắt là CG.RFA-12-01-2008



VIỆT NAM PHẢI MẤT HÀNG CHỤC NĂM NỮAMÓI THEO KỊP LÁNG GIỀNGĐỗ Hiếu, phóng viên RFA2008-12-18Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2009 của World Bank phổ biến đầu tháng này nói rằng, Việt Nam có thể mất cả nửa thế kỷ mới đuổi kịp Indonesia và một thể kỷ rưỡi mới sánh bằng Singapore.Thành phố Hồ Chí Minh - Sài Gòn, từng một thời được mệnh danh là "Hòn Ngọc Viễn Đông", không thua kém bất kỳ đô thị lớn nào trong khu vực.Vậy đánh giá đó có mức độ chính xác đến đâu? Ban Việt Ngữ chúng tôi hỏi ý kiến, nhận định từ hai trí thức trong và ngoài nước chuyên giảng dạy, nghiên cứu về kinh tế và xã hội và xin gởi đến quý vị nội dung sau đây.

Ngân hàng Thế giới World Bank đưa ra những số liệu cụ thể để chứng minh cho phúc trình của họ. Theo đó, năm 2007, thu nhập trên đầu người ở Việt Nam thấp chỉ chừng hơn một phần ba của nguời dân tại, Indonesia.Còn nếu so với Singapore thì thấp hơn chừng 40 lần. Với đà phát triển hiện nay của các nứơc đựoc đem ra so sánh thì, World Bank ước tính Việt Nam mất 51 năm để theo kịp Indonesia, 95 năm đối với Thái Lan, và phải mất tới 158 năm mới ngang bằng với Singapore.Không đủ cơ sở khoa học?Khi được đài Á Châu Tự Do chúng tôi hỏi ý kiến về nhận định vừa nêu của Ngân hàng Thế giới, từ Sài Gòn Giáo Sư Tương Lai, nguyên là Viện Trưởng Viện Khoa Học Xã Hội Việt Nam nay là chuyên viên nghiên cứu về thời cuộc trong nước giải thích:“Những con số do World Bank đưa ra cần phải được tính toán lại vì không đủ cơ sở khoa học. Tôi vừa nhận được email của tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên là chuyên viên Liên Hiệp Quốc, nói rằng không có gì phải băn khoăn về thông tin ấy, bởi vì những điều đó ông đã đưa ra những tính tóan mà cũng chẳngcó cơ sở. Ý kiến của Tiến sĩ Vũ Quang Việt là một gợi ý để chúng ta cân nhắc vấn đề.”Đất nước mình có truyền thống bất khuất lâu đời, đã có những lúc bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Sau hàng ngàn năm bị Bắc thuộc, Vịêt Nam lại trỗi dậy, với những cuộc khởi nghĩa, những trang sử chói lọi thời hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trải…Dựa vào bài học lịch sử của dân tộc Việt Nam, giáo sư Tương Lai tin rằng, đất nước và con người Việt Nam sẽ vượt qua mọi trở ngại, thử thách để tồn tại và vững tiến:“Đất nước mình có truyền thống bất khuất lâu đời, đã có những lúc bị xóa tên trên bản đồ thế giới. Sau hàng ngàn năm bị Bắc thuộc, Vịêt Nam lại trỗi dậy, với những cuộc khởi nghĩa, những trang sử chói lọi thời hai Bà Trưng, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Trải…Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong lịch sử xóa bỏ chế độ thuộc địa, rồi đánh thắng một cường quốc chưa từng nếm mùi thất bại.”Cần tiếp tục đổi mớiXét về khía cạnh kinh tế xã hội, Giáo sư Tương Lai khẳng định Việt Nam sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới:“Trong bối cảnh ảm đạm của nền kinh tế thế giới hiện giờ, Việt Nam không thể tránh được khó khăn, tuy nhiên theo một chuyên gia người Pháp thì Việt Nam luôn tìm ra những giải pháp độc đáo cho vấn đề khó khăn gặp phải.Với những nỗ lực và sáng kiến của cả dân tộc, dù gặp trở ngại, Việt Nam quyết không chịu buông xuôi, mà tìm mọi cách vượt qua. Việt Nam nhất định sẽ tiến tới trong tương lai.”Trong khi đó, tiến sĩ Trương Bổn Tài, giáo sư Kinh tế Viện Đại Học San Jose, California, thì nhấn mạnh rằng nếu đẩy mạnh tiến trình đổi mới thì Việt Nam sẽ không mất nhiều năm để theo kịp Indonesia hay Singapore:Kết quả trong tương lai, tùy thuộc nhiều yếu tố khác, vì dụ cơ cấu chánh quyền có thay đổi, dân chủ hóa, qua nhiều bài học lịch sử từ Nhật Bản chẳng hạn, thì chỉ cần 30 năm thôi thì đã có sự tiến bộ thấy rõ.TS Trương Bổn Tài:“Đo lường trong quá khứ thường dựa vào chỉ số cụ thể, nói về tương lai, như cần phải bao nhiêu năm nữa mới đạt tới, thì điều đó không đúng lắm, vì không một chỉ số nào có thể đo được tương lai, hoặc sự bất ổn định của tình thế.Kết quả trong tương lai, tùy thuộc nhiều yếu tố khác, vì dụ cơ cấu chánh quyền có thay đổi, dân chủ hóa, qua nhiều bài học lịch sử từ Nhật Bản chẳng hạn, thì chỉ cần 30 năm thôi thì đã có sự tiến bộ thấy rõ.Trong quá khứ, Việt Nam đã từng được xếp hạng trên một số quốc gia láng giềng, về nhiều mặt”.Trong báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân Hàng Thế Giới, khi đề cập tới giai đoạn tới, World Bank cho biết, nếu tính bằng đô la Mỹ, thì GDP trên đầu người của Việt Nam , chắc chắn sẽ vượt qua mức 1000 đô la trong năm 2008, tức là đạt đến kết quả sớm hơn 2 năm, so với mục tiêu được đề ra trong kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội từ năm 2006 đến 2010.

Đỗ Hiếu, phóng viên RFA2008-12-18


VIỆT NAM:KHÔNG THAY ĐỔI CƠ CHẾ SẼ CÒN TỤT HẬUhttp://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/story/2008/12/081216_vietnam_long_catchup.shtmlWorld Bank khuyến cáo Việt Nam phải cải tổNgân hàng Thế giới tức World Bank nói người Việt Nam còn thua về thu nhập cá nhân tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.Báo cáo 'Vietnam Development Report 2009' ra 4-5/12 tại Hà Nội đánh giá các lĩnh vực kinh tế, cơ cấu vốn, mô hình phát triển của Việt Nam trong hơn 10 năm qua và nói nước này vẫn "cạnh tranh kém", dù có tăng trưởng cao.Báo cáo Phát triển Việt Nam 2009 cho biết hầu hết các tiêu chí cạnh tranh trong kinh doanh của Việt Nam đều dưới trung bình, không vượt quá năm điểm.Nhưng dù có chịu tác động bên ngoài, tương lai Việt Nam những năm tới tùy thuộc hoàn toàn vào "các quyết định về chính sách kinh tế".Không cải thiện gìBáo cáo trích ý kiến của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nói ba năm qua gần như không có cải thiện trong việc thực hiện năm tiêu chí: vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng.Ngân hàng Thế giới tin rằng Cải cách hành chính công nếu thành công sẽ giúp Việt Nam tiết kiệm được từ 800 triệu đến 1.3 tỉ USD.Tương lai Việt Nam những năm tới tuỳ thuộc vào các quyết định về chính sách kinh teWorld BankGiới cấp viện cũng thừa nhận rằng việc đánh giá tác dụng của viện trợ nước ngoài cho Việt Nam là "khó khăn", nhất là trong các dự án cụ thể.Điều không thuận lợi cho Việt Nam, tính từ cuối 2008, là thế giới bên ngoài đang ngày càng trở nên "khó đoán trước" (uncertain).Không chỉ Ngân hàng Thế giới mà giới chuyên gia gần đây cũng cho rằng lạm phát cao, xuất khẩu giảm và các vụ tham nhũng, thất thoát đầu tư khiến bức tranh kinh tế Việt Nam tới đây không sáng sủa.

Tuy nhiên, Ngân hàng Thế giới cho rằng tâm lý muốn co cụm, hoặc đảo ngược quá trình hội nhập quốc tế là "một sai lầm" và khuyến khích Việt Nam tiếp tục hội nhập.Với thu nhập bình quân đầu người năm 2007 đạt 836 đôla Việt Nam còn thua xa Indonesia (1918 USD) Thái Lan (3850 USD), và Singapore (35163 USD).Lấy chỉ số tăng thu nhập trung bình căn cứ vào giá mua hàng từ 2001-2007 so với con số tương tương ứng của ba nước này, thời gian để Việt Nam đuổi kịp các họ đó là hơn nửa thế kỷ đến một thế kỷ rưỡi.Ngân hàng Thế giới đặt câu hỏi liệu Việt Nam sẽ đi theo số phận của Liên Xô cũ hoặc thành công như Mauritius, một quốc gia nhỏ bé đã cải tổ thắng lợi.Việt Nam mất 51 năm mới theo kịp IndonesiaTăng trưởng GDP hàng năm luôn ở mức cao, thậm chí trong thời điểm kinh tế khó khăn, luôn làm nức lòng người dân. Thế nhưng, tính toán mới đây của Ngân hàng Thế giới cho thấy Việt Nam sẽ phải mất hàng chục năm, thậm chí là cả trăm năm mới có thể đuổi kịp các nước láng giềng.Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của Ngân hàng Thế giới (WB) công bố đầu tháng này đưa ra những thống kê gây sốc cho những ai đang kỳ vọng lớn vào “con hổ Việt Nam”. Theo đó, Việt Nam có thể mất tới 51 năm mới đuổi kịp Indonesia và thậm chí 158 năm nữa mới bằng được Singapore về thu nhập trên đầu người.Mặc dù đã mào đầu rằng công việc dự báo xu hướng tăng trưởng lâu dài là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn ngay cả với các nhà kinh tế giỏi, nhưng WB cũng đưa ra những căn cứ rõ ràng để chứng minh cho phán đoán của mình.Theo số liệu của WB, năm 2007, thu nhập trên đầu người của Việt Nam là 836 đôla, Indonesia là 1.918, Thái Lan là 3.850 và Singapore là 35.163. Trong giai đoạn 2001-2007, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người (tính theo giá cố định, tức là sau khi đã trừ đi yếu tố lạm phát) tuơng ứng là 6,5%, 4,8%, 4,8% và 4,0% một năm. Với tốc độ này, Việt Nam sẽ cần 51 năm để thu nhập bình quân của người dân theo kịp Indonesia, 95 năm để theo kịp Thái Lan, 158 năm đối với Singapore.WB còn đưa ra một cách tính toán nữa là tính bằng đồng đôla. Theo đó, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính bằng đôla của các nước Việt Nam, Indonesia, Thái Lan và Singapore tương ứng là 12,5%, 6,4%, 4,9% và 6,0%. Nếu sử dụng các con số này thì thời gian để Việt Nam theo kịp các nước trên sẽ là 15 năm với Indonesia, 22 năm bằng Thái Lan và 63 năm thì ngang với Singapore. Tuy nhiên, những con số tính bằng đồng đôla dễ bị ảnh hưởng bởi những biến động ngắn hạn của tỷ giá hối đoái.Nếu tính bằng đồng đôla, GDP trên đầu người của Việt Nam hầu như chắc chắn sẽ vượt qua mốc 1.000 đôla trong năm 2008, về đích sớm hơn 2 năm so với mục tiêu đề ra trong Kế hoạch Phát triển Kinh tế Xã hội 2006-2010. Tuy nhiên, GDP đầu người đáng mừng như trên không có gì ngạc nhiên trong thời điểm đồng đôla bị mất giá.Trong thập niên vừa qua, đặc biệt là sau khi đẩy nhanh cải cách kinh tế sau Đại hội Đảng IX năm 2001, Việt Nam đã đạt tỷ lệ tăng trưởng kinh tế rất cao.

GDP trên đầu người của Việt Nam tính theo giá cố định đã tăng trung bình 6,5% một năm. Việt Nam xếp thứ 24 trên 139 quốc gia về tăng trưởng GDP trên đầu người tính theo giá cố định (xếp hạng này không tính đến các quốc gia và vùng lãnh thổ có GDP dưới 2 tỷ đôla trong năm 2007).Dù tính theo cách nào thì thực tế vẫn cho thấy rằng Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh. Sự tăng trưởng nhanh chóng này là một trong những động lực chính dẫn đến giảm nghèo, một lĩnh vực mà Việt Nam đat được nhiều thành tựu có ý nghĩa.Tăng trưởng kinh tế nhanh một phần được duy trì nhờ vào tích lũy vốn lớn. Tính đến năm 2007, mỗi năm Việt Nam đã đầu tư đến 521,7 nghìn tỷ đồng, gần gấp ba lần so với năm 2001, khi các cải cách kinh tế bắt đầu tăng tốc. Chỉ một phẩn con số gia tăng này do giá cả tư liệu sản xuất cao hơn. Việt Nam đang là một trong những nước có tỷ lệ đầu tư cao nhất trên thế giới. Tính theo tích lũy vốn gộp thì trong năm 2007 chỉ có trên 12 trên 139 quốc gia là có tỷ suất cao hơn so với Việt Nam.Với những yếu tố đáng lạc quan như vậy, WB không quên cảnh báo vấn đề hiệu quả đầu tư của khối lượng nguồn lực này: Số vốn tăng thêm có được phân bổ cho đúng ngành, đúng hoạt động và đúng dự án hay không.
Thanh Bình


KINH TẾ VÙNG ĐÔNG NAM Á !Những thống kê giật mình
Cập nhật lúc 10h11" , ngày 11/12/2008 -Việt Nam đã bị bỏ lại quá xa bởi các nước khác trong khu vực, cho dù đã đạt được thành tựu tăng trưởng kinh tế cao trong một thời gian dài, theo tính toán của các chuyên gia quốc tế.Báo cáo phát triển Việt Nam 2009 của ngân hàng Thế giới nhận xét, Việt Nam tụt hậu về kinh tế tới 51 năm so với Indonesia, 95 năm so với Thái Lan và 158 năm so với Singapore.Các chuyên gia của ngân hàng Thế giới đưa ra bảng xếp hạng này căn cứ vào hai tiêu chí. Thứ nhất, thu nhập bình quân đầu người trong năm 2007 của Việt Nam là 836 USD so với 1.918 USD của Indonesia, 3.850 USD của Thái Lan, và 35.163 USD của Singapore. Thứ hai, tốc độ tăng trưởng thu nhập trên đầu người tính theo giá cố định trong giai đoạn 2001 – 2007 ở bốn nước theo thứ tự trên là 6,5%, 4,8%, 4,8% và 4,0% một năm.“Những tính toán này hoàn toàn là giả thuyết,… nhưng cân nhắc các tốc độ này thì thực tế Việt Nam sẽ phải rất lâu mới theo kịp được”, các chuyên gia của ngân hàng Thế giới nhận định.


Mặc dù thừa nhận, đánh giá này có thể là “mạo hiểm” và “nhạy cảm”, nhưng đây là lần đầu tiên một đối tác phát triển của Việt Nam chính thức đưa ra tính toán này.Đánh giá này không mới, nhưng rõ ràng nó cho thấy chặng đường phía trước dài thế nào để đất nước này vượt qua, cho dù đã đạt được những thành tựu về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo trong gần 15 năm qua.Trong khi đó, trên bình diện quốc tế, những nỗ lực cải cách của Việt Nam nhằm tạo ra môi trường kinh doanh thông thoáng hơn đang có xu hướng chậm lại.Theo đánh giá của ngân hàng Thế giới, chỉ số năng lực cạnh tranh của Việt Nam là 104 năm 2007, 91 năm 2008 và 92 năm 2009 trên 178 quốc gia được đánh giá.


Theo bảng xếp hạng này, Việt Nam đứng đầu nhóm các quốc gia xếp hạng thấp.Ngoài ra, theo đánh giá của diễn đàn Kinh tế thế giới, hầu hết các tiêu chí cạnh tranh trong kinh doanh của Việt Nam đều ở dưới mức trung bình, thực không vượt quá năm điểm.Theo đánh giá của tổ chức Minh bạch quốc tế, Việt Nam được xếp 2,6/10 điểm năm 2007 và 2,7/10 điểm năm 2008. Hai chỉ số này cho thấy, tham nhũng vẫn đang ở mức rất cao.Ông Trần Hữu Huỳnh, trưởng ban Pháp chế của phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam nhận xét: “Rõ ràng, vị trí của Việt Nam đã không có sự thay đổi theo các đánh giá của cả ba tổ chức quốc tế trong ba năm gần đây”.Về phương diện trong nước, nhiều thủ tục hành chính và rào cản kinh doanh đang có xu hướng tăng mạnh làm ảnh hưởng đến sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân – nguồn hy vọng để thu hẹp khoảng cách tụt hậu kinh tế của Việt Nam với các nước.Theo kết quả khảo sát của VCCI, gần như không hề có cải thiện nào trong năm tiêu chí gây khó khăn nhất trong việc kinh doanh trong ba năm qua. Các tiêu chí đó bao gồm vốn, đào tạo lao động, đất đai, cải cách hành chính, cơ sở hạ tầng.Rõ ràng, phần lớn các khó khăn này nằm về phía trách nhiệm của Nhà nước.Các chuyên gia kinh tế nhận định, nếu Việt Nam cải cách được các thủ tục hành chính công thành công, thì nền kinh tế có thể tiết kiệm được từ 13.000 – 30.000 tỉ đồng/năm (tương đương với 800 triệu đến 1,3 tỉ USD).



Giám đốc dự án nâng cao năng lực cạnh tranh Jim Winkler nói: “Có hàng chục ngàn thủ tục từ 20 năm trước đang tồn tại và không phù hợp với nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đeo đuổi… thành thực mà nói, rất khó giải quyết chuyện này”.Nhưng có mâu thuẫn không giữa môi trường kinh doanh yếu kém như vậy với con số FDI cam kết ở mức kỷ lục 61 tỉ USD năm 2008?Ông Trần Đình Thiên, viện trưởng viện Kinh tế Việt Nam nhận xét: “Môi trường kinh doanh yếu như thế cho thấy lượng FDI kỷ lục đổ vào Việt Nam trong 2008 chưa hẳn đã thể hiện được sự tin tưởng của các nhà đầu tư quốc tế”.Trong báo cáo của mình, các chuyên gia của ngân hàng Thế giới nhận xét, không ai có thể nói được liệu Việt Nam sẽ đi theo vết xe đổ của Liên Xô cũ hay thành công về phát triển kinh tế như Mauritius."Mặc dù khả năng sau có vẻ hợp lý hơn, song nó hoàn toàn tuỳ thuộc vào các quyết sách kinh tế sẽ được đưa ra trong những năm tới”, họ kết luận.


(Tư Giang - Sài Gòn tiếp thị)


No comments:

Post a Comment