Pages

Tuesday, March 24, 2009

VÕ VĂN ÁI * PHẬT GIÁO



THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI GENÈVE NGÀY 23.3.2009Tại khóa họp Hội đồng Nhân quyền LHQ lần thứ 10 ở Genève :


Ông Võ Văn Ái tố cáo Việt Nam không tuân thủ các Công ước Nhân quyền LHQ, gây đại nạn sinh thái Tây nguyên vì mỏ bauxite, và công bố Tài liệu mật của đảng Cộng sản đàn áp nhân quyền, dân chủ


GENÈVE, ngày 23.3.2009 (QUÊ MẸ) - Hôm nay tại khóa họp Hội đồng Nhân quyền LHQ lần thứ 10, nhân danh Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam và Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam, Ông Võ Văn Ái lên tiếng tố cáo nhà cầm quyền Hà Nội “vi phạm nghiêm trọng nhân quyền tại Việt Nam và thường xuyên không tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế”. Nhắc lại rằng Việt Nam ký kết Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị từ năm 1982, ông Ái tuyên bố rằng : “Chính sách Nhà nước Việt Nam không do các thiết chế quốc gia hoạch định (chính phủ hay quốc hội), mà mọi sự do Đảng Cộng sản Việt Nam quyết định” Đảng Cộng sản bất cần mọi cam kết với thế giới”.

Qua lời phát biểu, ông Võ Văn Ái nêu lên những phương pháp đàn áp cơ bản dựa vào sự kềm kẹp quần chúng thông qua ba mũi vây bọc

Công an khu vực
thám sát từng cá nhân, mà không có nó con người trở thành bất hợp pháp, và Lý lịch quy định quá trình chính trị người công dân”.
Ba gọng kìm thường trực này là sức ép kinh hồn đè lên thân phận những người bất đồng chính kiến (nguyên nhân mất việc làm, con cái không được đi học, sách nhiễu, v.v…) làm cho họ mất tinh thần.


Chính sách chung là bóp nghẹt mọi tư tưởng bất đồng với đảng và nhà nước. Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, vị lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, bị giam cầm hơn 26 năm và hiện bị quản thúc tại ngôi chùa của ngài ở Saigon, các luật gia Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân bị xử án 4 và 3 năm tù vì mở những khóa học về nhân quyền; hay người chủ Blog Điếu Cày bị tuyên án 30 tháng tù vì viết những bài đòi hỏi cải cách dân chủ; giam cầm hoặc thu hồi thẻ làm báo của các ký giả phát hiện những sự việc “nhạy cảm”.


Nhà cầm quyền còn đàn áp phong trào nông dân khiếu kiện gọi là Dân Oan chống lại việc cán bộ cướp đất đai, tài sản, hay đàn áp công nhân đình công đòi hỏi cải thiện đời sống và tiền lương vào lúc giá gạo tăng vọt 72% trong vòng một năm, hoặc đàn áp các cuộc biểu tình sinh viên và dân chúng chống việc mất đất, mất hai quần đảo Hoàng sa, Trường sa vào tay Trung quốc.

Võ Văn Ái nêu lên trường hợp của các người tham gia biểu tình, như Phạm Văn Trội, Phạm Thanh Nghiên, Vũ Hùng, Nguyễn Xuân Nghĩa, Nguyễn Văn Túc, Ngô Quỳnh… bị bắt từ tháng 8.2008 nay còn bị giam giữ không xét xử.


Đảng và Nhà nước còn sử dụng các “đạo luật gian ác” để dập tắt mọi sự phản kháng hay bất đồng chính kiến. Những đạo luật hủy bỏ các quyền được bảo đảm trong Công ước Quốc tế về Các quyền Dân sự và Chính trị hay trong Hiến pháp Việt Nam : các đạo luật về “an ninh quốc gia”, nghị định 38/2005 cấm biểu tình, chỉ thị chống đình công (những ai đình công phải trả 3 tháng lương cho chủ …), Pháp lệnh số 44 năm 2002 quản chế tại gia người công dân hoặc đưa vào nhà thương điên mà không thông qua sự xét xử tại tòa án, cũng như những đạo luật vừa công bố hạn chế trên lĩnh vực báo chí và Internet (như Thông tư 07/2008/TT-BTTT hạn chế việc thiết lập blog).


Ông Võ Văn Ái cũng tố cáo dự án Trung Việt lên tới 500 triệu Mỹ kim nhằm khai thác quặng bauxite ở Tây nguyên có nguy cơ gây >“đại nạn sinh thái”, phá hủy rừng, đất đai trồng trọt, thải ra hằng núi bùn độc” và làm hại đời sống của các dân tộc ít người. Mặc những lời báo động của các chuyên gia, những kiến nghị của dân cư địa phương, đặc biệt Thư ngỏ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu sách đánh giá lại việc quy hoạch khai thác bauxite trên Tây nguyên, Nhà cầm quyền vẫn cho khởi sự việc khai thác quặng bauxite với sự có mặt của hàng nghìn công nhân Trung quốc.


Đứng trước hiện trạng vi phạm nhân quyền trầm trọng, ông Võ Văn Ái yêu cầu Hội đồng Nhân quyền gây sức ép để nhà cầm quyền Việt Nam chấp nhận thường trực việc các

“Báo cáo viên LHQ đặc nhiệm bảo vệ những người đấu tranh cho nhân quyền, đặc nhiệm tự do ngôn luận và tự do tôn giáo viếng thăm Việt Nam”.


Tài liệu tuyệt mật của Đảng Cộng sản nhằm đàn áp nhân quyền và dân chủ được công bố tại Điện Quốc liên, Genève< >Tại cuộc Hội luận về tình hình Châu Á tổ chức ở Điện Quốc liên, Genève, ông Võ Văn Ái tiết lộ một “Tài liệu tuyệt mật” của đảng Cộng sản Việt Nam trong việc nuôi dưỡng sợ hãi để đàn áp dân lành nhằm củng cố quyền lực đảng ít nhất “trong 20 năm tới”. Tài liệu này phát xuất từ một cuộc họp kín ngày 10.7.2008.


“Tài liệu cho thấy những phương pháp đàn áp được quy hoạch quy mô. Mọi cuộc khủng bố nhiều năm qua chống lại các quyền tự do cơ bản xác minh cho chính sách trắng trợn và vô nhân đạo được trình bày chi tiết qua tài liệu”.


Mục tiêu của Đảng nhằm “duy trì tuyệt đối nỗi sợ hãi dù mơ hồ trong tiềm thức – nhưng đồng thời cũng không để cho nhân dân cảm thấy tuyệt vọng, để dân chúng không bao giờ có đủ ý chí mà nổi loạn”,


Tuy nhiên tài liệu viết “Phải làm sao để chúng ta vẫn trấn áp được đối lập dân chủ, nhưng vẫn không làm sức mẻ quan hệ ngoại giao đang ngày càng một tốt hơn với Hoa Kỳ và phương Tây”. Do vậy mà Đảng chỉ thị hình thành những nhóm “dân chủ giả hiệu” để cho ngưỡng vọng dân chủ của quần chúng không kết tụ thành phong trào tranh đấu thực sự.




Tài liệu tuyệt mật này lý luận rằng “Hai phạm trù “dân chủ” và “phát triển” có quan hệ hết sức phức tạp, phi tuyến, chứ không phải là quan hệ nhân - quả. Nghiên cứu kỹ thuật về vấn đề này sẽ rất có lợi cho chúng ta trong việc chủ động phát triển kinh tế mà không cần phải “dân chủ hoá””.
Đồng thời nhận thức rằng “Các cuộc cách mạng nhằm lật đổ chế độ độc tài bao giờ cũng do sinh viên và tri thức dẫn đầu; công nhân, nông dân, và các tầng lớp lao động khác chỉ là sức mạnh cơ bắp.

Chỉ có trí thức và sinh viên mới đủ lý luận để huy động được đông đảo quần chúng, mới có lý tưởng để dấn thân, và mới có khả năng tổ chức và phối hợp”.
Vì vậy phải “triệt tiêu được những phong trào sinh viên, cô lập được những trí thức phản kháng, chính là đánh vào đầu não chỉ huy của địch. Những thứ còn lại như “dân oan biểu tình”, “công nhân đình công”…chỉ là cơ bắp của một cơ thể đã bị liệt não”


Chính vì vậy mà tài liệu đưa ra nhận xét bất ngờ, rằng “Chúng ta đã thành công trong việc làm cho sinh viên trở nên lãnh cảm về các loại ý thức hệ, thờ ơ với những tư tưởng tự do khai phóng từ phương Tây. Chúng ta chỉ còn phải đối phó với tinh thần dân tộc của sinh viên đang có nguy cơ thức dậy, mục đích là để nó ngủ yên, nếu không phải lèo lái nó theo hướng có lợi cho chúng ta”.



>Nhằm thực hiện nhận xét trên, Đảng chỉ thị “Phải làm sao để nó chỉ là hoạt động manh mún, rời rạc, tự phát của các cá nhân đơn lẻ; làm cho có nhiều “lãnh tụ” mà ít hoặc không có quần chúng; có nhiều “nhân sĩ trí thức” mà ít hoặc không có một tổ chức nào có thực lực; có nhiêù những hoạt động lãng mạn hời hợi có tính phô trươn – mà người dân có biết đến cũng chỉ mỉm cười ý nhị – chứ ít hoặc không có những hoạt động thiết thực có tầm mức ảnh hưởng sâu rộng đến xã hội; có thật nhiều những hoạt động “chống cộng cực đoan” có tính chất phá hoạt từ bên trong, gây phản cảm đối với người dân lao động, thậm chí làm cho những gia đình cách mạng và đội ngũ cựu chiến binh phẫn nộ”. Đồng thời với việc “Phải chủ động trong việc mở rộng xã hội dân sự, thuần phục và trung hoà giai cấp trung lưu đang lớn mạnh. Làm sao để trong mỗi tổ chức dân sự đều có chân rết của ta. Các tổ chức trung gian như Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Hội phụ nữ, các Hội cựu chiến binh, các Câu lạc bộ hưu trí… phải phát huy vai trò tối đa trong việc trung hoà những nhân tố nguy hiểm, điều hoà những xung đột nếu có giữa nhà nước và xã hội, giảm thiểu sự bất mãn của dân chúng… Làm sao để xã hội dân sự vẫn được mở rộng nhưng theo hướng có kiểm soát của chúng ta, chứ không trở thành mối đe doạ”. (…) “Phải giữ cho cái gọi là: “phong trào dân chủ đối lập” không thể trở thành phong trào đúng nghĩa, không thể bén rễ và lan rộng”.


Đánh giá giới trí thức, Đảng nhận định rằng “Đối với tầng lớp trí thức, những biện pháp “vừa trấn áp vừa vuốt ve” từ xưa đến nay đã đem lại kết quả khả quan. Chúng ta đã duy trì được một tầng lớp trí thức hèn nhát, háo danh, và nếu không quá ngu dốt thiển cận thì cũng chỉ được trang bị bởi những kiến thức chắp vá, hổ lốn, lỗi thời. Nói chung, đa số trí thức của chúng ta đều hèn, đều biết phục tùng theo đúng tinh thần “phò chính thống” của sĩ phu xưa nay. Phần lớn những kẻ được coi là trí thức cũng mang nặng cái mặc cảm của việc học không đến nơi đến chốn, ít có khả năng sáng tạo, và so với trí thức phương Tây về cả tri thức lẫn dũng khí đều cách xa một trời một vực.



“Trí thức của chúng ta vẫn mãi mãi giữ thân phận học trò, kiểu sĩ hoạn mơ ước được phò minh chủ, hanh thông trên đường hoạn lộ, chứ không bao giờ vươn lên thành những nhà tư tưởng lỗi lạc. Tầm mức ảnh hưởng của trí thức đến xã hội không đáng kể, không dành được sự kính trọng từ các tầng lớp nhân dân, thậm chí còn bị người đời khinh bỉ bởi sự vô liêm sỉ và Chỉ có một số ít trí thức vượt qua được cái vỏ ốc hèn nhát, nhưng thường là quá đà trở nên kiêu ngạo tự mãn, coi mình như núi cao sông sâu, là lương tâm thời đại. Những người này quả thật có dũng khí, nhưng cũng không đáng sợ lắm bởi đa phần đều có tâm mà không có tài, có đởm lược mà ít kiến thức. Đa phần trong số này cũng chỉ đến khi về hưu mới thu gom được dũng khí mà ra mặt đối đầu với chúng ta, do đó sức cũng đã tàn, lực cũng đã kiệt.

“Một số ít trẻ trung hơn, nhiệt huyết còn phương cương, thì lại chưa có kinh nghiệm trường đời, chưa được trang bị lý luận chu đáo, chưa có kiến thức về dân chủ sâu rộng. Với những kẻ này chúng ta đàn áp không nương tay, bỏ tù từ 3 đến 7 năm. Đó là phương cách giết gà từ trong trứng. Thử tượng xem một tài năng trẻ phải chui chột những năm tháng đẹp nhất của cuộc đời trong lao tù, cách ly với môi trương học vấn, gặm nhấm nỗi cô đơn thay cho việc học hành nghiên cứu, thì sao có thể phát triển hết khả năng? Khi ra tù thì cũng đã quá tuổi trung niên, mệt mỏi, chán chường. Nếu vẫn còn dũng khí thì cũng đã tụt hậu về kiến thức, bị trì néo bởi gánh nặng gia đình, còn làm gì được nữa?”

Kiểm điểm thường kỳ toàn thế giới” về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam , Phúc trình của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam được LHQ trích dẫnCuộc họp Hội đồng Nhân quyền LHQ lần thứ 10 sẽ chấm dứt vào ngày 27.3 tới. Nhưng sang đầu tháng 5 sẽ có phiên Hội đồng Nhân quyền LHQ nghe Hà Nội phúc trình tình trạng nhân quyền tại Việt Nam theo thể thức mới mỗi 4 năm một lần gọi là “Kiểm điểm thường kỳ toàn thế giới” (UPR, Universal Perodic Review).

Tại cuộc kiểm điểm này, Hội đồng Nhân quyền LHQ và các quốc gia thành viên sẽ nghe ba bản phúc trình. Một của Việt Nam Cộng sản về việc thực thi các Công ước Nhân quyền LHQ tại Việt Nam . Phúc trình thứ hai do Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ tóm gọn tất cả những khiếu nại hay tố cáo của các tổ chức Phi chính phủ về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam (tài liệu tham chiếu A/HRC/WG.6/5/VNM/3 - 23 February 2009). Xin vào xem trên Trang nhà LHQ: http://lib.ohchr.org/HRBodies/UPR/Documents/Session5/VN/A_HRC_WG6_5_VNM_3_E.pdf hoặc trên Trang nhà Quê Mẹ http://www.queme.net/eng/doc/A_HRC_WG6_5_VNM_3_E.pdf ). Phúc trình thứ ba do các cơ cấu LHQ liên quan đến quyền con người thông qua các phúc trình đệ nạp tại LHQ về những vi phạm nhân quyền tại Việt Nam trên các lĩnh vực xã hội, dân sự, tôn giáo, phụ nữ, trẻ em, v.v… (tài liệu tham chiếu A/HRC/WG.6/5/VNM/2 - 19 February 2009).

Ngoại trừ phúc trình của Hà Nội sẽ được đọc tại buổi họp đầu tháng 5 tới. Trên trang nhà LHQ đã cho đăng tải 2 phúc trình nói trên cùng những phúc trình của các tổ chức Phi chính phủ nhân dịp “Kiểm điểm thường kỳ toàn thế giới” về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Nhìn chung thì bản Phúc trình của Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Liên Đoàn Quốc tế Nhân quyền (FIDH) được đặc biệt quan tâm và trích dẫn rất nhiều để chất vấn Hà Nội.<>

No comments:

Post a Comment