Pages

Sunday, April 5, 2009

NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ THẾ GIỚI

*

HỌP THƯỢNG ĐỈNH G20:VẤN ĐỀ & HIỆU QUẢ ?





Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

UNICODE: Web: http://VietTUDAN.net/

01.04.2009



Hôm nay, NGÀY 01 THÁNG TƯ, tiếng tây gọi là POISSON D’AVRIL, ngày được nói xạo mà không ai có quyền bắt bẻ gì mình.



Có lẽ vì vậy mà cuộc Họp Thượng đỉnh G20 được tổ chức tại Luân Đôn ngày 02.04, chứ không dám lấy ngày 01.04 Poisson d’Avril để Thế giới đừng nói rằng Kết quả giải quyết những Vấn đề chỉ là xạo ke dỡn chơi của những người tai to mặt lớn thượng đỉnh của 20 nước.



Hôm thứ Sáu tuần trước 28.03.2009, Đài Phát thanh Pháp quốc tế (RFI Radio France Internationale) phỏng vấn tôi về một số vấn đề đặt ra trong cuộc Họp thượng đỉnh và về hiệu quả giải quyết ra sao, tôi trả lời tóm gọn ngay rằng G20 đến Luân Đôn để nói xạo về Ý chí, nhưng Thực tế không thể có quyết định hiệu quả thực cho cuộc Khủng hỏang hiện nay. Lý do là vì Nhóm G20 gồm những nước chứa đầy sự khác biệt về: Chủ trương Chính trị, Tổ chức Ngân Hàng, Hệ thống Sản xuất, Lọai hàng xuất cảng, Mức độ thu nhập... Không thể lấy chung quyết định giữa Nam Dương chuyên nuôi tôm và Mỹ sản xuất hàng cao cấp Kỹ thuật...



Đài RFI đặt ra một số vấn đề như sau:



=> Bỏ tiền ra thêm để Khơi động Kinh tế:



Tôi trả lời cho vấn đề: Obama chủ trương những Chương trình chi tiêu khổng lồ, xả láng, bất chấp thâm thủng ngân sách, nợ nần tương lai mà những thế hệ sau này phải đóng thuế chịu đựng. Trong khi ấy phía Liên Aâu không muốn bỏ tiền ra nữa vì lo ngại việc thâm thủng ngân sách hiện nay và sau này. Thủ tướng Anh BROWN đã báo trước rằng Anh quốc đã quá thiếu hụt ngân qũy vì đã phải cắt nhiều thuế trong việc giải quyết Ngân Hàng và Khủng hỏang Kinh tế, nên không thể bỏ gì ra thêm nếu cuộc Họp đòi hỏi. Pháp và Đức cũng đã kiệt quệ, nhất là sợ hãi nợ nần trong tương lai.



=> Kêu gọi nỗ lực của các nước G20 cứu Khủng hỏang:



Ý kiến của tôi: các nước có thể giơ hai tay cùng hoan hô cái Ý CHÍ này cho đẹp, nhưng sau cuộc Họp, trở về nhà, không ai có thể biết chắc rằng mỗi nước nỗ lực như thế nào, bỏ tiền ra bao nhiêu để cứu Khủng hỏang. Ý chí là một chuyện, còn thực tế thi hành thì mỗi nước mỗi giỏ và khó lòng kiểm sóat. Ai biết Nam Dương, Thổ Nhĩ Kỳ bỏ ra bao nhiêu để Khích động Kinh tế, cứu Khủng hỏang. Đóng tiền chung để cứu Khủng hỏang thì đặt ra nhiều khó khăn: ai đóng bao nhiêu và cứu ai ưu tiên ?



=> Tăng cường USD.500 tỉ cho IMF/FMI (Qũy Tiền tệ Quốc tế):



Một số quốc gia như Nhật, Trung quốc hăng hái hơn trước đây trong việc đóng góp vào qũy này. Thực vậy, Nhật và Trung quốc rất lo ngại viễn tượng Che Chở Kinh tế (Protectionism) làm cho họ thiệt hại về xuất cảng hàng hóa. Việc đóng góp này làm cho họ có thế mạnh đấu tranh cho xuất cảng hàng hóa sang các nước. Tôi thêm nhận xét là hiện nay Qũy Tiền tệ Quốc tế IMF/FMI dường như bỏ phía Á châu, mà tăng cường giúp đỡ các quốc gia Đông Aâu thuộc Liên Aâu. Việc này không làm phật ý những nước Á châu như Nhật và Trung quốc trong việc tăng cường đóng góp vì những nước này nhằm trả giá việc được phép xuất cảng sang Mỹ và Liên Aâu cũng như những nước khác thuộc G20.



=> Tăng cường can thiệp Nhà Nước vào Kinh tế Tự do và Thị trường:



Cuộc Khủng hỏang hiện nay khiến một số người thuộc khuynh hướng Xã hội công kích Tư Bản chủ nghĩa (Capitalisme) và yêu cầu sự can thiệp của Nhà Nước (Intervention Etatique). Tôi đã phân biệt sự khác nhau giữa Tư bản chủ nghĩa và nền Kinh tế Tự do và Thị trường. Nền Kinh tế nào cũng cần Capital, Xã hội Chủ nghĩa cũng vậy. Nền Kinh tế Tự do và Thị trường tôn trọng Tư doanh và Tự do Cạnh tranh. Đó là sức mạnh của Kinh tế. Việc can thiệp của Nhà Nước vào nền Kinh tế này chỉ có tính cách hỗ trợ giai đọan khi cần thiết, chứ không mang tính cách thường xuyên lâu dài như phế bỏ Tư doanh và Cạnh tranh tự do tại Thị trường. Thực ra cuộc Khủng hỏang ngày nay đến từ việc Tòan Cầu hóa Hàng hóa để chiếm Thị trường tiêu thụ từ những nước lớn, đồng thời Tập trung hóa Tài chánh cho những Tập đòan sản xuất Liên quốc gia (Multinationales). Việc Khủng hỏang không phải là lỗi của nền Kinh tế Tự do và Thị trường, mà là việc quá lạm dụng trong việc Tòan cầu hóa từ những nước mạnh đến chỗ làm Cạnh tranh trở thành bất chính. Việc can thiệp của Nhà Nước luôn luôn làm mất hiệu năng Kinh tế.



=> Điều chỉnh (Réguler) chung hệ thống Tài chánh Thế giới:



Réguler (Điều chỉnh) có nghĩa là Kiểm sóat (Controler). Hai quốc gia đặt vấn đề này ra gay gắt nhất, đó là Pháp và Đức. Vấn đề mang tính cách lâu dài và có tham vọng bao trùm cả Thế giới. Vì đó là vấn đề lâu dài, nên vấn đề không có tính cách giải quyết Khủng hỏang cấp thời mà G20 muốn họp để giải quyết. Việc bao trùm Ngân Hàng và Tài chánh Thế giới khiến vấn đề này mang tính cách quá tham vọng. Làm thế nào Mỹ để cho Nam Dương, Thổ Nhĩ Kỳ... nhòm ngó, đặt luật kiểm sóat cho Ngân Hàng và Tài chánh Hoa kỳ. Ngân Hàng và Tài chánh Trung cộng cũng được giấu kín. Nước này để cho Hoa kỳ và Liên Aâu hay Nhật nhòm ngó kiểm sóat hay sao. Hãy giải quyết cái thực tế này trước khi nói đến đặt luật Điều chỉnh, Kiểm sóat tòan Thế giới.



=> Một lọai TIỀN chung thay thế cho đồng DOLLAR ?:



Vào tháng 10 năm 2008 vừa rồi, khi công kích Hoa kỳ gây ra Khủng hỏang, Nicolas Sarkozy đã nói đến việc thay thế đồng Dollar Mỹ. Ong cũng nhắc tới một cuộc Họp về Tiền Tệ giống như kiểu Bretton Woods năm 1944 trước đây.



Gần đây, ngày 13.03.2009, trước Quốc Hội Trung quốc, Oân Gia Bảo đã nói về việc lo ngại những món nợ mà Trung quốc cho Mỹ vay dưới danh hiệu đồng Dollar. Gần đây nhất, ngày 23.03.2009, Chu Tiểu Xuyên viết một bài trong đó nhà lãnh đạo Ngân Hàng Trung Ương của Trung Hoa đề nghị thế giới phải bớt lệ thuộc vào đồng đô la Mỹ. Muốn vậy, phải tạo ra một thứ tiền tệ chung để thay thế đô la Mỹ trong việc giao thương cũng như dự trữ ngoại tệ.



Nếu coi cuộc Họp thượng đỉnh G20 lần này giống như cuộc Họp Tiền tệ Bretton Woods 1944 và đặt ra vấn đề thay thế đồng Dollar bằng một đồng Tiền Chung nào đó, thì vấn đề quá xa vời đối với cuộc Khủng hỏang đang cấp bách lúc này. Thực ra, đồng Dollar được chấp nhận như đồng tiền chung thời 1944 là do hòan cảnh Thế Chiến thứ II làm cho các Tiền Aâu châu mất giá vì không còn Vàng bảo đảm nữa. Chỉ nước Mỹ mới còn vàng bảo đảm cho đồng Dollar. Hệ thống Tiền tệ thời ấy lấy vàng làm bảo chứng (Régime Etalon-Or, rồi Régime Etalon-Devise-Or). Đồng Tiền chỉ là tấm giấy ghi con số. Cái giá trị của nó là có vàng đứng đàng sau. Năm 1966, người ta bỏ luôn giá trị công khai bảo chứng bằng vàng. Giá trị của đồng Tiền được chuyển sang bảo chứng bằng khả năng Kinh tế của một nước (Régime du Pouvoir d’Achat). Đồng Dollar có Kinh tế mạnh nhất Thế giới của Hoa kỳ đứng bảo chứng, nên tự động đồng Dollar được cả Thế giới tin tưởng làm đồng Tiền Chung.



Nếu bây giờ Pháp (Sarkozy) và Trung quốc (Oân Gia Bảo) muốn thay thế Dollar bằng một đồng Tiền Chung nào đó, thì phải có một nền Kinh tế Chung nào đó bảo đảm cho giá trị đồng Tiền Chung ấy. Làm thế nào có một nền Kinh tế Chung bảo đảm cho đồng Tiền Chung ? Đây là vấn đề xa thực tế. Hiện nay, Kinh tế Mỹ vẩn còn sức mạnh hơn cả Liên Aâu và Trung quốc để có thể bào chứng giá trị cho đồng Dollar. Tin tưởng vào sức mạnh Kinh tế Hoa kỳ, nên đồng Dollar tự động được chấp nhận bởi số đông và tiếp tục giữ vai trò của nó. Chưa có điều kiện Kinh tế chung Thế giới để có thể thay thế đồng Dollar, trừ khi Mỹ quyết định bỏ chữ DOLLAR để lấy một tên khác cho đồng tiền của Mỹ.



=> Vấn đề cấp bách cho G20 là Che Chở Kinh tế (Protectionism):



Chính những quốc gia thuộc G20 đã tự động lấy những Biện pháp Che Chở Kinh tế (Mesures protectionnistes). Tổng cộng đã đếm được 66 Biện Pháp. Đó là lời la hỏang của Oâng ZOELLICK, Chủ tịch Ngân Hàng Thế Giới (World Bank), của Oâng STRAUSS, Tổng Giám đốc Qũy Tiền tệ Quốc tế (IMF/FMI), của Oâng LAMY, Tổng Giám đốc Mậu Dịch Thế Giới (WTO/OMC).



Con Ma CHE CHỞ KINH TẾ (Spectre Protectionnisme/Spectre Protectionism) hiện ra nguyên hình, chứ không phải là bóng ma chập chờn. Đó là vấn đề mà G20 phải giải quyết thực sự. Nhưng vấn đề này không thể giải quyết được.



Những nước đến cuộc Họp thượng đỉnh sẽ cao giọng nêu ý chí triệt hạ Protectionism, nhưng thực tế mỗi nước đã tự động lấy những Biện Pháp Che Chở Kinh tế rồi. Vì vậy, về vấn đề này, những thành viên đến họp G20 chỉ nói xạo giống như POISSON D’AVRIL. Miệng nói lớn tiếng là Tự do Mậu Dịch, nhưng lại âm thầm làm Che Chở Kinh tế.



Nhật báo THE WALL STREET JOURNAL thứ Hai 30.03.2009, chạy 5 cột trên trang nhất với đầu đề: G20 HOPES MEET STARK REALITY. Thực vậy Gordon BROWN, Thủ tướng Anh quốc muốn xây dựng lâu dài Kiến trúc Tổng quát Tài chánh (Rebuild Global Financial Architecture), nhưng cấp bách, Oâng phải đối chọi với những thực tế gay gắt (Confront Stark Realities).



Lord Malloch-Brown, người được Thủ tướng Anh gửi đi thăm dò ý kiến tại các nước thuộc G20, đã cho thấy rằng các nước này lo lắng những vấn đề cấp thiết của riêng họ hơn là việc điều chỉnh lâu dài hệ thống tài chánh Thế giới.



Tờ THE WALL STREET JOURNAL, trong bài trên đây, đã viết:”They have been confronted with stark reality: it is difficult to rebuild the global financial architecture when countries around the world are struggling to dress their own growing economic woes” (page 1) (Các nước đã phải chạm trán với thực tế phũ phàng: thật khó lòng xây dựng Kiến trúc Tổng quát Tài chánh khi mà những quốc gia cả Thế giới đang đấu tranh để cứu những thảm họa kinh tế mỗi ngày mỗi lớn lên cho họ)





Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

01.04.2009

No comments:

Post a Comment