Pages

Monday, April 20, 2009

TÀI LIỆU TỔNG HỢP * CỘNG SẢN CƯỚP TÀI SẢN NHÂN DÂN




CỘNG SẢN CƯỚP ĐẤT, CƯỚP NHÀ CỦA DÂN


Cuối năm 1992 khi ‘cơn bão’ giá cả nhà cửa bất ngờ ập đến, với dân Sàigòn đây quả là hiện tượng kỳ lạ! Bởi chỉ mới vài năm trước hàng ngàn gia đình còn sẵn sàng ký giấy hiến nhà cửa của mình cho nhà nước để được leo lên máy bay ra khỏi VN. Trước nữa hàng trăm ngàn người còn dám vượt biên một sống hai chết giữa biển khơi.Nguyên nhân của tình trạng leo thang giá đất đai nhà cửa này là do các công ty nước ngoài khi đến VN làm ăn dù ở bất kỳ lĩnh vực gì, hết thảy đều phải cần đến đất đai để lập làm nhà máy, xưởng sản xuất, kho bãi v.v… công ty nào có ‘bèo bọt’ lắm thì cũng phải thuê vài chục mét vuông đủ chỗ ngồi cho 2,3 nhân viên gọi là cái văn phòng đại diện, giao dịch v.v…

Có Cầu ắt phải có Cung, chính quyền là người có quyền xét duyệt chuyện đầu tư, làm sao các quan chức với đồng lương chết đói không đủ nuôi gia đình, làm sao có thể bỏ qua cơ hội ‘moi’ tiền lũ tư bản trong việc đáp ứng nhu cầu đất đai nhà cửa cho họ?Bằng chứng của việc này là là thành ủy thành phố Sàigòn ngay vào cuối những năm 80s họ nhanh chóng lập ra hệ thống “Công ty Cung ứng Dịch vụ Nước ngoài” gọi tắt là FOSCO và còn ‘ăn nên làm ra’ cho đến nay. Với ban kinh tài thành ủy đứng đằng sau, công ty này ngày một bành trướng thâu tóm mọi dịch vụ với người nước ngoài tại Tp.HCM và họ cũng không bao giờ biết mùi khó khăn, thất bại nó ra làm sao!FOSCO không xa lạ gì với các Việt kiều từng về VN làm ăn, vì là nơi cung cấp dịch vụ bắt buộc từ A-Z cho các văn phòng đại diện và các công ty.



Ngay cả cho đến người làm công việc quét dọn văn phòng, thông qua Sở Lao Động họ cũng bắt phía nước ngoài phải thuê lại để có cớ đứng giữa ăn tiền cò hằng tháng, thì làm sao món hàng béo bở nhiều tỷ về đất đai kia làm sao có chuyện họ quên không khai thác?

Nhưng vì lý do gì mà các nhà đầu tư nước ngoài lại ồ ạt đổ tiền vào thị trường VN?

1./ Ấy là vì dân chúng VN ta quá nghèo. Với số tiền 50-60 USD/người/tháng, chỉ bằng 1/10 so với nhiều nước Châu Á khác là họ có ngay hàng chục triệu lao động trẻ sẵn sàng lao vào các hãng xưởng làm việc cặm cụi ngày đêm. Mức giá nhân công mà họ không thể nào kiếm được ở các lân bang có mức sống cao hơn VN.

2./ Ấy là vì VN ta đang bị cai trị bởi một chính thể độc tài. Các nước lớn luôn nguyền rủa chính quyền VN về chuyện độc đảng nhưng thật sự trong lòng họ lại không hoàn toàn ghét chính quyền này. Nước nào càng đầu tư nhiều vào VN quốc gia ấy càng yêu cái chính quyền này nhiều hơn tất cả. Đơn giản chỉ vì chẳng có chính phủ nào lại muốn thấy VN mất đi cái “ổn định chính trị” hiện nay trở nên giống Thái Lan, biểu tình làm khó chính quyền khiến cho việc làm ăn của các doanh nhân xứ họ gặp trắc trở.


3./ Ấy là vì VN ta đang có một chính quyền cực khỏe bắt nạt dân nhưng luôn yếu đuối trước những đồng dollars bởi quốc nạn tham nhũng. Các quan chức ở mọi địa phương sẵn sàng tiếp tay với những ông chủ như nhà máy Vedan ở tỉnh Đồng Nai, làm ngơ để cho họ xả chất thải độc hại xuống lòng sông, cửa biển để đổi lấy những khoản tiền tiền hối lộ dưới các danh nghĩa hỗ trợ địa phương.Theo thông tin vừa nói được phổ biến từ cuộc hội thảo mang tên ‘Chính sách, giải pháp bảo đảm cho kinh tế VN tăng trưởng nhanh và bền vững’ do Viện Nghiên Cứu Tài Chánh mới được tổ chức tại Hà Nội hôm 12/1/2009, hơn một nửa các khu Công Nghiệp (KCN) khu chế xuất ở VN không có hệ thống xử lý nước thải. Các chuyên gia tham gia hội thảo cũng ghi nhận rằng, TP.HCM và Hà Nội là những địa phương gây ô nhiễm môi trường nhiều nhất cả nước.


Trong số 14 KCN ở TP.HCM mới chỉ có 6 KCN có thiết lập hệ thống xử lý nước thải tập trung. Được đầu tư ở một nơi ít tốn kém tiền đầu tư xây dựng cơ bản như vậy với nhiều doanh nhân Châu Á còn đâu bằng?(Về cuộc hội thảo này, không biết có phải vì sợ làm xấu mặt thêm nhà nước vốn đã quá “be bét” bởi đủ thứ chuyện xấu xảy ra trong năm qua, nên tất cả các báo lớn trong nước đều đã ‘tảng lờ’ đưa tin, ngoại trừ tờ Pháp Luật và An Giang http://www.phapluattp.vn/news/chinh-tri/view.aspx?news_id=240025 ?)
Hình trên: Dân Đồng Nai
Hình giữa: Dân Vũng Tàu
Hình Dưới dân Thái Nguyên biểu tình đòi nhà đất.




Lập dự án vì dân hay vì… bán đất?


Khi diễn ra việc ‘hội nhập’, ngoại trừ một số ít các công ty liên doanh với các doanh nghiệp quốc doanh làm ăn có hiệu quả như Công ty Mỹ Phẩm Sàigòn với thương hiệu ‘P/S’ được định giá hàng triệu USD, hầu hết các công ty quốc doanh khác vào thời điểm cuối những năm 80 đã gần như kiệt quệ hoàn toàn, do hậu quả của lối làm ăn XHCN “một thằng làm, tám thằng rình” nhưng “cha chung chẳng thằng nào chịu khóc!”.

Sau mấy chục năm dưới sự ‘chăn dắt’ của Bác và đảng, hầu hết các công ty quốc doanh này không có gì đáng giá hơn ngoài mảnh đất cắm dùi cùng mới nhà xưởng cũ mèm, máy móc thiết bị lạc hậu đem ra cho có cái gọi là ‘góp vốn’ với người ta.Tuy nhiên số lượng liên doanh kiểu trên không nhiều bằng số các công ty mới thành lập mới trong các KCN. Chính các KCN này cùng các dự án sân golf, khu du lịch đã ‘ngốn’ đất đai mới khiến vấn nạn đất đai thêm trầm trọng, vì:


1./ Để có được diện tích từ vài chục cho tới vài trăm hécta đất thẳng cánh cò bay cho các KCN, các tỉnh thành không còn cách nào khác phải lấy đất nông nghiệp của dân. Cụ thể, tính đến hết tháng 8/2007, cả nước có 150 KCN được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên hơn 32,3 nghìn Ha. Dự kiến từ nay đến năm 2015, cả nước sẽ có thêm 113 KCN được thành lập mới với tổng diện tích quy hoạch là 29,2 nghìn ha và 27 KCN mở rộng với tổng diện tích hơn 6 nghìn ha. (http://fia.mpi.gov.vn/Default.aspx?c...abID=5&aID=433)



2./ Trong các dự án xây dựng KCN, góp vốn của các công ty nhà nước chủ yếu là đất đai và chiếm 51% tổng giá trị dự án để VN được nắm đằng cán trong liên doanh. Điều này có nghĩa đất đai đã được qui ra thành tiền và khi tính toán cho thuê hoặc bán lại cho các nhà đầu tư nước ngoài vào các KCN. Nó không thấp như cái giá ‘bao cấp’ mà chính quyền dựa vào quyết định này nọ để trả ép cho nông dân cũng hoặc các ‘khổ chủ’ đô thị nếu đó là đất xây khách sạn cao ốc trong nội thành. (Thực ra các nhà đầu tư nước ngoài họ hoàn toàn không có quyền nhúng tay vô mấy chuyện bồi thường này, vì là ‘miếng ăn’ của các quan chức).Một khi cái ‘liên minh ma quỉ’ trên và cơ ngơi xây dựng xong, “quyền sở hữu toàn dân” đối với những mảnh đất trên xem như đã biến mất. Với giấy phép dự án trong tay, đất đai nghiễm nhiên đã thuộc về quyền sở hữu của các công ty liên doanh mà những người kinh doanh bất động sản như phụ nữ trên dưới danh nghĩa nhà đấu tư, tất nhiên núp sau họ không thể thiếu các quan chức địa phương.Từ vài trăm triệu USD/năm tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào thị trường VN những năm 80, sau 20 năm thực hiện Luật Đầu tư Nước ngoài, VN đã thu hút được hơn 9.500 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD khoản chênh lệch mà các nhà đầu tư nước ngoài phải trả cho cái gọi là bồi hoàn về đất đai để xây dựng các công trình khách sạn, nhà hàng, các KCN trên cả nước ít nhất cũng vài hàng chục tỷ USD http://www.mofa.gov.vn/vi/nr04080710...ns080123154356).


Chính quyền Tp.HCM vì dân nghèo hay vì… Phú Mỹ Hưng?Tỉnh Đồng Nai, sau 20 năm thực hiện đầu tư nước ngoài, nơi này đang có 25 KCN đã được cấp phép thành lập với tổng diện tích 6.912 hécta. Các doanh nghiệp đã đầu tư hơn 254 triệu USD xây dựng hạ tầng KCN, trong diện tích đã cho thuê 3.089 hécta so với 4.695 hécta đất dùng cho thuê. (http://hdnd.dongnai.gov.vn/anpham/co...-27.8891087355)


Nếu lấy mức giá khiêm tốn 1 triệu/mét vuông thì con số tiền các công ty nước ngoài đã phải trả riêng cho địa phương này đã là 3 tỷ USD! Trừ đi khoản ‘bố thí’ bồi hoàn cho nông dân theo khung giá bèo bọt của nhà nước có nơi chỉ vài chục ngàn / mét vuông, bằng 1/20 giá họ đem vào tính thị trường, khoản chênh lệch khổng lồ còn lại đã rơi vào túi những ‘nhà đầu tu’ bất động sản như người phụ nữa trên và những cán bộ đảng viên núp sau bóng họ.Như vậy, chúng ta có thể thấy ‘bộ phim’ đói nghèo toàn tập ở VN do đảng Csvn gây nên cho dân tộc suốt nửa thế kỷ qua có thể chia ra ba phần:1./ 1945- 1984: Chiến tranh hóa, Ngu dân hoá và Nghèo hóa đất nước để sau khi VN đã bị rơi xuống đáy vực đói nghèo của thế giới, bằng chính sách gọi là “đổi mới” họ ‘xả van’ cho các nhà đầu tư nước ngoài tràn vào vì là chỗ trũng nhất khu vực về mức sống.2./ 1986 – 2002: Dưới danh nghĩa “Đổi Mới”, đảng viên cộng sản khắp nơi vơ vét đất đai đem bán cho tư bản nước ngoài. Nếu không nhờ những khoản thu nhập bất minh khổng lồ nhiều chục tỷ USD có được từ bán đất đai, ai có thể lý giải nổi sự giàu có quá nhanh của nhiều ‘đại gia’ mà theo số liệu năm 2007 có người đã có tới 3-4 ngàn tỷ, tương đương 150 -200 triệu USD, tiền ấy ở đâu ra đối với một quốc gia chủ yếu sống vẫn nhờ gia công cho các công ty nước ngoài? Cùng là chiếm đoạt đất đai nhưng sự khác biệt trong giai đoạn này là để thu vén cho cá nhân mà không còn vì CNXH nào như thời kỳ 1945-1985.3./ 2003 - đến nay: Tìm cách “chạy làng”! Bằng NQ 23/QH-2003, đảng Csvn đã chối bỏ trách nhiệm trước hàng triệu người dân, các tôn giáo về tất cả những gì họ đã gây ra có liên quan đến đất đai tài sản. khi đã dời mốc ‘phủi tay’ lùi sâu về tận ngày 1/7/1991.
http://www.vietnhim.com/dongnhim/showthread.php?t=26303

"Hô biến" đất công thành...nhà riêng

TIN LIÊN QUAN
Phù phép các "siêu dự án" thành... quán cafe, bãi trông xeNăm 1997, Công ty Kho bãi TP là đơn vị được giao quản lý, kinh doanh khối tài sản công lên tới 337 nghìn m2, nhưng hiệu quả thì không những không được như kỳ vọng mà còn...“hao hụt” theo thời gian: tính đến năm 2005 thì chỉ còn trên 200 nghìn m2.

Tình trạng kho bãi bị chiếm dụng làm nhà ở đã “vượt” tầm kiểm soát của đơn vị này.

Từ chức năng kho bãi, khu nhà tại địa chỉ số 88 Gò Công biến thành nhà ở của các hộ dân.

Như trường hợp kho số 88 Gò Công, phường 13, quận 5, một địa chỉ đất công bị tư nhân hóa như một sự đã rồi của đơn vị thuê kho bãi.

Từ 1985, Công ty Kho bãi ký hợp đồng cho Công ty Vật tư tổng hợp (VTTH) TP.HCM thuê kho bãi này. Đến năm 1994, bên thuê đơn phương ngưng ký hợp đồng, nhưng không chịu bàn giao mà bố trí cho 6 hộ CB-CNV sử dụng làm nhà ở. Để “hợp thức hóa”, công ty này đã ban hành 5 quyết định và 1 thông báo của lãnh đạo “cho phép” biến đất công thành đất tư (?)

Tương tự, hai kho bãi thuê có diện tích 700m2 tại địa chỉ số 958 Lò Gốm, phường 8, quận 6 và số 176/11 Hậu Giang, phường 6, quận 6 cũng được lãnh đạo công ty này “cấp phép” hô "biến" thành nhà ở cho 14 hộ CB-CNV.


Kho bãi 555 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh... biến thành khách sạn, nhà phố.

Điển hình cho việc “phù phép” biến hóa đất công, phải kể đến việc chuyển đổi mục đích sử dụng tại các kho số 552 (diện tích 1.846m2) và kho 555 (diện tích 2.967m2) trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh). Với vị trí “vàng”, cả hai kho bãi này sau khi bên thuê đơn phương chấm dứt hợp đồng, thay vì giao lại Công ty Kho bãi sử dụng thì lại được UBND quận Bình Thạnh giao cho Công ty Phát triển nhà Bình Thạnh để đơn vị này phân lô, bán nền. Có 47 căn nhà (dạng nhà phố, biệt thự) được xây dựng, trong phần lớn đã được cấp “giấy đỏ”.

Theo cơ quan chức năng TP.HCM, việc cho phép giao đất, biến đất công thành đất tư nhân của UBND quận Bình Thạnh là vượt thẩm quyền.

Hiện nay, dấu tích của hai kho bãi này đã biến mất hoàn toàn, thay vào đó là các dãy nhà phố sang trọng. Cho đến nay việc khắc phục hậu quả ngoài kiểm điểm lãnh đạo Công ty Kho bãi và UBND quận Bình Thạnh (qua các thời kỳ) chỉ là truy thu tiền sử dụng đất, thuế hết sức tượng trưng (?)

Chuyện này còn kéo dài đến bao giờ?

Theo thống kê, TP.HCM có hàng trăm địa chỉ kho bãi sử dụng không đúng mục đích. Chỉ tính riêng trên địa bàn quận 8 đã có 77 kho bãi, diện tích 317.362m2, trong đó có 23 kho sử dụng sai mục đích, cho thuê lại với diện tích 24.270,6m2 và 10 kho bỏ trống với diện tích 33.495,3m2.

Theo một lãnh đạo quận 8, trên địa bàn hiện rất thiếu đất phục vụ đầu tư hạ tầng, thực hiện các dự án dân sinh như trường học, bệnh viện, chương trình xóa nhà lụp xụp ven kênh rạch. Nguyện vọng của quận là được lấy 77 kho bãi trên để xây dựng các công trình phúc lợi, thế nhưng nhiều năm qua, các đơn vị quản lý kho bãi vẫn không chịu giao lại cho địa phương mà cho thuê mướn tràn lan...

Nhà kho tại địa chỉ 176/11 đã hoàn toàn biến mất, thay vào đó là dãy nhà của 14 hộ cán bộ nhân viên Công ty Vật tư tổng hợp TP.

Trả lời VietNamNet, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Hồng cho biết, toàn TP có tới 10.000 địa chỉ nhà đất, kho bãi cần phải kê khai về mục đích sử dụng. UBND TP cùng Bộ Tài chính đang tích cực rà soát, đánh giá đúng số tài sản công này. Trước mắt TP đã chỉ đạo thu hồi 6 địa chỉ kho, bãi bỏ hoang tại quận 8 với diện tích trên 18.500m2; thời gian tới sẽ đẩy mạnh việc giám sát, thu hồi đất công sử dụng không hiệu quả lãng phí trên địa bàn.

TIN LIÊN QUAN
Qui hoạch sân golf: "thảm họa" của "siêu" dự án trên giấy!
Sân golf "chết yểu" nhường đất cho biệt thự, nhà vườn?
130ha "đất vàng" hoang phí giữa Thủ đô: Giải không đơn giản!
ĐHQG Hà Nội "giải trình" về 130ha đất bỏ hoangTP.HCM hiện đang rất thiếu quỹ đất để phát triển nhà ở. Năm 2009, kế hoạch phát triển quỹ nhà tái định cư của TP là 5.549 căn nhà và nền; 15.099 căn nhà ở xã hội. Còn sau năm 2010, trong kế hoạch triển khai cải tạo, xây dựng chung cư, nhà tập thể hư hỏng xuống cấp, TP cần đến 255.991m2 đất xây dựng. Do vậy đẩy mạnh tiến độ thu hồi được hàng trăm nghìn mét vuông đất kho bãi lãng phí, sử dụng sai mục đích đang là chuyện “cần làm ngay” của TP.

Tuy nhiên, để làm được việc này, TP.HCM cần quyết tâm gì?

Ông Đặng Văn Khoa – đại biểu HĐND TP, người “có công” lớn cùng báo chí phản ánh hàng chục địa chỉ kho bãi lãng phí trên địa bàn TP cho rằng: việc sử dụng đất lãng phí là một vấn đề không mới bởi nó đã kéo dài vài chục năm nay. Câu hỏi mà người dân đặt ra là cái thực trạng này còn đến bao giờ (?)

“Ông Huỳnh Ngọc Sỹ trong vụ PCI là chuyện nhỏ, vấn đề công sản sử dụng lãng phí mới là chuyện lớn. Nếu chúng ta không làm mạnh, làm căn cơ là có lỗi với lịch sử, có lỗi với người dân TP” - ông Khoa nói.

Bên trong kho bãi số 557 bến Bình Đông vừa bị UBND TP ra quyết định thu hồi...

Ông Khoa cho rằng có rất nhiều nguyên nhân, như lịch sử, cách quản lý còn sơ hở… dẫn tới việc thu hồi đất công chậm chạp. Nhưng nguyên nhân chính là ai đó, đã đặt cái quyền lợi của cá nhân, của nhóm mình lên trên tất cả quyền lợi khác. Bằng mọi cách, thủ thuật để bảo vệ quyền lợi cá nhân họ.

Do vậy cần thay đổi căn bản về chủ trương giao, cho thuê công sản, đưa hoạt động này về đúng quy luật thị trường. Toàn bộ mặt bằng phải được tính ra giá trị thực, theo giá thị trường, vì hiện nay đang cho thuê với giá cực thấp. Lúc này thì chẳng ai dám “ôm” đất rồi bỏ hoang làm gì!

Chỉ tiếc về việc này nhiều đại biểu HĐND TP đã đề xuất cho UBND TP rất lâu rồi nhưng không biết sức ì nào cản trở (?)

“Bây giờ người dân cần một hành động mà phải là hành động thực sự. Cần một quyết tâm từ cấp cao nhất chứ không phải là lời hứa suông”.
http://vietnamnet.vn/xahoi/2009/03/838116/


Việt Nam Ngày Nay, Đảng Cộng Sản Thực Thi Một Cuộc Đuổi Nhà, Cướp Đất Của DânNhắc lại miền Nam, Nguyễn khắc Toàn viết: “... Mô hình chế độ chính trị Nhà Nước Việt Nam Cộng Hòa trước đây, khi ở miền Bắc tôi đã được tuyên truyền rằng, đó là một loại hình thức chủ nghĩa thực dân kiểu mới do Đế Quốc Mỹ dựng lên và làm bàn đạp để tiến công miền Bắc và phe XHCN do Liên Xô và Trung Quốc là những nước đứng đầu. Và các cơ quan tuyên truyền của miền Bắc còn nói về kinh tế, miền Nam Việt Nam là thị trường để tiêu thụ hàng hóa tư bản ế thừa của các nước phương Tây. Đây cũng là nơi Mỹ và các đế quốc nước ngoài vơ vét tài nguyên bóc lột sức lao động rẻ mạt của nhân dân về văn hóa, xã hội, giáo dục... thì mảnh đất màu mỡ ở miền Nam Việt Nam là nơi để gieo mầm nô dịch của đế quốc, ngoại bang nảy nở phát triển. Trên báo đài phát thanh sách vở giao khoa dạy trong các trường học ở miền Bắc thì đầy dẫy những tuyên truyền về một nhà tù lớn, một trại tập trung khổng lồ. Ở nông thôn thì nông dân bị kềm kẹp trong ấp chiến lược với lớp lớp hàng hàng rào dây thép gai bao quanh, với nhiều chòi canh có lính canh với sáng đạn tối tân canh gác đêm ngày...”.
Hơn mười ngày nay, hàng loat người từ các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long cũng như một số tỉnh miền Trung ồ ạt kéo về Saigòn đòi gặp các vị trách nhiệm Văn Phòng Quốc hội 2 để khiếu nại bị lừa gạt trong những vụ việc bồi thường đất đai. Từ nhiều năm nay, các cơ quan giải tỏa đất đai cho quy hoạch xây cất, mở mang thành phố, mở mang xí nghiệp theo nhu cầu kỹ nghệ hóa đất nước và do xây dựng nhà cửa cho ngoại nhơn đầu tư vào Việt Nam cư ngụ, đất đai ở những vùng ngoại biên các thành phố lên giá vùn vụt. Một miếng ruộng nho nhỏ đã biến thành mỏ vàng. Người nông dân có đất đai ở trong vòng quy hoạch được đề nghị bồi thường một - đương nhiên món tiền bồi thường này không thỏa đáng, vì còn dưới xa giá trị đích thực về công sức khai thác, về lợi tức thu hoạch của sở hữu chủ - nhưng liền đó, mảnh vườn, miếng đất mà người nông dân “khổ chủ” nghĩ rằng chánh quyền sẽ xây cất theo nhu cầu phát triển đất nước, thì … được bán lại cho Tây, cho Tàu với giá cao gấp trăm, gấp ngàn lần giá bồi thường. Nông dân thấy mình bị đảng viên có chức có quyền địa phương lừa đảo trắng trợn, nên ức lòng đi kiện.
Thế là đã xãy ra hàng hàng lớp lớp dân oan kéo nhau đi Hà nội khiếu kiện, rồi bao nhiêu cảnh thương tâm xảy ra cho những người dân bị đuổi nhà cướp đất phải ăn dầm nằm vạ tháng này qua năm khác ở Vuờn Hoa Mai Xuân Thưởng, và ngày nay, tình trạng này đang tiếp diễn ở Sàigon.ĐÂY LÀ MỘT VỤ CẢI CÁCH RUỘNG ĐẤT MỚI ... THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA !Hồi năm 1952 đến 1956, Đảng cộng sản Hànội phát động chiến dịch Cải cách ruộng đất để đánh Địa chủ cường hào, lấy đất đai của Địa chủ đem chia cho Bần cố nông. Sau đợt sửa sai năm 1957, Đảng “hợp tác xã hóa” đất đai để tước quyền làm chủ của Bần cố nông. Sau 1975, đảng cộng sản vào Nam, định làm lại cuộc Cải cách ruộng đất nhưng không thực hiện được vì chánh sách “hợp tác xã hóa” thất bại. Đảng cộng sản chỉ đánh được Tư sản, Tiểu thương, Tiểu chủ, tước quyền tư hữu để đem tài sản cướp đoạt được của nhân dân về cho đảng sở hữu, mà thực tế là làm giàu cho đảng viên.
Ngày nay, nhờ đầu tư ngoại quốc vào, nhà cầm quyền tìm mọi cách vừa thu mua rẻ đất đai của nông dân, vừa trắng trợn cướp đoạt, bán lại cho Tư bản để làm giàu cho đảng viên.Lần này người dân thật sự trở thành Bần cố nông trắng tay. Đảng cộng sản vốn là Đảng Lao động nên lột sạch sành sanh Nông dân, Tiểu chủ, và đảng cộng sản trở thành địa chủ, tư sản, tư bản, cả mại bản.Nếu xem đây là cuộc Cải cách ruộng đất, thì lần này Đảng sẽ biến Nông dân trở thành Công nhân rẻ tiền phục vụ cho tư bản ngoại quốc, vì Việt Nam, thành viên thứ 150 của WTO, đang cần một “giai cấp” Công nhân rẻ tiền và dễ sai.
CƯỚP ĐẤT DƯỚI DANH NGHĨA CHUYỂN GIAI CẤP NÔNG DÂN THÀNH GIAI CẤP CÔNG NHƠN.
Phát triển Việt Nam ngày nay, theo chiêu thức “Kinh tế thị trường”, tức là tạo những công nhơn cho một công nghệ gia công lắp ráp, tạo những công nhân may mặc, dán hồ đế giày thể thao … một công nghệ không chất xám, thiếu kỹ thuật, thiếu sáng tạo, thiếu khoa học mũi nhọn. Và nguy hiểm hơn, với chiêu thức “Kinh tế thị trường” thòng thêm cái đuôi “Định hướng xã hội chủ nghĩa”, tức là làm kinh tế một cách bừa bãi, tùy tiện, độc đoán, như mua của nông dân với giá rẻ, bán với giá mắc cho ngoại quốc, chiêu thức này sẽ lột sạch sành sanh nhân dân. Tất cả những kẻ “ăn trên ngồi trước” đều là cán bộ đảng viên cộng sản, miệng lúc nào cũng nói xoen xoét “làm cho Việt Nam”, nhưng không bao giờ họ thật sự “làm cho người Việt Nam, cho dân Việt Nam”. Nếu là cấp lãnh đạo lương thiện, có chút liêm sĩ, khi nói bồi thường theo giá thị trường, thì phải giải quyết đúng đắn là trả bù khoản tiền sai biệt cho những chủ nhơn đất đai bị quy hoạch khi giá được bán lên cao.
http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=45&nid=111072

Công An Cướp Đất Đồng Bào Kiên Giang !
dangia
01-08-2006, 11:24 AM
Công An Cướp Đất Đồng Bào Kiên Giang !Posted by Admin on 2006/1/8 1:16:59 (292 reads) Sáng ngày 27 tháng 12, 2005. Công an Tỉnh Kiên Giang phối hợp công an Thị Trấn Gò Quao. Với vũ khí đến triệt hạ nhà của dân để chiếm đất bán lại cho người khác với giá cao. Đó là nhà của Lý khánh Tùng, Lý Thiện Chí, Lý Thiện Mỹ, Lý Huệ sinh 1917 ông hiện tại không có nhà ở và nhiều nhà, đất của những người dân xung quanh vùng đó cũng trong tình trạng chung như vây. Những nguời này kêu khóc thì bị công an còng đem nhốt. Lý Thiện Mỹ vì bị công an rượt bắt không có đường chạy phải nhảy lầu bị lọi chân, sao đó bị còng đem bỏ tù. Nguyễn Thị Út la khóc đến xỉu phải đem đi nhà thương, chị là sản phụ mới sanh ba tháng. Chính quyền cộng sản hiếp đáp dân, người dân trong tay không tất sắt, nay nhà cửa bị triệt hạ còn bị ở tù. Hiện nay ở Việt Nam từ nam ra bắc đều bị thảm trạng này, vì muốn làm giầu mà lấy nhà đất của dân để bán lại giá cao lấy lời. Hiện ở Gò Quao nhà cửa Lý Khánh Tùng và những người dân ở đó đang bị đàn áp như thế, những người này nhà của họ đều có đóng thuế hằng năm, giấy tờ đầy đủ của nhà nước đã bán cho họ trước kia. Nay lại quy hoạch để bán lại một lần nữa cho những người có tiền. Dân ở Gò Quao rất là khổ, kiêu trời không thấu, họ đã từng đi tới Hà Nội để khiếu nại nhưng không kiết quã gì. Nay tôi tha thiết kêu gọi mọi người hãy góp tiếng nói đòi lại quyền sống cho người dân ở Việt Nam. Xin phổ biến rộng rãi tin này đang xãy ra cho rất nhiều người dân ở Việt Nam. Cũng xin những người có thẩm quyền, các cơ quan truyền thông ở tại Việt Nam xem xét và tìm hiểu sự việc đang xãy ra ở Thị Trấn Gò Quao. Điện hình là gia đình Lý Khánh Tùng, đang bị đập nhà ngày 27 tháng 12, 2005 lúc 9:20 sáng tại Thị Trấn Gò Quao.Ở Việt Nam hiện nay, nhà cầm quyền cộng sản, bằng cách đuổi nhà chiếm đất, gây xáo trộn không để cho người dân sống yên ổn, với mục đích:
1.) Để cho người dân vì mải lo chuyện tranh chấp với nhà nước về cái chổ ở của mình, không còn thời gian, tâm trí để ý đến chuyện nhà nước đã cắt đất, biển dâng cho quan thầy Trung Cộng để đổi lấy sự ủng hộ hầu cũng cố quyền thống trị. Nhà cầm quyền đã dùng một mánh lới rất tàn tệ để đối xử với dân lành. Họ ra lịnh cho dân phải dỡ nhà bán đất cho chính quyền với giá áp bức mà họ gọi là quy hoạch. Ai không chịu làm đúng ý họ thì ngày nào họ cũng cho mời lên làm việc. Ai không đến thì bị phạt hành chánh với tội danh là chống lịnh trình diện. Kết quả là người dân vì không thể làm ăn sinh sống, đến đường cùng là phải bán đất cho họ với giá áp đặt để đổi lấy sự yên ổn.
2.) Đất chiếm được họ lại đem bán cho những người có nhiều tiền hơn để làm giầu. Đay là một cách làm giầu không cần vốn, chỉ cần chiếm đất và bán đất, được tô điểm với cái tên QUY HOACH. Sự việc bất công này xãy ra được, xét cho cùng nhừng người ỷ tiền bỏ ra mua những lô đất bất chính này cũng phải có trách nhiệm một phần (trong những người này có một số là Việt kiều nhờ bà con đứng tên để mua, nhưng vì ở xa nên không biết rõ tình trạng và nguồn gốc của những lô đất mình mua)
http://www.vietcyber.com/forums/archive/index.php/t-99743.html


Trò cướp đất tại Việt Nam đã trở thành quy mô
Trần Đình Thanh Lâm,Hà Nội-
Khi Việt Nam mở cửa kinh tế ra thế giới bên ngoài, người ta chứng kiến một hiện tượng quen thuộc từng xảy ra tại Trung Hoa : các viên chức đầy quyền lực đã nhân danh phát triển để tịch biên đất đai và xua đuổi nông dân và dân nghèo trên một quy mô rộng.Việc ép đuổi người dân để chiếm đất làm đường và thực hiện những dự án phát triển đã khiến xã hội trở nên bất ổn và tạo nên tình cảnh bối rối cho một quốc gia đang tìm cách gia nhập Tổ Chức Thương Mại Quốc Tế (WTO) và kêu goi đầu tư ngoại quốc vào bất động sản. Cảnh tượng các nông dân xuống đường tố cáo là họ đã bị tich thu ruộng đất nay đã trở thành thường xuyên tại các trung tâm đô thị lớn như Sài Gòn và Hà Nội.
Chẳng hạn, hàng trăm người ngụ cư dọc con đường Khuất Duy Tiên ở vùng ngoại ô Thanh Xuân đẫ đến biểu tình trước Hội Đồng Nhân Dân Hà Nội ngày 19 tháng 7 để thúc bách chính quyền sở tại giữ lời hứa bù đắp lại đất đai đã bị Nhà Nước thu mua để thiết lập một con đường mới.Bất chấp luật lệ cấm tụ họp bất hợp pháp, người dân biểu tình ngồi ăn vạ cả tháng nay tại Thanh Xuân. Họ khởi sự việc này từ đầu tháng Sáu sau khi chính quyền ra lệnh san bàng nhà cửa để thiết lập «Lộ vòng đai số 3».
Các viên chức chính quyền vẫn chưa đề ra một chính sách đền bù rõ ràng.Họ nói : « Chúng tôi đã sống ở đây từ năm 1993, và đất đai của chúng tôi đã trở thành nơi cư ngụ. Nhưng chính quyền chỉ trả cho chúng tôi 60 thước vuông đất và họ xem phần đất còn lại là ruộng canh tác.» Họ nói thêm ông Lê Quý Đôn, phó chủ tịch của Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội, trước đây đã hứa rằng tất cả các đất đai thu mua để làm đường sá sẽ được xét theo diện đất đai cư trú và tiền đền bù phải tương xứng. Tỉ giá chính thức số tiền bù lỗ là 13 triệu đồng ($820 Mỹ kim) cho mỗi một thước vuông đất cư ngụ và 225.000 Đồng ($14 Mỹ kim) cho mỗi thước vuông ruộng canh tác.Ông Phạm Thanh Xuân, một viên chức địa phương, nói rằng sơ đồ tổng quát của con lộ này đã có từ năm 1981, vì vậy những ai định cư vùng này sau năm này sẽ được đền bù tương đương với giá trị của 60 thước vuông đất cư trú.
Ông Phan Bá Tuất, một trong những người phản đối, nói: «Với chính sách trợ giúp kiểu này, chúng tôi chẳng còn gì nữa.»Các người khiếu kiện biện luận rằng sơ đồ tổng quát cho đến nay vẫn được giữ bí mật và xác nhận họ có chứng minh thư của chính quyền - về phép cư ngụ cũng như quyền sử dụng khác - trên mảnh đất của họ. « Chúng tôi chỉ muốn quyền lợi này phải được tôn trọng.» Ông Đôn công nhận rằng vấn đề hiện nay là một phần do lỗi của chính quyền địa phương, nhưng ông nói có thể có một giải pháp đồng thuận. Ông nói ông đã ra lệnh cho chính quyền địa phương phải giải quyết xong vấn đề này vào thứ bẩy cuối tuần này.Việc bù lỗ và nạn tham nhũng quanh vấn đề chuyển nhượng đất đai đã trở thành những vấn đề nghiêm trọng tại Việt Nam. Một số nhà quan sát tiên đoán là, rồi cũng giống như bên Trung Hoa, những khiếu kiện đất đai với nhà nước có thể dẫn đến bất ổn định xã hội lan tràn khắp nơi và có thể làm hỏng hướng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Người dân biểu tình phản kháng hiện nay tu tập mỗi ngày trước các cơ quan của Đảng Cộng Sản Việt Nam và tại các buổi tụ họp «gặp mặt nhân dân» trên đường Mai Xuân Thưởng tại thủ đô Hà Nội. Nơi này nổi tiếng vì cách đây một năm một bà cụ tên Phạm Thị Trung Thu đã tự thiêu để phản kháng lại những bất công do các viên chức của nhà nước áp đặt mà gia đình bà gánh chịu.Vào tháng Tư, hàng ngàn người dân tại ba tỉnh miền Nam Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang đã viết một bạch thư gởi lên đảng và chính phủ tố cáo chính quyền địa phương tich thu bất hợp pháp đất đai của họ. Vấn đề đất đai cũng là đề tài thảo luận chính trong ngày đầu phiên họp hội đồng nhân dân của thành phố Sài gòn. Nơi đây các nghị viên chỉ trích những quy định phức tạp về đất đai đã tạo «mảnh đất màu mỡ» cho các viên chức tham nhũng.Theo ông Trịnh Xuân Thu, phó giám đốc Sở Công Anthì trong năm vừa qua có đến 1.300 viên chức dính líu đến những âm mưu cướp đất đai bất chánh đã bị bắt.
Ông Thu nói: « Năm mươi phần trăm trong số này đã bị tuyên án sau khi những nạn nhân đệ đơn khiếu nại tố giác họ, ».Báo Lao Động tường thuật ngày 24 tháng 7 rằng những viên chức tỉnh Tây Ninh đã cướp hàng trăm mẫu đất đai của nhà nước đề chia chác cho nhau. Tờ báo cũng tố cáo Trần Hoàn Kiếm, một viên chức trong Công Ty Mía Tây Ninh, đã chiếm đoạt khoảng 141 mẫu đất.Việc mua bán đất bất hợp pháp đã lan tràn khắp nơi đến độ thị trường địa ốc tại Việt Nam hiện nay được xem là một trong những thị trường kém minh bạch nhất thế giới. Hãng cung cấp dịch vụ địa ốc Jones Lang Lasalle tại Hoa Kỳ gần đây lượng định chỉ số minh bạch về địa ốc Việt Nam thấp nhất trong số 56 quốc gia được quan sát.
Tại một hội nghị tổ chức vào tháng Năm tại thành phố Sài gòn nhằm thu hút đầu tư ngoại quốc vào Phú Quốc, một hòn đảo nghỉ mát của Việt Nam, nhiều nhà đầu tư hỏi: « Làm thế nào để các nhà đầu tư tham dự vào việc phát triển Phú Quốc khi tất cả đất đai đều nằm trong tay của kẻ đầu cơ tích trữ địa ốc ?». Đầu năm nay, nhiều viên chức tại Phú Quốc bị bắt vì tội buôn bán đất đai bất hợp pháp. Những cuốc điều tra tiếp theo cho thấy các viên chức đã chiếm đoạt nhiều khu vực rộng lớn ngay bãi biển và bán cho những kẻ đầu cơ.Những việc đầu cơ đất đai bất hợp pháp, lề lối quan liêu giấy tờ quá độ, hạ tầng cơ sở nghèo nàn và việc khoanh vùng không thích đáng đã xua đuổi một vài nhà đầu tư, những nguồn tin trong ngành cho biết như vậy. Ông Nguyễn Hữu Thọ, tổng giám đốc Saigontourist, một công ty về khách sạn và du lịch hàng đầu của Việt Nam, nói rằng hãng của ông gặp vấn đề trong việc dọn quang trong hai dự án về trung tâm nghỉ mát và sân gôn. Ông nói: « Rõ rệt việc mua bán đất đai bất hợp pháp đặt ra mộ số thách đố và đã làm cho những nhà đầu tư như chúng tôi lỡ những cơ hội kinh doanh, cản trở sự phát triển của hòn đảo».
Ông Lou Lennaerts, giám dốc của hãng Life Resorts Development, nói rằng nhà nước nên phác họa một sơ đồ chi tiết tổng thể của hòn đảo, để quy định việc mua bán đất và giới hạn những xây cất không đúng tiêu chuẩn. «Chính quyền phải đề ra một tiêu chuẩn xây cất có tính cách quốc tế để đảm bảo môi sinh của đảo Phú Quốc không bị tổn hại.»Tuy nhiên cũng có một vài nhà đầu tư đánh liều. Nhóm Victoria Hotels and Resorts của Pháp mới đây đã đạt được thoả ước với chính quyền địa phương tại Phú Quốc để vay mượn 20 mẫu đất cho một dự án dinh thự nghỉ mát 12 triệu Mỹ kim, trong khi đó có tin cho biết hãng Rockingham Asset Management LLC của Hoa Kỳ tìm cách xây một công trình nghỉ mặt to lớn trị giá 1.5 tỷ Mỹ kim.
Trần Đình Thanh LamNguồn: Asia Times, số ra ngày 10/8/2006Nguyễn Gia Thưởng dịch

http://www.thongluan.org/vn/modules.php?name=News&file=article&sid=1034


CHÍNH SÁCH CƯỚP ĐẤT CỦA DÂN CỦA NHÀ CẦM QUYỀN HÀ NỘI
Từ cuộc rà soát các dự án “Mở rộng Hà Nội”Khi nhà đầu tư núp bóng Nhà nướcNgày 20.04.2009 Giờ 07:40http://www.sgtt.com.vn/Detail23.aspx?ColumnId=23&newsid=50100&fld=HTMG/2009/0419/50100Trong khi, Ngần, người Mường ở xóm Trại Mới, xã Tiến Xuân khoe: “Từ ngày chúng em thành người thủ đô, hội phụ nữ về, cho em hai “nạng” hạt rau”; thì, chồng là Quách Đình Tư cười: “Chúng em vẫn ở cách “năng” Bác 3 tiếng xe bác ạ”. Tiến Xuân là một trong bốn xã của huyện Lương Sơn, Hoà Bình, từ 2008 “trở thành” Hà Nội“Phúc lợi đô thị” mà người dân ở đây tiếp cận, theo Tư, là… bụi. Hàng ngày có hàng chục xe ben chạy ngang xã lấy đất. Theo Tư: “Không thể sống được vì bụi”. Chính quyền tỉnh Hoà Bình đã ký phê duyệt tới 54 dự án phát triển đô thị trước khi bàn giao bốn xã này. Đặc biệt, có dự án như khu biệt thự nhà vườn xã Yên Bình toàn bộ hồ sơ được tỉnh ký chỉ trong vòng một ngày (29.2.2008).
Trong khi, theo một khảo sát của bộ Xây dựng, một dự án như vậy, trong điều kiện bình thường, phải mất tới ba năm để xin phê duyệt.Nhưng, bụi chỉ là những gì nhìn thấy trên bề mặt. Chàng trai cựu chiến binh Mường này nói đùa: “Bán hết đất cho các dự án rồi chắc là em lại ra đường đánh đàn xin tiền thôi bác ạ. Em đánh đàn hay lắm”. Nhưng, nhiều người Kinh khác không thể hài hước hoá tình cảnh của mình như Tư.
Khi chúng tôi vào một nhà dân ở khu vực nông trường Việt Mông (cũ), nay thuộc xã Yên Bài, huyện Ba Vì, chỉ để định mua một ấm trà, người dân liền kéo đến đầy nhà. Ông Ninh, thay mặt bà con nói: “Như trời sập xuống đầu chúng tôi, anh ạ. Đất của chúng tôi đã được tỉnh Hà Tây cũ ký giao cho công ty cổ phần Việt Mông rồi”.Dự án “làng chè sinh thái” mà công ty Việt Mông trình tỉnh Hà Tây, vẽ ra một khung cảnh hấp dẫn về “kinh tế kết hợp với du lịch sinh thái” ở trên một diện tích rộng 941ha.
Nhưng người dân ở đây lại nhìn thấy màu của những toà biệt thự vườn sẽ được công ty này xây bán. Vấn đề là tại sao, họ, những người dân đang làm chủ những vườn chè đẹp như tranh vẽ ấy lại không được hỏi ý kiến, lại không là một phần của dự án mà phải “giao lại vườn tược nhà cửa cho mẹ con bà chủ tịch công ty cổ phần này”.Ông Ninh kể: “mãi đến ngày 24.10.2008, chúng tôi mới được xã triệu tập lên để nghe bà chủ tịch công ty đọc quyết định ký ngày 4.7.2008 của Hà Tây”. Tương tự, người dân ở xã Tiên Phương, huyện Chương Mỹ, cũng bị lấy đất “giao cho dự án”. Ông Nguyễn Văn Tể, 69 tuổi, nói: “Tôi cũng có công ty, tôi cũng cần đất, xã nói phải ưu tiên cho người địa phương, nhưng rồi, cách đây sáu tháng, xã lên loa, kêu dân lên họp, thông báo “trên” đã quyết định giao ruộng của chúng tôi cho một tư nhân. Đã có lệnh, ai không nhận tiền thì “trên” sẽ chuyển vào kho bạc”.
Ở thôn Sơn Đồng, xã Tiên Phương của ông Tể có nhiều người không chịu nhận tiền. Nguyễn Đình Thuy, giải thích: “Bán hết thì nhà em chết đói. Em 45 tuổi, chỉ học hết lớp 4, bác bảo không có ruộng thì em ra đình tán hươu, tán vượn à”.Cũng sẽ thật bất nhẫn khi tranh luận với người dân về “giấy tờ” đối với ruộng nương của họ. Ông Tể nói: “Đất này trước đây là thùng đào, hố đấu, xã kêu chúng tôi ra nộp tiền cho xã rồi lấp hố, cải tạo thành ruộng, giờ bảo chúng tôi đúng thì đúng, bảo chúng tôi sai thì sai”.
Câu chuyện ở Ba Vì cũng tương tự. Hơn 20 năm trước, ông Ninh cùng với hàng ngàn thanh niên từ các huyện vùng xuôi, “theo tiếng gọi của Đảng”, bỏ làng, bỏ những thửa ruộng đẹp nhất cho những hộ dân khác lên khai khẩn đất hoang, phát triển “vùng kinh tế Nam Ba Vì”. Mỗi gia đình tạo lập được cho mình một ngôi nhà nho nhỏ, một vườn chè xinh xắn với khát vọng an cư. Không có dự án thì làng của họ cũng đã đẹp như những “làng sinh thái”.Khi “rà soát” lại các đồ án quy hoạch “Tổ công tác” thống kê được 772 dự án đã được ký duyệt vội vàng trước khi bốn xã thuộc Hoà Bình, huyện Mê Linh và tỉnh Hà Tây nhập về Hà Nội. Ngoài những hệ luỵ về hạ tầng đô thị mà chúng tôi sẽ đề cập trong một bài khác, tiến trình đô thị hoá phần Hà Nội mới đang xuất hiện quan hệ Nhà nước “thu hồi đất của nông dân” để giao cho các nhà đầu tư một cách tràn lan.Ở dự án Làng sinh thái chè Việt Mông, ngay sau khi tỉnh Hà Tây ký phê duyệt dự án, giám đốc công ty Dương Quang Huy đã ra lệnh: “Nghiêm cấm các hoạt động san ủi, đào đắp làm thay đổi hiện trạng sử dụng đất hoặc chuyển nhượng đất.
Nghiêm cấm việc xây dựng nhà ở, công trình…”. Thông báo này của ông Huy, giám đốc một công ty cổ phần, có điều 4: “gửi tới tất cả các đơn vị đội, các trưởng thôn, xóm; các tổ chức xã hội để thông báo đến toàn thể các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình biết và thực hiện nghiêm túc”. Trong khi, người dân chưa hề được thảo luận về các phương án đền bù và đặc biệt là chưa được hỏi xem có đồng ý “nhượng quyền sử dụng đất” hay không thì việc Việt Mông ra một quyết định vi phạm cả về thẩm quyền hành chính và dân sự như vậy phải bị chính quyền địa phương thu hồi ngay lập tức.Rất tiếc, ngày 19.3.2009, uỷ ban huyện Ba Vì đã “hợp thức hoá quyền lực nhà nước” này cho Việt Mông bằng cách ra thông báo số 16: “Giao cho công ty cổ phần Việt Mông và các xã… thường xuyên kiểm tra, phát hiện, xử lý… Giao cho công an huyện bố trí lực lượng thường xuyên hỗ trợ các xã, công ty Việt Mông, đảm bảo và hỗ trợ an ninh trật tự trong trường hợp cưỡng chế”. Sáng 13.4.2009, ở huyện Chương Mỹ, chúng tôi chứng kiến cảnh một nhóm nông dân đứng bên lò gạch Tiên Phương, nhìn những chiếc xe benz của một công ty tư nhân đổ đất lên ruộng lúa ba tháng tuổi đang nuôi đòng của họ.
Họ đứng nhìn từ xa vì những chiếc xe benz ấy giờ đây đã được coi là “quyền lực”.Không phải tự nhiên, mà luật Đất đai quy định, Nhà nước chỉ thu hồi đất khi có nhu cầu sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế. Ý chí ban đầu của các nhà làm luật là không để cho Nhà nước trở thành chỗ dựa để các doanh nghiệp “ép giá” đất của nông dân. Nhưng, quy định này có vẻ như đang bị ngày càng lạm dụng. Những dự án kinh doanh địa ốc do tư nhân thực hiện, giờ đây, cũng đang thủ lợi lớn dưới danh nghĩa “lợi ích công” và Nhà nước, đã vô tình nuôi sự căng thẳng với người dân khi lạm dụng quá nhiều “giải toả”.Sự ổn định xã hội ở những vùng đang đô thị hoá là vô cùng quan trọng. Hội đồng nhân dân và Thành uỷ Hà Nội cần phải nắm tâm tư và tình cảm của người dân ở trong vùng có đất bị thu hồi cho dự án.
Có lẽ, Quốc hội, cơ quan bỏ phiếu cho việc sáp nhập Hà Nội, cũng không nên đứng ngoài cuộc. Theo nghị quyết 66 ngày 29.6.2006 của Quốc hội, những “Dự án, công trình phải di dân tái định cư từ hai mươi nghìn người trở lên ở miền núi, từ năm mươi nghìn người trở lên ở các vùng khác” phải được thông qua bởi Quốc hội. Các dự án ở Hà Nội đang cùng lúc tác động đến hàng triệu nông dân sống xung quanh thủ đô. Sự tác động ấy rất cần được coi là “trọng điểm” để đặt lên bàn nghị sự.Huy Đức.


http://nhanquyenchovn.blogspot.com/2009/04/chinh-sach-cuop-at-cua-dan-cua-nha-cam.html


No comments:

Post a Comment