Pages

Friday, April 3, 2009

TRỊNH CUNG * VỀ TRỊNH CÔNG SƠN



TRỊNH CÔNG SƠN VÀ THAM VỌNG CHÍNH TRỊ

Trịnh Cung


01.04.2009

LTS. Trịnh Công Sơn được nhiều người chú ý. Người bảo ông là CS, kẻ lại bảo ông cũng là nạn nhân của cộng sản. Được bạn đọc gửi đến bài này, xuất xứ tap chí DA MAU, tôi đã xem lại và trong chiều hướng tìm hiểu sự thật, tôi đăng vào BKBDD để các bạn có đầy đủ tài liệu.
Tôi
nghĩ rằng cả dân tộc này bị cộng sản lừa dối và trở thành nạn nhân của cộng sản. Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường, Tam Ich, Nguyễn Hữu Thọ,Trương Như Tảng, Đoàn Văn Toại, và Trịnh Công Sơn đều đã lầm mà theo cộng sản . . .Phần đông viết về âm nhạc của Trịnh Công Sơn, riêng Trịnh Cung viết về con đường chính trị của Trịnh Công Sơn.
Sơn Trung.


Đă 8 năm kể từ ngày mất của Trịnh Công Sơn, 01-4-2001. Đă có rất nhiều bài và sách viết về người nhạc sĩ tài hoa xuất chúng này. Tất cả đều chỉ nói về 2 mặt: tình yêu (con người, quê hương) và nghệ thuật ngôn từ trong ca khúc Trịnh Công Sơn, tuyệt nhiên không thấy ai đề cập đến vấn đề Trịnh Công Sơn có hay không tham vọng chính trị. Phải chăng như Hoàng Tá Thích, ông em rể của người nhạc sĩ “phản chiến” huyền thoại này đă minh định trong bài tựa cuốn sách Như Những Dọ̀ng Sông của mì́nh nói về âm nhạc và tì́nh người của ông anh rể Trịnh Công Sơn, do nhà Xuất Bản Văn Nghệ và Công Ty Văn Hoá Phương Nam ấn hành năm 2007:
“…Anh không bao giờ đề cập đến chính trị, đơn giản v́ anh không quan tâm đến chính trị”? Hay như nhận định của một người bạn không chỉ rất thân mà c̣ận là một “đồng chí” (trong ư nghĩa cùng một tâm thức về chiến tranh VN) của Trịnh Công Sơn, hoạ sĩ Bửu Chỉ (đă mất) đă viết: “Trong dọ̀ng nhạc phản chiến của ḿình, TCS đă chẳng có một toan tính chính trị nào cả” (Trích bài viết: “Về Trịnh Công Sơn và Những Ca Khúc Phản Chiến Của Anh”, in trong Trịnh Công Sơn, Cuộc Đời, Âm Nhạc, Thơ, Hội Hoạ & Suy Tưởng do Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài Gọ̀n ấn hành năm 2005)?

Sự thực có đúng như câu khẳng định chắc nịch ở trên của ông Hoàng Tá Thích và hoạ sĩ quá cố Bửu Chỉ? Chắc chắn là sai 100% rồi nếu như Trịnh Công Sơn không là tác giả của 3 tập nhạc phản chiến (Ca Khúc Da Vàng, Kinh Việt Nam và Ta Phải Thấy Mặt Trời), và cũng chưa từng tham gia vào Phong trào Đấu tranh Đô thị của Thanh niên Sinh viên Học sinh để chống Mỹ và chính quyền Sài Gọ̀n mà chính cuốn sách của Hoàng Tá Thích và bài viết của Bửu Chỉ vừa nhắc đến ở trên đă có nhiều tiết lộ. Mặt khác, trong bài viết “Có Nghe Ra Điều Gí́” Trịnh Công Sơn gửi cho bác sĩ Thân Trọng Minh tức nhà văn Lữ Kiều năm 1973 có đoạn như sau: “…Chưa bao giờ tôi có ý nghĩ tự đề nghị với ḿnh một trách nhiệm quá lớn, nhưng khi đă lỡ nhận chịu những cảm t́nh nồng hậu từ đám đông, th́ì những t́ình cảm kia phải được đền bồi…”. Và trong thư TCS gửi cho Ngô Kha - người bạn cùng chí hướng chính trị và cũng là người em rể, đồng thời là lănh tụ của Chiến đoàn Nguyễn Đại Thức này đă bị Công An Huế bắt (1972-1974) - chúng ta sẽ dễ nhận ra sự thực làm chính trị chống chế độ Sài Gọ̀n của Trịnh Công Sơn. Nhất là trong đoạn Lê Khắc Cầm nói về mối quan hệ giữa TCS và tổ chức cơ sở thành uỷ Huế do Lê Khắc Cầm bí mật phụ trách trước 1975 như thế nào, th́ì không thể nói là TCS không có toan tính chính trị như nhận định của hoạ sĩ Bửu Chỉ (Xin xem thêm Thư TCS gửi Ngô Kha và đoạn trao đổi về lá thư này giữa Nguyễn Đắc Xuân và Lê Khắc Cầm trong phần tư liệu đính kèm bài).


co-nghe-ra-dieu-gi


Thủ bút Trịnh Công Sơn trong bài “Có Nghe Ra Điều Ǵ”
gửi cho bác sĩ Thân Trọng Minh tức nhà văn Lữ Kiều năm 1973


Trước khi nêu thêm những dẫn cứ quan trọng hơn để chúng ta có cái nhì́n rõ hơn về thái độ chính trị của TCS thời chiến tranh VN, và cũng nhằm cung cấp thêm tư liệu để làm rõ các mối quan hệ có tính dính líu vào hoạt động chính trị phản chiến thân Cộng của TCS, tác giả xin kể một kỷ niệm với Ngô Kha và vì sao Ngô Kha lấy tên cho lực lượng đấu tranh của ḿnh là Chiến đoàn Nguyễn Đại Thức.
Vào năm 1971, tôi có mời Ngô Kha tới dự bữa cơm đầy năm Vương Hương, con đầu lọ̀ng của tôi tại nhà ở Phú Nhuận. Sau tàn tiệc, tôi đưa Ngô Kha ra về. Chúng tôi đi bô từ ngă tư Phú Nhuận về hướng cầu Kiệu, khi gần đến chân cầu, Ngô Kha nói với tôi: “Cậu vào chiến khu với mì́nh đi, có người dẫn đường đang chờ”. Tôi không ngờ lại bị Ngô Kha đưa vào thế kẹt. Lúc này, tôi đang là Trung Úy biệt phái dạy tại Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Huế, vừa bị Nha Mỹ Thuật Học Vụ trả về lại Bộ Quốc Phọ̀ng và́ được Mỹ cấp học bổng tu nghiệp mỹ thuật tại Trung Tâm Đông và Tây, Hawaii, Hoa Kỳ





(Sau 1975 tôi mới biết ông Nguyễn Văn Quyện, kiến trúc sư, Giám đốc Nha Mỹ Thuật Học Vụ, người ký quyết định không cho tôi đi Mỹ và trả tôi lại quân đội theo đề nghị của hoạ sĩ Vĩnh Phối - Hiệu trưởng Trường CĐMT Huế, cả 2 đều là Việt cộng nằm vùng), và Ngô Kha đang là em rể của Trịnh Công Sơn, cũng mang cấp bậc thiếu uý Quân lực VNCH có tư tưởng phản chiến, nhưng tôi không biết gì́ về hoạt động ly khai của anh cho tới lúc này. Thật bất ngờ và căng thẳng, làm sao tôi có thể đi về phía bên kia chiến tuyến?


Tôi không hề tham gia vào phong trào phản chiến, tôi chơi với Trịnh Công Sơn, Ngô Kha, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Đinh Cường khi họ chưa là người chống lại chế độ Việt Nam Công Hoà. Ngay cả tại “túp lều cỏ” Tuyệt Tình Cốc ở Huế, nơi mà nhà văn Thế Uyên trong một bài viết của anh có tên “Cuộc Hành Tŕinh Làm Người Việt Nam Qua Trịnh Công Sơn” đă tự bạch anh từng đến dự những cuộc họp bàn về đấu tranh chính trị do nhóm Hoàng Phủ Ngọc Tường, Trần Quang Long, Nguyễn Đắc Xuân và Trịnh Công Sơn đứng ra tổ chức, tôi cũng chưa bao giờ đặt chân đến đó và thậm chí không hề biết có những việc như thế. Đơn giản v́ì tôi rời Huế vào sống ở Sài Gọ̀n sau khi tốt nghiệp Mỹ thuật năm 1962, mối quan hệ giữa tôi và họ chỉ là một tì́nh bạn văn nghệ thuần tuý.


Để thối thác lời đề nghị ghê gớm này của Ngô Kha, tôi dừng lại trong bóng đêm bên này cầu Kiệu và nói với anh:
”Ông thấy con ḿnh vừa đầy năm, bà xă cọ̀n quá trẻ và yếu đuối, làm sao mình bỏ nhà đi vào căn cứ với bạn được. Hơn nữa mình không đồng về cách giết người của họ ở Huế hôm Tết Mậu Thân… thôi chúc bạn lên đường may mắn!”.
Thế nhưng, sự việc sau đó lại đưa Ngô Kha đến một hoàn cảnh khác. Anh không đi vào rừng mà về Huế rồi bị bắt và chịu một cái chết bi thảm.

Về Nguyễn Đại Thức là ai mà Ngô Kha dùng đặt tên cho lực lượng đấu tranh của ḿnh?

Theo Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đại Thức nguyên là một hạ sĩ quan quân lực VNCH ly khai đă bắn hụt tướng Huỳnh Văn Cao khi ông dùng trực thăng kiểm soát t́ình hình Phật giáo xuống đường ở Đà Nẵng và Huế, và đă bị lính Mỹ bắn hạ. Hành động và cái chết của Nguyễn Đại Thức đă đưa Ngô Kha đến sự chọn lựa Nguyễn Đại Thức là tên và biểu tượng cho nhóm quân nhân ly khai đấu tranh chống Mỹ Nguỵ do anh tổ chức. Sau đây là đoạn viết của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong Căn Nhà Của Những Gă LangThang: “…Theo tin tức quân báo của Kha nhận từ đoạn Đà Nẵng, thì lực lượng thuỷ quân lục chiến của Kỳ sẽ chĩa mũi nhọn vào những người của phong trào mà họ cho là nguy hiểm, ngay từ lúc họ đặt chân đến Huế để tránh hậu hoạ. Ngô Kha cùng đi với chiến đoàn ly khai của anh sẽ kéo dài cuộc cầm cự trên đèo Hải Vân, để tạo điều kiện cho tôi thoát…”.

Đối với cá nhân tôi, nhờ tiết lộ kinh khủng này của Hoàng Phủ Ngọc Tường, những năm gần đây, tôi mới biết mì́nh đă từng bị Ngô Kha dùng tình bạn để đưa vào cái gọi là Chiến đoàn ly khai Nguyễn Đại Thức mà không biết khi anh rủ tôi đi vào cứ như đă nói ở trên. May mà tôi đă từ chối.

Với bao nhiêu sự việc gắn kết với nhau, hoà quyện, ăn khớp, như thế mà chúng ta vẫn cọ̀n hoài nghi, vẫn biện bạch đây chỉ là một thứ tì́nh cảm hồn nhiên hay hoa mỹ hơn, đấy là ý thức về thân phận dân tộc, tiếng nói đ̣i hoà bình đậm tính nhân bản cho quê hương của một người nghệ sĩ tài hoa như TCS, thì chi tiết sau đây đă được Nguyễn Đắc Xuân tiết lộ và đă xác nhận lại với tác giả bài viết này như sau: “Vào đêm ngày 29-5-1966, trên đường Trần B́nh Trọng-Đà Lạt, Trần Trọng Thức (nhà báo), Nguyễn Ngọc Lan (linh mục, đă chết), Nguyễn Đắc Xuân và Trịnh Công Sơn đă cùng nhau bàn về một giải pháp chính trị cho trí thức yêu nước và người đưa ra sự chọn lựa rất quyết đoán và hợp ý với 3 bạn đồng hành với ḿnh: “Không có con đường nào khác cho anh em ḿnh ngoài Mặt trận Giải Phóng Miền Nam!”.

Vậy là đă quá rõ về khuynh hướng chính trị của Trịnh Công Sơn!


Từ Chính Trị Phong Trào đến Chính Trị Cầm Quyền?
Vỡ mộng chính trị cầm quyền

Những ngày trước 30-4-75, Sài Gòn rơi vào tình trạng hỗn loạn. Người thân cộng thì hí hửng, người quốc gia th́ lo âu và t́ìm đường bỏ nước. Mọi thứ sinh hoạt đều tê liệt, tôi nằm trong số người chịu trận, bế tắc, no way out. Trong thời điểm tinh thần sa sút này, tôi thường ghé qua nhà TCS để tìm một thông tin tốt lành vì anh có nhiều mối quan hệ, nhưng cũng không được ǵì vì TCS từ chối ra đi và cho biết sắp nhận chức Quốc Vụ Khanh đặc trách văn hoá trong chính phủ Dương Văn Minh lên thay Thiệu-Kỳ, em trai TCS là đại uý Trịnh Quang Hà sẽ được giao làm Cảnh sát Trưởng quận 2 (nay là quận 1). Thế là xong, TCS sẽ tham gia chính quyền được chuyển từ tay Nguyễn Văn Thiệu để thương lượng hoà bì́nh với quân GP đang bao vây Sài Gọ̀n và doạ sẽ tắm máu Sài Gọ̀n nếu VNCH không buông súng
.
Thế nhưng, TCS và người em không có tên trong thành phần chính phủ Dương Văn Minh khi các hệ thống thông tin quốc gia công bố ngày 27-4-75 và cũng không có tên kiến trúc sư Nguyễn Hữu Đống trong vai đệ nhất Phó Thủ Tướng - người bạn chính trị không lộ diện của TCS từ trước sự kiện Tết Mậu Thân 1968, một cố vấn chính trị, một công tŕình sư cho sự nghiệp chính trị của TCS, đă vận động cho TCS vào chính phủ này như là đại diện của phe Phật giáo. Và với kết quả này, nhà hoạt đầu chính trị trẻ tuổi Nguyễn Hữu Đống đă phải rời khỏi nhà TCS ngay sau đó, sau khi đă ăn ở trong nhà TCS nhiều tháng trước như một người em rể.


Sau này, trong thời Lý Quí Chung cọ̀n sống, tôi có hỏi về sự việc này. Với tư cách là một Bộ trưởng Thông Tin và người rất thân cận với tướng Dương Văn Minh, Lý Quí Chung đă xác nhận: không hề có một đề cử nào cho TCS và Nguyễn Hữu Đống vào chính phủ Dương Văn Minh cả. TCS và gia đ́ình đă bị Nguyễn Hữu Đống lừa rồi! Và từ đó TCS đă coi Nguyễn Hữu Đống là kẻ ghê tởm.

Một chút về Nguyễn Hữu Đống

Nguyễn Hữu Đống tốt nghiệp thủ khoa Trường Kiến Trúc Sài Gọ̀n khoảng năm 1964 nhưng không hành nghề kiến trúc sư, bắt đầu chơi thân công khai với Trịnh Công Sơn vào khoảng 1970. Tôi không được biết gì́ nhiều về nhân vật này ngoài việc chứng kiến sự xuất hiện thường xuyên trong nhà TCS những tháng trước 4/1975 với tư cách em rể TCS, giữa lúc Sài Gọ̀n liên tiếp nhận những thông tin về các tỉnh Tây Nguyên thất thủ, và cũng được biết từ TCS vào những ngày cuối của tháng 4/1975 là: chính quyền mới sẽ vẫn giữ nguyên chiếc ghế Đệ nhất Phó Thủ Tướng của chính phủ đầu hàng Dương Văn Minh (tức ghế của Nguyễn Hữu Đống). Sau đó, Nguyễn Hữu Đống đă vượt biên và định cư ở Pháp.


Thế nhưng, vào khoảng năm 1992, Nguyễn Hữu Đống về Sài G̣òn và tìm thăm tôi. Tôi tiếp anh tại nhà và cùng ăn trưa. Thật ra, giữa tôi và Nguyễn Hữu Đống không đủ thân để anh t́ìm thăm, chẳng qua là chỗ để anh trút hết những ǵì TCS và gia đì́nh không tiếp khi anh tì́m đến thăm họ sau hằng chục năm ly gián từ ngày ấy. Trong những thổ lộ của Nguyễn Hữu Đống có 2 chi tiết đáng chú ý: Một là: Ý tưởng và mô hình kiến trúc Ngôi Đền Tình Yêu có hì́nh quả trứng (lấy từ truyền thuyết Âu Cơ đẻ ra 100 trứng) để TCS chủ tŕì như một giáo đường là của Nguyễn Hữu Đống; Hai là: để Ngôi Đền Tình Yêu này mang đậm sắc thái TCS, Nguyễn Hữu Đống lập ý cho TCS viết Kinh Việt Nam. Dự án này tôi đă được TCS cho biết trước năm 1975 và sẽ xây dựng trên ngọn đồi của Bác sĩ Bùi Kiện Tín ở Thủ Đức, nằm đối diện với nghĩa trang quân đội Sài Gọ̀n cũ.

Xét về mặt tài năng kiến trúc và con người đầy tham vọng làm chính trị của Nguyễn Hữu Đống cũng như mối quan hệ mang tính chính trị giữa anh và TCS thì́ thông tin này đáng tin hơn là gần đây có nghe dư luận từ Phạm Văn Hạng là dự án này của Phạm Văn Hạng và TCS được ông Võ Văn Kiệt ủng hộ?
(Để biết thêm mối quan hệ chặt chẽ giữa TCS và Nguyễn Hữu Đống, xin độc giả đọc thêm đoạn trích dẫn trong phần ghi chú cuối bài viết này, câu Lê Khắc Cầm trả lời phỏng vấn Nguyễn Đắc Xuân về TCS).


Bài Học Lớn Cho Người Làm Chính Trị Tự Phát Trong Xă Hội CSVN
Những Gáo Nước Lạnh Ngày “anh em ta về”

Tuy nhiên, sau sự thất bại ấy, TCS lại đứng lên vui mừng về́ Sài Gọ̀n của anh trong ngày 30-4-75 đă xuất hiện: “Cờ bay trăm ngọn cờ bay” và “anh em ta về mừng như băo cát quay cuồng…”. Từ sự kiện tại Đà Lạt mà Nguyễn Đắc Xuân đă nhắc đến ở trên cho đến ngày 30-4-75 không có một chỉ dấu nào cho thấy có mối liên lạc về mặt tổ chức giữa Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam và Trịnh Công Sơn. Thậm chí khi anh được kiến trúc sư Nguyễn Hữu Thái đưa đến Đài Phát Thanh Sài G̣n để hát bài Nối Vọ̀ng Tay Lớn mừng chiến thắng lịch sử 30-4-75, TCS, tác giả của ca khúc có tính dự báo cho ngày huy hoàng này của quân Giải phóng và bi thảm cho phía VNCH, cũng bị Tôn Thất Lập, một nhạc sĩ chủ chốt trong phong trào Hát Cho Đồng Bào đă thoát ly đi theo MTGPMN, đuổi ra khỏi pḥng thu: ”Mày có tư cách ǵ mà hát ở đây!”…


Bị bất ngờ với cú ra đ̣òn khá tàn nhẫn này của người “anh em”, TCS thật sự choáng váng và sợ hăi, mọi niềm hân hoan trong anh về giấc mơ hoà b́nh cho đất nước của ḿnh nay đă thành hiện thực bỗng chốc tan thành mây khói. Niềm vui tưng bừng reo ca “…Mặt đất bao la / anh em ta về / Gặp nhau mừng như băo cát quay cuồng trời rộng/ Bàn tay ta nắm nối tṛn một ṿng Việt Nam…” (Nối Vọ̀ng Tay Lớn) hôm ấy không thuộc về TCS, và thay vào đó là nỗi ám ảnh sắp bị thủ tiêu và phải làm thế nào chạy trốn khỏi “người anh em” càng sớm càng tốt.


Thật ra, tai nạn chính trị này đă có nguồn gốc từ quan điểm chính về tính hai mặt trong âm nhạc và con người TCS của Ban Văn Hoá Tư Tưởng-Trung Ương Cục Miền Nam do Ông Trần Bạch Đằng phụ trách. Chính nhạc sĩ Trần Long Ẩn đă kể lại rằng đă có một cuộc họp kiểm điểm TCS trong Cứ trước 1975 với thành phần tham dự gồm có hầu hết các văn nghệ sĩ thoát ly theo MTGPMN như: Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn,… dưới sự chủ tŕì của ông Trần Bạch Đằng.

Và Cuộc Chạy Trốn Khỏi Sài Gọ̀n

Sự sợ hăi càng tăng cao khi TCS nhận được tin ḿình sẽ bị thanh toán. Chỉ vài ngày sau, TCS đă âm thầm cùng mẹ rời khỏi Sài Gọ̀n bằng xe đọ̀, trực chỉ ra Huế, nơi anh cũng đang có những ”người anh em” thân thiết cũ vừa chiến thắng trở về như Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Thái Ngọc San,… hy vọng chắc được yên thân.

Trở lại sống trong căn hộ cũ 11 Nguyễn Trường Tộ - Huế, TCS quây quần với bạn bè cũ và mới không được bao lâu thì́ cả thành phố Huế lên cơn sốt đả đảo TCS và Phạm Duy. Các biểu ngữ được giăng ở các trường đại học và TCS phải lên Đài truyền h́nh Huế đọc bài tự kiểm điểm. Sự cố lần này cũng lại do một nhạc sĩ tổ chức, nhạc sĩ Trần Hoàn, Giám đốc Sở VH&TT tỉnh Bì́nh Trị Thiên. Thế là TCS đă tránh được vỏ dưa SG nay lại găp vỏ dừa Huế!

Sự bé cái lầm lần này, có lẽ do TCS đă kỳ vọng ở bạn mì́nh quá nhiều nhưng thực tế vai trọ̀ trong lực lượng tiếp quản Huế của Hoàng Phủ Ngọc Tường và Nguyễn Đắc Xuân rất khiêm tốn, chính họ cũng đang phải cố gắng phấn đấu để được kết nạp vào đảng th́ làm sao bao che cho tác giả của 2 ca khúc từng bị người CSVN kết án (Ca khúc Gia Tài Của Mẹ với câu: “Hai mươi năm nội chiến từng ngày” đă xúc phạm đến đại cuộc chống Mỹ cứu nước của người CSVN và ca khúc Cho Một Người Nằm Xuống để thương tiếc Lưu Kim Cương - đại tá không lực VNCH chết bởi đạn của quân GPMN - người bạn một thời đă từng dùng máy bay không quân đưa TCS lên Đà Lạt thăm Khánh Ly hoặc ngược lại, đón Khánh Ly về hát với TCS) tại Sài Gọ̀n?


Lần này ở Huế, tính tẩy chay TCS nghiêm trọng và công khai hơn hẳn vụ ở Đài Phát Thanh SG vừa qua. Tì́nh bạn cũ trong trái tim TCS sụp đổ đă đành mà giấc mơ “Khi đất nước tôi thanh b́nh/Tôi sẽ đi thăm…” tưởng dễ thực hiện của anh cũng bị dập tắt. Những tháng ngày tiếp theo ở Huế, TCS sống như một con tin trong Hội Văn Nghệ Bình Trị Thiên, thường xuyên được tổ chức bố trí đi lao động thực tế trên những cánh đồng vào mùa khô cũng như mùa lụt, không hơn gì một người phải chịu cải tạo.


Cuộc Chạy Trốn Lần Thứ 2

Tuy nhiên, đang kẹt trong cái thế “tiến thoái lưỡng nan” này ở tại chính quê nhà, nơi mình từng tham gia hoạt động đấu tranh chống Diệm rồi chống Mỹ-Thiệu trong Phong Trào Đô Thị Huế với Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ng K, Nguyễn Đắc Xuân,… cũng không xong mà về lại Sài G̣n thì́ càng nguy hiểm thì một vị cứu tinh kịp xuất hiện, ông Võ Văn Kiệt - nhà lănh đạo công sản cao cấp tiếp quản Sài G̣n lúc bấy giờ. Một cuộc vượt biên nội địa đưa TCS vào lại Sài Gọ̀n sau khoảng 1 năm anh phải “đi thực tế” tại các vùng quê tỉnh Bình Trị Thiên được bí mật tổ chức do ông Kiệt uỷ thác cho nhà văn cộng sản Nguyễn Quang Sáng thực hiện thành công. Từ đây, dưới sự ưu ái của ông Kiệt và nhà văn Nguyễn Quang Sáng được uỷ nhiệm của thượng cấp chăm sóc TCS, cái hạn bị hăm doạ hay trù dập với người nhạc sĩ lăng mạn cách mạng này đă kết thúc.


Qua những “sự cố” như thế, có thể thấy TCS đă mắc những sai lầm với người CS như sau:
- Thiếu minh bạch trong suy nghĩ về chiến tranh VN và tính hai mặt trong quan hệ xă hội.
- Không ở trong một đường dây của tổ chức và chịu sự lănh đạo của tổ chức đó.
- Không dám thoát ly đi theo MTGPMN.
Và những sai lầm của TCS với phía VNCH:
- Kêu gọi phản chiến nhưng chỉ nhằm vào phía VNCH.
- Thiên về phía người CSVN ngay cả sau khi bị họ giết hụt trong vụ Tết Mậu Thân ở Huế.
- Chống lại phía đă tạo cho ḿnh điều kiện học hành và tự do sáng tác, kể cả tự do tư tưởng dù có bị chế độ SG hạn chế và kiểm duyệt, nhưng không quyết liệt tiêu diệt như đă được thổi phồng (dùng giấy của Hoàng Đức Nhă cấp để đi đường do Phùng Thị Hạnh trung gian, nhiều sĩ quan VNCH che dấu,…) để có một nhạc sĩ Trịnh Công Sơn tồn tại lừng lẫy như thế cho đến ngày 30-4-75. Dù ư thức chính trị ra sao, Trịnh Công Sơn vẫn là sản phẩm của chế độ VNCH đúng như Đặng Tiến đă nhận định trong một bài viết ở đâu đó mà tôi không c̣n nhớ tên.


Bước Ngoặt “Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui”
Sa Lầy vào Rượu và Xu Nịnh

Cuối tháng 5-1978, tôi ra khỏi trại cải tạo, gặp lại TCS. Lần nào đến nhà anh ở 47c Phạm Ngọc Thạch-Sài G̣on, sáng hay chiều, cũng thấy TCS ngồi nhậu rượu Ararat, một loại cô-nhắc Nga (sau “đổi mới” chuyển qua rượu chát đỏ của Pháp, và sau cùng là Whisky Chivas) với Nguyễn Quang Sáng và một số bạn “mới”. Tôi cảm thấy có một điều ǵ đó không ổn, h́nh như tôi, một thằng sĩ quan Nguỵ đi tù về, không cọ̀n được TCS và gia đì́nh coi là người thân như ngày xưa. Thái độ khó chịu của tôi mỗi lần ngồi trước mặt những người bạn “mới” này của Sơn đă khiến tôi bị TCS và gia đì́nh tẩy chay ngầm.

Thực ra, tôi đă bị TCS và nhóm bạn Huế cũ loại ra từ những năm tháng tôi đi lính VNCH mà tôi không hề biết. Sau này, hoạ sĩ Tôn Thất Văn (đă chết) đă kể lại cho tôi rằng có những cuộc họp ở Huế vào những năm 60-70, TCS và những người mà tôi đă coi là bạn thân tì́nh đă đem tôi ra để phê phán, tẩy chay vì́ tôi đă không trốn lính và đứng về phía Quốc Gia.

Rất tiếc, trong số này lại có cả Đinh Cường, người đă từng học cùng trường mỹ thuật, ở cùng nhà, và do tôi giới thiệu làm quen với TCS, do tôi kết nối với anh bạn Thọ giàu có ở Đà Lạt để có những tháng ngày cùng TCS rong chơi thơ mộng khi lưu lại căn phọ̀ng anh Thọ đă thuê cho tôi tại biệt thự số 9 đường Hoa Hồng hay ở trong căn nhà sàn gỗ thơ mộng bên một dọ̀ng suối róc rách trong một hóc núi của thị trấn Đơn Dương từ trước khi tôi rời Đà Lạt về Sài Gọ̀n năm 1964 theo giấy gọi vào quân trường sĩ quan trừ bị Thủ Đức khoá 19.

Và cả những tháng ngày nhàn nhă làm sinh viên sĩ quan tại đây vào năm 66 hay 67, lúc này tôi là sĩ quan huấn luyện CTCT và phụ trách một phần nguyệt san “Bộ Binh”. Sau ngày 30-4-75, với cấp bậc Trung uý ngành Công binh VNCH, Đinh Cường trở lại Trường Mỹ Thuật Huế và được miễn đi học tập cải tạo nhờ vào việc đă tham gia các hoạt động đấu tranh chống VNCH của nhóm Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân, TCS,.., nhiều năm trước.


Có một kỷ niệm đặc biệt với Đinh Cường mà tôi cũng muốn nói ra luôn sau bao nhiêu năm cố giữ chặt trong lọ̀ng, để ḷòng mì́nh thôi nặng trĩu và cũng minh chứng cho một tình bạn không hề có thật mà anh ấy đă dành cho tôi, mà tôi đă hằng chục năm cố nghĩ khác đi, cố không tin. Sự việc xảy ra như thế này: Ngày 1-5-75, 8g sáng tôi đến nhà Đinh Cường ở đường Nguyễn Đì́nh Chiểu cũ, gần chợ Tân Định để xem tì́nh hì́nh như thế nào.

Như thường lệ tôi vẫn đến đây dễ dàng như người trong nhà nên rất tự nhiên bước lên cầu thang dẫn lên căn gác của bạn ḿnh. Thế nhưng chị TN, vợ Đinh Cường đă chặn tôi lại ở giữa cầu thang và nói Đinh Cường đi khỏi rồi. Tôi không tin và nói lớn là có hẹn trước, lúc đó Đinh Cường mới nói vọng xuống để tôi lên. Khi lên tới nơi thì́ đă có mặt của Bác sĩ Trương Thì́n, Nhạc sĩ Miên Đức Thắng cùng ngồi đó. Tôi gượng gạo ngồi xuống và Đinh Cường nói với 2 vị khách kia như hỏi ý: “Mì́nh cấp cho TC cái giấy chứng nhận thuộc Thành Phần Thứ 3 nhé!”. Lập tức tôi đứng lên và từ chối: “Không, hăy để tôi chịu trách nhiệm với họ, và Thành Phần Thứ 3, Thứ 4 gì́ họ cũng dẹp sạch thôi!”…


Với TCS, gia đì́nh cùng các “đồng chí” rượu của anh, tôi lúc này là một kẻ xa lạ, một người lạc hướng, môt cái gai khó chịu, một con kỳ đà làm cho cuộc vui hoan lạc của họ không được hoàn hảo, tôi nên biến đi. Nhưng tôi lại là một gă ngoan cố, tự cho mình nhiệm vụ phải ngồi lại để làm Sơn tỉnh táo hơn, để những tiếng nói bớt đi những lời xu nịnh. Ý thức được rượu, phụ nữ và xu nịnh là một loại ma tuư tổng hợp đang nhấn ch́m TCS được nguỵ danh dưới khẩu hiệu “Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui” nên tôi cố chiụ đựng sự khó chịu của họ và vẫn không tì́m cách lấy lại chỗ đứng thân thiết vốn có với TCS thủa còn trai trẻ ở Huế bằng rượu chè, quà cáp đắt tiền và những tán tụng nuông chì́u. Tôi vẫn đứng trên đôi chân liêm sỉ và theo đuổi một thứ nghệ thuật tri thức, đó là chỗ mà TCS, trong thâm sâu của tâm hồn anh, không thể loại bỏ tôi cho dù có khác nhau về quan điểm chính trị và cách sống. Đó cũng là điều mà TCS trong những lúc cô đơn nhất đă đến gơ cửa nhà tôi bất kể đêm khuya hay khi b́nh minh vừa ló dạng để hàn huyên hoặc khoe và hỏi ư kiến tôi về bức tranh mà anh vừa vẽ.


Điều Đáng Tiếc

Trong thời buổi sống như một kẻ bên lề của một Sài Gọn đă bị đổi tên và những người bạn thân một thời hồn nhiên như thế nay cũng đă cúi mì́nh, ngoan ngoăn làm những con rối của chế độ mới, quay lưng lại với thân phận khốn đốn của đồng loại, tự huỷ tri thức, lương tâm, thứ một thời nhờ nó đă làm nên những ca khúc tranh đấu cho thân phận và tự do con người, nay chọn cho ḿình con đường sa lầy vào rượu, thuốc và phụ nữ, tôi thấy ḿnh thật sự cô độc và bất lực trước sự sụp đổ từng ngày của một người bạn tài hoa nhất mà tôi từng yêu quí.

Nhiều khi tôi muốn nói với bạn mì́nh: “Tại sao cậu lại sa đà vào những cuộc chơi phù phiếm? Tại sao cậu không viết những ca khúc cho thân phận VN 2 đang bị một thứ xiềng xích vô hình nhưng vĩnh cửu, vì́ nó được khoá bởi chính người VN chứ không phải ngoại bang? Hay ít ra thì́ cậu nên sống yên lặng như một cái bóng, một họ̀n đá tảng vì́ cái giấc mơ hoà bì́nh, thống nhất quê hương của cậu dù không phải nguyên nhân chính gây ra sự sụp đổ hoàn toàn nền Cộng Hoà trẻ tuổi MNVN, nhưng về mặt tâm lý cũng đă ít nhiều làm lợi cho phía bên kia, vô t́ình đồng loă với kẻ đă gây ra cái bi kịch thảm khốc cho hằng triệu người Việt từng ái mộ, tôn thờ cậu nay phải bỏ nước ra đi bằng giá của cái chết không được chôn cất, bằng sự tật nguyền tinh thần, nếu may mắn đến được bờ tự do th́ bạn cũng đáng được cảm thông…

Vì ́ tôi biết chắc chắn một điều là tất cả những trí thức thiên tả VN như cậu cũng đều không chờ đợi một kết cuộc cho đất nước theo cách như đang diễn ra…”. Nhưng có lẽ trực giác của tôi đă mách bảo rằng điều ấy nằm ngoài khả năng của TCS, cứ để cuộc sống của anh phụ thuộc vào bản năng, đă tiêu vong rồi một TCS mạnh mẽ dấn thân, mạnh mẽ ca hát cho hoà bì́nh đất nước, cho dân tộc ấm no, bì́nh đẳng, tự do và hạnh phúc như ngày nào. Thời cuộc làm ra TCS đấy thôi, anh không phải là người làm ra thời cuộc, nên tôi đă nghẹn họng.


Ảo Tưởng Cuối Cùng

Dần dà rồi TCS cũng tì́m lại cho ḿnh một phần phong độ sáng tác nhờ hấp thụ những ngọn lửa nhỏ từ những nhan sắc phụ nữ và sự trân trọng (theo chủ trương) của những nhạc sĩ thuộc Hội Âm Nhạc TP HCM như Xuân Hồng, Hoàng Hiệp, Thanh Tùng, Tôn Thất Lập, Trần Long Ẩn,… và một nhóm nhạc do họ tổ chức có tên “Những Người Bạn” ra đời khoảng thập niên 90, và TCS được coi là đầu đàn.

Anh trở thành nhân tố quan trọng nhất trong việc thu hút sự chú ư của công chúng mỗi khi anh có mặt trong các show diễn của nhóm. TCS cũng là một tiếng nói có trọng lượng nhất đối với nhiều tên tuổi hàng đầu của nhạc cách mạng VN như Văn Cao, Trọng Bằng, Hồng Đăng,… trừ ông nhạc sĩ Bộ Trưởng Bộ VH&TT Trần Hoàn (đă nghĩ hưu), người từng mở chiến dịch đả đảo anh một thời ở Huế, là vẫn tiếp tục nhì́n TCS như một kẻ xấu.


Dù gì́ thì́ thế đứng chính trị của TCS cũng đă được tốt hơn trước rất nhiều, có phải vì́ thế mà anh đă chủ quan nghĩ mì́nh là người đến lúc nên đứng vào hàng ngũ của đảng?
Sơn đem ư định này nói với tôi, tôi liền can:“Không nên Sơn ơi, cậu đang là một nhân vật âm nhạc lớn, người ta nể trọng vì́ ảnh hưởng của cậu đối với công chúng rất lớn cũng như quốc tế. Nay cậu trở thành đảng viên mới tọ̀ te cọ̀n ai coi trọng nữa. Nếu ông Hoàng Hiệp chống lai là may cho cậu lắm đó!”.

Tôi đă nói với TCS như thế và TCS im lặng. Tuy nhiên không phải nhờ sự phân tích ấy mà TCS không trở thành đảng viên Đảng CSVN, mà bởi sự ngăn cản của nhạc sĩ Hoàng Hiệp, người giữ vai tṛ chính trị của Hội Âm Nhạc TP HCM và cũng là cán bộ có trách nhiệm quản lý TCS. Trong một lần bất bì́nh vời Hoàng Hiệp về việc bị kiểm điểm, TCS đă chửi thẳng vào mặt Hoàng Hiệp ngay tại trụ sở Hội Âm Nhạc TP HCM:”Mày là thằng mặt lồn!”.

Đă không những không được vào đảng, TCS cọ̀n được cho về hưu để vĩnh viễn kết thúc giấc mơ - ảo tưởng cuối cùng của anh.


Cái Chết - Vinh Quang Đích Thực


Nếu con đường chính trị đối với TCS là một con đường dẫn anh xuống vực thẳm thì́ cái chết là một kết thúc hoàn hảo. Hay nói một cách khác, nó đă giải cứu và trả lại vinh quang đích thực cho anh - vinh quang dành cho di sản ca khúc TCS. Không chỉ niềm vinh quang này bừng sáng huy hoàng bởi hàng chục ngàn người yêu âm nhạc của anh ở trong nước tiễn đưa anh đến nơi an nghỉ cuối cùng, mà người Việt trên khắp thế giới cũng nhỏ lệ tiếc thương, nhất là người Việt ở Mỹ, nơi mà Trịnh Công Sơn lúc sinh tiền không dám đặt chân đến dù không ít lời mời. Một lễ tưởng niệm long trọng được tổ chức tại Hội trường báo Người Việt với sự tham dự đông đảo của nhiều giới khác nhau trong cộng đồng ở cả Nam và Bắc California ngay trong đêm 1-4-2001, điều mà trước đó không ai dám nói công khai về t́nh cảm của ḿnh với TCS ở chỗ đông người tại Mỹ.

Lời Kết


Sau 8 năm Trịnh Công Sơn ra đi, mọi cảm xúc thương tiếc sau cái chết của anh trong mỗi chúng ta cũng đă phần nào chì́m lắng, hôm nay, tôi quyết định và chọn lựa thời điểm này để viết về một góc khác, một phương diện khác của Trịnh Công Sơn mà chưa ai viết hoặc viết một cách có hệ thống.
Bài viết này chắc chắn sẽ gây ra sự mất mát t́ình cảm, sự đổ vỡ các mối quan hệ vốn có của tôi, vì́ một số những nhân vật được đề cập nay đang cọ̀n hiện diện trong cuộc đời. Sự thật bao giờ cũng gây mất ḷòng, tôi đă tự hỏi mì́nh nhiều lần trong nhiều năm qua: có nên viết nó ra, giải thoát cho nó khỏi ngục tù trong tôi suốt hơn 30 năm qua? Sự quằn quại của nó trong cái nhà tù ký ức cũng làm tôi đau buồn đến không chịu nổi. Giải phóng cho nó là giải phóng cho chính tôi, dù có phải bị trả giá.


Đó là về phần cá nhân tôi, cọ̀n đối với TCS, bài viết này tôi muốn bổ sung thêm những điều mà trong các cuộc nói chuyện về TCS ở Mỹ tôi đă không thể nói hết được. Một nửa sự thật cũng chưa phải là sự thật. Tôi tin vào điều tốt đẹp của sự thật. Nó có thể sẽ làm tan đi hì́nh ảnh một TCS được tô vẽ bởi những huyền thoại và ảo ảnh lấp lánh trong lọ̀ng ai đó, nhưng sẽ trả lại một TCS thiên tài đích thực của âm nhạc như nó vốn có, để mọi người nếu đến với nhạc Sơn thì́ sẽ có được cơ may yêu mến trọn vẹn một con người có thực, chứ không phải một thứ tượng đài được nhào nặn, tô vẽ và dựng lên v́ì một mục đích riêng. Đă đến lúc sự thật đó cần được trả lại cho những người Việt đă, đang và sẽ măi cọ̀n coi nhạc Trịnh là lẽ sống của ḿnh, mang nó theo mì́nh như một thứ tài sản vô giá dù đi đến bất kỳ đâu, dù ở chiến tuyến nào.


Tất nhiên, những lập luận và lời kể trong bài viết này dựa vào những ǵ tôi đă trải qua, những tư liệu riêng và những tư liệu của những người bạn cũ của TCS mà họ đă công khai phổ biến trên các phương tiện truyền thông, và v́ thế chắc chắn c̣n thiếu sót tất yếu, v́ tôi biết c̣n nhiều sự thật đang được cất dấu bởi những người có quan hệ cận kề với TCS trong từng giai đoạn của lịch sử VN từ 1954 đến hôm trước khi TCS qua đời mà họ vì́ những lý do nào đó chưa tiện nói ra. Tôi xin cám ơn những ai sẽ đóng góp thêm những gì́ giúp cho bài viết này được hoàn hảo hơn, kể cả những phản biện.


Sau cùng, mỗi con người Việt Nam đă trải qua và sống sót sau cuộc chiến tranh khốc liệt vừa qua đều giữ trong ḿnh những sự thật riêng, một gốc nhân chứng riêng, xin quí vị hăy trả lại nó cho lịch sử, nếu được như thế thì́ tấm gương lịch sử VN mới trong sáng được. Cũng v́ điều này, cho tôi xin lỗi những ǵ mà bài viết có làm tổn thương đến một ai đó cũng là vì́ không cọ̀n sự lựa chọn nào khác.


Sài Gọ̀n 29/3/2009
TRỊNH CUNG
———————————————————————————–
Tư liệu tham khảo:
1. Như Những Ḍng Sông, Hoàng Tá Thích, Nhà Xuất Bản Văn Nghệ 2007.
2. Trịnh Công Sơn, Cuộc đời, Âm nhạc, Thơ , Hội hoạ & Suy tưởng, Nhà Xuất Bản Văn Hoá Sài G̣n, 2005.
3.
Thư TCS gửi Ngô Kha, nguồn: http://www.gio-o.com
4.
Sự thực Thư Gửi Ngô Kha, Nguyễn Đắc Xuân, phần phỏng vấn Lê Khắc Cầm, nguồn: http://www.gio-o.com
5.
Có nghe ra điều ǵ, Thủ bút của TCS nói về trách nhiệm của ḿnh với đám đông (Tư liệu của Bác sĩ, nhà văn Thân Trọng Minh - Lữ Kiều).

ĐÀI BBC
Đài BBC nhận định rằng bài của Trịnh Cung gây phản ứng nhiều . Bà Trịnh Vĩnh Trinh, em gái Trịnh Công Sơn không hài lòng về bài này. Một trí thức cùng thời với Trịnh Công Sơn, hiện sống ở Pháp muốn giấu tên, nói với BBC rằng theo ông, Trịnh Công Sơn là người "không chính trị. Ông có thể có những nhận biết sai lầm về chính trị, nhưng ông không làm chính trị."Đó là nghệ sĩ trong sáng, không bao giờ nghĩ đến chính trị.Trong khi đó, nhà văn Hoàng Lại Giang, từ Sài Gòn, cũng từng có thời gian quen biết với Trịnh Công Sơn sau 1975, nói: "Đó là nghệ sĩ trong sáng, không bao giờ nghĩ đến chính trị."Ông Giang cho rằng cố nhạc sĩ là người "ngây thơ, nên phải đi giữa hai làn đạn".Nhắc lại những năm đầu sau 1975, khi Trịnh Công Sơn, giống như nhiều người dính líu miền Nam, gặp khó khăn trong đời sống, ông Hoàng Lại Giang nhớ lại:"Lúc đó, người ta mang quan điểm Trịnh Công Sơn có tội. Thời ấy, Sơn rất khổ. Nhưng dần dần nhạc phẩm của anh đã thu hút các nhà cách mạng, kể cả ông Võ Văn Kiệt.""Có lần bức xúc, anh Sơn đến giãi bày với ông Kiệt, thì ông ấy bảo: 'Tôi đây còn bị người ta theo dõi, anh bị theo dõi là chuyện bình thường. Mình cứ làm việc của mình.'"

No comments:

Post a Comment