Pages

Thursday, May 14, 2009

TIN BIỂN ĐÔNG

BBC
TQ khăng khăng đòi chủ quyền biển



Tàu chiến của Trung Quốc

Càng gần đây Trung Quốc càng chứng tỏ sức mạnh quân sự và thái độ cứng rắn trong các tuyên bố chủ quyền lãnh hải.

Ủy ban Liên Hiệp Quốc (LHQ), hy vọng sẽ đồng ý được biên giới mới trên biển, có vẻ sẽ xem xét hồ sơ trong thế đặt Trung Quốc chống lại một số nước láng giềng.

Trung Quốc đưa ra tuyên bố chủ quyền về một loạt đảo ở Biển Đông trong lúc một số nước khác cũng nói tương tự.

Đa số các quốc gia có bờ biển phải nộp báo cáo về chuyện họ nhìn nhận biên giới trên biển ra sao trước hạn hôm nay 13 tháng Năm 2009.

Cho tới nay đã có cả thẩy 48 quốc gia trên toàn thế giới đưa ra tuyên bố toàn bộ của mình và hơn 10 nước khác thì nộp tuyên bố sơ bộ.

Phó Chủ tịch Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa (Commission on the Limits of the Continental Shelf - CLCS) của LHQ, ông Harald Brekke nói với hãng Reuters:

"Đây là một sự biến đổi mạnh, mà sau đó thì đường ranh giới trên biển được định rõ....(đây sẽ là) sự sửa đổi chung cuộc lớn lao đối với bản đồ thế giới...

Các tuyên bố trái ngược nhau

Đây là một sự biến đổi mạnh, mà sau đó thì đường ranh giới trên biển được định rõ...

Harald Brekke

Theo luật pháp quốc tế hiện hành, mỗi quốc gia được phép khai thác các tài nguyên biển cho tới 200 hải lý tính từ bờ biển của mình.

Nhưng một số quốc gia có thể và có quyền mở rộng phần khai thác đó, hoặc là nhờ các khối đất hoặc thềm lục địa của họ lấn ra biển.

Nhưng hạn chế chính xác cho việc quyết định nước nào được sử dụng gì chưa được đặt lên một bản đồ mà quốc tế cùng đồng ý, cho đến hôm nay.

Ông Brekke nói, "Chúng tôi đang thấy nhiều báo cáo nộp lên chồng chéo nhau (về vùng biển),"

Các tranh chấp lãnh thổ giữa Nhật Bản và Nga, giữa Anh và Argentina - về vùng đảo Falkland (Malvinas), được nêu bật trong quá trình này.

Nga cũng dùng tàu ngầm nhỏ để cắm cờ dưới đáy biển ở Bắc Cực năm 2007, tại khu vực mà Đan Mạch cũng sẽ coi là của mình.

Nhưng có thể điểm phức tạp nhất trong tranh chấp ai làm chủ chỗ nào đang xảy ra tại Biển Đông (Nam Trung Hoa), với Trung Quốc, Philippines, Vietnam, Đài Loan, Indonesia và Malaysia đều cùng có các tuyên bố cạnh tranh nhau.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Mã Triều Húc tuyên bố Trung Quốc có "chủ quyền không thể chối cãi đối với các đảo ở Nam Hải".

Ông nói chủ quyền pháp lý của Trung Quốc cũng mở rộng ra cả những gì dưới đáy biển, điều quan trọng vì vùng Biển Đông có nhiều tài nguyên khí đốt và dầu.

Theo phóng viên BBC Michael Bristow ở Bắc Kinh, Trung Quốc gần đây cũng tỏ ra cứng rắn hơn trong việc thúc đẩy các tuyên bố lãnh thổ trong vùng.

Trung Quốc đã chính thức yêu cầu Liên hiệp quốc không xem xét tuyên bố của Việt Nam.

Ông Mã nói "[Hồ sơ đó] xâm phạm trắng trợn chủ quyền Trung Quốc và vì thế là bất hợp pháp và vô giá trị".

Nhưng các nước khác không lùi bước, và điều này có nghĩa là giải quyết các tuyên bố cạnh tranh nhau sẽ vừa phức tạp và vừa tốn nhiều thời gian.

Bản đồ với đường chấm đỏ mà Trung Quốc nói là phần biển Đông Nam Á của họ.




http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2009/05/090513_un_china_maritime.shtml

No comments:

Post a Comment