Pages

Saturday, May 2, 2009

LICH SỬ THẾ GIỚI * HỘI TAM ĐIỂM

Hội Tam Điểm
( La Franc- Maçonnerie / Freemasonry )

- Hứa Vạng Thọ -

* Theo truyền thuyết đã có từ khi loài người xuất hiện trên trái đất, nhưng chỉ được hệ thống hóa như ngày nay kể từ năm 1723 với Hiến Pháp của vị mục sư Tin Lành người Tô Cách Lan tên là James Anderson.
* Hội Tam Điểm (viết tắt là HTĐ) là kẻ thù chung của Cộng Sản, phát-xít Đức và của giáo hội Thiên Chúa Vatican.
* Các mô hình chính trị của những thể chế dân chủ trên thế giới hiện nay đều phát xuất từ HTĐ.

* Nhiều danh nhân trên thế giới là hội viên Tam Điểm như các tổng thống Mỹ (Washington, Thomas Jefferson, Grant, Abraham Lincoln, Franklin Roosevelt, Trumann, Lyndon B. Johnson v.v...) , thủ tướng Anh Winston Churchill, tổng thống Chili Allende, các nhân vật trọng yếu trong cuộc cách mạng Pháp (đại tướng La Fayette, Mirabeau, Sieyès, toàn thể gia đình hoàng đế Nappoléon đệ I) và những nhà lành đạo nước Pháp (Jules Ferry, Paul Doumer, Mendès France, Gambetta v.v...), những nhà bác học (Alexandre Flemming, người phát minh ra thuốc Pénicilline; Lumière, ông tổ điện ảnh, Laplace v.v...), những nhạc sĩ (Mozart, Haydn, Louis Amstrong, Duke Ellington, Rouget de Lisle, tác giả bài quốc ca Pháp: La Marseillaise, Eugène Pottier, tác giả bài Quốc Tế Ca của các đảng Xã Hội và Cộng Sản v.v...), các văn sĩ và triết gia nổi tiếng (Montesquieu, Voltaire, Fichte, Rudyard Kipling, Mark Twain, Pouchkine, Stendhal v.v...) các phi hành gia lên cung trăng (Gordon, Cooper [1963], Aldrin, Gleen), các tài tử điện ảnh (Clark Gable, John Wayne v.v...)...
Danh sách có thể lên đến cả chục ngàn người. Kể từ số nầy, với những loạt bài sẽ đăng liên tục, tác giả xin cố gắng trình bày những tài liệu thu thập được về những "Hội kín" mà chính ngay phần đông những người Pháp, Đức, Anh v.v... còn chưa biết rõ mấy, nhưng ảnh hưởng về mặt chính trị, tư tưởng và văn hóa rất rộng lớn, sâu đậm và dài lâu. Đó là các Hội Tam Điểm (La Franc Maçonnerie hay Freemasonry theo tiếng Anh), OPUS DEI (Phục Vụ Chúa). Tác giả mong rằng sẽ đóng góp được phần nào cho công cuộc đấu tranh chung vì "am hiểu và nắm vững được tình hình chính trị, văn hóa của xã hội Tây Phương" cũng là một trong những yếu tố để xây dựng một nước Việt Nam hùng mạnh, dân chủ, tự do, không còn chế độ độc tài Cộng Sản nữa. Ngoài ra, tác giả hy vọng rằng những người Việt quốc gia tranh đấu trong các Hội, Đoàn, Đảng Phái cần phải cảnh giác nhiều hơn nữa, đừng tưởng rằng chỉ có Phòng Nhì Pháp, KGB là có ảnh hưởng mà thôi hoặc Đảng ta là nhất.

Nhiều "trí thức Việt Nam tại Pháp" có biết ít nhiều về các Hội nầy, và có lẽ, có người cũng là hội viên của Hội Tam Điểm hay của Opus DeI.Vì bản chất ích kỷ và tự hào là đã được chọn vào các "hội ưu tú" nói trên, nên một mặt họ chỉ truyền lại cho người trong gia đình để lợi dụng những sự quen biết cá nhân mà làm lợi cho bản thân, và mặt khác, họ giấu rất kỹ không muốn cho những người Việt khác biết. Với sự tính toán vị kỷ như vậy, họ đã đi ngược lại chủ trương của HTĐ nhằm kết hợp những người tốt và chân thật. Trong khi đó, đã từ lâu, Cộng Sản Việt Nam cho cài người của họ vào trong các hội đoàn nói trên.
Trước đây, Hồ Chí Minh, khi sang Pháp năm 1912, đã có bắt liên lạc với Hội Tam Điểm, qua sự giới thiệu của hai ông Phan Văn Trường và Nguyễn Thế Truyền nhưng không chắc là đã được vào Hội Viên. Vua Duy Tân là một hội viên Hội Tam Điểm ở đảo La Réunion.
Trong phần viết về HTĐ, điều khó nhất là việc thẩm định các tài liệu, vì trước đến giờ đã có ít nhất là 50.000 quyển sách nói đến HTĐ. Do đó, tác giả chỉ xin tóm lược những điểm chính yếu, khả tín và có chứng cớ vững chắc về những HTĐ tại Pháp.

A/- Nguồn gốc Hội Tam Điểm (La France Maçonnerie):

Sở dĩ, dịch "La France Maçonnerie" là "Hội Tam Điểm" vì trong các văn thư của HTĐ, các danh từ viết tắt thường được thay thế bằng hình tam giác với 3 dấu chấm ví dụ như "Frère" (anh em) thì được viết là F, "Maître" (thầy) thì viết là M.

1) Huyền thoại HIRAM:

Theo truyền thuyết thì HTĐ đã xuất hiện từ tạo thiên lập địa, có mặt ở khắp nơi trên thế giới, từ Á sang Âu. Nhưng hyền thoại về Tổ Sư của HTĐ (kiến trúc sư HIRAM) bắt đầu từ thời vua Salomon (Do Thái), 900 năm trước Tây lịch. Thuở đó, vua Salomon, vâng lời Thượng Đế, ra lệnh cho xây cất đền thờ Jérusalem trên đồi Moria. Vua tuyển lựa 30.000 thợ luyện kim, 80.000 thợ hồ, 70.000 phu khuân vác. Tất cả những ngưòi nầy đều đặt dưới quyền chỉ huy của kiên trúc sư HIRAM do vua nước TYR gởi đến.
Kiến trúc sư HIRAM còn gọi là Đại Sư HIRAM cho thiết lập 3 đẳng cấp tùy theo khả năng chuyên môn của mỗi người. Điều nầy giúp ông dễ dàng chỉ huy và cấp phát lương bổng mà không gây điều dị nghị. Đại Sư HIRAM truyền cho mỗi người một mật hiệu và những dấu chỉ, để nhân nhau trong cùng đẳng cấp với mình. Có 3 đẳng cấp:
1. Tập sự (apprenti) với mật hiệu là JAKIN
2. Thợ (compagnon) với mật hiệu BOAZ
3. Thầy (maître) với mật hiệu là JEHOVAH
Trong đám đệ tử có 3 người "thợ" âm mưu với nhau, tính ép buộc Đại Sư HIRAM phải tăng lương họ lên bậc "thầy" và phải tiết lộ "bí truyền" cho họ, nếu không thì họ sẽ giất Đại Sư HIRAM.
Khuya đến, Đại Sư HIRAM đi tuần trong đền, thì bị 3 tên phản thầy phục kích và bị giết. Chúng đem xác của Đại Sư ra chôn dưới gốc cây xiêm gai (Accacia). Trước khi chết Đại Sư HIRAM đã nhanh tay ném "chiếc tam giác bằng vàng" đeo nơi cổ xuống giến sâu. Tam Giác ấy chứa đựng tất cả những điều bí mật mà tiên tri Moise đã truyền lại cho dân Do Thái, cùng tên họ của vị Đại Kiến Trúc Sư của vũ trụ.
Vì không được tin của người yêu là Đại Sư HIRAM, nữ hoàng SABA, đang thai nghén, đã phải đến vương quốc Salomon để hỏi thăm sự tình. Vua Salomon bèn ra lệnh cho 9 người "thầy" đi tìm Đại Sư HIRAM. Sau nhiều ngày lặ lội, ba người "thầy" mới tìm ra nơi chôn xác của Đại Sư HIRAM, ba tên phản thầy liền bị bắt, và bị chặt đầu. Chín người "thầy" được vua Salomon trao cho trọng trách điều khiển "Ủy Ban xây cất đền thờ" . Do truyền thuyết đó, Hội Tam Điểm được coi như tiếp tục nhiệm vụ của Đại Sư HIRAM là xây cất "Ngôi đền của Vũ Trụ". Những hội viên còn được gọi bằng danh từ "những đứa con côi của bà mẹ góa" (tức nữ hoàng SABA).

2) Các nghiệp hội thời Trung Cổ:
Tại Âu Châu, đầu thế kỷ thứ 12, các nghiệp bắt đầu được thành lập và quy tụ những người thợ cùng chung một nghề. Lúc bấy giờ, các tay thợ đều ở dưới quyền sinh sát của các vua chúa. Họ phải đóng thuế rất nặng và không có quyền đổi nơi cư trú (y như ở Việt Nam hiện nay). Chỉ có Hội Thiên Chúa Giáo mới được quyền giải phóng họ thoát khỏi cảnh nô lệ đó. Dưới sự bảo trợ của Giáo Hội , những nghiệp hội tự do phát triển nhanh chóng. Các nghiệp hội tự do đó được gọi là "Francs Mestiers" (Franc có nghĩa là tự do, mestiers là nghề)
Nghiệp hội mạnh nhất là của những người trong ngành xây cất, vì họ được Giáo Hội ưu đãi để xây cất các nhà thờ, chủng viện, cầu xá, chợ v.v... Đó là những "Franc Maçon" (maçon có nghĩa là thợ hồ)
Có thể nói những "nghiệp hội tự do" đều xuất phát từ các dòng tu, mạnh nhất là dòng "Ordre des Templiers" (tu sĩ nhưng cũng là hiệp sĩ, có thể so sánh với Thiếu Lâm Tự bên Trung Hoa). Dòng tu nầy đã bị Giáo Hội giải tán vào năm 1312. Vị Đại Sư cuối cùng là Jacques de Moley đã bị Giáo Hội xử án hỏa thiêu vào năm 1314. Các nghiệp hội vẫn tiếp tục tôn trọng nghi lễ của dòng "Templier" mỗi khi nhóm họp. Đó là "nghi lễ Tô Cách Lan cũ và được chấp nhận" (rite Ecossais ancien et accepté) mà các HTĐ coi như là một trong những nghi lễ chánh thức.
Vào thời kỳ Trung Cổ, thế kỷ thứ 15, HTĐ chỉ quy tụ những người trong ngành xây cất, nên còn có tên là "HTĐ thực hành" (La Franc Maçonnerie opérative). Lúc bấy giờ, HTĐ hoạt động trong vùng bí mật vì các vua chúa đâu có cho phép tự do hội họp. Khi chiến tranh tôn giáo bùng nổ giữa Tin Lành và Thiên Chúa vào thế kỷ thứ 16, HTĐ cũng bị đàn áp dữ dội. Nhiều HTĐ ở Pháp đã phải sang Anh lánh nạn. Đến thế kỷ thứ 17, HTĐ được nới rộng ra và chấp nhận cho những người khác nghề cũng vào hội được. HTĐ còn được gọi là "HTĐ thuyết lý" (La Franc Maçonnerie spéculative). Dần dần nhờ các giai cấp tăng lữ, quý phái cũng gia nhập hội nên HTĐ phát triển nhanh chóng. Một tài liệu cổ là "Manuscrit Regius", ở cuối thế kỷ thứ 14, đã cho thấy là có những vị bá tước, các tăng lữ đã gia nhập HTĐ.
Năm 1717, HTĐ đầu tiên có hình thức như hiện nay được thành lập tại Anh Quốc là "Grande Loge de Londres" (dịch là Đại Đường Luân Đôn). Đến năm 1723, để thống nhất các HTĐ, mục sư Tin Lành James Anderson, người Tô Cách Lan, cho công bố bản Hiến Pháp chung cho tất cả HTĐ.
Mục tiêu chính của bản Hiến Pháp đó quy định những điều căn bản sau đây:
-HTĐ là một hội để phục vụ con người.
-Hội viên TĐ là những con người tốt và chân thật, tôn trọng sự tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo của người khác.
-HTĐ có bổn phận kết hợp những người tốt trên khắp hoàn cầu qua sợi giây huynh đệ thân ái không phân biệt màu da hay chủng tộc.
Muốn được vậy, hội viên Tam Điểm phải tự trau dồi bản thân bằng "phương pháp suy tư" qua các biểu tượng (tương tự như thiền quán trong đạo Phật) của các dụng cụ hàng ngày như cái dùi, cây compas (vẽ vòng tròn), thước vuông góc (équerre) v.v...
B/- NHững HTĐ trên thế giới:
Hiện nay, trên thế giới những HTĐ được phân chia theo 3 khuynh hướng:
- Chịu ảnh hưởng của HTĐ Anh Quốc
- Chịu ảnh hưởng của HTĐ PHáp
- Độc lập tùy theo mỗi quốc gia như Đức, Thụy Sĩ v.v...
Các HTĐ vẫn có quan hệ với nhau chỉ trừ vài trường hợp không được nhìn nhận là "hợp lệ" .

Tổng số hội viên TĐ trên thế giới được ước lượng vào khoảng 7 triệu người. tầm mức ảnh hưởng chánh trị rất rộng lớn. Những cơ chế xã hội như an sinh xã hội, trợ cấp thất nghiệp, chế độ hưu bổng, bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền v.v... đều do HTĐ chủ xướng. Những người lãnh đạo của Pháp, của các quốc gia Tây Phương, phần đông đều là hội viên Tam Điểm.
Sức mạnh của HTĐ do đâu mà có? Tổ chức như thế nào? HTĐ có phải là một Đảng Chánh Trị không?




Hội Tam Điểm tại Pháp

Hội Tam Điểm tại Pháp xuất hiện từ năm 1688

Hiện nay Hội Tam Điểm tại Pháp gồm có nhiều hệ phái: Đại Đông Pháp (Grand Orient De France, viết tắc GODE), Đại Đường Pháp (Grande Loge De France, viết tắt la GLNF), Nhân Quyền (Droit Humain, viết tắt DH), Memphis Misraim (viết tắt là MM) v.v...
Hội Tam Điểm Pháp ảnh hưởng rất mạnh trong các tổ chức chánh trị tại Âu Châu nói chung, và tại Pháp nói riêng kể từ thế kỷ 18 đến giờ.
Phần đông những hội viên Tam Điểm là những người điều khiển, hoặc nắm giữ những chức vụ them chốt trong guồng máy lãnh đạo quốc gia. Nhiều hội viên Tam Điểm đã lợi dụng sự quen biết thế lực để mưu lợi cá nhân. Do đó, có rất nhiều người tự mọi nhận rằng mình là hội viên Tam Điểm để "hù" thiên hạ, hoặc có khi lại còn đứng ra lập hội ma.
Gần đây, trong những vụ "xì căn đan HLM" có dính líu đến nhà cửa, hầu hết những người chủ chốt là hội viên Tam Điểm. Các hệ phái Tam Điểm đã tức thời áp dụng các biện pháp chế tài để "làm sạch" hàng ngũ của mình như ngưng chức tạm thời để chờ kết quả điều tra của tòa án. Ông Didier Schuller, dân cử Clichy, thuộc Hội Tam Điểm GLNF, ông Françis Poulain thuộc GLF. Ông Claude Pradille (thượng nghị sĩ đảng Xã Hội vùng Gard), ông Alain Journet chủ tịch hội đồng vùng Gard, ông Gilbert Baumet dân biểu vùng Gard, tất cả 3 ông này đều thuộc GODF.

1. Nguồn gốc của hội tam điểm Pháp:

Tại Âu Châu, tổ chức xã hội ở cuối thế kỷ 17 còn chế độ phong kiến. Các dòng vua chúa thường gây chiến với nhau để mở rộng lãnh thổ.
Dòng họ Stuart, nước Ái Nhĩ Lan, sau khi bị các dòng họ Orange (Pháp), và Hanovre (Đức) đánh bại nên phải đem tàn quân đến tỵ nạn ở Pháp tại Saint germain en Laye gần Versailles.
Đám sĩ quan ngự lâm quân, phần đông gồm người Ái Nhĩ Lan, trong HTĐ đã thành lập hội sở TĐ đầu tiên tại Pháp có tên là "Sự Bình Đẳng Hoàn Mỹ" (Parfaite égalité) vào năm 1688 trước khi ĐĐ Luân Đôn được thống nhất lại năm 1717.
Kể từ năm 1717 về sau, hội TĐ Pháp được phát triển và chịu ảnh hưởng của hai hệ thống Tô Cách Lan (Loges Ecossais) và Anh (Loges Anglaises).
"Hệ Tô Cách Lan" chịu ảnh hưởng của Thiên Chúa Giáo, và hoạt động độc lập nên phát triển rất nhanh. Trái lại, "hệ Anh" thì phải khai báo số hội viên về "Đại Đường Luân Đôn" nên ít được người Pháp thích.
Năm 1721, hội sở đầu tiên "Tình Bằng Hữu và Tình Hiuynh Đệ" (L'amitié et la Fraternité) thuộc "hệ Anh" ra mắt tại Dunkerque.
Năm 1726, hội sở "Thánh Thomas", "hệ Tô Cách Lan", được thành lập tại Paris với bá tước Derwentwater tên là Charles Radcliffe. Đến năm 1746, ông này bị vua Anh xử tử vì đưa quân về tính lật đổ chế độ hầu phục hồi lại ngai vàng của dòng họ Stuart.
Charles Radcliffe
Giai cấp quý phái tăng lữ và những trí thức ưu tú của Pháp gia nhập hội TĐ rất nhiều vì đáp ứng lại nguyện vọng của họ như tự do tư tưởng, chống lại sự độc đoán và chuyên quyền của vua chúa và giáo hội. Nên nhớ, nước Anh lúc bấy giờ, đặc biệt nhất là khi triết gia Montesquieu sang tỵ nạn lại Luân Đôn, là biểu tượng của "Tự Do Dân Chủ" đối với Âu Châu.
Giáo hội Thiên Chúa La Mã chống đối TĐ quyết liệt. Ngày 4/5/1738, Giáo Hoàng Clément XI I đã ban ấn chiếu "in eminenti" kết án hội TĐ, và "truất phép thông công" những hội và những cảm tình viên của hội Tđ, viện dẫn lý do là hội TĐ giảng dạy "tà đạo" vì hoạt động bí mật.
Đến năm 1751, Giáo Hoàng Benoit XIV nhấn mạnh việc kết án trên đây.
Ngày 26/11/1983, Đức Hồng Y Joseph Ratzinger cũng tiếp tục kết án các HTĐ.
Ngày 24/11/1994, khi thảo luận về vấn đề phá thai, Hồng Y Ratzinger, lại kết án lần nữa các HTĐ nói chung, và bác sĩ Pierre Simon nói riêng, một vị cựu "Đại Sư" của "Đại Đường Pháp" vì bác sĩ nầy đã viết cuốn sách tựa đề là "De la vie avant toute chose" (tạm dịch: sự sống trước nhất)
Tại Pháp, ảnh hưởng không đáng kể, nhưng tại các nước Âu Châu khác thì nhiều hội viên TĐ đã bị xử tử, hỏa thiêu, hoặc tù đày.
Cuối năm 1771, hội TĐ tại Pháp có 497 hội sở phân chia như sau: 154 tại Paris, 322 tại các tỉnh lỵ và 21 trong các đơn vị quân đội. Mỗi hội sở như vậy gồm có ít nhất từ 30 người trở lên.

2. Hai hệ phái đầu tiên của hội Tam Điểm tại Pháp

Ngày 24/6/1738, một đại hội đồng qui tụ các hội TĐ "Tô Cách Lan" và "Anh" đã bầu lên vị chủ tịch (còn gọi là Đại Sư) đầu tiên của hội TĐ tại Pháp. Đó là ông Louis De Pardaillan De Gondrin, công tước Antin.
Điều đó nói lên sự thống nhất của hai hệ phái, nhưng phải chờ đến năm 1756, mới có một văn kiện chánh thức tuyên bố sự thành lập của hội TĐ Pháp với danh xưng là "Đại Đường Pháp".
Sau khi công tước Antin qua đời, năm 1743 ông Louis De Bourbon-Condé, bá tước Clermont, lên thay thế.
Đến năm 1766, sau khi bầu lại ban chấp hành của hội TĐ, sự chia rẽ trầm trọng đã xảy ra trong nội bộ đến nỗi sinh ra việc ẩu đả trong khi nhóm họp khiến cho cảnh sát phải can thiệp. Kể từ năm 1767, các cuộc hội họp đã bị cấm chỉ.
Năm 1771, bá tước Clermont qua đời, với sự cổ xúy của công tước Luxembourg, một hệ phái khác đã được ra đời năm 1772 với danh xưng là "Đại Quốc Đường Pháp" nhưng sau kỳ nhóm họp đại hội đồng năm 1773, thì được cải danh thành "Đại Đông Pháp" (Grand Orient de France). Công tước Chartres, sau trở thàng công tước Orléans, được bầu làm vị "Đại Sư của hội TĐ Pháp"
Nhưng một số hội viên không chấp nhận, nên vẫn theo "Đại Đường Pháp" (Grande Loge de France) như trước đây. Từ đó, hai hệ phái TĐ Pháp vẫn hoạt động riêng biệt cho đến cuộc cách mạng Pháp 1789.

3. Vai trò của HTĐ trong cuộc cách mạng Pháp
Như chúng ta đã thấy, giới quý tộc Pháp lãnh đạo các HTĐ. Quy chế của hội TĐ năm 1742 có ghi rõ
"Muốn làm hội viên thì phải trung thành với thiên Chúa Giáo, với vua và có đức hạnh"
Do đó, HTĐ không hề bị vương quyền làm khó dễ, dù rằng Giáo Hội đã lên án HTĐ.
Khi cách mạng Pháp bùng nổ, HTĐ có gần 1000 hội sở. Nhiều hội viên TĐ năm giữ các vai trò then chốt trong cuộc cách mạng như: bailly, Talleyrand, Brissot, La Fayette, Condorcet, Marat v.v... Nhưng cũng có những hội viên TĐ khác chống lại cách mạng như Josept de Maistre.
Đặc biệt nhất là Đại Tướng La Fayette, người đã ủng hộ cuộc chiến tranh dành độc lập cho Hoa Kỳ.
Tổng thống Mỹ đầu tiên Washington là một hội viên Tam Điểm, cũng như những người đã soạn thảo bản Hiến Pháp của Hoa Kỳ.


Một khuôn mặt nổi tiếng khác là linh mục Grégoire, người đệ trình dự luật hủy bỏ chế độ nô lệ và phục hồi quyền công dân cho người Do Thái. Năm 1989, hài cốt của ông được dời vào điện Panthéon, và trớ trêu thay, Đức Hồng Y Lustiger, cũng là người Do Thái, đã từ chối không đến dự lễ vì linh mục Grégoire là một hội viên Tam Điểm!


Cuộc cách mạng Pháp năm 1789 là khởi điểm cho những cuộc cách mạng khác trên thế giới, và đã đặt nền móng cho các chế độ chánh trị dân chủ hiện nay. Nguyên tắc phân quyền giữ Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp, bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền đều phát xuất từ các phong trào tư tưởng cách mạng, hướng dẫn bởi các văn sĩ, triết gia như Voltaire, Montesquieu, Condorcet, Diderot v.v... Những người nầy đều là hội viên Tam Điểm.
Ngay đến như phương châm của Pháp Quốc Cộng Hòa: "Liberté - Égalité - Fraternité" (dịch là Tự Do - Bình Đẳng - Tình Huynh Đệ) cũng là phương châm của Hội Tam Điểm (viết tắt là HTĐ)
Nhưng nhân vật chủ chốt của cuộc cách mạng Pháp như Đại Tướng La Fayette, Talleyrand, Sieyès, Camille Desmoulins, Saint-Just, Danton, Marat, linh mục Grégoire (người đã dự thảo đạo luật phong quyền công dân cho người Do Thái). La Rochefoucauld, Noailles, Rouget de Lisles (tác giả Quốc Ca "La Marseillaise" của Pháp) v.v... đều là hội viên TĐ.
Nhưng ngược lại, những nhân vật lãnh đạo HTĐ Pháp như công tước Montmorency Luxembourg, và các đại biểu của quý tộc Pháp thì chống lại cách mạng, và trốn sang Anh hoặc sang Áo để tỵ nạn.
Vào lúc ấy, năm 1789, HTĐ Pháp có trên 70000 hội viên, gồm toàn thành phần ưu tú của xã hội đương thời như giới quý tộc, giới tu sĩ, và thành phần thượng lưu, giàu có.
Số hội viên TĐ làm đại biểu trong Quốc Hội là 447 người trên tổng số 605 vị.
Do đó, nhiều sử gia đã không ngần ngại viết rằng cuộc cách mạng Pháp là do HTĐ chủ xướng. Họ thường căn cứ trên các tài liệu gồm hơn 5000 trang (mémoires pour servir à l'histoire du Jacobinisme) ngụy tạo bởi tu sĩ dòng tên là Barruel (qua đời năm 1820) và Le Franc với dụng ý là đả phá HTĐ lúc bấy giờ.
Ngay đến như trận chiến lịch sử VALMY (20/9/1792) có thể làm đảo lộn cục diện nước Pháp, giữa quân đội nước Áo do phe bảo hoàng cầu viện, và đoàn quân ô hợp của cách mạng Pháp, các sử gia cho đó là công lao của HTĐ. Chính ngay như nhà đại văn hào André Malraux (từng làm Tổng Trưởng Văn Hóa dưới thời De Gaule) còn viết rằng trận chiến này đã được các hội viên TĐ Pháp như Danton, Le Brun, Dumouriez dàn xếp đưa 8 triệu quan Pháp cho công tước Brunswich, một hội viên TĐ Áo, người chỉ huy quân đội Áo, để quân Áo rút lui. Nhờ đó mà Cộng Hòa Pháp mới sống sót đến ngày hôm nay.

Nhưng éo le thay, ảnh hưởng HTĐ càng lớn mạnh thì kỹ luật nội bộ càng lỏng lẽo, vì chi hội nào cũng muốn tăng ảnh hưởng chánh trị nên tuyển mộ rầm rộ và bừa bãi. Các cuộc tranh chấp nội bộ trở nên trầm trọng, gây nên ẩu đả khiến chánh quyền cách mạng đã ra lệnh giải tán các HTĐ vào năm 1792. Mặc dầu vậy, tổng trưởng tài chánh Clavière, chủ tịch Quốc Hội Lập Pháp Stanilas de Girardin đều là hội viên Tam Điểm. Điều đau buồn nhất là chính vị Đại Sư của HTĐ Đại Đông Pháp (Grand Orient de France) công tước Philippe Orléans ký tên là Philippe Égalité (Philippe Bình Đẳng), trong tho đề ngày 22/2/1793 để gởi báo "Le Journal de Paris" đang vào ngày 24/2/1793, đã chối bỏ HTĐ nhằm trở cờ hầu cứu lấy mạng sống của mình, nhưng rốt cuộc cũng bị lên máy chém. Đó là thời kỳ khủng bố (la terreur) của cuộc cách mạng Pháp năm 1793.
Nhiều hội viên TĐ đã bị xử tử, hay bị tù đày trong giai đoạn đen tối nầy của lịch sử nước Pháp, HTĐ bị tê liệt hoàn toàn. Số đông đoàn viên phải sang Anh tỵ nạn, hoặc lẫn trốn vào bóng tối.
Sau thời kỳ khủng bố, vào thán,g 12 năm 1793, ông Roettiers de Montaleau đã quy tụ được 18 chi hội để gầy dựng trở lại HTĐ.
Nhưng kể từ đấy, thành phần tu sĩ bớt đi rất nhiều, và giới quân nhân hội viên tăng lên rất mau. HTĐ bị phân ra theo hai khuynh hướng chánh trị: phe hữu ủng hộ chế độ quân chủ lập hiến, phe tả chủ trương chế độ cộng hòa, và chống đối Giáo Hội Thiên Chúa.

HTĐ dần dần phát triển mạnh trở lại.
Đến thời kỳ hoàng đế Bonaparte Napoléon đệ I (Nã Phá Luân) thì HTĐ lại trở nên công cụ của triều đình. Hoàng đế Napoléon chánh thức bảo trợ HTĐ, vì cả gia đình đều là hội viên TĐ trước khi Napoléon lên ngôi.
Nhưng có một điểm thắc mắc: Hoàng đế Napoléon có phải là hội viên TĐ hay không? Có tài liệu cho rằng ông đã vào HTĐ tại chi hội "La sagesse" ở Valence khi còn là trung úy Bonaparte. Trụ sở chi hội đặt tại nhà in của ông Aurel. Ông Aurel sau nầy phụ trách mọi việc ấn loát của Napoléon trong cuộc hành quân tại Ai Cập.
Trong giai đoạn nầy, HTĐ gồm có 818 chi hội, hơn 80000 hội viên, đa số là quân nhân.
Ngày 5/11/1804, Joseph Bonaparte, người anh của hoàng đế Napoléon, đắc cử vào chức vụ Đại Sư của HTĐ Đại Đông Pháp.
Ngày 24/6/1814 HTĐ Đại Đông Pháp chào mừng vua Louis 18 lên ngôi trở lại.
Trong trận chiến Waterloo ngày 18/6/1815, các hội viên TĐ trong quân đội của hai phe thù địch đều hy sinh rất nhiều tại chiến địa. Những vị tướng chỉ huy của hai phe đều là hội viên TĐ. Bên nầy Wellington và Blucher. Bên kia Ney, Grouchy và Cambronne.
Sau đấy, hoàng đế Napoléon bị đày ra đảo Sainte Hélène và qua đời tại đấy ngày 5/5/1821. Các hội viên TĐ nào còn ủng hộ Napoléon thì rút vào bóng tối. Số còn lại thì phò chánh quyền mới.

Từ thời kỳ Trung Hưng triều đại dòng Bourbon đến nền Cộng Hòa đệ III

Từ cuộc cách mạng Pháp từ năm 1789 đến nền đệ III Cộng Hòa Pháp 1879, chúng ta có thể nói là Hội Tam Điểm đã đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng chánh thể Cộng Hòa Pháp gần suốt 1 thế kỷ đó. Sau khi Hoàng Đế Napoléon đệ I bị lưu đày trên đảo Sainte Hélène, nền quân chủ Pháp của dòng họ Bourbon được tái lập với các vị vua Louis 18, Charles X, Louis Philippe trong khoảng thời gian từ năm 1815 đến năm 1848. Lúc đầu Hội Tam Điểm vì ủng hộ Napoléon đệ I nên bị bức hại. Nhiều hội viên phải trốn ra nước ngoài để lánh nạn. Sau đó vài năm, vua Louis XVIII cho chiêu dụ lại các vị lãnh đạo của Hội Tam Điểm Pháp, nên HTĐ Pháp được phát triển bình thường.Phong Trào Carbonari Trong lúc đó, bên Ý, phong trào Carbonari được tổ chức theo lối hội kín từ cuối thế kỷ thứ 18 nhằm lật đổ các chế độ quân chủ. Các chi hội Carbonari (gọi là VENTE) gồm 20 hội viên. Ban lãnh đạo trung ương gọi là Haute-Vente. Sau nhiều cuộc nổi dậy vũ trang thất bại, phong trào Carbonari bị tan vỡ, nên số đông hội viên chạy trốn sang Pháp, với số hội viên của HTĐ Pháp, trong đó có những hội viên nổi tiếng như La Fayette Buchez. Sau vụ ám sát Công Tước De Berry năm 1820, phe bảo hoàng đổ tội cho HTĐ chủ mưu cùng với phong trào Carbonari để lật đổ chế độ quân chủ. Cuộc tổng nổi dậy chống chánh quyền Pháp đương thời bắt đầu tại Belfort vào ngày 29 tháng 12 năm 1821, và tiếp theo tại Colmar, Niort, Poitiers, Bordeaux và Toulouse. Cuộc nổi dậy, vì bị nội tuyến nên thất bại. Những người cầm đầu, phần đông là hội viên Carbonari và Tam Điểm bị bắt và bị xử tử trong đó có đại tướng Berton. Ngày 13 tháng 9 năm 1821, Đức Giáo Hoàng PIE VII qua ấn chiếu "Ecclesiam a JESU CHRISTO" lên án Hội Tam Điểm và Carbonari (được coi như biến thể của HTĐ) . Ngày 18 tháng 1 năm 1823, chánh quyền Pháp ra lệnh giải tán Hội Tam Điểm, hệ phái Misraim. Hội Tam Điểm Đại Đông Pháp nhờ có Công Tước Decaze làm Đại Sư nên được để yên. hội Tam Điểm với tư tưởng cấp tiến Tuy nhiên, các sinh hoạt trong HTĐ đều bị thấm nhuần các tư tưởng chánh trị cấp tiến như: "Người công nhân phải được hưởng trọn thành quả lao động của mình - không một ai có thể làm công cụ cho người khác" Đến năm 1830, chánh quyền ra mặt đàn áp thẳng tay HTĐ. Nhiều hội viên phải xuất ngoại để lánh nạn. Các chi hội ra mặt phản đối ban lãnh đạo Trung Ương HTĐ cấu kết với chánh quyền. Một cuộc nổi dậy (12/5/1839) thành lập chính phủ lâm thời gồm có các hội viên TĐ như Barbès Auguste Blanqui, Lamennais... Chánh quyền đàn áp thẳng tay. Các người lãnh đạo suốt cuộc nổi dậy bị kết án tử hình, nhưng sau được giảm xuống còn án tù chung thân. Năm 1848, bảy chi hội TĐ tách rời khỏi HTĐ để thành lập Hội Đại Đường Quốc Gia Pháp (Grande Loge Nationale de France) vì trách cứ Ban Lãnh Đạo không dấn thân trước tình hình của đất nước. hội tam điểm và cuộc đảo chánh của napoléon iii Ngày 22 tháng 2 năm 1848, cuộc cách mạng lật đổ nền quân chủ đã diễn ra. Một chánh phủ lâm thời được thành lập với đa số là hội viên Tam Điểm như Adolphe Crémieux, Louis Blanc v.v... Phe đối lập cũng do các hội viên TĐ lãnh đạo với tư tưởng xã hội như Proudhon, Raspail. Các chi hội TĐ công khai ủng hộ ứng cử viên của mình không cần giấu chi hết. Những hội viên TĐ nổi tiếng như Adolphe Crémieux, Léon Gambette, Jules Ferry, Pierre Napoléon Bonaparte cháu của hoàng đế Napoléon đệ I v.v... đều được đắc cử, với sự ủng hộ của hội viên TĐ, Louis Napoléon Bonaparte (cháu của Napoléon đệ I) được đắc cử Tổng Thống Pháp ngày 10 tháng 12 năm 1848 đánh bại đại tướng Cavaignac do giáo hội Thiên Chúa và phe bảo hoàng liên kết yểm trợ. Nhưng sau đó, vì sợ không được tái đắc cử vào năm 1852, Louis Napoléon Bonaparte làm một cú đảo chánh ngày 2 tháng 12 năm 1851 , thay đổi Hiến Pháp ngày 4 tháng 1 năm 1852 và lên ngôi Hoàng Đế ngày 7 tháng 11 năm 1852 với đế hiệu Napoléon III. Dưới triều đại Napoléon III, nước Pháp bắt đầu xâm chiếm nước Việt Nam vào năm 1859. Ngay sau vụ đảo chánh 1851, Giáo Hoàng PIE IX ủng hộ hoàn toàn Napoléon III. Nhiều hội viên TĐ tranh đấu cho tự do dân chủ, ra mặt chống đối chánh quyền, nên bị đàn áp, tù đày và bị xử tử. Hoàng Tử Murat, Thống Chế Magnan và Đại Tướng Mellinet ủng hộ Napoléon III. Ngày 9 tháng 1 năm 1852, Hoàng Tử Murat được bầu lên chức Đại Sư hệ Đại Đông Pháp. Dù vậy, hoàng tử Murat vẫn không bao giờ được các hội viên Tam Điểm coi trọng. Ngày 14 tháng 1 năm 1858 một hội viên TĐ tên Pierri, ám sát hoàng đế Napoléon III nhưng bất thành. Năm 1860, hội Tam Điểm bất tín nhiệm hoàng tử Murat nhưng ông này không chịu nhường chức lại cho người kế vị. Ngày 11 tháng 1 năm 1862, hoàng đế Napoléon III ban hành nghị định, chỉ định Thống Chế Magnan làm vị Đại Sư của Hội Tam Điểm Đại Đông Pháp. Nhờ vậy, nhiều thành phần cách mạng tiến bộ vào núp bóng Hội Tam Điểm để dễ bề hoạt động, không bị chánh quyền làm khó dễ. Khi Thống Chế Magnan từ trần năm 1865, Đức Tổng Giám Mục Darboy của thành phố Paris ban phép lành cho linh cữu của vị Đại Sư Magnan. Đức Giáo Hoàng PIE IX và giáo hội Thiên Chúa Pháp lên tiếng kết án Tổng Giám Mục Darboy, không tôn trọng ấn chiếu của Hội Thánh về Hội Tam Điểm. Kể từ năm 1865, khuynh hướng chống đối Napoléon III gia tăng trong Hội Tam Điểm Pháp. Tháng 2 năm 1870, nước Pháp tuyên chiến với nước Phổ. Ngày 2 tháng 9 năm 1870 quân đội Pháp đầu hàng tại SEDAN. Tối đêm 2 tháng 9 năm 1870, một chánh phủ lâm thời được thành lập trong đó có các hội viên Tam Điểm như Léon Gambette, Jules Simon, Crémieux, Pelletan, Arago. Một quyết định truất phế hoàng đế Napoléon III được công bố. Hội Tam Điểm Pháp và công xã Paris Có thể nói chánh phủ lâm thời của đệ III Cộng Hòa do hội viên Tam Điểm thành lập và điều khiển. Trong lúc đó thì Paris bị quân Phổ bao vây. Điều kiện đầu hàng là phải nhường vùng Alsace-Lorraine cho nước Phổ. Trong cuộc bầu cử ngày 8 tháng 2 năm 1871, phe quân chủ thắng, thành lập một chánh phủ để thương thuyết với nước Phổ và ký hiệp ước Francfort tháng 5 năm 1871 với điều kiện mất đất như trên. Công Xã Paris nổi loạn không đầu hàng với sự chiến đấu của hội viên Tam Điểm. Quân chánh phủ Pháp do Thiers điều khiển đàn áp Công Xã Paris trong biển máu, khoảng 30 ngàn người chết và bị thương, trên 50 ngàn người bị án tù và bị xử tử. Cuối năm 1873, Thiers mất chức và giao quyền lại cho Thống Chế Mac Mahon. Với Hiến Pháp mới 1875, Quốc Hội Pháp được bầu lại năm 1876 và phe Cộng Hòa đã thắng cử vẻ vang 360 ghế, trong khi phe Quân Chủ được 160 ghế. Được áp lực của giáo hội Pháp, Mac Mahon cho giải tán Quốc Hội và tổ chức bầu cử mới. Lần này phe Cộng Hòa lại chiếm thượng phong với 363 ghế thay vì 360 như lần trước. jules grévy một hội viên tam điểm đầu tiên lên làm tổng thống Năm 1879, Thống Chế Mac Mahon từ chức và Jules Grévy một hội viên Tam Điểm đầu tiên lên làm tổng thống Cộng Hòa Pháp. Sở dĩ nền đệ III Cộng Hòa của Pháp còn tồn tại là nhờ sự tranh đấu của các hội viên Tam Điểm chống lại giáo hội Thiên Chúa lúc nào cũng muốn trở lại chế độ quân chủ để hưởng đặc quyền đặc lợi. Nhìn lại các biến chuyển chánh trị, từ cuộc cách mạng Pháp từ năm 1789 đến nền đệ III Cộng Hòa Pháp 1879, chúng ta có thể nói là Hội Tam Điểm đã đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng chánh thể Cộng Hòa Pháp trong gần suốt 1 thế kỷ. Lúc đầu, hội viên Tam Điểm gồm toàn những thành phần quý tộc, tăng lữ và ưu tú, nhưng dần dần về sau, thì đa số hội viên là quân nhân và những thành phần tiến bộ. Do dó, hội Tam Điểm quan tâm nhiều về hoạt động chánh trị và cách mạng, các hội viên không bắt buộc phải có một đường lối hoạt động thống nhất, họ có thể chống đối lẫn nhau, nhưng có một điều chắc chắn là họ không ủng hộ giáo hội Thiên Chúa Giáo. Ngoài ra, cuộc cách mạng Pháp lật đổ vương quyền cũng phải mất gần 100 năm mới ổn định được để khỏi trở lại chế độ quân chủ như dưới thời Napoléon đệ I, Charles X, Louis 18, hay Napoléon III. Từ đó có thể nói là cuộc tranh đấu chánh trị tại Pháp , từ cuộc cách mạng Pháp đến đầu thế kỷ 20, là cuộc tranh đấu không ngừng giữa phe bảo hoàng liên kết với giáo hội Thiên Chúa chống lại các hội viên Tam Điểm, cuối cùng phe Cộng Hòa đã chiến thắng và phương châm của Hội Tam Điểm "Liberté, Égalité, Fraternité" (dịch là Tự Do, Bình Đẳng, Tình Huynh Đệ) đã trở nên tiêu đề của Cộng Hòa Pháp.ỨỨỨNhiều bạn đọc có hỏi thăm chúng tôi về tài liệu bằng Pháp Ngữ của Hội Tam Điểm, chúng tôi xin trả lời với các bạn là bất cứ tiệm sách lớn nào như FNAC, Flammarion v.v... đều có bán các quyển sách nói về Hội Tam Điểm. Nhưng sách nói về các nghi thức hội họp, các dấu hiệu của các Hội Tam Điểm thì bạn có thể mua tại các thư viện của trụ sở trung ương HTĐ.Sau đây là địa chỉ của các trụ sở Trung Ương của các hệ phái: A/ Grand Orient De France (GODF) 16 Rue Cadet - 75009 Paris B/ Grande Loge De France (GLDF) 8 Rue Puteaux - 75017 Paris C/ Grande Loge Feminine de France 8 Rue Puteaux - 75017 Paris D/ La Grande Loge Nationale Française Bineau (GLNF Bineau) 65 Bd Bineau 92200 Neuilly sur Seine E/ Droit Humain - DH hay Ordre Maçonnique Mixte International 5 Rue Jules-Breton - 75001 Paris 49 Bd de Fort Royal 75005 Paris F/ Grande Loge Nationale Française Opéra hay Grande Loge Traditionnelle et Symbolique 235 Faubourg Saint-Martin - 75010 Paris G/ Le Rite Memphis-Misraim 63 Rue Froidevaux - 75014 Paris H/ Grande Loge Mixte Universelle Tổng số hội viên được phân phối như sau (1992):GODF (35000 ) ; GL DF (18000 ) ; GL NF (13000); GLOPERA : 11000, DH (2000), GL Féminine de France: (14000 ) và những hệ khác (:8000) Tổng cộng.: 100000 Thống kê trong năm 1994 cho biết tổng số trên dưới 120000. Thành phần hội viên được chọn lọc rất kỹ lưỡng và đa số thuộc giới trung lưu. Cách thức gia nhập hội viên Muốn gia nhập Hội Tam Điểm, người phàm tục (profane) phải làm đơn xin gia nhập gởi đến trụ sở Trung Ương hoặc tại Chi Hội. Đơn có dán hình sẽ được niêm yết trong Chi Hội để bố cáo cho tất cả hội viên rõ (từ 3 đến 6 tháng). Đồng thời 3 hội viên sẽ đến gặp nguyên đơn để mở cuộc điều tra và phúc trình lại cho toàn thể hội viên. Sau đó, Chi Hội sẽ mời nguyên đơn đến họp như một cuộc hỏi cung (vì mắt bị bít kín). Một cuộc bỏ phiếu kín sẽ diễn ra để chấp nhận hay bác bỏ sự gia nhập của nguyên đơn. Thời gian chờ đợi trung bình là từ 6 tháng đến 1 năm. Sau cùng, nếu cho gia nhập, Chi Hội phải báo cáo lên Trung Ương để ghi vào sổ tại Trung Ương chớ không phải sổ tại Chi Hội. "Kẻ phàm tục" trước khi chánh thức trở thành hội viên, phải qua một nghi lễ thụ giáo khai tâm. Kể từ năm 1859, dưới triều đại của hoàng đế Napoléon III, nước Việt Nam đã trở thành một thuộc địa của Pháp. Đạo Thiên Chúa cũng bắt đầu phát triển mạnh tại nước ta lúc bấy giờ. Chữ Việt do linh mục Alexandre de Rhodes sáng lập ra để truyền đạo, lần lần được phổ biến rộng rãi trong dân gian. Năm 1879, Jules Grévy, một hội viên Tam Điểm được bầu lên làm Tổng Thống Pháp. Tại các nước thuộc địa của Pháp, các chi hội Tam Điểm được gầy dựng lên. Lúc đầu chỉ có người Pháp mới được vào hội, sau đó những người dân bản xứ ưu tú mới được giới thiệu vào. Sau khi Pháp mất các thuộc địa, thì các hội Tam Điểm tại địa phương, một phần vì hội viên Pháp giảm bớt, một phần vì bị các chánh quyền địa phương đàn áp, nên cũng thu hẹp hoạt động và từ từ giải tán. Tại các nước Hồi Giáo ở Phi Châu như Algérie, Tunisie, Maroc, Ai Cập v.v... Hội Tam Điểm coi như hoàn toàn biến mất. Tại các nước Phi Châu đen như Côte d' Ivoire, Sénégal, Gabon, trái lại Hội Tam Điểm rất có ảnh hưởng vì các giới lãnh đạo và những thành phần ưu tú trong xã hội hiện nay của những quốc gia đó, phần đông đều là hội viên Tam Điểm. Từ khi Jules Grévy lên nắm quyền Tổng Thống Pháp (1879) cho đến năm 1956 khi Pháp rút quân khỏi Việt Nam, đa số các Tổng Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa của Pháp là hội viên Tam Điểm, đặc biệt là Marius Moutet (1946-1947) có liên hệ nhiều với lịch sử Việt Nam. Các ông "Toàn Quyền Đông Dương" là Paul Doumer, Merlin (1823), Varenne (1926) và thủ tướng Mendès France (1954), người đã ký kết hiệp định Genève đều là hội viên Tam Điểm. Nhiều giáo chức, sĩ quan và công chức Pháp cao cấp phục vụ tại Việt Nam họp nhau thành lập các chi hội Tam Điểm tại các thành phố lớn của Việt Nam. Chi hội Tam Điểm đầu tiên là "LE RÉVEILLE DE L'ORIENT" tạm dịch là "Sự tỉnh dậy của Đông Phương", tại Sài Gòn năm 1870. Sau đó 3 chi hội khác lần lượt xuất hiện tại Sài Gòn: "Les Fervents du Progrès"; "La Ruche d'Orient"; "Khong Phu Tseu" (Khổng Phu Tử) Tại Hà Nội, vào năm 1887, cùng lúc với chánh phủ Pháp cho thiết lập chức vụ "Toàn Quyền Đông Dương Pháp", chi hội "La Fraternité Tonkinoise" thuộc Đại Đông Pháp (Grand Orient de France) được ra đời với nhiều hội viên nắm giữ các chức vụ quan trọng của guồng máy hành chánh Pháp như toàn quyền giám đốc v.v... Nhiều đề nghị tiến bộ của chi hội đã được các hội viên đem ra áp dụng cụ thể, đôi khi gặp phải sự khiển trách của chánh quyền trung ương tại Pháp. Ngoài ra, tại Hà Nội, còn có các chi hội Tam Điểm khác như "Les Ecossais du Tonkin" và "Confucius", tại Hải Phòng có chi hội "L'étoile du Tonkin" và tại Huế có "La Libre Pensée d'Annam". Lúc đầu, các chi hội Tam Điểm gồm toàn người Pháp, và mãi đến năm 1928, mới chấp nhận nguyên tắc thu nhận người Việt Nam và hội. Theo bài thuyết trình ngày 28 tháng 10 năm 1933 tại Hà Nội của ông Vũ Đình Mạnh "Hội Tam Điểm và người Việt Nam" (La Franc Maçonnerie et les Annamites) thì Khổng Giáo có nhiều điểm phù hợp với Hội Tam Điểm chứ không đối nghịch lại như nhiều người hiểu lầm. Trong thời kỳ 1940-1941 khi nước Pháp bị Đức chiếm đóng, Hội Tam Điểm bị Đức Quốc Xã và chánh quyền Pétain truy diệt. Tại Đông Dương, dưới quyền của đô đốc Decouy, hội viên Tam Điểm Pháp cũng bị đàn áp dữ dội. Đến năm 1946, số hội viên Tam Điểm giảm sút rất nhiều. Sau Hiệp Định Genève, chỉ còn 2 chi hội tam Điểm tại Sài Gòn: "Le Réveille de l'Orient" và "Khong Phu Tseu". Năm 1963, trụ sở chi hội tại số 110 đường Nguyễn Du tại Sài Gòn bị chánh quyền Miền Nam trưng dụng. Kể từ ngày Miền Nam sụp đổ, các chi hội Tam Điểm hoan toàn biến mất tại Việt Nam. Như chúng ta đã biết, Hội Tam Điểm đã khởi xướng cuộc cách mạng Pháp 1789 và chủ trương "Tự Do, Bình Đẳng và Tình Huynh Đệ" trong một thế giới đại đồng không phân biệt chủng tộc hay màu da. Nhưng câu hỏi được đặt ra là Hội Tam Điểm Pháp có chủ trương đi xâm chiếm thuộc địa hay không? Và lập trường của Hội Tam Điểm đối với thực dân Pháp ra sao? Ngược dòng lịch sử, với tình trạng xã hội lúc bấy giờ, sau cuộc cách mạng Pháp, Hội Tam Điểm cũng như nước Pháp và Giáo Hội Pháp, tự cho rằng có bổn phận phải đem văn minh Tây Phương đi khai hóa các nước kém mở mang. Chúng ta đừng quên rằng Hội Tam Điểm chống lại sự buôn bán nô lệ trong khi giáo hội Thiên Chúa không phản đối việc nầy, và Hội Tam Điểm đã khai sinh bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Nhưng phải chờ mãi đến đầu thế kỷ 20, Hội Tam Điểm mới chính thức chống đối chế độ thực dân Pháp. Trong kỳ đại Hội năm1927, Đại Đường Pháp (La Grande Loge de France) đã đề nghị chánh phủ Pháp: - Chấm dứt mọi cuộc xâm chiếm thuộc địa mới. - Phát huy cơ chế dân chủ tại các nước thuộc địa. - Phát triển giáo dục khoa học kỹ thuật, áp dụng các đạo luật xã hội, tôn trọng nhân quyền tại các nước thuộc địa. - Bãi bỏ chế độ phân biệt người bản xứ.Một chi tiết rất thú vị là bà Varenne, phu nhân của Toàn Quyền Đông Dương, một hội viên Tam Điểm, đã có một cử chỉ thân thiện là mời một viên chức cao cấp Việt Nam ra khiêu vũ với bà trong buổi tiếp tân tại Dinh Toàn Quyền tại Sài Gòn (năm 1926). điều này đã khiến các giới chức Pháp lúc bấy giờ rất bực bội, tưởng chừng như trời đã giáng xuống đầu họ. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một vài chứng liệu lịch sử qua các biên bản buổi họp của chi hội "La Fraternité Tonkinoise" tạm dịch là "Tình Huynh đệ Bắc Kỳ" tại Hà Nội được đúc kết lại qua tập tài liệu "Nos vues et notre action en matière de politique indigène" được dịch là "Quan điểm và hành động của chúng ta qua chánh sách đối với người dân bản xứ" năm 1930. Nói một cách chung, lập trường của Hội Tam Điểm ở thời điểm đó, rất tiến bộ đối với xã hội Pháp, nhưng đối với chúng ta ngày hôm nay cũng tạm gọi là được. Hội Tam Điểm Pháp tại Việt Nam chủ trương nên áp dụng một chánh sách "khai phóng" (émancipation) thay vì "đồng hóa" (assimilation) dân bản xứ như Pháp đã áp dụng tại các đảo: La Réunion, La Martinique hay tại các nước Phi Châu. Theo Hội Tam điểm thì dân Á Châu nói chung, và dân Việt nói riêng, có dân tộc tính rất cao, nước Pháp không thể nào đồng hóa nổi. Theo lời Toàn Quyền Varenne: "Một người Việt dù ở Nam Kỳ hay ở Bắc Kỳ, cũng không bao giờ coi nước Pháp là quê hương của họ được". Chánh sách "khai phóng" gồm có những điểm căn bản sau đây: 1/ Nâng cao trình độ giáo dục, kỹ thuật, khoa học cho dân Việt Nam. -Ở bậc tiểu học thì phải dạy học sinh bằng chữ Việt. - Ở bậc trung học thì phải dùng tiếng Pháp và tiếng Anh là sinh ngữ chánh. -Phải mở các trường Luật, Y Khoa, trường Kỹ Sư Công Chánh. -Bằng cấp Việt Nam phải được công nhận bằng giá trị của bằng cấp Pháp. Buồn cười nhất là Viện Trưởng Đại Học Thalamas, trong chuyến về thăm nhà tại Pháp, đã trách cứ các đồng nghiệp của mình đã "nhắm mắt" chấm đậu cho những du học sinh Việt Nam tại Pháp, khiến bằng cấp tại Pháp còn thua bằng cấp tại Việt Nam. 2/ Thay thế lần lần viên chức người Pháp ở hạ tầng bằng người Việt Nam. 3/ Đào tạo một quân đội Việt Nam độc lập, sĩ quan Pháp chỉ giữ vai trò cố vấn. 4/ Thành lập các hội đồng dân cử. Lúc đầu các hội đồng chỉ có tư cách cố vấn, sau đó sẽ có quyền hành pháp. Nước Việt Nam sẽ tiến dần đến một chế độ tự trị và sau cùng sẽ trở thành một nước độc lập. 5/ Hội Tam Điểm chủ trương tự do báo chí, nhưng hạn chế việc tự do hội họp vì sợ rằng bọn "bôn sê vích" (cộng sản) lợi dụng để bạo động. Ông varenne đã đình chỉ việc kiểm duyệt báo chí cho đến ngày ông trở về Pháp. 6/ Hội Tam Điểm nghĩ rằng chỉ nên trao trả hoàn toàn chủ quyền cho dân Việt Nam khi nào trình độ dân trí được nâng cao, vì nếu không, dân Việt Nam sẽ bị bọn "cầm đầu cuồng tín" bóc lột, có khi đời sống sẽ còn khốn khổ hơn. Để kết luận, Hội Tam Điểm đã có ý dè dặt không tin rằng những "chánh sách" của mình có thể thực hiện được vì các thế lực phản động tại Pháp rất mạnh. Đáng tiếc thay! Lịch sử Việt Nam đã diễn theo sự dự liệu của Hội Tam Điểm trong hoàn cảnh đen tối nhất.
==
Từ thời kỳ Trung Hưng triều đại dòng Bourbon đến nền Cộng Hòa đệ IIITừ cuộc cách mạng Pháp từ năm 1789 đến nền đệ III Cộng Hòa Pháp 1879, chúng ta có thể nói là Hội Tam Điểm đã đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng chánh thể Cộng Hòa Pháp gần suốt 1 thế kỷ đó. Sau khi Hoàng Đế Napoléon đệ I bị lưu đày trên đảo Sainte Hélène, nền quân chủ Pháp của dòng họ Bourbon được tái lập với các vị vua Louis 18, Charles X, Louis Philippe trong khoảng thời gian từ năm 1815 đến năm 1848. Lúc đầu Hội Tam Điểm vì ủng hộ Napoléon đệ I nên bị bức hại. Nhiều hội viên phải trốn ra nước ngoài để lánh nạn. Sau đó vài năm, vua Louis XVIII cho chiêu dụ lại các vị lãnh đạo của Hội Tam Điểm Pháp, nên HTĐ Pháp được phát triển bình thường.Phong Trào Carbonari Trong lúc đó, bên Ý, phong trào Carbonari được tổ chức theo lối hội kín từ cuối thế kỷ thứ 18 nhằm lật đổ các chế độ quân chủ. Các chi hội Carbonari (gọi là VENTE) gồm 20 hội viên. Ban lãnh đạo trung ương gọi là Haute-Vente. Sau nhiều cuộc nổi dậy vũ trang thất bại, phong trào Carbonari bị tan vỡ, nên số đông hội viên chạy trốn sang Pháp, với số hội viên của HTĐ Pháp, trong đó có những hội viên nổi tiếng như La Fayette Buchez. Sau vụ ám sát Công Tước De Berry năm 1820, phe bảo hoàng đổ tội cho HTĐ chủ mưu cùng với phong trào Carbonari để lật đổ chế độ quân chủ. Cuộc tổng nổi dậy chống chánh quyền Pháp đương thời bắt đầu tại Belfort vào ngày 29 tháng 12 năm 1821, và tiếp theo tại Colmar, Niort, Poitiers, Bordeaux và Toulouse. Cuộc nổi dậy, vì bị nội tuyến nên thất bại. Những người cầm đầu, phần đông là hội viên Carbonari và Tam Điểm bị bắt và bị xử tử trong đó có đại tướng Berton. Ngày 13 tháng 9 năm 1821, Đức Giáo Hoàng PIE VII qua ấn chiếu "Ecclesiam a JESU CHRISTO" lên án Hội Tam Điểm và Carbonari (được coi như biến thể của HTĐ) . Ngày 18 tháng 1 năm 1823, chánh quyền Pháp ra lệnh giải tán Hội Tam Điểm, hệ phái Misraim. Hội Tam Điểm Đại Đông Pháp nhờ có Công Tước Decaze làm Đại Sư nên được để yên. hội Tam Điểm với tư tưởng cấp tiến Tuy nhiên, các sinh hoạt trong HTĐ đều bị thấm nhuần các tư tưởng chánh trị cấp tiến như: "Người công nhân phải được hưởng trọn thành quả lao động của mình - không một ai có thể làm công cụ cho người khác" Đến năm 1830, chánh quyền ra mặt đàn áp thẳng tay HTĐ. Nhiều hội viên phải xuất ngoại để lánh nạn. Các chi hội ra mặt phản đối ban lãnh đạo Trung Ương HTĐ cấu kết với chánh quyền. Một cuộc nổi dậy (12/5/1839) thành lập chính phủ lâm thời gồm có các hội viên TĐ như Barbès Auguste Blanqui, Lamennais... Chánh quyền đàn áp thẳng tay. Các người lãnh đạo suốt cuộc nổi dậy bị kết án tử hình, nhưng sau được giảm xuống còn án tù chung thân. Năm 1848, bảy chi hội TĐ tách rời khỏi HTĐ để thành lập Hội Đại Đường Quốc Gia Pháp (Grande Loge Nationale de France) vì trách cứ Ban Lãnh Đạo không dấn thân trước tình hình của đất nước. hội tam điểm và cuộc đảo chánh của napoléon iii Ngày 22 tháng 2 năm 1848, cuộc cách mạng lật đổ nền quân chủ đã diễn ra. Một chánh phủ lâm thời được thành lập với đa số là hội viên Tam Điểm như Adolphe Crémieux, Louis Blanc v.v... Phe đối lập cũng do các hội viên TĐ lãnh đạo với tư tưởng xã hội như Proudhon, Raspail. Các chi hội TĐ công khai ủng hộ ứng cử viên của mình không cần giấu chi hết. Những hội viên TĐ nổi tiếng như Adolphe Crémieux, Léon Gambette, Jules Ferry, Pierre Napoléon Bonaparte cháu của hoàng đế Napoléon đệ I v.v... đều được đắc cử, với sự ủng hộ của hội viên TĐ, Louis Napoléon Bonaparte (cháu của Napoléon đệ I) được đắc cử Tổng Thống Pháp ngày 10 tháng 12 năm 1848 đánh bại đại tướng Cavaignac do giáo hội Thiên Chúa và phe bảo hoàng liên kết yểm trợ. Nhưng sau đó, vì sợ không được tái đắc cử vào năm 1852, Louis Napoléon Bonaparte làm một cú đảo chánh ngày 2 tháng 12 năm 1851 , thay đổi Hiến Pháp ngày 4 tháng 1 năm 1852 và lên ngôi Hoàng Đế ngày 7 tháng 11 năm 1852 với đế hiệu Napoléon III. Dưới triều đại Napoléon III, nước Pháp bắt đầu xâm chiếm nước Việt Nam vào năm 1859. Ngay sau vụ đảo chánh 1851, Giáo Hoàng PIE IX ủng hộ hoàn toàn Napoléon III. Nhiều hội viên TĐ tranh đấu cho tự do dân chủ, ra mặt chống đối chánh quyền, nên bị đàn áp, tù đày và bị xử tử. Hoàng Tử Murat, Thống Chế Magnan và Đại Tướng Mellinet ủng hộ Napoléon III. 


Ngày 9 tháng 1 năm 1852, Hoàng Tử Murat được bầu lên chức Đại Sư hệ Đại Đông Pháp. Dù vậy, hoàng tử Murat vẫn không bao giờ được các hội viên Tam Điểm coi trọng. Ngày 14 tháng 1 năm 1858 một hội viên TĐ tên Pierri, ám sát hoàng đế Napoléon III nhưng bất thành. Năm 1860, hội Tam Điểm bất tín nhiệm hoàng tử Murat nhưng ông này không chịu nhường chức lại cho người kế vị. Ngày 11 tháng 1 năm 1862, hoàng đế Napoléon III ban hành nghị định, chỉ định Thống Chế Magnan làm vị Đại Sư của Hội Tam Điểm Đại Đông Pháp. Nhờ vậy, nhiều thành phần cách mạng tiến bộ vào núp bóng Hội Tam Điểm để dễ bề hoạt động, không bị chánh quyền làm khó dễ. Khi Thống Chế Magnan từ trần năm 1865, Đức Tổng Giám Mục Darboy của thành phố Paris ban phép lành cho linh cữu của vị Đại Sư Magnan. Đức Giáo Hoàng PIE IX và giáo hội Thiên Chúa Pháp lên tiếng kết án Tổng Giám Mục Darboy, không tôn trọng ấn chiếu của Hội Thánh về Hội Tam Điểm. Kể từ năm 1865, khuynh hướng chống đối Napoléon III gia tăng trong Hội Tam Điểm Pháp. Tháng 2 năm 1870, nước Pháp tuyên chiến với nước Phổ. Ngày 2 tháng 9 năm 1870 quân đội Pháp đầu hàng tại SEDAN. Tối đêm 2 tháng 9 năm 1870, một chánh phủ lâm thời được thành lập trong đó có các hội viên Tam Điểm như Léon Gambette, Jules Simon, Crémieux, Pelletan, Arago. Một quyết định truất phế hoàng đế Napoléon III được công bố. Hội Tam Điểm Pháp và công xã Paris Có thể nói chánh phủ lâm thời của đệ III Cộng Hòa do hội viên Tam Điểm thành lập và điều khiển. Trong lúc đó thì Paris bị quân Phổ bao vây. Điều kiện đầu hàng là phải nhường vùng Alsace-Lorraine cho nước Phổ. Trong cuộc bầu cử ngày 8 tháng 2 năm 1871, phe quân chủ thắng, thành lập một chánh phủ để thương thuyết với nước Phổ và ký hiệp ước Francfort tháng 5 năm 1871 với điều kiện mất đất như trên. Công Xã Paris nổi loạn không đầu hàng với sự chiến đấu của hội viên Tam Điểm. Quân chánh phủ Pháp do Thiers điều khiển đàn áp Công Xã Paris trong biển máu, khoảng 30 ngàn người chết và bị thương, trên 50 ngàn người bị án tù và bị xử tử. Cuối năm 1873, Thiers mất chức và giao quyền lại cho Thống Chế Mac Mahon. Với Hiến Pháp mới 1875, Quốc Hội Pháp được bầu lại năm 1876 và phe Cộng Hòa đã thắng cử vẻ vang 360 ghế, trong khi phe Quân Chủ được 160 ghế. Được áp lực của giáo hội Pháp, Mac Mahon cho giải tán Quốc Hội và tổ chức bầu cử mới. Lần này phe Cộng Hòa lại chiếm thượng phong với 363 ghế thay vì 360 như lần trước. jules grévy một hội viên tam điểm đầu tiên lên làm tổng thống Năm 1879, Thống Chế Mac Mahon từ chức và Jules Grévy một hội viên Tam Điểm đầu tiên lên làm tổng thống Cộng Hòa Pháp. Sở dĩ nền đệ III Cộng Hòa của Pháp còn tồn tại là nhờ sự tranh đấu của các hội viên Tam Điểm chống lại giáo hội Thiên Chúa lúc nào cũng muốn trở lại chế độ quân chủ để hưởng đặc quyền đặc lợi. Nhìn lại các biến chuyển chánh trị, từ cuộc cách mạng Pháp từ năm 1789 đến nền đệ III Cộng Hòa Pháp 1879, chúng ta có thể nói là Hội Tam Điểm đã đóng vai trò chủ động trong việc xây dựng chánh thể Cộng Hòa Pháp trong gần suốt 1 thế kỷ. Lúc đầu, hội viên Tam Điểm gồm toàn những thành phần quý tộc, tăng lữ và ưu tú, nhưng dần dần về sau, thì đa số hội viên là quân nhân và những thành phần tiến bộ. Do dó, hội Tam Điểm quan tâm nhiều về hoạt động chánh trị và cách mạng, các hội viên không bắt buộc phải có một đường lối hoạt động thống nhất, họ có thể chống đối lẫn nhau, nhưng có một điều chắc chắn là họ không ủng hộ giáo hội Thiên Chúa Giáo. Ngoài ra, cuộc cách mạng Pháp lật đổ vương quyền cũng phải mất gần 100 năm mới ổn định được để khỏi trở lại chế độ quân chủ như dưới thời Napoléon đệ I, Charles X, Louis 18, hay Napoléon III. Từ đó có thể nói là cuộc tranh đấu chánh trị tại Pháp , từ cuộc cách mạng Pháp đến đầu thế kỷ 20, là cuộc tranh đấu không ngừng giữa phe bảo hoàng liên kết với giáo hội Thiên Chúa chống lại các hội viên Tam Điểm, cuối cùng phe Cộng Hòa đã chiến thắng và phương châm của Hội Tam Điểm "Liberté, Égalité, Fraternité" (dịch là Tự Do, Bình Đẳng, Tình Huynh Đệ) đã trở nên tiêu đề của Cộng Hòa Pháp.ỨỨỨNhiều bạn đọc có hỏi thăm chúng tôi về tài liệu bằng Pháp Ngữ của Hội Tam Điểm, chúng tôi xin trả lời với các bạn là bất cứ tiệm sách lớn nào như FNAC, Flammarion v.v... đều có bán các quyển sách nói về Hội Tam Điểm. Nhưng sách nói về các nghi thức hội họp, các dấu hiệu của các Hội Tam Điểm thì bạn có thể mua tại các thư viện của trụ sở trung ương HTĐ.Sau đây là địa chỉ của các trụ sở Trung Ương của các hệ phái: A/ Grand Orient De France (GODF) 16 Rue Cadet - 75009 Paris B/ Grande Loge De France (GLDF) 8 Rue Puteaux - 75017 Paris C/ Grande Loge Feminine de France 8 Rue Puteaux - 75017 Paris D/ La Grande Loge Nationale Française Bineau (GLNF Bineau) 65 Bd Bineau 92200 Neuilly sur Seine E/ Droit Humain - DH hay Ordre Maçonnique Mixte International 5 Rue Jules-Breton - 75001 Paris 49 Bd de Fort Royal 75005 Paris F/ Grande Loge Nationale Française Opéra hay Grande Loge Traditionnelle et Symbolique 235 Faubourg Saint-Martin - 75010 Paris G/ Le Rite Memphis-Misraim 63 Rue Froidevaux - 75014 Paris H/ Grande Loge Mixte Universelle Tổng số hội viên được phân phối như sau (1992):GODF (35000 ) ; GL DF (18000 ) ; GL NF (13000); GLOPERA : 11000, DH (2000), GL Féminine de France: (14000 ) và những hệ khác (:8000) Tổng cộng.: 100000 Thống kê trong năm 1994 cho biết tổng số trên dưới 120000. Thành phần hội viên được chọn lọc rất kỹ lưỡng và đa số thuộc giới trung lưu.

 Cách thức gia nhập hội viên Muốn gia nhập Hội Tam Điểm, người phàm tục (profane) phải làm đơn xin gia nhập gởi đến trụ sở Trung Ương hoặc tại Chi Hội. Đơn có dán hình sẽ được niêm yết trong Chi Hội để bố cáo cho tất cả hội viên rõ (từ 3 đến 6 tháng). Đồng thời 3 hội viên sẽ đến gặp nguyên đơn để mở cuộc điều tra và phúc trình lại cho toàn thể hội viên. Sau đó, Chi Hội sẽ mời nguyên đơn đến họp như một cuộc hỏi cung (vì mắt bị bít kín). Một cuộc bỏ phiếu kín sẽ diễn ra để chấp nhận hay bác bỏ sự gia nhập của nguyên đơn. Thời gian chờ đợi trung bình là từ 6 tháng đến 1 năm. Sau cùng, nếu cho gia nhập, Chi Hội phải báo cáo lên Trung Ương để ghi vào sổ tại Trung Ương chớ không phải sổ tại Chi Hội. "Kẻ phàm tục" trước khi chánh thức trở thành hội viên, phải qua một nghi lễ thụ giáo khai tâm. Kể từ năm 1859, dưới triều đại của hoàng đế Napoléon III, nước Việt Nam đã trở thành một thuộc địa của Pháp. Đạo Thiên Chúa cũng bắt đầu phát triển mạnh tại nước ta lúc bấy giờ. Chữ Việt do linh mục Alexandre de Rhodes sáng lập ra để truyền đạo, lần lần được phổ biến rộng rãi trong dân gian. Năm 1879, Jules Grévy, một hội viên Tam Điểm được bầu lên làm Tổng Thống Pháp. 


Tại các nước thuộc địa của Pháp, các chi hội Tam Điểm được gầy dựng lên. Lúc đầu chỉ có người Pháp mới được vào hội, sau đó những người dân bản xứ ưu tú mới được giới thiệu vào. Sau khi Pháp mất các thuộc địa, thì các hội Tam Điểm tại địa phương, một phần vì hội viên Pháp giảm bớt, một phần vì bị các chánh quyền địa phương đàn áp, nên cũng thu hẹp hoạt động và từ từ giải tán. Tại các nước Hồi Giáo ở Phi Châu như Algérie, Tunisie, Maroc, Ai Cập v.v... Hội Tam Điểm coi như hoàn toàn biến mất. Tại các nước Phi Châu đen như Côte d' Ivoire, Sénégal, Gabon, trái lại Hội Tam Điểm rất có ảnh hưởng vì các giới lãnh đạo và những thành phần ưu tú trong xã hội hiện nay của những quốc gia đó, phần đông đều là hội viên Tam Điểm. Từ khi Jules Grévy lên nắm quyền Tổng Thống Pháp (1879) cho đến năm 1956 khi Pháp rút quân khỏi Việt Nam, đa số các Tổng Bộ Trưởng Bộ Thuộc Địa của Pháp là hội viên Tam Điểm, đặc biệt là Marius Moutet (1946-1947) có liên hệ nhiều với lịch sử Việt Nam.


 Các ông "Toàn Quyền Đông Dương" là Paul Doumer, Merlin (1823), Varenne (1926) và thủ tướng Mendès France (1954), người đã ký kết hiệp định Genève đều là hội viên Tam Điểm. Nhiều giáo chức, sĩ quan và công chức Pháp cao cấp phục vụ tại Việt Nam họp nhau thành lập các chi hội Tam Điểm tại các thành phố lớn của Việt Nam. Chi hội Tam Điểm đầu tiên là "LE RÉVEILLE DE L'ORIENT" tạm dịch là "Sự tỉnh dậy của Đông Phương", tại Sài Gòn năm 1870. Sau đó 3 chi hội khác lần lượt xuất hiện tại Sài Gòn: "Les Fervents du Progrès"; "La Ruche d'Orient"; "Khong Phu Tseu" (Khổng Phu Tử) Tại Hà Nội, vào năm 1887, cùng lúc với chánh phủ Pháp cho thiết lập chức vụ "Toàn Quyền Đông Dương Pháp", chi hội "La Fraternité Tonkinoise" thuộc Đại Đông Pháp (Grand Orient de France) được ra đời với nhiều hội viên nắm giữ các chức vụ quan trọng của guồng máy hành chánh Pháp như toàn quyền giám đốc v.v... 


Nhiều đề nghị tiến bộ của chi hội đã được các hội viên đem ra áp dụng cụ thể, đôi khi gặp phải sự khiển trách của chánh quyền trung ương tại Pháp. Ngoài ra, tại Hà Nội, còn có các chi hội Tam Điểm khác như "Les Ecossais du Tonkin" và "Confucius", tại Hải Phòng có chi hội "L'étoile du Tonkin" và tại Huế có "La Libre Pensée d'Annam". Lúc đầu, các chi hội Tam Điểm gồm toàn người Pháp, và mãi đến năm 1928, mới chấp nhận nguyên tắc thu nhận người Việt Nam và hội. Theo bài thuyết trình ngày 28 tháng 10 năm 1933 tại Hà Nội của ông Vũ Đình Mạnh "Hội Tam Điểm và người Việt Nam" (La Franc Maçonnerie et les Annamites) thì Khổng Giáo có nhiều điểm phù hợp với Hội Tam Điểm chứ không đối nghịch lại như nhiều người hiểu lầm. 


 Trong thời kỳ 1940-1941 khi nước Pháp bị Đức chiếm đóng, Hội Tam Điểm bị Đức Quốc Xã và chánh quyền Pétain truy diệt. Tại Đông Dương, dưới quyền của đô đốc Decouy, hội viên Tam Điểm Pháp cũng bị đàn áp dữ dội. Đến năm 1946, số hội viên Tam Điểm giảm sút rất nhiều. Sau Hiệp Định Genève, chỉ còn 2 chi hội tam Điểm tại Sài Gòn: "Le Réveille de l'Orient" và "Khong Phu Tseu". Năm 1963, trụ sở chi hội tại số 110 đường Nguyễn Du tại Sài Gòn bị chánh quyền Miền Nam trưng dụng. Kể từ ngày Miền Nam sụp đổ, các chi hội Tam Điểm hoan toàn biến mất tại Việt Nam. Như chúng ta đã biết, Hội Tam Điểm đã khởi xướng cuộc cách mạng Pháp 1789 và chủ trương "Tự Do, Bình Đẳng và Tình Huynh Đệ" trong một thế giới đại đồng không phân biệt chủng tộc hay màu da. Nhưng câu hỏi được đặt ra là Hội Tam Điểm Pháp có chủ trương đi xâm chiếm thuộc địa hay không? Và lập trường của Hội Tam Điểm đối với thực dân Pháp ra sao? Ngược dòng lịch sử, với tình trạng xã hội lúc bấy giờ, sau cuộc cách mạng Pháp, Hội Tam Điểm cũng như nước Pháp và Giáo Hội Pháp, tự cho rằng có bổn phận phải đem văn minh Tây Phương đi khai hóa các nước kém mở mang.


 Chúng ta đừng quên rằng Hội Tam Điểm chống lại sự buôn bán nô lệ trong khi giáo hội Thiên Chúa không phản đối việc nầy, và Hội Tam Điểm đã khai sinh bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền. Nhưng phải chờ mãi đến đầu thế kỷ 20, Hội Tam Điểm mới chính thức chống đối chế độ thực dân Pháp. Trong kỳ đại Hội năm1927, Đại Đường Pháp (La Grande Loge de France) đã đề nghị chánh phủ Pháp: - 


Chấm dứt mọi cuộc xâm chiếm thuộc địa mới. - Phát huy cơ chế dân chủ tại các nước thuộc địa. - Phát triển giáo dục khoa học kỹ thuật, áp dụng các đạo luật xã hội, tôn trọng nhân quyền tại các nước thuộc địa. - Bãi bỏ chế độ phân biệt người bản xứ.Một chi tiết rất thú vị là bà Varenne, phu nhân của Toàn Quyền Đông Dương, một hội viên Tam Điểm, đã có một cử chỉ thân thiện là mời một viên chức cao cấp Việt Nam ra khiêu vũ với bà trong buổi tiếp tân tại Dinh Toàn Quyền tại Sài Gòn (năm 1926). điều này đã khiến các giới chức Pháp lúc bấy giờ rất bực bội, tưởng chừng như trời đã giáng xuống đầu họ. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một vài chứng liệu lịch sử qua các biên bản buổi họp của chi hội "La Fraternité Tonkinoise" tạm dịch là "Tình Huynh đệ Bắc Kỳ" tại Hà Nội được đúc kết lại qua tập tài liệu "Nos vues et notre action en matière de politique indigène" được dịch là "Quan điểm và hành động của chúng ta qua chánh sách đối với người dân bản xứ" năm 1930. Nói một cách chung, lập trường của Hội Tam Điểm ở thời điểm đó, rất tiến bộ đối với xã hội Pháp, nhưng đối với chúng ta ngày hôm nay cũng tạm gọi là được.


 Hội Tam Điểm Pháp tại Việt Nam chủ trương nên áp dụng một chánh sách "khai phóng" (émancipation) thay vì "đồng hóa" (assimilation) dân bản xứ như Pháp đã áp dụng tại các đảo: La Réunion, La Martinique hay tại các nước Phi Châu. Theo Hội Tam điểm thì dân Á Châu nói chung, và dân Việt nói riêng, có dân tộc tính rất cao, nước Pháp không thể nào đồng hóa nổi. Theo lời Toàn Quyền Varenne: "Một người Việt dù ở Nam Kỳ hay ở Bắc Kỳ, cũng không bao giờ coi nước Pháp là quê hương của họ được". Chánh sách "khai phóng" gồm có những điểm căn bản sau đây: 1/ Nâng cao trình độ giáo dục, kỹ thuật, khoa học cho dân Việt Nam. -Ở bậc tiểu học thì phải dạy học sinh bằng chữ Việt. - Ở bậc trung học thì phải dùng tiếng Pháp và tiếng Anh là sinh ngữ chánh. -Phải mở các trường Luật, Y Khoa, trường Kỹ Sư Công Chánh. -

Bằng cấp Việt Nam phải được công nhận bằng giá trị của bằng cấp Pháp. Buồn cười nhất là Viện Trưởng Đại Học Thalamas, trong chuyến về thăm nhà tại Pháp, đã trách cứ các đồng nghiệp của mình đã "nhắm mắt" chấm đậu cho những du học sinh Việt Nam tại Pháp, khiến bằng cấp tại Pháp còn thua bằng cấp tại Việt Nam. 2/ Thay thế lần lần viên chức người Pháp ở hạ tầng bằng người Việt Nam. 3/ Đào tạo một quân đội Việt Nam độc lập, sĩ quan Pháp chỉ giữ vai trò cố vấn. 4/ Thành lập các hội đồng dân cử. Lúc đầu các hội đồng chỉ có tư cách cố vấn, sau đó sẽ có quyền hành pháp. Nước Việt Nam sẽ tiến dần đến một chế độ tự trị và sau cùng sẽ trở thành một nước độc lập. 5/ Hội Tam Điểm chủ trương tự do báo chí, nhưng hạn chế việc tự do hội họp vì sợ rằng bọn "bôn sê vích" (cộng sản) lợi dụng để bạo động. Ông varenne đã đình chỉ việc kiểm duyệt báo chí cho đến ngày ông trở về Pháp. 6/ Hội Tam Điểm nghĩ rằng chỉ nên trao trả hoàn toàn chủ quyền cho dân Việt Nam khi nào trình độ dân trí được nâng cao, vì nếu không, dân Việt Nam sẽ bị bọn "cầm đầu cuồng tín" bóc lột, có khi đời sống sẽ còn khốn khổ hơn. Để kết luận, Hội Tam Điểm đã có ý dè dặt không tin rằng những "chánh sách" của mình có thể thực hiện được vì các thế lực phản động tại Pháp rất mạnh. Đáng tiếc thay! Lịch sử Việt Nam đã diễn theo sự dự liệu của Hội Tam Điểm trong hoàn cảnh đen tối nhất.

No comments:

Post a Comment