Pages

Monday, May 4, 2009

SÀI GÒN MẬU THÂN 1968

Pham Minh Tuan

CUỘC TẤN CÔNG TÒA ĐẠI SỨ MỸ TẠI SÀI GON

Trích cuốn sách Tết của nhà báo Mỹ Don Oberdoifer viết về tết Mậu Thân.

Tại một cửa hàng sửa chữa ôtô quét vôi mầu vàng nhạt, cách sứ quán 5 dãy nhà, một tốp lính của tiểu đoàn C-10 quân giải phóng đang tập hợp lại cho một cuộc tấn công. Cùng lúc đó, những người thực hiện các nhiệm vụ khác được tổ chức thành những đội biệt kích, những ban công tác chính trị, những đại đội quân sự, những tiểu đoàn, trung đoàn và sư đoàn, đang sẵn sàng tấn công những mục tiêu khác trong Sài Gòn và hơn 100 thành phố thị trấn khắp Miền Nam. Tổng cộng khoảng 67.000 lính do Việt Cộng chỉ huy được tung vào các trận đánh trong giai đoạn mở đầu của cuột tổng tấn công Tết Mậu Thân. Trong đó, không đến 20 người tập trung tại cửa hàng sửa chữa ôtô và tối đó sẵn sàng đánh vào sứ quán. Một sỹ quan Mỹ sau đó gọi cuộc tấn công vào các sứ quán là một hoạt động cỡ trung đội “vớ vẩn”, và nếu hiểu theo thuật ngữ quân sự thông thường, nó đúng là thế. Nhưng về ý nghĩa chính trị và tâm lý, thì cuộc tấn công “vớ vẩn” này là một trong những hành động quan trọng nhất của chiến cuộc Mậu Thân.

Tầm quan trọng của sứ quán Mỹ như là một căn cứ vốn mang tính tượng trưng lớn hơn rất nhiều thực chất của nó. Nền ngoại giao của Mỹ ở Việt Nam từ lâu tuỳ thuộc vào những đòi hỏi của các cố gắng quân sự, và bản thân sứ quán đã không tác động gì nhiều đến chiều hướng phát triển của cuộc chiến. Vào lúc nó bị tấn công, sứ quán được bảo vệ bởi một dúm người, dưới quyền điều khiển của một sỹ quan ngoại vụ cấp thấp, mà nhiệm vụ hàng ngày của anh ta là điều tra giá gạo trên thị trường.


Mặt trước sứ quán nhìn từ trên cao.

Mặt sau sứ quán chụp từ máy bay trực thăng.

Tuy nhiên, sứ quán là nơi lá cớ sao vạch được chính thức cắm trêm mảnh đất Việt Nam, và do đó, nó là biểu tượng trung tâm của những cố gắng của Mỹ. Những người chưa từng nghe Nha Trang, Quy Nhơn, Biên Hoà, Bến Tre hay những nơi mà họ không phát âm được, thì hiểu nó nói lên điều gì khi Việt Cộng tấn công vào trung tâm sứ quán nằm giữa trung tâm Sài Gòn. Bởi vì đã có một lần họ đã có thể gọi tên và gợi lại trong trí nhớ hình ảnh cái sứ quán này. Đối với nhiều người Mỹ trong nước, trận tấn công vào sứ quán là trận đánh đầu tiên có thể hiểu được của cuộc chiến tranh.



Đối với giới báo chí Mỹ ở Sài Gòn, chuyện này cũng là một sự kiện khác thường. Hầu hết những chiến sự nổ ra khắp miền Nam họ không được biết vào những giờ đầu nổ súng và bất kỳ tình huống nào họ cũng không đến được. Tin về trận đánh ở sứ quán vì vậy đã lan đi rất nhanh trong giới báo chí, truyền hình và truyền thanh và tất cả bọn họ lại ở gần và có sẵn phương tiện truyền tin không xa nơi xảy ra chiến sự là bao nhiêu. Vì Việt Cộng không tấn công vào các nhà máy điện, các trung tâm điện thoại và điện tín, nên việc truyền thông trong nước và quốc tế vẫn hoạt động bình thường suốt đêm hôm đó. Đây là dịp mà các phóng viên có thể quan sát và tường thuật cho thế giới biết về diễn biến chiến sự trong khi nó đang diễn ra. Thông qua phép lạ của kỹ thuật điện tử, tin túc đã truyền đi với tốc độ nhanh gấp 30 vạn lần so với vận tốc của viên đạn bắn ra trong cuộc tiến công này.



Tấn công

Tại một góc phố Sài gòn trước lúc nửa đêm, một người đàn ông vạm vỡ tên N.V.S đứng chờ gặp một sỹ quan của tiểu đoàn C-10 quân Giải phóng theo lời hẹn. S là một tiểu độ trưởng của tiểu đoàn này, đóng quân gần đồn điền cao su Michơlanh chỉ cách Sài Gòn 30 dặm về phía Bắc. Anh ta đến Sài Gòn 1 ngày trước khi xẩy ra cuộc tấn công và mặc đồ dân sự như một người đi sắm tết. Vốn là một nông dân ở vùng ven đô, anh tham gia quân giải phóng từ năm 1964, sau khi chế độ Ngô Đình Diệm sụp đổ. Anh được biên chế vào lực lượng đặc công hoạt động ở Sài Gòn cuối năm 1965. Năm 1966 anh trở thành tiểu đội trưởng.

Vào tháng 11 năm 1967, 3 tháng trước tết Mậu thân, đơn vị của S bắt đầu chuyển vũ khí đạn dược và chất nổ vào Sài Gòn. Chuyến chở hàng đầu tiên được ngụy trang bằng củi đốt chất đầy một chiếc xe tải chở thuê. Ba chuyến sau, vũ khí đạn dược được dấu trong những đống cà chua và đi vào thành phố theo quốc lộ 1.


Mật lệnh tấn công Tết Mậu Thân của Việt Cộng

Hai ngày trước tết, những sọt lớn đựng cà chua và gạo nặng lặc lè được chuyển đến một ngôi nhà cạnh hiệu chữa ôtô tại số 59 đường Phan Thanh Giản. Ngay sau phút giao thừa S và đồng đội tập hợp tại hiệu chữa ôtô, họ chia nhau đạn dược và thông báo về nhiệm vụ chiến đấu đến lúc này còn giữ kín.


Hành trình của đoàn xe tấn công toà đại sứ (phỏng đoán)

Vào lúc 2 giờ 45 phút sáng, toán quân đến sứ quán bằng xe tải Pơ-giô cỡ nhỏ và mộtc chiếc taxi. Một viên cảnh sát Việt Nam đứng cách sứ quán một dãy nhà nhìn thấy các xe này chạy dọc phố Mạc Đĩnh Chi mà không bật sáng đèn. Anh ta chuồn vào chỗ tối để tránh những điều rắc rối.

Hai chiếc xe này ngoặt sang đại lộ Thống Nhất, một đại lộ lớn, chạy ngang sứ quán Mỹ. Khi xe vòng qua góc phố, những người trên xe xả súng máy vào 2 cảnh sát đứng ngoài cổng ngách mở ban đêm của sứ quán. Những người trên xe mang khăn quàng cổ và băng tay làm tín hiệu, họ lao xuống dùng rocket và bộc phá để tấn công.

Trong lúc đó hai người Mỹ chĩa súng bắn vào chiếc taxi rồi rút lui, đóng cánh cổng sắt lại. Đúng vào 2 giờ 47 phút họ đánh điện đài báo động là có kẻ địch tấn công.

Ngay sau đó một tiếng nổ dữ dội làm rung chuyển cả sứ quán. Một khối thuốc nổ 15 pao đã phá thủng một lỗ lớn của bức tường bảo vệ cạnh góc phố nơi chiếc xe tải đỗ.

Daniel, một trong 2 người Mỹ la to trên làn sóng vô tuyến: "Chúng đang tới, chúng đang tới, cứu tôi với". Thế rồi điện đài bỗng ngưng bặt. Sau đó người ta tìm thấy xác Daniel với một vết đạn cắm vao đầu. Còn người kia, Sabats, binh nhất thì bị một viên đạn xuyên thủng ngực.

Một chiếc xe jeep của lực lượng cảnh sát quân sự Mỹ đi tuần cách đó nhiều dẫy nhà nhận được tín hiệu cấp cứu và hành động lập tức. Hạ sĩ cảnh sát Gionni B Tomat 24 tuổi và nhân viên điện đài Onen Mibơtx 20 tuổi chạy dọc đại lộ để đến sứ quán nhưng họ là người thứ 3 và thứ 4 bị giết trong 5 phút đầu của cuộc tấn công này.


Khăn quàng và băng tay của quân Giải phóng ở Huế năm 1968 (không biết dấu hiệu này có thống nhất trên toàn miền Nam hay không?)

Khi cuộc tấn công xẩy ra, ở miền Nam ó 492.000 lính Mỹ bao gồm cả hải lục không quân hỗ trợ cho 626.000 lính Việt Nam Cộng hòa, ngoài ra còn có lính Nam Hàn, Thái và một số nước khác. Nhiều tháng trước, Bộ chỉ huy quân sự Mỹ, tổng hành dinh của tướng Oetmolen đã ra lệnh "cảnh giác cao độ", đặc biệt đối với việc bảo vệ các chỉ huy sở, các căn cứ hậu cần, sân bay, khu dân cư và nhưng chỗ trú quân. Nhưng lệnh này không làm người ta hoảng hốt vì nó đã quá quen thuộc.

Trước đó 6 tuần lễ, bộ chỉ huy quân sự Mỹ đã trao trách nhiệm bảo vệ toàn bộ Sài Gòn cho quân lực cộng hòa. Còn quân Mỹ chỉ chịu trách nhiệm bảo vệ chính bản thân họ và những căn cứ của họ. Việc bảo đảm an ninh của sứ quán được bố trí theo 3 tuyến phòng thủ. Ngoài bữc tường sứ quán, là trách nhiệm của nước chủ nhà,trong trường hợp này là cảnh sát Việt Nam. Vào đêm nổ ra cuộc tấn công, vòng bảo vệ Việt Nam có 4 cảnh sát. Viên thứ nhất đứng gác cạnh cổng sứ quan, khi chiến sự nổ ra, anh ta nấp kín sau lô cốt canh và ở đó cho đến sáng hôm sau. Người thứ 2 trực trước sứ quán, nhưng ngủ gà ngủ gật. Khi tiếng nổ làm anh ta bừng tỉnh, anh bỏ chạy về đồn cách đó 1 dãy nhà. Viên thứ 3 cũng đứng gác trước cổng, và khi bộc phá nổ anh ta biến mất trong bóng tối. Còn người thứ 4, người cầm đầu của tốp gác này cũng vội vã lao về đồn. Tuyến phòng ngự thứ 2 là bức tường cao 2,4m bao bọc khu sứ quán, rất dễ bị bộc phá chọc thủng. Tại đây chỉ có 2 cảnh sát quân sự Mỹ và bị giết ngay từ khi cuộc tấn công bắt đầu.


(góc phố Lê Duẩn - Mạc Đĩnh Chi, nơi cuộc tấn công bắt đầu)

Còn phạm vi trong tường là của phái đoàn ngoại giao, được một phân đội lính thủy đánh bộ Mỹ bảo vệ. Vào tháng 01/1968, phân đội này gồ 85 người là lực lượng bảo vệ sứ quán lớn nhất của Mỹ trên thế giới. Do một sĩ quan an ninh của sứ quán kiểm sát, lực lượng này canh phòng suốt ngày đêm tại các trụ sở ngoại giao và các khu nhà ở chính thức khắp thành phố.
Hậu quả

Người ta chính thức thông báo lấy lại sứ quán vào lúc 9 giờ 15 phút sáng, 6 giờ 28 phút sau khi phát ra lời kêu cứu đầu tiên.

Vào lúc 9 giờ 20 phút, tướng Oét bước qua cổng sự quán bị tan hoang để kiểm tra tình hình. TRên nền thềm cao chạy dài dưới mái che của tòa nhà là những lính Việt cộng hoặc đã chết hoặc bị trọng thương. Xác Đanien và Xibat vẫn nằm tại chỗ mà họ đã ngã xuống bên trong cổng ngách. Một số con cái người chết đang khóc lóc. Phóng viên tin và ảnh có mặt khắp mọi nơi. Ket Oeb của hãng UPI, trong một tin tường thuật rất đáng nhớ đã viết rằng quan cảnh nơi này giống một "cửa hàng thịt ở Eden"!

Đám nhà báo lắm mồm chợt im bặt khi tướng Oet đi qua chiếc sân tan hoang của sứ quán. Cuộc vây chiếm sứ quán kéo dài 6 giờ rưỡi của Việt cộng đối với nhiều người trong số họ xem là sự thất bại đau đầu nhất mà Mỹ gặp ở Việt Nam. Mặc dù quy mô tấn công nhỏ, nhưng chuyện thì thật tầy đình. Dường như nó đã vạch ra sự dối trá của cái hình ảnh màu hồng và những lời tuyên bố chiến thắng mà tướng Oét và nhiều người khác đưa ra.

Lần này các nhà báo cảm thấy tội nghiệp cho tướng Oét. Ông ta sẽ có thể nói những gì trước thảm họa này? Họ tin rằng ông ta phải nói một vài câu.

Oetmolen bước nhanh vào hành lang và bắt tay trung sĩ Harpo, người vẫn đang ngồi tại vị trí của mình. Theo yêu cầu của tướng Oét, Oen gọi điện thoại ưu tiên cho Philip Habib ở Oasinhton. Tướng Oét nói trong khoảng 20 phút, miêu tả tình hình và tìm hết cách để làm dịu sự kinh hoàng đang lan tràn ở thủ đô của Hoa Kỳ.

Ông ta bỏ ống nói xuống, nói vài câu với Bari Zothian, cố vấn ngoại vụ và bước ra để gặp các nhà báo. Ông mặc bộ quần áo lao động hồ cứng và là phẳng, với 4 ngôi sao đính trên ve áo.

Đối diện với vòng người đứng quanh gồm các nhà báo, các phóng viên ảnh và truyền hình, tướng Oét đưa ra nhận định về mặt quân sự "những kế hoạch chu đáo của kẻ địch đã phá sản". Tòa nhà chỉ bị hư hại một ít bên ngoài. Tất cả kẻ địch đột nhập vào khu sứ quán mà theo tôi biết cho đến này đều bị giết. 19 xác tìm thấy trong khu sứ quán - xác kẻ thù.

Tướng Oét nói rằng những cuộc tấn công vào các vùng dân cư khắm miền Nam là được tính toán một cách "hết sức lừa bịp" để gây sự kinh hoàng lớn nhất Việt Nam, và nói lên quan điểm của mình rằng họ đã bị "đánh lạc hướng. Vì những nỗ lực của Việt Cộng vẫn là nhằm vào Khe Sanh và vùng bắc Trung phần. Kẻ địch đã bộc lộ lực lượng và do chiến lược của họ nên đã chịu thương vong lớn... Với sự đồng ý của chúng tôi, tổng thống Thiệu đã thủ tiêu lệnh ngưng bắn, quân đội Mỹ tiếp tục tấn công và truy kích kẻ địch hết sức mãnh liệt". Ông tuyên bố.

Các nhà báo hình như không còn tin vào tai mình nữa. Tướng Oét đang đứng trên đống hoang tàn và nói rằng mọi việc đều vĩ đại.

Như thương xẩy ra trong chiến tranh Việt Nam, việc "đếm xác" lính Việt cộng tại sứ quán Mỹ đã tỏ ra thổi phồng. Bốn xác người Việt là 4 lái xe dân sự trực đêm tại đội xe của sứ quán đêm đó. Một nhân viên an ninh Mỹ sau đó kể rằng anh ta thấy một "kẻ địch" gục xuống phía sau chiếc bồn cây bằng xi măng, gào to và cầm cái gì trong tay quơ lên loạn xạ trước khi giết. Đó là tấm thẻ chứng minh nhân viên sứ quán Mỹ của anh ta.

Một trong những người lái xe bất hạnh này để lại 1 vợ và 7 con, một người nữa là một vợ và 6 con còn người thứ 3 một vợ và một con.

Những lính thủy đánh bộ tham gia bảo vệ sứ quán nói rằng họ thấy một người lái xe Việt Nam thứ tư có danh là "Xatsơmo" cầm súng bắn vào họ. Tên thật anh là N.V.D đã liên tục làm việc cho sứ quán từ năm 1950. Anh ta đã từng có lần lái xe riêng cho đại sứ Mỹ. Mọi người trong sứ quán đều biết anh, người nổi tiếng là thân Mỹ nhất trong số nhân viên người Việt Nam làm việc cho sứ quán. Anh ta phải là Việt công, một nhân viên bí thư sứ quán nói, bởi vì anh ta khôn ngoan hơn những lái xe khác. Sau cuộc chiến, người Mỹ tìm thấy cạnh xác anh ta một khẩu AK47, và khẩu súng lục Braoninh dắt ở thắt lưng.



Ba lính gác lính thủy đánh bộ kéo lá cờ sao vạch lên cột cờ trước tòa nhà sứ quán đã bị một phen kinh hoàng vào lúc 11 giờ 45 phút sáng, 9 giờ sau khi cuộc tấn công bắt đầu. Một lát sau đại sứ Bâncơ xuất hiện, bất chấp sự can ngăn của lính gác bảo vệ, ông đi một vòng quanh khắp sứ quán để thị sát. Bâncơ trông rất tinh tươm trong chiếc quần dài vải chéo, chiếc sơ mi trắng tinh và đôi giày xỏ chân. Quây quanh ông ta là những lính thủy đánh bộ, những lính quân cảnh, lính nhảy dù và những nhân viên an ninh của bộ ngoại giao mang vẻ mặt tối sầm và bê bết máu me vì trận chiến vừa qua. Ngài đại sứ nói với các ký giả rằng Việt cộng đã thất bại trong cuộc tấn công này "vì họ không bao giờ có thể lọt vào căn nhà sứ quán".

Trận đột kích sứ quán đã chiếm lĩnh những hàng tít lớn trên nhiều báo Mỹ ra ngày hôm sau. Tời Daily New đăng xã luận trên trang nhất, một việc không bình thường, dưới đầu đề "chúng ta đang ở đâu? Chúng ta hiện ở đâu?". Kèm theo bái xã luận là một tranh biếm họa vẽ tướng Oét đang cụng đầu với một du kích Việt cộng tại một góc ngôi nhà được mệnh danh là "sứ quán Mỹ Sái Gòn". Các ngôi sao trên quân hàm vị tướng này đang bay ra khỏi bộ quân phục của ông ta, còn khẩu súng của ông ta thì dúi nòng xuống đất. Người lính Việt cộng thì dí họng súng vào bụng ông ta. Phụ đề của bức tranh viết "Chúng ta trải qua một bước ngoặt... - tướng Oetmolen."


Tranh biếm họa về trận chiến Mậu Thân của báo Mỹ.

Ngay sau khi trận chiến tại sứ quán chấm dứt, chính phủ Mỹ bắt đầu biến sứ quán Mỹ ở Sài Gòn thành một sở chỉ huy được phòng ngự hết sức chắc chắn. Quân đội chuyển giao cho lính thủy đánh bộ bảo vệ sứ quán nào súng máy, súng tiểu liên M16, lựu đạn, mặt nạ phòng hơi cay và các vũ khí trang bị khác. Người ta xây những ổ đặt súng máy trên nóc sứ quán. Những lao công thì dọn dẹp những chậu hoa tròn đã từng trở thành những vị trí chiến đấu tốt cho các tay súng Việt cộng trong khu vườn sứ quán và mang đến đặt tại một công viên trung tâm thành phố. Một hệ thống thông tin liên lạc hết sức tinh vi, có thể làm cho những người bảo vệ sứ quán thường xuyên liên lạc với các đơn vị bên ngoài được lắp đặt...

Về những người có "chiến công" bảo vệ sứ quán, thì trung sĩ Harpo được thưởng huy chương Sao Đồng vì một mình đã chống chọi bảo vệ sứ quán, và sau đó anh ta rời khỏi lính thủy đánh bộ để trở thành một phó quản đốc một trạm dịch vụ ở Minexôta, bang quê quán của anh ta. Oend, viên sĩ quan trực ban của sứ quán hôm đó, các sĩ quan an ninh Kramxay, Phơrây và nhân viên mật mã Gripphin được bằng khen của bộ ngoại giao vì hành động anh hùng. Sau đó họ được chuyển đi làm nơi khác.


Bia tưởng niệm trận đánh của phía ta.


Bảng đồng của Mỹ khắc tên 5 người bị giết trong trận tấn công sứ quán.

Gioocgiơ Gracôpxân cũng được bằng khen của bộ ngoại giao vì hành động anh hùng. Tướng Oét đã tặng ông ta một khẩu súng AK47 mà một Việt cộng bị tử thương bỏ lại, khẩu súng gắn một tấm biển nhỏ bằng đồng rất đẹp có ghi hàng chữ: "Một Việt cộng đã bắn khẩu súng này nhưng không trúng. Ngài đại tá bắn lại và không chệch đích." Gracôpxân vẫn tiếp tục sống tại biệt thự của ông trong sứ quán gần 2 năm nữa. Đến lúc này, đếm những khẩu súng cất trong các căn phòng, tất cả có tới 37 khẩu.

Hết.

No comments:

Post a Comment