Các bài cũ của Sơn Trung Thư Trang - http://vanhoavn.blogspot.com
Pages
▼
Thursday, May 14, 2009
TIN BIỂN ĐÔNG
QUAN ĐIỂM CỦA NGA VỀ BIỂN ĐÔNG
Chiến lược dài hạn của Trung Quốc?
GS. Vladimir Kolotov nghiên cứu về Việt Nam và nói được tiếng Việt
Một chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam từ Nga cho rằng sự lớn mạnh của Trung Quốc là đe dọa an ninh cho Việt Nam.
Nói chuyện với BBC từ Đại học quốc gia St. Petersburg, tiến sĩ Vladimir Kolotov nhận định khả năng khai thác chung ở Biển Đông là có, nhưng Trung Quốc cũng sẽ chiếm phần hơn.
Ông cũng cho rằng Việt Nam đang gặp khó trong việc tìm kiếm liên minh, dù là "theo Mỹ hay Trung Quốc".
Vladimir Kolotov: Trong lịch sử Việt Nam, mỗi khi Trung Quốc tập trung được lực lượng, xây dựng một nước hiện đại, lần nào cũng là vấn đề rất lớn cho Việt Nam. Bây giờ cũng là thời điểm như thế. Trung Quốc mạnh, là đe dọa an ninh cho Việt Nam.
Nhưng bây giờ là thời đại toàn cầu hóa, Việt Nam có thể tìm liên minh, vấn đề là tìm ai. Giữa Mỹ và Trung Quốc, cả hai đều có thể nói là "bạn" của Việt Nam. Theo Trung Quốc là mất chủ quyền, theo Mỹ cũng thế.
BBC: Theo tiến sĩ, tranh chấp Biển Đông sẽ đi đến đâu?
Giữa Mỹ và Trung Quốc, cả hai đều có thể nói là "bạn" của Việt Nam. Theo Trung Quốc là mất chủ quyền, theo Mỹ cũng thế.
Vladimir Kolotov
Tôi nghĩ Trung Quốc sẽ sử dụng áp lực ngoại giao và kinh tế. Vũ lực thì Việt Nam không chống lại được rồi, và Trung Quốc cũng sẽ không dùng vũ lực. Nhưng họ sẽ áp lực về chính trị, ngoại giao, kinh tế.
BBC: Việt Nam và Trung Quốc vừa nộp hồ sơ thềm lục địa cho Liên Hiệp Quốc. Liệu LHQ có chịu sức ép nào không?
Không nên coi trọng chuyện đó. LHQ chỉ như một câu lạc bộ nói chuyện, chẳng đưa ra được quyết định buộc các bên phải theo.
Cứ xem khủng hoảng Nam Ossetia vừa rồi. Chiến tranh năm ngày, bao nhiêu người chết. Nhưng Mỹ không muốn hội đàm vấn đề này, LHQ làm được gì ? Những chuyện lớn liên quan an ninh, LHQ chứng tỏ họ bất lực.
Có thể nộp hồ sơ, nhưng đấy là họ nói chuyện với nhau, còn Trung Quốc muốn khai thác vùng nào thì cứ khai thác.
Nộp cả chục hồ sơ cũng được, vấn đề là ai sẽ ủng hộ Việt Nam ?
BBC: Vậy còn khả năng hợp tác và khai thác tài nguyên ở Biển Đông có thực tế không?
Có thể, nhưng khai thác là phải cùng đầu tư, trong khi kinh tế Trung Quốc mạnh hơn nhiều. Họ có thể làm dự án 10 tỉ đôla, Việt Nam tham gia nổi không?
Phải nói lại một lần nữa, đây chỉ là một bước nhỏ trong chiến lược dài hạn của Trung Quốc. Chiến lược đó rất rõ, kiểm soát vùng Á đông, ban đầu gián tiếp và sau đó là trực tiếp.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2009/05/090513_kolotov_interview.shtml
No comments:
Post a Comment