Pages

Wednesday, June 3, 2009

TIN TỨC BIỂN ĐÔNG

Trung Quốc phong toả ngư trường, tàu đánh cá Việt Nam nằm bờ

(nguoiviet online)
Tuesday, June 02, 2009


medium_VN_TauCa_SongHan_SGTT_060209.jpg




Một dãy tàu đánh cá xa bờ của một số tỉnh miền Trung vẫn cắm neo trên sông Hàn, Ðà Nẵng, không dám ra khơi kiếm sống vì lệnh cấm của Trung Quốc ngay trên cả các vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền. (Hình: SGTT)


Tờ báo này nói thời gian này là thời gian lý tưởng nhất để đi biển với sóng lặng trời êm nhưng hàng trăm tàu đánh cá thuộc nhiều tỉnh từ Quảng Ngãi, Bình Ðịnh ra đến Ðà Nẵng “đã neo đậu, ken cứng ven đôi bờ sông Hàn, âu thuyền Thọ Quang, Ðà Nẵng”.

Nhiều điều được báo Lao Ðộng tiết lộ cho thấy thực trạng của ngư dân Việt Nam và sự tránh né bảo vệ ngư dân của nhà cầm quyền CSVN, trước sự lấn áp cậy nước lớn của Trung Quốc. “Có nhiều nguyên nhân khiến ngư dân phải nằm bờ, trong đó có việc tăng giá xăng dầu, bấp bênh nguồn lao động, thiếu vốn... Nhưng nay còn thêm nguyên nhân nữa là nhiều vùng biển ngoài khơi - nơi ngư dân miền Trung thường khai thác cá - đã bị phong toả, cấm đánh bắt cá.” Báo trên nói. Tờ Lao Ðộng thuật chuyện theo chủ tàu kiêm thuyền trưởng tàu ÐNa-66456 - Nguyễn Văn Hòa, phường Xuân Hà, quận Thanh Khê, Ðà Nẵng - than rằng, “Ngay chính vụ cá mà nhiều tàu chúng tôi buộc phải nằm bờ thế này thì chết mất. Lao động kêu đã khó, nay tìm được ít bạn, nhưng biển “động” nên còn phải chờ. Thiệt hại từ việc nằm bờ không chỉ thiếu hụt sản lượng, mà còn tiền vay sắm tổn, trả tiền ăn để giữ bạn tàu, chờ đến ngày ra khơi được”. Theo ông Hòa tiết lộ cho biết những điều xưa nay không được nói đến thực trạng là “thực ra tàu cá Việt Nam đã bị tàu nước ngoài (tức Trung Quốc) đẩy đuổi ngay trên vùng biển Việt Nam từ nhiều năm nay. Nhiều tàu cá bị đâm chìm, bị bắt phạt hành chính. “Nhưng chúng tôi có tiền đâu mà nộp phạt. Chúng tôi ngậm đắng nuốt cay chấp nhận, bởi nếu không thì bị dẫn độ về nước họ thì tốn kém nhiều hơn. Thường khi bị bắt, họ chỉ cho 1 tàu còn dầu để chúng tôi lại dắt nhau vào bờ”- ông Hòa cho biết. Ðài BBC từng tường thuật cho biết ngư dân Việt Nam từng bị hải quân Trung Quốc bắn chết, tàu bị kéo về đảo Hải Nam và bắt chuộc cả người lẫn tàu trong khi nhà cầm quyền CSVN chỉ lặng lẽ đi nhận người về. Không hề thấy chế độ Hà Nội có hành động gì khác để bảo vệ đất nước, bảo vệ ngư dân của mình ngoài một vài lời phản đối chiếu lệ. Một chủ tàu khác, người Quảng Ngãi, kể cho báo Lao Ðộng, “Rất may trước khi ra khơi, chúng tôi được bộ đội biên phòng cửa khẩu cung cấp những tọa độ, những vùng biển đang có tàu nước ngoài tuần tiễu, đang cấm căng thẳng để mình tránh. Không thể cứ nằm bờ mãi được, nhiều tàu ở các tỉnh xa như chúng tôi buộc phải ra khơi, nhưng đi tránh vòng vèo, tốn kém. Họ không chỉ cấm đánh cá ngay vùng biển của mình, mà còn “bít” cả đường ra vùng đánh bắt chung, ngư trường quốc tế”. Ðiều vừa nói, không hề thấy nhà cầm quyền CSVN có phản ứng gì để chống lại sự ngang ngược của Trung Quốc hay không.Vì bị Trung Quốc cấm cản mà nhà cầm quyền CSVN không bảo vệ nổi ngư dân của mình ngay trên biển của mình báo Lao Ðộng nói, “Theo Hội Nông Dân quận Thanh Khê, hiện gần 90% tàu công suất lớn của địa phương đã chuyển đổi từ nghề câu mực khơi và đánh bắt xa bờ sang khai thác gần bờ. Chỉ từ đầu năm 2009 đến nay, có ít nhất 20 tàu trên 200CV đã bị bán. Ngư dân Phạm Thuận - phường Thanh Khê Tây - cho biết, “Cả ba tàu vươn khơi của tôi là ÐNa- 90406, 90207, 90208 nay đều chuyển sang nghề giã cào ven bờ”. Ông Thuận nói, việc đánh bắt gần bờ là quay về với phương thức khai thác lạc hậu, cạnh tranh khốc liệt với các tàu công suất nhỏ ven bờ. Nguyễn Thương - chủ tịch UBND quận Thanh Khê - cho biết, “Sản lượng đánh bắt hải sản của quận Thanh Khê chiếm 70% của cả TP. Số tàu đánh cá, câu mực của quận này cũng đứng đầu TP. Tuy nhiên, hiện chỉ còn 10 trong tổng số 160 tàu công suất lớn ra khơi. Chúng tôi đã cùng TP tháo gỡ nhiều khó khăn cho ngư dân, nhưng việc bị cấm biển hiện nay chưa thể phản ánh được. Tuy vậy, chính quyền cũng sẽ kiến nghị TP và trung ương tìm giải pháp cho ngư dân ra biển an toàn và tiếp tục bám biển, khai thác bền vững”. Ðà Nẵng đã chi hàng chục tỉ đồng hằng năm để hỗ trợ xăng dầu cho ngư dân. Ngành NNPTNT TP. Ðà Nẵng còn có nhiều hình thức hỗ trợ ngư dân như mở nhiều lớp đào tạo thuyền trưởng, máy trưởng miễn phí, trang bị miễn phí máy thông tin liên lạc hiện đại cho các tổ đội tàu đánh bắt xa bờ, hỗ trợ tiền bảo hiểm ngư dân... Hội Nông dân cũng đã có nhiều hỗ trợ cho vay, trang bị ngư cụ, cải hoán tàu, vay vốn ra khơi... Song, dường như những nỗ lực lớn ấy từ đất liền cũng chưa bù đắp được những khó khăn mới phát sinh mà ngư dân miền Trung đang đối mặt trên biển.” Những tin tức gần đây trên báo chí quốc tế cho thấy không phải Trung Quốc chỉ phái một tàu mà tới 8 tàu tuần tới khu vực biển Ðông đang tranh chấp với Việt Nam và một số nước trong khu vực để ra lệnh cấm đánh cá ở khu vực cho tới Tháng Tám. Họ gọi hành động đó là tuần tra để ngăn chặn “nạn bắt trộm” thủy sản. Báo SGTT nói rằng, “Việt Nam đã lên tiếng phản đối lệnh này, nhưng Trung Quốc cũng áp dụng cho các vùng biển Việt Nam tuyên bố chủ quyền”. Tại sao nhà cầm quyền Hà Nội không dám gửi tàu hộ tống ngư dân mình tới khu vực biển của mình thay vì để ngư dân nằm ụ và kêu đói kêu khổ hay phải bán tàu? Không thấy báo chí trong nước đặt dấu hỏi.

No comments:

Post a Comment