Pages

Wednesday, July 29, 2009

ĐẶNG PHÙNG QUÂN * TRIẾT HỌC

Đặng Phùng Quân
Khởi thảo lịch sử triết học
Dưới lăng kính siêu quốc
(tiếp theo)


Những thời kỳ trục trong lịch sử tư tưởng
Karl Jaspers không phải là một nhà sử học chuyên nghiệp, song ông đã phát kiến ra khái niệm trục, trong một tinh thần tri thức cởi mở, ngay từ mở đầu tác phẩm Vom Ursprung und Ziel der Geschichte/Nguồn và đích của lịch sử, 1949:

“Trong thế giới phương Tây, triết học lịch sử xây dựng trên niềm tin Cơ đốc. Trong một chuỗi vĩ đại những công trình liên tục từ Augustin đến Hegel, niềm tin này thể hiện vận động của Thượng đế xuyên suốt lịch sử. Những hành vi mặc khải của Thượng đế biểu hiện những tuyến phân chia quyết định. Cho nên Hegel có thể vẫn nói: toàn thể lịch sử tiến hành và bắt nguồn từ Chúa. Con của Thượng đế xuất hiện là trục của lịch sử thế giới… Song niềm tin Cơ đốc chỉ là một niềm tin, không phải là niềm tin của nhân loại. Vì thế quan điểm lịch sử phổ quát như vậy rõ ràng là thất bại vì nó chỉ có giá trị cho những tín đồ Cơ đốc…

Trục của lịch sử thế giới, nếu thực sự hiện hữu phải được phát kiến về mặt thường nghiệm, như một sự kiện có thể được mọi người, kể cả người theo Cơ đốc chấp nhận như vậy.”
Jaspers là một tín đồ Cơ đốc, song đã mạnh dạn đánh giá thời kỳ trục này vào thời khoảng 800-200 trước tây lịch. Theo ông, những sự biến phi thường nhất tập trung trong thời kỳ này: tất cả những trường phái triết học Trung hoa xuất hiện, như Khổng, Lão, Mặc, Trang, Liệt tử v.v.., ở Ấn độ như Upanishad, Phật là những đỉnh cao tri thức xuống đến phái hoài nghi, duy vật, ngụy biện và hư vô luận, ở Ba tư Zarathustra dạy một thế giới quan tương tranh giữa thiện và ác, ở Palestine xuất hiện những tiên tri như Elijah, Isaiah, Jeremiah, ở Hy lạp như Homer, những triết gia như Parmenides, Heraklit, Platon, những nhà viết kịch, những sử gia, Archimedes. Những công trình của họ phát triển để lại cho nhân loại to lớn ra sao, dường như ai cũng rõ, mặc dầu vào thời kỳ vùng này không biết vùng kia.
Jaspers nhận xét: Trong cả ba vùng của thế giới, điều mới lạ về thời đại này là con người có ý thức Hữu thể như một toàn thể, về chính con người và những hạn chế của mình. Con người kinh qua khủng cụ của thế giới và không có quyền năng của chính mình. Con người biết đặt những vấn đề, đối diện với khoảng không, con người biết phấn đấu cho giải thoát và ân sủng, trong khi nhận biết giới hạn của mình, con người đề ra những mục tiêu cao cả. Con người kinh qua tuyệt đối trong sâu xa của bản ngã và trong sáng của siêu việt.
Ý thức tự ngã, tư duy trở thành đối tượng của chính con người, những xung đột tinh thần diễn ra giữa con người với tha nhân, mới sinh ra tranh biện, những phạm trù cơ bản, những tín ngưỡng phổ quát - tất cả điều đó minh họa thế nào là một thời kỳ trục.
Điểm nổi bật nhất trong giai đoạn này của lịch sử nhân loại là quá độ từ thời đại thần thoại bước sang thời đại triết lý:
- Lý tính và kinh nghiệm dưới ánh sáng thuần lý tương tranh với thần thoại; các nhà triết học dầu là Hy lạp, Ấn hay Trung hoa cũng vượt khỏi tính thần bí trong những nhận thức quyết định.
- Con người không còn đóng kín tự thân, ngộ đuợc cái bất xác, mở ra những khả năng mới, không hạn chế, biết nghe và hiểu những gì trước đây không tự vấn; cùng với thế giới và chính tự ngã, Hữu trở nên nhậy cảm với con người, song không có nghĩa là chung cuộc.
- Lần đầu tiên xuất hiện những triết gia, dầu lang thang hay ẩn cư ở Trung hoa, hay những nhà khắc kỷ ở Ấn, những minh triết ở Hy lạp, hay những tiên tri ở Do thái. Nhà triết học là người chứng tỏ khả năng tương phản chính bản thân với vũ trụ ngoại tại, phát hiện trong tự thân nguyên ủy đã đưa tự thân vuơn lên tự ngã và thế giới.
- Trong tư duy suy luận, triết gia nhận ra Hữu mà không sa vào chỗ nhị nguyên do vượt khỏi chỗ phân biệt chủ thể và khách thể, nhận ra trùng hợp những mặt đối lập.
- Trong thân phận con người, vây bủa trong thân thể, bản năng, đi tìm giải thoát và cứu chuộc từ thế giới này, hướng về ý niệm, từ bỏ vô cảm/ataraxie, đắm đuối trầm tư, nhận thức ngã/giới như thể tiểu ngã/atman, kinh nghiệm niết bàn/nirwana, hòa hợp với đạo/Tao, hay dâng mình cho Thiên ý - mọi ngả phân hóa do tín niệm và tín điều, song hội tụ ở chỗ đạt tới cảnh giới toàn Hữu lên đường một mình, như một cá thể. Triết gia có thể từ khước mọi của cải trần gian, đi vào sa mạc, ẩn nơi rừng sâu, núi cao, phát hiện ra quyền năng sáng tạo của cô độc như một ẩn sĩ, cũng có thể trở lại cuộc thế như một kẻ sở hữu tri thức, như một hiền triết, một tiên tri. Tất cả điều đó về sau được gọi là lý trí và nhân cách chỉ được giác ngộ lần đầu tiên ở thời kỳ trục này.
Chân dung triết gia, nếu muốn minh họa lên hào quang của con người xuất chúng ấy, rõ ràng là khoảng cách rộng giữa đỉnh tiềm năng nhân tính này với đám đông thật là lớn lao vào thời đại này, chưa từng thấy trong lịch sử - nơi một cá nhân làm thay đổi toàn bộ, cả nhân loại có một bước nhẩy vọt.
Quang cảnh ấy hiện ra là hằng hà những quốc gia và những đô thị, tương tranh liên khối, phát triển lan tỏa, trù phú và đầy nghị lực ở khắp chốn, cát cứ từ Trung, Ấn, qua Hy lạp và Cận đông. Thời kỳ trục bao dung những nền văn minh cổ hàng ngàn năm đã cùng tận và khởi sự những hình thái văn hóa mới, có khả năng thông cảm hỗ tương, trong khi những dân tộc ngoài vùng trục này vẫn còn sống trong mông muội.
Ở tác phẩm Những triết gia lớn/Die grossen Philosophen,1957 Jaspers nói đến cái hùng đại/Größe của những nhà tư tưởng đầu tiên của Ấn như Yajnavalkya, Sandilya, Kapila, những người khai sáng triết học Trung hoa cổ đại, những minh triết Ai cập như Imhotep, Ptahotep. Gilgamesch vùng Lưỡng hà. Triết gia là những nhà tư tưởng, tương phản với những phương tiện như hành động, ảnh tượng, thi ca, song sử dụng những khái niệm và khai triển khái niệm đạt tới chỗ hùng đại [1]. Jaspers dẫn lời Dikaiarch (là người nói vào khoảng năm 320 trước tây lịch) về bẩy hiền triết không chỉ triết lý bằng lời, mà chủ vào việc thực hiện những công trình tốt đẹp; ông cũng so sánh với những thánh hiền Trung hoa được coi là khai sáng văn hóa, trật tự, lý thức mọi sự vật.
Về mặt biên niên sử, trong thời kỳ trục này có thể kể những sự biến như những nhà khai thác Etrucan đến Ý khoảng 900 tr. TL, giai đoạn thác thực ở Hy lạp, Kushites chinh phục Thượng Ai cập vào 750 tr.TL,, Đế quốc Assyrian thành hình khoảng 750-612 tr.TL., Đế quốc Chaldean khoảng 626-539 tr.TL., Phật Thích ca sống trong khoảng 563-483, thời đại Tây Chu ở Trung hoa, những nền văn minh Olmec ở Mễ, Chavin ở quần đảo Andes, trong khoảng 500 tr.TL. đã xuất hiện Cộng hoà La mã, đô thị Hy lạp, phát động chiến tranh Ba tư, Peloponnesus, đế quốc Ba tư (549-333 tr.TL), Alexander xâm lăng Ấn khoảng 327/326 tr.TL., Chandragupta thành lập đế quốc Maurya khoảng 321-301 tr.TL., Ashoka trị vì 269-232 tr.TL., Khổng sống khoảng 551-479 tr.TL., triều đại Tần là đế chế đầu tiên ở Trung hoa khoảng 221-206 tr.TL.,rồi triều đại Hán khoảng 202 tr.TL
Để củng cố luận cứ, Jaspers dẫn Lasaulx trong Neuer Versuch einer Philosophie der Geschichte: Dường như không phải tình cờ mà sáu trăm năm trước Ki-tô, có Zarathustra ở Ba tư, Phật Thích ca ở Ấn, Khổng tử ở Trung hoa, những nhà tiên tri ở Do thái, vua Numaq ở La mã và những triết gia đầu tiên tại Ionia, Doris, Elea ở Hy lạp, tất cả xuất hiện đồng thời như những người cải cách tôn giáo dân tộc.
Một học giả khác, Viktor von Strauss trong bình giảng Lão tử cũng nhận xét: trong những thế kỷ mà Lão và Khổng sống ở Trung hoa, có một vận động tinh thần lạ lùng thông qua mọi dân tộc văn minh, như Jeremiah, Habakkuk, Daniel và Ezekiel ở Israel rao giảng tiên tri và trong một thế hệ mới (521-516) dựng ngôi giáo đường thứ hai ở Jerusalem, trong khi ở Hy lạp thời Thales vẫn còn sống đã có Anaximander, Pythagoras, Heraklit, Xenophanes xuất hiện và Parmenides mới ra đời, ở Ba tư giáo hỗ cổ của Zarathustra được cải cách, và ở Ấn có Thích ca mâu ni khai sáng ra Phật giáo.
Tuy nhiên, những học giả nói trên chỉ ghi nhận những sự kiện song không thông suốt quan niệm tổng thể, nhìn ra những nét song hành phổ quát để có thể trả lời cho những phản bác, như yếu tố chung ấy chỉ có tính ngoại vi, trong khi những khác biệt về ngôn ngữ, chủng tộc, lịch sử quá lớn, hay Thời kỳ trục chỉ là sản phẩm của phán đoán giá trị, hay song hành này không mang tính lịch sử chung vì không có giao ngộ tinh thần. Jaspers đưa ra những lý chứng thuyết phục, như yếu tố chung ấy khởi từ ba nguồn trong khu vực nhất định, khả năng tri thức gia tăng, cơ bản là lĩnh hội ý nghĩa giá trị tự nhiên của nó. Sự khác biệt giữa Jaspers và Hegel ở chỗ, Hegel quan niệm Trung hoa, Ấn và phương Tây như những bước trong quá trình biện chứng của phát triển tinh thần, trong khi Jaspers quan niệm hoàn cảnh thực là hiện diện đồng đẳng, bên cạnh nhau, có nghĩa là nhiều con đường từ những nguồn khác nhau hướng về chung một mục đích. Trung, Ấn và phương Tây là ba cội rễ độc lập của một lịch sử sau cùng trải qua nhiều thế kỷ đã trở thành một thể thống nhất. Quan niệm của Jaspers, theo tôi, mang ý nghĩa siêu quốc như Kant, và đó là cơ sở nền tảng chống lại ý đồ bá quyền trong lịch sử nhân loại, sẽ nói đến sau.
Heiner Roetz trong Die chinesische Ethik des Achsenzeit. Eine Rekonstruktion unter dem Aspekt des Durchbruchs zu postkonventionellem Denken/Đạo đức trung hoa thời kỳ trục. Tái tạo dưới dạng tiếp cận tư tưởng hậu cổ, 1992 (bản Anh ngữ của chính tác giả: Confucian Ethics of the Axial Age, 1993) lấy lại ý niệm “thời kỳ trục” của Jaspers với ba chiều kích: chiều đồng đại chiếu theo những tiến triển tư tưởng đồng thời theo trục địa chí từ Địa trung hải tới Đông Á; chiều lịch đại chiếu theo ảnh hưởng trải dọc theo những phát triển về sau của những nền văn hóa tương ứng; chiều phổ quát chiếu theo thử thách thông giao vô hạn, nghĩa là viễn tượng của một tương lai chung của nhân loại.

Thời kỳ trục của Jaspers không chỉ một thời đại quan trọng về mặt lịch sử, còn chỉ ra “một tiêu điểm định hướng cho việc quan tâm đến lịch sử và liên hệ với nước ngoài…Nó chứa đựng nhiều tiêu chuẩn làm cơ sở cho phân tích nhiều mặt, như ý thức lịch sử, vượt thần thoại qua lý trí, phát kiến cá nhân, giải quyết những lựa chọn mâu thuẫn nhất v.v…”


Chính trong tiêu điểm định hướng đó, Jaspers viết phần đầu tác phẩm về những triết gia lớn dưới tiêu đề những người lãnh đạo mẫu mực nhân quần/die maßgebenden Menschen như Sokrates, Phật, Khổng, Jesus. Thật ra ngay vào cuối thế kỷ XIX, Đàm Tự Đồng (1865-1898) trong Nhân học khi phân tích khái niệm nhân, đã nhìn ra điểm chung thể hiện nơi Khổng là tương ái, tự nhiên, nơi Mặc là kiêm ái, nơi Phật là Phật tính, từ bi, nơi Giê su là tâm, yêu người như yêu mình, xem kẻ thù như bằng hữu, cho nên Đàm coi tam giáo như một thể.


Thời kỳ trục của Karl Jaspers không giải thích được sự kiện có nhiều nền văn hóa ngoài vận động phát triển này, tuy trong sơ đồ, ông vẽ ra một phổ hệ từ một nguồn của nhân loại, kinh qua giai đoạn tiền sử, đi lên giai đoạn những nền văn minh cổ, gồm Lưỡng hà, Ai cập, Ấn, Hoàng hà, những dân tộc nguyên thủy , tới thời kỳ trục gồm Ấn, Hoa, Đông-Tây hội nhập những dân tộc tiền sử vào thế giới Thời đại trục, lên thời kỳ khoa học-kỹ thuật với châu Mỹ, Âu, Nga, Islam, Ấn, Hoa, Phi châu …đánh dấu một thế giới con người trên mặt đất.


Trong quá trình tiến hóa tư tưởng con người trải qua thời kỳ trục tới thời kỳ toàn cầu chỉ ra không chỉ có một nền văn minh, văn hóa, triết học mà có nhiều văn minh, văn hóa, triết học: không chỉ có một đế chế Tần Thủy hoàng ở Trung hoa, Maurya ở Ấn, La mã ở phương Tây ghi dấu chung cuộc. Những công trình về lịch sử triết học thế giới ngày nay khởi sự “những phát triển song song trong tư tưởng triết học” (Hajime Nakamura), nới lỏng những giới hạn giữa vấn đề “triết học” và “tôn giáo” trong nghiên cứu tỉ giảo với nhiều khu vực Đông/Tây, châu Phi, châu Mỹ La tinh tiền-Columbus v.v.., đóng góp quan trọng về ngôn ngữ và dân tộc học trong nghiên cứu tư tưởng ở những địa bàn mới này.

Những vấn đề đặt ra như:
Quan niệm về “Thời đại mới/Modern Age” hiểu trong ngữ cảnh triết học phương Tây thường vẫn bắt đầu từ Descartes (1598-1650), với hai mặt: nội chuyển hướng về cơ sở của tự phản tư và ngoại chuyển từ bản ngã ra ngoại giới, từ thế kỷ 17, có thể áp dụng vào những khu vực khác? Không thể, chẳng hạn trong lịch sử triết học Hoa, bước cắt có thể khởi từ thế kỷ XI, ở Ấn, xâm nhập của người Hồi chấm dứt phát triển của Phật giáo Ấn song xuất hiện chủ nghĩa chiết trung.

Quan niệm về “tính thông ước/commensurability”, “tha tính/alterity”, “khu biệt/difference”, “phức thể/plurality” là những chỉ dấu trong khai thác tư tưởng áp dụng vào lịch sử triết học trên cơ sở nào? Chẳng hạn, khó thể có đáp án “tri thức luận nào là đúng” cho những lý luận tri thức trong triết học Ấn. Vấn đề đặt ra là phải chăng chỉ có phi thông ước về nhận thức và chân lý?
Những tranh biện về phi thông ước khả hữu hay phi lý dẫn đến vấn đề khả thể của một chủ nghĩa đại đồng, hay toàn cầu hóa trong trật tự phương Tây?

Cũng từ bình diện đó, Karl-Otto Apel nghi vấn về một đạo đức vĩ mô hành tinh cho nhân loại có cần thiết và khả hữu?
Nếu quan niệm lịch sử triết học không là một hồi lang của những ngôn hành ngu xuẩn/Gallerie der Narrheiten, vấn đề đặt ra là: ngày mai, tại sao người ta vẫn phải đọc Khổng, Lão, Trang, Long Thọ, Platon, Aristote, Kant, Hegel, Heidegger, Derrida, Đặng v.v..?
(còn nữa)

[1](Sie) sind die Denker, die im Unterschied zu den Mitteln der Tat, des Gebildes, der Dichtung vielmehr im Mitteln der Begriffe und der Operation mit Begriffen zu dem kommen, was jed

TRẦN BÌNH NAM * CHÍNH LUẬN

McNamara và chiến tranh Việt Nam

McNamara, chiến tranh Việt Nam và nước Mỹ

Trần Bình Nam

Robert S. McNamara, bộ trưởng quốc phòng Hoa Kỳ dưới hai chính quyền John F. Kennedy và Lyndon B. Johnson vừa qua đời hôm Thứ Hai 6/7/2009 tại nhà riêng ở thủ đô Washington. Ông McNamara sinh năm 1916 tại San Francisco, thọ 93 tuổi. Ông là một nhân vật đặc biệt ở chỗ trước khi được tổng thống Kenndy mời làm bộ trưởng quốc phòng ông chưa có một chút kinh nghiệm gì về quân sự (ngoài lon đại úy giả định sau khi Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản năm 1941do biệt tài về điều hành và thống kê). Ông tốt nghiệp tại UC Berkeley và trường hành chánh tại Harvard.

Năm 1945 hết chiến tranh ông trở về đời sống dân sự và làm việc cho hãng Ford chuyên sản xuất xe hơi. Năm 1960 ông được công ty Ford bổ nhiệm làm chủ tịch hãng Ford, người chủ tịch đầu tiên không thuộc gia đình họ nhà Ford. Mấy tháng sau tổng thống đắc cử Kennedy mời ông làm bộ trưởng quốc phòng.

Tổng thống Kennedy tin rằng điều hành thành công một công ty lớn như công ty Ford ông McNamara sẽ điều hành nổi bộ máy quân sự Hoa Kỳ khổng lồ của Hoa Kỳ. Lúc này tổng thống Kennedy chưa có chính sách dứt khoát đối với cuộc chiến Việt Nam là nên tiến hay thối, và trong thâm tâm ông hy vọng ông McNamara với tài điều hành giỏi từng chứng tỏ ở cương vị chủ tịch hãng Ford sẽ có đối sách đúng đối với cuộc chiến Việt Nam.

Nếu tổng thống Kennedy không bị ám sát chết năm 1963 (và cái chết của tổng thống Kenndy có liên quan gì đến cuộc chiến Việt Nam không vẫn là một nghi vấn có thể chẳng bao giờ có câu trả dứt khoát) có thể ông sẽ xuống thang cuộc chiến vào nhiệm kỳ 2 (1964-1968) và cũng rất có thể ông McNamara sẽ là người làm công việc này một cách êm xuôi. Nhưng lịch sử chuyển qua một hướng khác. Tổng thống Kennedy chết, Phó tổng thống Johnson lên thay và cuộc chiến Việt Nam leo thang trong năm 1964 và trong suốt nhiệm kỳ 1964-1968 của ông Johnson. Và Robert McNamara đã là người thực hiện chính sách leo thang bằng con số và bằng các đồ thị từ văn phòng bộ trưởng ở Ngũ giác đài.

Là một người Mỹ ông tin rằng bộ máy kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ là vô địch, và vì Hoa Kỳ chưa hề bại trận trong suốt lịch sử từ ngày lập quốc, ông McNamara tin rằng nước Mỹ sẽ thắng cuộc chiến Việt Nam và sẽ thắng một cách gọn nhẹ với sự điều hành một cách khoa học của ông. Ông tin như vậy và với sự hậu thuẫn của tập đoàn tư bản Hoa Kỳ ông đã thuyết phục dễ dàng tổng thống Johnson và quốc hội. Nhưng chiến tranh không phải chỉ thuần là khoa học và sự thiếu kinh nghiệm chiến lược của ông McNama đã làm cho Hoa Kỳ sa lầy. Từ con số 400 quân nhân thuộc lực lượng đặc biệt ông McNamara phái qua Việt Nam sau khi tổng thống Kennedy nhậm chức, đến tháng 11/1963 khi ông Kennedy bị ám sát quân số Hoa Kỳ tại Việt Nam lên 17.000 người và vào năm 1965 khi Hoa Kỳ chuẩn bị oanh tạc liên tục miền Bắc Việt Nam, Hoa Kỳ có 175.000 quân tại Việt Nam. Tất cả đều do tài đạo diễn của ông McNamara.

Cũng trong khoảng thời gian 1965 này ông McNamara bắt đầu nghi ngờ về chiến thắng tại Việt Nam và vào mùa thu năm 1966 sự nghi ngờ của ông không che dấu được ai trong giới thân cận. Tuy nhiên bên ngoài ông McNamara vẫn tỏ ra là con diều hâu của chiến tranh và thiết lập các kế hoạch tăng quân và tăng cường độ các cuộc oanh tạc miền Bắc Việt Nam.

Muốn rút bài học cho Hoa Kỳ và cho chính bản thân, năm 1967 ông McNamara bí mật ra lệnh điều tra nguyên ủy của cuộc chiến tranh Việt Nam mà không thông báo cho tổng thống Johnson. Kết quả là tài liệu mật “Pentagon Papers” mà ông Daniel Ellsburg, một thành phần trong ban nghiên cứu đã cung cấp (một phần) cho tờ New York Times năm 1971 tạo chấn động dư luận Hoa Kỳ. Giữa năm 1967 tổng thống Johnson biết việc sưu tầm này ông nghi ngờ ông McNamara thu thập tài liệu để giúp ông Robert Kennedy ra tranh sự bổ nhiệm của đảng Dân Chủ với ông trong cuộc bầu cử tổng thống nhiệm kỳ 1968-1972, đo đó quan hệ giũa tổng thống Johnson và ông McNamara trở nên nguội lạnh.

Năm 1968 sau cuộc tấn công Mậu Thân, tướng Westmoreland xin thêm quân, ông McNamara là người khuyến cáo không tăng và quan hệ đối với tổng thống Johnson trở nên căng thẳng hơn. Những ngày huy hoàng của McNamara chấm dứt.

Cuối tháng 2/1968 ông McNamara từ chức bộ trưởng quốc phòng (trên thực tế bị tổng thống Johnson cách chức) và được bổ nhiệm làm Chủ tịch Ngân Hàng Thế giới (World Bank). Một tháng sau, tổng thống Johnson tuyên bố không ra tranh cử tổng thống nhiệm kỳ 1968-72 và đề nghị mở cuộc thương thuyết với Hà Nội để chấm dứt chiến tranh Việt Nam.

Lúc này Hoa Kỳ có hơn nửa triệu quân tại Việt Nam và đã có 30.000 quân nhân tử trận. Cuộc chiến McNamara (McNamara’s war, theo cách mô tả của Thượng nghị sĩ Wayne Morse, một Thượng nghĩ sĩ chống chiến tranh Việt Nam thuộc đảng Dân chủ, bang Oregon) xuống thang nhưng từ đó cho đến khi Hoa Kỳ ký được bản Hiệp ước Paris năm 1973 Hoa Kỳ còn tổn thất thêm 28,000 binh sĩ nâng tổng số tổn thất nhân mạng binh sĩ Hoa Kỳ lên 58.000 người.

Chiến tranh Việt Nam với tổn thất to lớn về nhân mạng và để lại hội chứng bại trận (Vietnam syndrome) trong tâm lý quốc gia là một dấu ấn lớn đối với ông McNamara. Tuy nhiên mãi gần 30 năm sau ông mới công khai nói ra cái nhìn của ông trong cuốn In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vienam ông viết và phát hành năm 1995, qua đó ông nói rằng sai lầm của cuộc chiến do hoàn cảnh khách quan của tình hình thế giới và sự phức tạp của chiến tranh chứ không phải là sai lầm của cá nhân ông. Cuốn sách đã gây ra nhiều tranh luận tại Hoa Kỳ. Giới quân nhân giải ngũ và thân nhân các tử sĩ bỏ mình tại Việt Nam cho ông McNamara phản bội và chất vấn ông tại sao trong thâm tâm ông biết việc Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam là một sai lầm từ năm 1965 ông vẫn công khai thúc đẩy tổng thống Johnson tiếp tục gởi quân sang Việt Nam và nướng thêm hàng chục ngàn thanh niên Mỹ nữa, chưa nói thêm một triệu người Việt Nam bỏ mình vì cuộc chiến.

Cuốn sách In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vienam của ông McNamara phát hành tháng 4 năm 1995 gồm 11 chương không thuyết phục được ai nếu không nói mang thêm nghi ngờ đối với tư cách và lòng yêu nước của ông McNamara.

Trong nỗ lực thanh minh thêm lập trường kiên định, năm 2003 ông McNamara cho nhà đạo diễn Errol Morris thực hiện một cuốn phim bằng cách phỏng vấn ông nhan đề: “the Fog of War” nhưng vẫn cung cách không nhận sai lầm của chính mình mà đổ lỗi cho hoàn cảnh. Vì vậy ông vẫn không chinh phục được lòng tin của người Mỹ.

Bây giờ ông nằm xuống, nhưng vết hằn ông ấn lên nước Mỹ vẫn chưa nhòa. Nói đến ông người ta sẽ nhớ đến nhận xét của nhà văn David Halberstam, tác giả cuốn sách “The Best and the Brightest” (những khuôn mặt thông minh và sáng giá) rằng: “Ông McNamara trung thành với người lãnh đạo ông chứ không trung thành với sự thật. Ông nói láo và khuyến khích những phụ tá của ông nói láo. Ông nói láo với Kennedy, ông nói láo với Johnson, và chỉ khi sự thất bại hiện ra rành rành trước mắt ông mới thấy lúng lúng không dám nói láo nữa” (nguyên văn: McNamara’s loyal was to his bosses and not the truth. He lied to them. He had people under him lying. He did it with Kennedy and he did it with Johnson and it was only when he was impaled with the failure of the war that he didn’t know what to do.)

Và nói như John Hurley, một sĩ quan từng chiến đấu tại Việt Nam và sau này trở thành một phụ tá thân cận của ứng cử viên tổng thống John F. Kerry năm 2004 rằng: “Ông McNamara không hiểu chiến tranh là gì và cũng chẳng hiểu cái giá sinh mạng của chiến tranh. Đối với ông ấy Việt Nam chỉ là một con số khô khan trên máy tính. (nguyên văn: He never understand, never seemed to care about the humain cost of the war…. To him, Vietnam was just a policy issue, sterile numbers to be managed.)

Robert McNamara qua đời để lại người vợ thứ hai, bà Diana Masieri Byfield và ba người con với vợ trước, bà Margaret qua đời năm 1981 gồm: Craig of Winters, Margaret Pastor và Kathleen McNamara.

Trần Bình Nam

July 8, 2009

binhnam@sbcglobal.net

www.tranbinhnam.com

Trần Bình Nam

http://www.tranbinhnam.com

THƠ SONG NGỮ * HÀ THƯỢNG NHÂn & THANH THANH

Hà Thượng Nhân & Thanh Thanh

HẠNH PHÚC ĐƠN SƠ

Con sắp lớn nghĩa là Cha sắp già

Cha tiếp tục thịt da con sống mãi

Mỗi một tiếng kêu nhẹ nhàng êm ái

Cha tưởng đâu tiếng nói của thiên thần

Ôi, những cánh tay, ôi những bàn chân

Cành với lá xum xuê tàng cổ thụ

Cha sẽ cỗi nhưng mầm non sẽ nhú

Cuộc sống Cha nhân gấp đến bao nhiêu

Rồi mai đây khi nắng sớm trăng chiều

Con chắc lại làm thơ dâng vũ trụ

Cha là trái, các con Cha là nụ

Cha trẻ hoài, Cha có biết già đâu...

Các con ơi... nắng mới vẫn tươi màu

Đời hữu hạn mà hóa ra bất tận

Chính bởi thế, Cha không hề biết giận

Nhìn vào đâu cũng chỉ thấy yêu thương

Vị đắng cay từng uống ngọt như đường

Cha nghĩ tới lúc các con hăm hở

Đạp gai góc coi thường muôn hiểm trở

Say tự do như Cha đã từng say

Xóa căm thù trong tự điển tương lai

Con sẽ viết những non xa nước lạ

Con sẽ đứng dưới chân thành La Mã

Nghe gạch vôi mòn mỏi với thời gian

Cung điện xưa mấy chốc đã điêu tàn?

Tàn lụi hết mộng xâm lăng đế bá

Chỉ còn lại điện Le Louvre êm ả

Trụ Eiffel ngạo nghễ giữa Paris

Chỉ còn đây những kiến trúc tân kỳ

Cùng góp mặt những người xưa đã khuất!

Các con ạ! Ta chẳng bao giờ mất

Mất hay còn cũng bởi chính nơi ta

Gì đẹp hơn nỗi khát vọng bao la?

Gì bền vững hơn những niềm tin tưởng?

Ta được sống, ôi! Biết bao sung sướng

Sống là yêu... sống chỉ để yêu thôi...

Thượng Đế soi hình ảnh giữa con người!

HÀ THƯỢNG NHÂN

PLAIN FELICITY

You are growing up, that means I am growing old;

But I continue to live because me in your flesh you hold.

Each word that you say sounds so sweet and soft,

I hear it like the voice of angels or seraphs aloft.

Oh your arms so amiable, oh your feet so fine:

Branches and leaves for foliage in the ancient tree design.

I will become stunted while you young sprouts shoot, thus

My life will be multiplied by yours many times plus.

Some day in the morning sunlight or evening moonlight

Perhaps to offer poetry to the universe you will also write.

I am the fruit, you are each a seed;

In you I am always young, I will never get aged indeed.

Oh my children... the new fair weather is again bright,

Limited life eventually becomes limitless to our delight.

Thus I have never held it against me when coming to bat

And only see compassion everywhere I look at

Since the taste of bitterness I have gone through as honey.

I think of the time when you all start out, sunny,

To step on spikes and thorns, defying any road-block,

Crazily loving Liberty like me before, as drunk with bock,

Erasing vindictive hatred in the future dictionary.

You will write about the exotic lands, each a visionary,

Standing at the foot of old Roman rampart now hushed

To witness the bricks with time mercilessly crushed:

Those palaces and castles have soon fallen into ruin.

They have perished, the suzerains once with so much din;

Only peaceful and beautiful Le Louvre Museum exists

With imposing and impressive Eiffel Tower in Paris;

Only remain here the works that old architects achieved

As original contributions by everybody perceived.

My dear children! We will never be lost:

Disappearance or existence all depends on our cost.

What would be more wonderful than an infinite aspiration,

The unshakable beliefs based on a firm foundation?

We have got our lives, then we are living! Oh, what bliss!

To live is to love... yes, live only to love, not to miss:

God looks at his image among humans as his mirror!

THANH-THANH

(Poems by Selected Vietnamese)

http://en.wikipedia.org/wiki/Le_Xuan_Nhuan

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT CHỐNG CỘNG SẢN

170 LINH MỤC VÀ 420 NỮ TU

SỐNG CHẾT VỚI GIÁO DÂN

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 29.07.2009

UNICODE : http://viettudan.net

Bài viết đăng kèm dưới đây cho thấy rằng cuộc nổi dậy của người Công giáo thuộc Giáo phận Vinh là sự bột phát từ ĐỨC TIN và lời GIÁO HUẤN PHÚC ÂM nằm sâu trong lòng từng cá nhân tín hữu. Đó là việc đồng đứng lên một lúc của những cá nhân tín hữu. Việc hướng dẫn sự bột phát lại được Giáo dân tin tưởng đặt ở trong tay những Linh mục và những Nữ tu sống gần kề nhất với đời sống Giáo dân.

Nhật báo lớn quốc tế THE WALL STREET JOURNAL ngày 27.07.2009 đã viết như sau: “Con số giáo dân tham gia biểu tình lên đến hàng trăm ngàn người dưới sự hướng dẫn của 170 linh mục và 420 nữ tu. Đụng độ giữa giáo dân và công an Việt Nam đã được ghi nhận trong đó có 2 linh mục bị thương nghiêm trọng. »

Tính cách tự động nổi dậy

Chỉ trong vòng mấy ngày, mà cuộc nổi dậy có tới từng những trăm ngàn người, thì cuộc nổi dậy này không phải là sự vận động từ trên kêu gọi hoặc khích động từ một Tổ chức. Nó hiển nhiên là phải đến từ sự tự động đứng lên của những cá nhân tín hữu bột phát phản ứng trước những đè nén bất công trên đời sống họ. Đức Giám mục Giáo phận Vinh đi vắng, hiện đang thăm viếng Mục vụ tại Hoa kỳ. Hàng Giám Mục Việt Nam không hề lên tiếng kêu gọi Giáo dân phản ứng. Obama và Chính quyền Mỹ dường như tính tóan thân thiện với CSVN và Trung Cộng hơn là gây những khó khăn cho các người cai trị của hai nước này, nên chắc chắn không thể xúi giục cuộc nổi dậy. Tòa Thánh Vatican, vì những tính tóan ngọai giao với CSVN chẳng hạn, nên khó có thể hiểu là nguồn gây nổi dậy của Giáo dân Vinh. Chính sự nổi dậy tự động này đến từ ĐỨC TIN và từ GIÁO HUẤN PHÚC ÂM của Chúa Giêsu nơi từng cá nhân Tín hữu mà những Tổ chức quyền hành Chính trị hay Tôn giáo dù cao và mạnh đến đâu cũng không được quyền can thiệp vào trong tính tóan trần thế với CSVN để đè nén nguyện vọng chính đáng của Tín hữu : CÔNG LÝ và HÒA BÌNH cho chính đời sống cụ thể của từng người.

Hướng dẫn của 170 Linh mục và 420 Nữ tu

Chính Nhật báo THE WALL STREET JOURNAL đã nói rõ khía cạnh này: “...dưới sự hướng dẫn của 170 linh mục và 420 nữ tu ». Cuộc tự động nổi dậy của những trăm ngàn người cần được hướng dẫn cho có nhịp nhàng. Giáo dân tin tưởng vào những Linh mục và những Nữ tu sống hàng ngày trực tiếp với họ, cùng họ chịu những cảnh bất công CSVN tại những họ đạo hẻo lánh nhất và ngày nay cùng sát cánh đi biểu tình với họ, cùng đứng trước những đe dọa hành hung như họ.

Những Linh mục và những Nữ tu không phải là chỉ huy bằng ngồi ở nhà yên lành mà chỉ tay năm ngón cho Giáo dân vào nguy hiểm. Họ đã cùng Giáo dân lăn xả vào hiện trường giữa « quân dữ CSVN » đang hành hung tàn bạo. Qua hình ảnh, chúng ta thấy những đòan Nữ tu cùng đi trong hàng ngũ Giáo dân và những Nữ tu này cũng sẵn sàng phải chịu những đánh đập côn đồ của CSVN. Những Linh mục thì luôn luôn ở hiện trường đau khổ của Giáo dân. Tối thiểu có hai Linh mục đã bị côn đồ CSVN đánh trọng thương. Máu của những Linh mục này đã cùng chảy ra và hòa chung với máu của Giáo dân.

Cùng ở hiện trường, cùng hòa chung máu, nên Giáo dân đặt tin tưởng vào sự hướng dẫn của những Linh mục và các Nữ tu. Họ biết chắc là những Linh mục và các Nữ tu này không phản bội lại sự đau khổ của họ vì chính những Linh mục và các Nữ tu này cùng sống thực với họ trong những đe dọa, những đau khổ và đã cùng đổ máu như họ.

Giáo dân ý thức và nghi ngại những phản bội.

Chúng tôi có liên lạc với một cựu Tu xuất gốc Giáo phận Vinh, làm việc tại Liên Hiệp Quốc và sống ở vùng Geneva. Vị này đã kể cho tôi hai câu chuyện cho thấy lòng cương quyết đi tới cùng và thái độ của Giáo dân Vinh ngay với Lãnh đạo Tôn giáo :

=> Oâng nói Giáo dân Vinh đã có những nổi dậy như Qùynh Lưu. Họ đã «ăn cá rô cây» khô cứng. Họ không sợ chết. CSVN bây giờ đụng đến họ là đụng vào « ổ kiến lửa » đấy ! CSVN phải biết điều đó và chắc chắn khó lòng đánh lừa được Giáo dân Vinh. Tuy nhiên CSVN vốn dĩ ma giáo, có thể tìm những giải quyết lừa lọc, tính tóan đổi chác với những quyền lực Chính trị hay Tôn giáo ở cấp cao, chưa từng sống với những đau khổ thực tế của Giáo dân.

=> CSVN đã dùng sức ép để đặt vào Tổ chức Giáo Hội những thành phần thân với mình để lũng đọan Giáo Hội. Giáo dân Công giáo ý thức về điểm này. Họ phân biệt ai là thân CSVN và ai là người có thể tin tưởng được để hướng dẫn họ. Oâng kể câu chuyện : một họ đạo tại Vinh có vấn đề tranh chấp với quyền lực Cộng sản địa phương. CSVN nhờ một Linh mục có quyền cao trong Giáo phận đến để giải quyết vấn đề. Linh mục này được Công an dùng xe nhà nước chở đến họ đạo, Hội đồng Giáo xứ đã nói với Linh mục ấy như sau : «Công an dùng xe nhà nước chở Cha đến đây, thì chúng con không tiếp Cha và Công an. Cha hãy bảo Công an chở Cha về nhà. Còn nếu Cha đến đây một mình, không bằng xe của Công an, thì chúng con sẵn sàng tiếp đón Cha ! »

Người Công giáo Vinh tự động nổi dậy ngày nay đã chọn mặt thử vàng mà tin tưởng trao phó sự hướng dẫn. Họ tin tưởng vào 170 Linh mục và 420 Nữ tu đã từng sống chết, lăn lộn hàng ngày với họ trong những nguy hiểm, thậm chí đã cùng đổ máu ra hòa chung với máu của họ.

Có lẽ họ phải nghi ngại về những sự hướng dẫn đầy quyền lực, đầy tính tóan trần thế sống xa họ, chỉ đọc thông tin phiến diện qua báo chí để rồi lấy những quyết định có thể phản bội lại sự hy sinh, đổ máu của họ. Những quyền lực ấy, Chính trị hay Tôn giáo, hãy đến hiện trường, cùng thắp nến cầu nguyện, cùng diễn hành biểu tình, cùng chịu đánh đập và đổ máu như họ, thì mới mong Giáo dân Vinh ngày nay đặt tin tưởng tòan diện vào hướng dẫn hay quyết định. Không thể ngồi ở Sứ quán, ngồi ở Washington, Paris..., thậm chí tại Vatican... để chỉ dùng tiếng Mỹ, tiếng Pháp, tiếng Ý... ra chỉ thị, do tính tóan trần thế, đi ngược lại sự hy sinh nổi dậy phát xuất từ ĐỨC TIN vững chắc và từ GIÁO HUẤN PHÚC ÂM do chính Chúa Giêsu chuyền vào Lương Tâm họ.

Giáo dân Vinh đứng lên và đi tới cùng. Họ nắm vững lấy ĐỨC TIN và GIÁO HUẤN PHÚC ÂM. Họ tin tưởng vào chính họ và vào những hướng dẫn của 170 Linh mục và 420 Nữ tu đang chia sẻ hiện trường đấu tranh cùng họ mỗi ngày.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

VỤ TAM TÒA:

BẤT CÔNG TÍCH LŨY

TẠO TỰ ĐỘNG ĐỨNG LÊN

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 28.07.2009

UNICODE : http://viettudan.net

Qúy độc giả không ai không theo rõi những hình ảnh tụ lại của của những trăm ngàn người Công giáo đồng thóat lên một tiếng nói:

”Hãy tôn trọng CÔNG LÝ để có HÒA BÌNH”

Tôi cũng theo rõi và thực tình thấy đây là sự tất nhiên của một thanh thép cứng bị người dùng sức bẻ cong hòai thì cũng có lúc bật ngược lại thành thẳng. Khối Cộng sản cứ tưởng là Đức Tin Thiên Chúa Giáo là một cục đất mà họ có thể nghiền nát thành cát bụi, cứ tưởng Đức Tin Tông Giáo ấy là thỏi nhựa mềm (plastic) mà họ có thể nấu chảy để nắn uốn theo họ muốn.

Không ! Đức Tin Thiên Chúa Giáo đã đứng dậy tại chính Nga, nơi phát sinh Lý thuyết Cộng sản vô thần.

Tại Việt Nam, sau bao chục năm trường mà CSVN nhất thiết chủ trương diệt Công Giáo, Đức Tin ấy vẫn thể hiện sự can đảm không sợ chết chóc của Giáo dân Công Giáo Thái Bình, rồi Giáo dân Công giáo Hà Nội qua biến cố Tòa Khâm sứ và Giáo xứ Thái Hà.

Biến Cố TAM TÒA mới đây chứng minh hùng hồn hơn nữa ĐỨC TIN SẮT THÉP của người Công Giáo. Họ không sợ đàn áp, không sợ chết chóc. Chỉ trong mấy ngày sau sự bất công diễn ra tại TAM TÒA, người Công giáo tự động tụ họp lại từng những trăm ngàn người để chứng tỏ Đức Tin của mình, đồng nói lên rằng cường quyền hãy chấm dứt BẤT CÔNG đã chồng chất và hãy tôn trọng CÔNG LÝ mà Thiên Chúa đã dậy dỗ họ qua Phúc Âm. Tôn trọng CÔNG LÝ, thì mới có HÒA BÌNH thực sự.

Chúng tôi theo rõi và ngưỡng mộ tiếng nói chung ấy của người Công Giáo được bột phát lên từ những người Công giáo ở những họ đạo hẻo lánh vùng quê. Đây là sự bột phát từ Đức Tin, từ Giáo huấn Phúc Âm đã làm thành Lương Tâm họ.

CSVN không thể nói đây là sự thúc giục từ một thế lực bên ngòai. Giáo dân Công giáo vùng quê không biết đến Obama, Sarkozy… là ai. Họ cũng ít khi nghe nói về Vatican quyền lực can thiệp Tôn giáo. Cho dù Obama, Sarkozy… hay quyền lực Tôn giáo Vatican có vì ngọai giao tính tóan với CSVN mà vẫn để BẤT CÔNG do CSVN tiếp tục đè nén chồng chất trên con người họ, thì họ vẫn đứng dậy phản đối và đòi cho bằng được CÔNG LÝ để đời sống họ có HÒA BÌNH. Quyền lực Hoa kỳ, Pháp… Vatican cũng chỉ là trần thế và không thể đứng trên Đức Tin của họ vào Thiên Chúa và không thể thay thế được lời dậy về CÔNG LÝ do chính Chúa Giêsu dậy họ qua Phúc Âm. Họ đứng dậy và làm theo Đức Tin và lời dậy của Phúc Âm. Không quyền lực trần thế nào có thể hơn quyền lực của Chúa Giêsu. Không lời dậy tính tóan trần thế nào có thể làm họ quên CHÂN LÝ về CÔNG LÝ do chính Thiên Chúa Ngôi Hai Nhập Thể trực tiếp dậy họ.

Cuộc nổi dậy tại TAM TÒA và tòan Giáo phận Vinh là một sự bộc lộ từ chính ĐỨC TIN và GIÁO HUẤN PHÚC ÂM của những Giáo dân tại những xứ đạo hẻo lánh nhất. Nó không phải từ thế lực nào nước ngòai, cũng không phải từ quyền lực Tông giáo Vatican. Cuộc bột phát Đức Tin cũng không phải từ Hàng Giám Mục VN khởi xướng. Những Giáo dân đơn thuần đứng lên đang đặt sức mạnh Đức Tin của mình trong sự săn sóc của những Linh mục tại mỗi xứ đạo trực tiếp với đời sống hàng ngày của họ.

Hãy giữ lấy tính cách đặc thù đứng lên của mỗi người Công giáo dưới sự hướng dẫn hỗ trợ của những Linh mục sống trực tiếp hàng ngày với mình. Giữ vững ĐỨC TIN và triệt để theo LỜI DẬY PHÚC ÂM về Công lý, Giáo dân Công giáo cùng với những Linh mục gần kề nhất hãy cùng nhau đi cho tới cùng. Đề phòng những quyền lực, dù mạnh, nhưng xa với đời sống mình, có thể vì tính tóan nào đó với quyền lực ma giáo CSVN mà hy sinh chính cuộc sống cụ thể của mình hàng ngày để BẤT CÔNG vẫn tồn tại và HÒA BÌNH xa vời.

Hãy tin ở chính mình và tự đứng lên cứu mình ! Hãy tin tưởng trước hết vào sự hướng dẫn của những Linh mục sống tại mỗi họ đạo trực tiếp và gần kề với mình nhất. Những quyền lực quá cao và xa vời có thể vì tính tóan trần thế với CSVN mà phản bội lại sự hy sinh của chính mình cho Đức Tin và cho Giáo Huấn Phúc Âm trực tiếp từ Chúa Giêsu.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Tran trong/Best Regards/Respectueusement

Prof.Dr.NGUYEN PHUC LIEN, Economist

=> Weekdays: 22 Rue du Prieure, CH-1202 GENEVA, Switzerland

Tel: 0041 22 7318266. Fax: 0041 22 7382808. Mobile: 0041 79 766 65 83

E-Mail: wimimpactdrlien@yahoo.com

=> Weekends: 40 Lischenweg, CH-2503 BIEL/BIENNE, Switzerland

Tel: 0041 32 3652449. Fax: 0041 32 3652449. Mobile: 0041 79 766 65 72

E-Mail: drlienwimimpact@yahoo.com

TỘI ÁC CỘNG SẢN



Xã hội đen hành hung giáo dân?

Từ vụ Thái Hà người ta đã từng chứng kiến nhóm người mặc thường phục gồm những thanh niên khỏe mạnh đàn áp, khiêu khích và dùng vũ lực để đánh đập giáo dân Thái Hà. Do không phân biệt được những kẻ côn đồ này là ai, người ta gọi chúng là bọn xã hội đen.

Phía cơ quan ngôn luận của nhà nước Việt Nam thì gọi đó là quần chúng nhân dân bức xúc.

Công an và bọn đầu gấu dữ dằn trấn áp giáo dân

Gần đây tại vụ Tam Tòa hàng trăm kẻ dữ dằn mặc thường phục tung hoành trên đất Đồng Hới, phát hiện ai là giáo dân là chúng xông vào đánh đạp, lăng mạ chửi bới trước sự hững hờ quan sát của các lực lượng cảnh sát mặc cảnh phục. Không rõ chúng là ai, một lần nữa người ta quy kết đó là nhóm xã hội đen.

Thực ra nếu ai am hiểu về dân giang hồ , xã hội đen, những băng đảng kiếm ăn bằng cách phạm pháp có thể thấy rõ , nhóm người hành hung giáo dân kia không phải là băng nhóm xã hội đen nào cả.

Ở Hà Nội là nơi trung tâm, có nhiều thành phần tiền án, tiền sự kết thành các nhóm.Nhưng điểm mặt không có băng nhóm nào có quá 20 thành viên. Những lần cần thanh toán, ẩu đả chúng kéo bạn bè từ các địa phương có truyền thống giang hồ về Hà Nội. Gom lại bất quá cũng đến 40 tay dao là cùng. Băng nhóm xã hội đen lớn nhất của Hà Nội ở thời kỳ cực thịnh của xã hội đen là băng Khánh Trắng chợ Đồng Xuân, lực lượng chiến đấu của chúng cũng không quá con số 100. Và điều tối kỵ là không khi nào xã hội đen phục vụ cho cơ quan công quyền để dùng bạo lực với những người dân lành, nhất là người dân có tín ngưỡng. Bởi chính những tên xã hội đen phần lớn đều có tín ngưỡng, nên chúng rất tránh nặng lời với những người có tín ngưỡng chứ đừng nói là dùng vũ lực. Mấy năm trước với chiến dịch thanh trừng những băng nhóm tội phạm có tổ chức của cơ quan cảnh sát.Nhiều băng nhóm xã hội đen đã chịu hậu quả khốc liệt, nhiều tên đại ca phải lãnh mức án cao nhất ,nhận mức án tù nhiều năm từ Hải Phòng, Hà Nội, Sài Gòn như băng Khánh Trắng, Cu Nên, Năm Cam, Tín Palet.

Thực ra đám đầu gấu dữ dằn đó chỉ là bọn CA trá hình mà thôi!

Ở Hà Nội ở thời điểm bây giờ trừ một hai nhóm xã hội đen hoạt động trong lĩnh vực cờ bạc lô đề, bóng đá ra, chưa có nhóm nào khả dĩ huy động một lúc vài chục quân. Và những nhóm này không dại gì đứng ra nhận làm thuê cho chính quyền vì bất cứ lý do gì. Và chính quyền cũng không dại gì sử dụng những tên tội phạm xã hội đen bởi chúng là con dao hai lưỡi, không thể kiểm soát được tên giang hồ nào nổi hứng kể về chiến tích mà nhà nước thuê chúng ngoài quán nhậu thì không bưng bít nổi.

Quan sát kỹ những tên đánh đập giáo dân ở Thái Hà cũng như vụ Tam Tòa, chúng có nét mặt hũng dữ giống bọn xã hội đen. Nhưng không có tên nào xăm trổ hay sứt sẹo hoặc có gương mặt phong trần, khắc khổ dấu ấn của bọn xã hội đen. Một điểm nữa là xã hội đen ở Đồng Hới chưa bao giờ có tên tuổi số má trong giang hồ đất Việt. Bởi vậy nói rằng ở vụ Tam Tòa có hàng chục tên xã hội đen đánh đập giáo dân là oan cho cho dân giang hồ, xã hội đen Đồng Hới cũng như cả nước.

Phải khẳng định rằng ở Thái Hà cũng như Tam Tòa, không có một tổ chức tội phạm của xã hội đen nào dúng tay vào việc đánh đập giáo dân. Bởi bản chất của giang hồ và cũng như tổ chức của chúng không quy mô đến mức có nhiều tên tham gia như vậy trong vụ hành hung người Công Giáo.

Vậy những tên tham gia hành hung giáo dân ở Thái Hà và Tam Tòa là ai ?

Tổ chức nào có thể huy động hàng chục, hàng trăm thanh niên khỏe mạnh tuổi từ 25-35. Sẵn sàng hung hãn đánh đập những người dân yếu đuối gồm cả trẻ con lẫn phụ nữ. Đánh đập công khai trước sự quan sát của các lượng lượng cảnh sát đang bàng quan theo dõi như không có gì ?

Không phải băng nhóm của xã hội đen, nhưng chúng cũng vẫn là một băng nhóm của xã hội..ngược lại mà thôi.

Thanh Linh

Đống Đa – Hà Nội