Pages

Wednesday, November 25, 2009

TIN TỨC ĐÀI Á CHÂU TỰ DO

**

Hội nghị Việt Kiều lần thứ nhất tại Hà Nội
2009-11-13

Việt Nam dự kiến khoảng chín trăm người Việt tại các nước trên thế giới sẽ về tham dự hội nghị Việt Kiều lần thứ nhất tổ chức tại Hà Nội từ ngày 21 đến ngày 23 tháng này.

Photo: RFA

Các thanh thiếu nữ trong buổi sinh hoạt mang tên Hội Nghị Lãnh Đạo Thanh Niên Trẻ Người Mỹ Gốc Việt. (ảnh minh họa)

Tại buổi họp báo hôm thứ Ba vừa qua ở Hà Nội, ông Trần Trọng Toàn, phó chủ nhiệm Uỷ Ban Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài, loan báo là theo dự kiến sẽ có khoảng chín trăm người Việt hải ngoại về tham dự hội nghị Việt Kiều lần thứ nhất.

Tố chức một diễn đàn mở

Hội nghị Việt kiều lần đầu tiên sẽ diễn ra tại Trung Tâm Quốc Gia Hà Nội từ ngày 21 đến ngày 23 tháng này, với chủ đề “Vì Một Cộng Đồng Đoàn Kết Vững Mạnh, Góp Phần Tích Cực Vào Việc Xây Dựng Đất Nước.

Theo lời ông Trần Trọng Toàn, hội nghị sẽ thảo luận và đóng góp ý kiến xoay quanh các vấn đề chính như xây dựng cộng đồng Việt kiều đoàn kết vững mạnh thành đạt và hướng về đất nước, giữ gìn và phát huy bảnh sắc truyền thống dân tộc trong cộngt đồng Việt kiều, chuyên gia trí thức doanh nhân Việt kiều góp phần vào việc xây dựng đất nước...

Đây là một diễn đàn mở vì thế những vấn đề nêu ra trong hội nghị cũng là những vấn đề mở. Diễn đàn mở này sẽ rất hay vì từ trước Việt Nam nhiều lần tổ chức các buổi họp mặt dành cho Việt kiều song không hiệu quả lắm, vì thế hội nghị lần này là dịp để lắng nghe vì muốn thay đổi hay cải tiến thì cần lắng nghe ý kiến của Việt kiều

TS.Nguyễn Ngọc Hùng

Một người am hiểu và theo dõi sát về hội nghị Việt kiều lần thứ nhất sắp tới đây, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng thuộc Đại Học Ngoại Ngữ Hà Nội, thành viên trong Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, nhận định rằng đây là một diễn đàn mở vì thế những vấn đề nêu ra trong hội nghị cũng là những vấn đề mở.

Vẫn theo lời ông thì diễn đàn mở này sẽ rất hay vì từ trước Việt Nam nhiều lần tổ chức các buổi họp mặt dành cho Việt kiều song không hiệu quả lắm, vì thế hội nghị lần này là dịp để lắng nghe vì muốn thay đổi hay cải tiến thì cần lắng nghe ý kiến của Việt kiều gồm các doanh nhân, chuyên gia, những nhà trí thức, kể cả những người buôn bán nhỏ lẻ mà muốn đóng góp ý kiến trong việc xây dựng đất nước:

“Vì tôi là người tiếp xúc với anh em trí thức Việt kiều ở các nước mà tôi đi thăm thì mọi người cũng đều trăn trở là làm thế nào đóng góp phần mình để đóng góp cho nền giáo dục Việt Nam. Đây là những nguyện vọng chính đáng . Và tôi nghĩ rằng đối với nhiều bà con thì cơ hội này không còn nhiều, ta gọi là cái windows of opportunities không còn rộng mở nữa.

Năm tháng trôi đi thì tuổi tác càng cao, nhiều người không còn nữa. Đặc biệt thế hệ lớn tuổi rất muốn có cơ hội để giúp đỡ hỗ trợ cho nền giáo dục đào tạo, cho vấn đề phát triển kinh doanh của đất nước.

Có những câu hỏi cần phải trả lời, có những việc gì cần phải làm, thì đây là dịp tốt để bà con Việt kiều từ Mỹ, từ Úc , từ một số các nước Tây Âu, gặp gỡ và tiếp xúc với bà còn Việt kiều ở hàng loạt các nước Đông Âu, và một số những nước nhỏ hiện nay còn nghèo như Tân Guinea

TS.Nguyễn Ngọc Hùng

Vậy có những câu hỏi cần phải trả lời, có những việc gì cần phải làm, thì đây là dịp tốt để bà con Việt kiều từ Mỹ, từ Úc , từ một số các nước Tây Âu, gặp gỡ và tiếp xúc với bà còn Việt kiều ở hàng loạt các nước Đông Âu, và một số những nước nhỏ hiện nay còn nghèo như Tân Guinea rồi những vùng thuộc địa của Pháp ngày xưa ở khu vực Châu Phi và các nước lân cận trong khu vực Châu Á.”

Theo phó chủ nhiệm Uỷ Ban Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài, ông Trần Trọng Toàn, thì chín trăm người về tham dự là những đại biểu Việt kiều tiêu biểu từ một trăm lẻ một quốc gia và vùng lãnh thổ.

Tiêu chuẩn được mời về dự hội nghị

Thực tế cho thấy người Việt định cư ở các nước nói chung là những cộng đồng đa dạng và phức tạp. Với câu hỏi Uỷ Ban Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài quan niệm thế nào khi gọi người về tham dự hội nghị là những đại biểu Việt kiều tiêu biểu, người Việt ở hải ngoại có chấp nhận những người đó làm đại biểu cho họ không, tiến sĩ Nguyễn Ngọc Hùng nói:

“Đây là câu hỏi rất hay. Nếu mà dùng chữ đại biểu thì có rất nhiều người trong số này là đại biểu bởi họ được các hội Việt kiều hoặc chi hội Việt kiều các nước gởi về. Thế còn những nơi chưa có Hội Việt Kiều thì tự những nhóm bà con sinh hoạt chung với nhau và thường xuyên có mối liên hệ với trong nước. Đây là những người đã đóng góp rất nhiều cho các hoạt động kinh tế văn hoá xã hội từ nước ngoài với Việt Nam. Chúng tôi coi đây là những đại biểu tiêu biểu cho phong trào ủng hộ và giúp đỡ cho đất nước. Cũng có những người bao năm qua thường giúp đỡ nạn nhân thiên tai bão lụt hoặc người nghèo ở trong nước. Tôi nghĩ Uỷ Ban Người Việt Ở Nước Ngoài mời những người như vậy.”

Nếu mà dùng chữ đại biểu thì có rất nhiều người trong số này là đại biểu bởi họ được các hội Việt kiều hoặc chi hội Việt kiều các nước gởi về. Thế còn những nơi chưa có Hội Việt Kiều thì tự những nhóm bà con sinh hoạt chung với nhau và thường xuyên có mối liên hệ với trong nước.

TS.Nguyễn Ngọc Hùng


Về câu hỏi nếu gọi hội nghị là diễn đàn mở thì người tham dự có thể đề cập đến những vấn đề nhạy cảm chẳng hạn như tham nhũng hay bô xít được không , ông Nguyễn Ngọc Hùng nói:

“Tôi không nghĩ đây là những vấn đề cấm kỵ hay nhậy cảm, đã là diễn đàn mở thì không phải chỉ có người đến đọc diễn văn cho những người khác ngồi nghe và vỗ tay. Khi nhà nước chủ trương mời như thế tôi nghĩ thực sự là diễn đàn để trong nước lắng nghe. Trong số đại biểu chím trăm người tôi tin rằng phong cách khác nhau lối sống khác nhau nhận thức chính trị nhận thức xã hội khác nhau vậy với số lượng đông như vậy thì chắc chắn ý kiến sẽ rất đa dạng và khác nhau. Mà đã chủ trương lắng nghe thì trên cơ sở đó đưa ra được chính sách để mà tập hợp bà con Việt kiều trên toàn thế giới hầu giúp đỡ trong giai đoạn quan trọng hiện nay, làm sao gắn kết sự phát triển của đất nước với các phong trào của Việt kiều trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.”

Tôi không nghĩ đây là những vấn đề cấm kỵ hay nhậy cảm, đã là diễn đàn mở thì không phải chỉ có người đến đọc diễn văn cho những người khác ngồi nghe và vỗ tay. Khi nhà nước chủ trương mời như thế tôi nghĩ thực sự là diễn đàn để trong nước lắng nghe.

TS.Nguyễn Ngọc Hùng


Kêu gọi đòan kết, đóng góp, xây dựng

Ông Phan Thành, chủ tịch Hiệp Hội Doanh Nhân Việt Kiều tại thành phố Hồ Chí Minh, sẽ ra tham dự hội nghị Việt kiều lần đầu tại Hà Nội, phát biểu:

“ Nhà nước Việt Nam lúc nào cũng muốn người Việt ở nước ngoài đoàn kết với trong nước để mà đóng góp cho tổ quốc cho dân giàu nước mạnh. Nhưng có khi tôi muốn đoàn kết tôi đưa tay cho chị bắt mà chi không bắt thì cũng thua, bị vì đoàn kết là phải có hai chứ một bên muốn không được. Tôi nghĩ sẽ mất nhiều thời gian. trong nước nhiều nghị định luật pháp cho bà con Việt kiều thích hợp , dĩ nhiên không làm một lần được nhưng mỗi ngày mỗi thay đổi cho tốt hơn. Nhưng một trăm người một ngàn ý, nếu nói làm được cỡ nào thì tôi chưa hiểu nhưng tôi nghĩ cũng mất nhiều thời gian.”

Sẽ có những cái mà những nhà làm chính sách rồi những người ở xa tổ quốc sẽ không lường trước được hết. Cho nên dịp gặp nhau trực tiếp tại Hà Nội là cơ hội để trao đổi một cách thẳng thắn. Tuy nhiên cái thẳng thắn này nó phải là tự nguyện chứ không thể gượng ép
Ông Vũ Tú Thành

Ông Vũ Tú Thành, thành viên Hội Đồng Mỹ ASEAN, cho rằng về mặt chủ trương thì hội nghị Việt kiều là hợp lý cho cả Việt Nam và cả cộng đồng người Việt bên ngoài. Thế nhưng cái chính là :

“Sẽ có những cái mà những nhà làm chính sách rồi những người ở xa tổ quốc sẽ không lường trước được hết. Cho nên dịp gặp nhau trực tiếp tại Hà Nội là cơ hội để trao đổi một cách thẳng thắn. Tuy nhiên cái thẳng thắn này nó phải là tự nguyện chứ không thể gượng ép, không cảm thấy thoải mái thì không làm được.

Tôi cũng trong số người được mời nhưng nói thật tôi rất phân vân bởi cái thời điểm bây giờ có những sự cố như thái độ của Việt Nam đối với trí thức qua nghị định 97 về vấn đề phản biện đưa tới việc các nhà trí thức hàng đầu của Viện IDS phải giải thể, hay là báo Tia Sáng, một cái nhìn của trí thức, không còn truy cập được nữa

TS.Nguyễn Đăng Hưng

Còn nói về khoảng cách thì mấy chục năm qua rõ ràng khoảng cách đã thu hẹp rất là nhiều, nhưng vì tôi tiếp xúc với nhiều nhà làm chính sách trong nước và Việt kiều ở nước ngoài thì tôi thấy vẫn có một khoảng cách nhất định giữa cộng đồng ngoài nước và người ở trong nước, nhiều cái chỉ đơn giản là vì không có cơ hội tiếp xúc với nhau thôi.”

Là một nhà trí thức ở Thụy Sĩ, từng về Việt Nam nhiều lần, giáo sư tiến sĩ khoa học Nguyễn Đăng Hưng, nói rằng ông không hứng thú tuy được mời về dự hội nghị Việt kiều sắp tới:

“Tôi cũng trong số người được mời nhưng nói thật tôi rất phân vân bởi cái thời điểm bây giờ có những sự cố như thái độ của Việt Nam đối với trí thức qua nghị định 97 về vấn đề phản biện đưa tới việc các nhà trí thức hàng đầu của Viện IDS phải giải thể, hay là báo Tia Sáng, một cái nhìn của trí thức, không còn truy cập được nữa. Tôi e rằng rằng đây là khoảng thời gian mà không gây được sự phấn khởi để cho người trí thức tham gia đông đủ.”

Theo nguồn tin trên báo Người Lao Động phát hành ở Việt Nam, nhân hội nghị Việt kiều ngày 21 đến ngày 23 tới , huân chương Hồ Chí Minh sẽ được trao cho Uỷ Ban Nhà Nước Về Người Việt Nam Ở Nước Ngoài.


*

No comments:

Post a Comment