Pages

Saturday, November 7, 2009

TIN TỨC VIỆT NAM



***
Cộng Sản Việt Nam Im Lặng Cho Ðổi Tên Các Vùng Ðất Việt Thành Tiếng Hoa

Theo tin của đài SBTN, trong tuần này các cư dân mạng Việt Nam hết sức xôn xao về sự kiện các bản đồ đương biên giới giửa VN và Trung quốc đang có những thay đổi lạ lùng. Nói chính xác hơn là qua sự thoả hiệp của nhà cầm quyền Hà Nội vùng đất của VN nay đã chính thức đổi tên sang tiếng Hoa trên bản đồ thế giới.

Lợi dụng sự yên ắn đường biên giới giửa VN và trung quốc, giới chức Hà Nội đã không có bất kỳ một phản ứng hay ý kiến gì về việc Trung cộng xâm chiếm dần dần đất đai Việt Nam.

Chưa đây 2 năm kể từ năm 2008 đến 2009 mà đường biên giới VN, Trung quốc tại vùng Hoành Mô, Đồng Văn đã thay đổi một cách kỳ lạ. Ngay cả khu vực sông Bạch Đằng, giới Blogger đang tự hỏi tại sao tất cả các địa danh trong khu vực này nếu tìm trên bản đồ Google Earth nay chỉ thấy toàn địa danh Hoa ngữ. Trong khi đó 2 năm trước những khu vực này vẫn còn là những địa danh Việt ngữ và cũng theo bản đồ này các vùng đất của Hoành Mô bị di dời vào sâu trong lãnh thổ VN trên 2 Km. Vùng hoành Mô, Đồng Văn nay cũng đổi tên là Dongsa. Thay thế cho các địa danh tiếng Việt nay đã là các tên gọi lạ lùng của Trung quốc như Hao Giang, Ling Huai, Xin Giang.

Nhiều nguồn tin khác cho biết ấn bản năm 2009 của Atlas, nhà xuất bản bản đồ thế giới lừng danh của Pháp cũng ghi chú biển Đông và các vùng khác liên quan đến VN mà trung quốc lấn dần trên bộ theo cách của nhà cầm quyền Bắc Kinh quy định.

bối cảnh chính trị trong nước hiện nay đang làm cho rất nhiều người hoang mang, những người chống Trung cộng thì bị nhà cầm quyền CSVN tống giam, nhưng trên báo chí triển lãm công cộng thì lại tuyền truyền cần phải chiến đấu bảo vệ lãnh hải chống lại những kẻ chiếm đóng. Bên cạnh đó thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng thì ra mặt chịu ảnh hưởng từ Trung cộng thúc đẩy việc nối kết quân sự và kinh tế với Bắc Kinh bất chấp thái độ của giới hải quân CSVN mỗi lúc một khó chịu hơn vì bị dân chúng trong nước coi thường cũng như sự bạo ngược của hải quân Trung cộng trên biển Đông và giờ đây lại thêm chứng cứ cho thấy đất đai của tổ tiên VN đang bị đảng CSVN dâng hiến cho kẻ thù phương Bắc để đổi lấy quyền lực độc tài cai trị nhân dân. Có đến phân nữa số người theo dõi thời sự trong nước lâu nay nói rằng họ tin việc nhà cầm quyền CSVN sẽ biến tổ quốc trở thành một tỉnh hay một huyện của Trung cộng là một điều có thể xãy ra. Nhưng cũng có hơn 50% số người được hỏi nói rằng họ vẫn hy vọng vào sức mạnh của dân tộc có thể làm thay đổi tình hinh bi đát dưới ách thống trị của đảng CSVN.



CS-VN Ủi Sập Tu Viện Dòng Thánh Phaolô Tại Vĩnh Long

Nhà cầm quyền CSVN đã bắt đầu phá hủy tu viện Dòng Thánh Phaolô (St. Paul of Chartres) tại Vĩnh Long, và loan báo kế họạch biến đất này thành một quảng trường công cộng. Đó là nội dung một bản tin tiếng Anh trên mạng Indcatholicnews.com hôm chủ nhật 1-11-2009. Bản tin cho biết trong một lá thư gửi linh mục, và giaó dân tại giaó phận hôm 28-10-2009, Đức Giám Mục Thomas Nguyễn Văn Tần của Vĩnh Long đã mạnh mẽ lên án dự án xây cất đó. Đức Giám Mục nói chính quyền địa phương đã thô bạo khởi sự phá hủy tu viện, hoàn toàn bất kể các phản kháng bởi giáó phận và bởi Dòng Thánh Phaolô, nơi sở hữu đất này. Ngài nói là chính quyền điạ phương không thông báo cho ngài về quyết định phá sập các tòa nhà. Đức Giám Mục chỉ biết về số phận tu viện khi đọc báo địa phương.


Đức Giám Mục Nguyễn Văn Tần nói vụ này đã nêu bật nỗi bất công diễn tiến mà giaó phận đã chịu đựng từ ngày 7-9-1977, một “ngày kinh hoàng của giaó phận Vĩnh Long,” khi bộ đội CSVN đột khích vào thánh đường, đaị chủng viện và Thánh Giá Học Viện Vĩnh Long. Lúc đó, tất cả tu sĩ và nhân viên nhà thờ, kể cả Đức Giám Mục Nguyễn Văn Tần đều bị bắt. Bản tin Anh ngữ nói lúc đó một số giaó sĩ bị giam, và một số khác bị chuyển sang nơi khác để giam sau khi họ bị tố giác là “huấn luyện tuổi trẻ trở thành lực lượng phản cách mạng để chống lại cuộc giải phóng đất nước.”

Trong khi chính phủ CSVN có những lúc nới lỏng gọng kềm đối với Cônggiáo, thực tế Đức Giám Mục Nguyễn Văn Tần nói là không có gì thay đổi, và ngài nói vụ phá hủy tu viện trên là “quá cay đắng” đối với các nữ tu, với chính ngài và với tất cả giaó dân Công Giáo.


- 5 rủi ro lớn, đối với đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Vấn đề đầu tư tại Việt Nam, có năm ’’rủi ro’’ đã được dư luận thế giới cảnh báo: đó là tham nhũng, chính sách hối đoái, hiệu quả công việc làm của chính phủ, bất ổn định xã hội và vấn đề môi trường. Tham nhũng luôn được xếp hàng đầu.

Tình trạng tham nhũng tại Việt Nam vẫn hiện diện ở mọi cấp chính quyền và trở thành rào cản chủ yếu đối với giới đầu tư nước ngoài. Các nỗ lực chống tham nhũng đang ngày càng hụt hơi.

Rủi ro tiếp theo là bất ổn xã hội. Gần đây, số lượng các cuộc đình công ngày càng gia tăng, cùng với những phong trào phản đối và tranh chấp đất đai. Trong thời gian vừa qua, người Công giáo nhiều lúc đã tham gia vào những cuộc phản đối để đòi lại đất đai bị nhà nước tịch thu từ năm 1954 đến nay đã được dư luận đặc biệt quan tâm, vì Công giáo là một khối có tổ chức chặt chẽ.

Ngoài ra, vấn đề tranh chấp lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc tại vùng Biển Đông. Đây là một hồ sơ cực ký nhậy cảm ở Việt Nam, nơi mà thái độ nghi kỵ Trung Quốc luôn rất cao.

Một rủi ro khác liên quan đến chính sách ngoại hối của Việt Nam, do việc chính quyền cố gắng cầm cự không phá giá đồng bạc Việt Nam, cho dù đồng tiền này liên tục bị giảm giá trong thời gian qua.

Hiệu quả công việc làm của chính phủ thiếu hiệu quả vì các vấn đề như thiếu giải trình, thiếu minh bạch, và guống máy hành chánh quan liêu cồng kềnh. Mặt khác, trong thời gian từ nay đến Đại hội Đảng Cộng sản vào đầu năm 2011, các cuộc đấu đá nội bộ có thể làm cho tiến trình cải tổ bị tê liệt phần nào.

Sau cùng, vấn đề môi trường cũng được nêu bật thành vì công cuộc phát triển không chú ý đến môi trường trong thời gian qua, có thể gây nên bất ổn xã hội như tại Trung Quốc. Hơn nữa, Việt Nam còn bị xếp vào diện các nước sẽ bị thiệt hại nặng nề nhất nếu mực nước biển dâng lên. Vựa thóc của Việt Nam là đồng bằng sông Cửu Long là khu vực bị đe doạ nặng nhất.


***


No comments:

Post a Comment