Pages

Monday, December 21, 2009

CHUYỆN LẠ BỐN PHƯƠNG

*

Lạ kỳ loài tre mọc ngược chưa từng biết ở Nghệ An

Loại tre đã tồn tại gần 1000 năm trong lịch sử. Cả nước hiện còn lưu giữ khoảng 5 bụi và chỉ xuất hiện tại miền núi phía Tây Nghệ An. Loại tre kỳ lạ này đang đứng trước nguy cơ biến mất.

Mỏi mắt tìm…sử tích

Trong một lần nói chuyện với PGS Ninh Viết Giao, Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Nghệ An, vô tình ông nhắc đến câu chuyện về một loại tre mọc ngược đã tồn tại gần 1.000 năm, hiện còn xuất hiện tại vùng núi phía Tây của Nghệ An.

Ông bảo, loại tre với kiểu mọc “khác người” ấy có hình thù rất đặc biệt. Tất cả từ cành, gai đến thân cây đều mọc ngược.

Tài liệu nói rõ về nguồn gốc xuất xứ của loại tre này: Năm 1060, quân Ai Lao làm phản, sang đánh phá miền Tây Nghệ An, Lý Nhật Quang đem quân đi dẹp. Thắng trận, khi kéo quân về đến Khe Chè, mé dưới Thành Nam (huyện Tương Dương cũ, Con Cuông hiện tại), bà con địa phương ra đón rước, chúc mừng chiến thắng.

Trước tấm lòng kính mến, vồn vã của bà con, ông hể hả cầm cái điếu cày, hút một hơi dài rồi đặt điếu xuống đất. Nào ngờ, cái điếu là một đoạn tre lộn ngược. Nên sau đó, từ chiếc điếu mọc lên một cây tre cũng vít đầu xuống rồi mới trổ thẳng ngọn lên trời.

Loại tre xuất hiện trong truyền thuyết có đặc điểm rất lạ, tất cả cành tre đều đâm chúc đầu xuống đất rồi mới đâm thẳng lên trời.
Loại tre xuất hiện trong truyền thuyết có đặc điểm rất lạ, tất cả cành tre đều đâm chúc đầu xuống đất rồi mới đâm thẳng lên trời.

Từ câu chuyện mang đậm màu sắc truyền thuyết đó, phóng viên Bee ngược hàng trăm km về vùng đất huyện Con Cuông tìm hiểu.

Thế nhưng, tại Con Cuông, nơi được xác định là tồn tại loại tre nói trên, cả ngày ngược rừng, tìm hiểu và hỏi cán bộ địa phương, chúng tôi chỉ nhận được ánh mắt ngạc nhiên và lắc đầu. Hầu hết, mọi người khi nhắc đến loại tre này đều khẳng định: “Chưa nghe, chưa thấy và chưa hề biết sự tồn tại loại tre kỳ lạ đó”.

Chủ tịch huyện Con Cuông, Lư Đình Tuấn, nguyên là cán bộ ngành nông nghiệp hóm hỉnh: “Làm gì loại tre kiểu lạ đời vậy. Đó chỉ là câu chuyện trong dân gian. Tôi dám cược với nhà báo, nếu loại tre ấy xuất hiện và tồn tại ở vùng đất Con Cuông, chắc chắn tôi sẽ biến nó thành điểm du lịch và có chính sách bảo tồn để con cháu sau này được tận rõ”.

Hôm sau, trong lúc đang la cà dò hỏi, chúng tôi được một người bạn tiết lộ: Ở xã em vẫn còn lưu giữ loại tre cũng có nét tương đồng nói trên, nhưng người dân gọi với tên tre Vang. Loại tre này còn xuất hiện tại khu vực Khe Chè, xã Tam Sơn, huyện Anh Sơn. Chúng tôi tiếp tục hành trình về địa bàn này tìm kiếm.

Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi ngược dốc đỉnh đồi Cây Giới tiếp tục lùng sục tìm loại tre đã tồn tại gần 1.000 năm với nhiều kỳ bí. Rất may theo sự chỉ dẫn của một bậc cao niên, cụ Ngô Thị Ước (87 tuổi) lên rừng hái củi, bụi tre ấy cũng dần dần lộ diện.

Đến hiện thực kỳ lạ

Trên đỉnh núi Cây Giới, rộng chừng 2ha thuộc khu vực xóm 2, xã Tam Sơn, loại tre này nằm lẩn khuất trong các bụi cây dại rậm rạp.

“Chủ nhân” đang sở hữu “báu vật” này là gia đình bà Nguyễn Thị Thanh và nhà ông Nguyễn Hữu Luân.

Bà Thanh khi nhắc đến loại tre này, líu cả giọng: “Ngày xưa, khi lên đây lập nghiệp, có nghe cha ông nhắc đến nhưng chỉ nghĩ đó là câu chuyện vui bên cốc nước chè. Ai ngờ, đến khi đưa bò lên núi thả, vô tình thấy một bụi tre, kiểu mọc khác lạ, tò mò xem, mắt cứ dụi liên hồi vì không tin đó là sự thật”.

Bà Thanh nói: Hiện gia đình đang có "báu vật" trên đỉnh núi Cây Giới (Ảnh nhỏ)

Sự lạ kỳ ấy xôn xao cả vùng quê nghèo nằm bên tả ngạn sông Lam. Bà nhớ, thời ấy, có nhiều người nghe tin hiếu kỳ đến xem và cố bẻ vài cành về làm kỷ niệm. Thậm chí, nhiều người còn lợi dụng, đào gốc đem về vườn trồng “lấy lộc” nhưng bất thành.

Những người trong làng, từ bậc cao niên đến đám trẻ đều khẳng định: “Loại tre này lạ lắm. Thân tre to chỉ bằng cổ tay, các đốt xe đều ngắn, “thịt” săn chắc, gai ngoắc ngược, tất cả cành tre đều đâm chúc đầu xuống đất rồi mới đâm thẳng lên trời. Khi đến tuổi “trưởng thành”, toàn bộ các thân cây, đầu tre đều cúi gập hình khuỷ tay, nhìn từ xa trông tựa hình Rồng, “mặt” hướng về phía Đông.

Tre có đặc điểm là cứng, sinh tồn và phát triển rất khó khăn, thời gian để một bụi măng sinh sôi đến chu kỳ phát triển cũng phải kéo dài gấp 2- 3 lần so với giống tre thông thường khác.

Người dân còn gọi tên gọi khác là tre Vang, trông giống hình con Rồng. Đến tuổi trưởng thành,
Người dân còn gọi tên gọi khác là tre Vang, trông giống hình con Rồng. Đến tuổi trưởng thành, "mặt" hướng về phía Đông.
Cô giáo Hà Thị Danh (Trường Tiểu học Tam Sơn) cho biết: “Mỗi năm nhà trường đều cho các em học sinh lên đây tham quan, tìm hiểu dấu tích lịch sử. Có lần, nhà trường còn đưa về trưng bày trong phòng truyền thống. Thế nhưng, loại tre này giờ “hao hụt” nhanh quá. Đôi khi, nếu không có hướng bảo tồn, chắc cũng sẽ chỉ còn là câu chuyện lưu lại trong truyền thuyết, sử sách…”.

Cách đây hàng chục năm, tại khu vực thuộc 2 gia đình nói trên, loại tre mọc ngược này có rất nhiều bụi. Tuy nhiên, theo thời gian, với sự tàn phá của con người, loại tre mọc ngược này đang có nguy cơ biến mất. Đến thời điểm này, cả tỉnh Nghệ An chỉ còn lưu giữ được 5 bụi.

Ông Nguyễn Hữu Lượng, Bí thư Đảng ủy xã Tam Sơn, được dân địa phương gọi “ông sử làng”, hiện sưu tập nhiều tài liệu về loại tre này. Theo nhận định chủ quan của ông, đây là giống tre hiếm, là chứng tích của lịch sử nên sớm muộn gì cũng nên có chế tài bảo tồn.

Hàng tỷ con ong biến mất bí ẩn

Nhà bác học Albert Einstein từng nói rằng:
"Nếu loài ong bị tiệt chủng, con người chỉ sống được 4 năm nữa mà thôi"

... chuyện gì đang xảy ra với loài ong?


Một hiện tượng diễn ra trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng không thể tưởng tượng được, đang lan dần từ nước này sang nước khác trên khắp hành tinh: nhiều đàn ong bị biến mất không lý do.

Xuất phát từ một trại nuôi ong thuộc bang Florida (Mỹ) mùa thu năm qua, trận dịch lan dần ra khắp nước Mỹ, tràn sang Canada và châu Âu, rồi “lây” sang tận Đài Loan kể từ tháng tư vừa qua. Ở bất cứ đâu cũng xảy ra cùng một hiện tượng: hàng triệu chú ong rời tổ rồi không trở về nữa. Có một điều lạ lùng là gần nơi chúng ở, người ta không hề tìm thấy xác ong, cũng như không thấy sự xuất hiện của một loài động vật ăn thịt ong nào khác.

Một đi không trở lại

Trong vòng vài tháng, chỉ tính riêng ở nước Mỹ, từ 60% đến 90% lượng ong đã biến mất, tức là khoảng 1,5 triệu đàn ong trên tổng số 2,4 triệu đàn thuộc 27 tiểu bang. Ở bang Québec (Canada), con số này là 40% trên tổng số các đàn ong.

Ở châu Âu, theo hiệp hội quốc gia những người nuôi ong của nước Đức, nhiều đàn ong đã bị biến mất. Ở Thụy Sĩ, Italia, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Áo, Anh, Ba Lan cũng xảy ra tình trạng tương tự. Ở Pháp, nơi những người nuôi ong từng bị thiệt hại nặng nề kể từ năm 1995 - cho tới khi nước này ban hành luật cấm sử dụng thuốc trừ sâu trên các ruộng ngô và ruộng trồng hoa hướng dương – nay dịch cũng đang phát triển trở lại. Hiện tượng này được đặt tên là “Marie-Céleste” - tên của con tàu mà thủy thủ đoàn đã biến mất một cách bí ẩn vào năm 1872.

Việc hàng đàn ong biến mất khiến cho các nhà khoa học hết sức lo lắng: 80% số loài thực vật trên trái đất phải cần tới các chú ong để được thụ phấn sinh sản. Không có ong nghĩa là sẽ chẳng có rau hay trái. Ngành trồng trọt nuôi sống con người phụ thuộc vào việc này. Ong xuất hiện trên trái đất trước loài người 60 triệu năm, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế cũng như sự sống còn của con người. Ở Mỹ, 90 loại cây lương thực cần ong để thụ phấn, tạo nên lượng lương thực được ước tính vào khoảng 14 tỷ USD.

Tỉnh táo suốt 23 năm "hôn mê"

- Một người đàn ông Bỉ được các bác sĩ tin là bị hôn mê suốt 23 năm trên thực tế vẫn tỉnh táo.



Rom Houben và người mẹ và Fina Houben.

Các bác sĩ cho rằng Rom Houben, hiện 46 tuổi, đã rơi vào trạng thái hôn mê không có khả năng tỉnh lại sau một tai nạn giao thông năm 1983, khi đó anh đang là sinh viên.

Thực ra, Rom chỉ bị liệt cơ thể đơn thuần. Anh vẫn tỉnh táo, vẫn nhận thức được mọi việc diễn ra xung quanh mình nhưng không có cách nào để báo cho cha mẹ, bạn bè và các bác sĩ biết sự thật này.

Các bác sĩ điều trị cho Rom thường xuyên kiểm tra độ hôn mê, dựa theo bảng đánh giá độ hôn mê Glasgow (Glasgow coma scale) vốn được áp dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Tuy nhiên, tất cả các kiểm tra này đều đánh giá tri giác của Rom không chính xác.

Nhưng cách đây 3 năm, một bác sĩ tại Đại học Liege (Bỉ) đã phát hiện ra rằng mặc dù Rom bị liệt toàn thân nhưng não của anh hoàn toàn bình thường và những trường hợp như thế này không hiếm.

Thông qua các kỹ thuật quét não công nghệ cao, nhà thần kinh học Steven Laureys, trưởng nhóm nghiên cứu lại trường hợp của Rom, đã chứng minh được rằng não của bệnh nhân vẫn hoạt động bình thường suốt 23 năm qua.


Rom Houben trước khi gặp tai nạn (trái). Hiện tại, anh sử dụng một bàn phím để giao tiếp với mọi người.

Rom cho hay ban đầu anh rất bực bội về sự bất lực của mình khi không thể nói với mọi người rằng anh vẫn tỉnh táo, nhưng cuối cùng cũng quen với chuyện đó.

“Tôi biết tôi có thể làm gì nhưng những người khác không nghĩ thế. Tôi đã phải học cách kiên nhẫn và cuối cùng cũng được đền đáp”, Rom tâm sự.

Giờ đây, Rom giao tiếp với mọi người bằng cách sử dụng một bàn phím đặc biệt được gắn với xe lăn. Người mẹ Fina Houben cho hay bà vẫn luôn tin rằng con trai mình hiểu được mọi thứ.

“Rom là một người lạc quan. Cậu ấy muốn thoát ra ra khỏi cuộc sống thực vật”, bà Fina nói về con trai.

Trường hợp của Rom Houben tại Bỉ đã đặt ra một vấn đề rằng liệu trên thế giới có bao nhiêu trường hợp được tin là bị hôn mê và phải sống đời sống thực vật mặc dù não vẫn hoạt động bình thường.

Bác sĩ Steven Laureys cho hay 40% trong tổng số các trường hợp bị xem là sống đời sống thực vật, các kỹ thuật quét não tiên tiến vẫn phát hiện các dấu hiệu tỉnh táo.

*

No comments:

Post a Comment