Pages

Thursday, January 21, 2010

TOÀ ÁN VIỆT NAM

*
Án tù cho bốn nhà đối kháng




Hình ảnh phiên tòa (ảnh của VietnamNet)

Tòa sơ thẩm TP Hồ Chí Minh vừa tuyên án từ 5 năm tới 16 năm tù giam, thêm từ 3 tới 5 năm quản chế tại gia cho bốn nhân vật bất đồng chính kiến.

Những người này bị xử tội Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo Điều 79 Bộ Luật Hình sự.

Trong phiên tòa ngắn hơn dự kiến một ngày, hai bị cáo đã nhận tội. Ông Lê Công Định lãnh án tù 5 năm và ông Nguyễn Tiến Trung nhận án 7 năm. Cả hai ông đều sẽ bị quản chế tại gia thêm ba năm sau khi mãn án.

Hai người còn lại là doanh nhân Lê Thăng Long và Trần Huỳnh Duy Thức không nhận tội.

Ông Thức nhận bản án nặng nhất là 16 năm tù giam và 5 năm quản chế tại gia. Ông Long, với bản án nhẹ hơn, lãnh 5 năm tù giam và ba năm quản chế.

Ông Trần Huỳnh Duy Tân, em trai ông Duy Thức, nói với hãng tin DPA rằng gia đình bị sốc.

Ông nói vợ của ông Thức "ngất xỉu khi nghe bản án. Tôi nghĩ anh trai tôi vô tội. Anh là người yêu nước."

Ông Định, người bị thẩm vấn đầu tiên, đã tường trình trước tòa về phương hướng của Đảng Dân chủ Việt Nam mà ông là thành viên. Ông nói đảng này kêu gọi đa nguyên và muốn thay đổi chế độ chính trị trong nước.

''Trong quá trình học tập ở nước ngoài, tôi đã bị ảnh hưởng bởi tư tưởng phương Tây về dân chủ, tự do và nhân quyền."

Ông Định nói: "Tôi nhận là đã vi phạm Điều 79 (Bộ Luật Hình sự)."

Sau ông Lê Công Định, đến lượt ông Nguyễn Tiến Trung lên trước hội đồng xét xử để thẩm vấn.

Ông Trung thừa nhận đã tham gia Đảng Dân chủ và Tập hợp Thanh niên Dân chủ, đồng thời bày tỏ thái độ hối lỗi.

Ông nói: ''Hành động của tôi là vi phạm luật pháp Việt Nam."

"Tôi đã nóng vội nên mắc sai lầm. Tôi hối tiếc sâu sắc về điều này. Tôi đã gây phiền muộn cho gia đình và bạn bè.''

Bị cáo thứ ba là ông Lê Thăng Long thì bác bỏ cáo trạng, nói ông không làm điều gì sai.

Vụ xét xử được xem như phản ánh thái độ không khoan nhượng của chính quyền Việt Nam trước các quan điểm chính trị đối kháng, nhất là trong thời gian trước khi diễn ra Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 11.

Quan ngại

Phát biểu ngay sau khi phiên tòa kết thúc, giới ngoại giao phương Tây bày tỏ quan ngại về án phạt đối với các nhà dân chủ.

Đại sứ Đan Mạch Peter Lysholt Hansen, một trong những người ngồi theo dõi phiên xử tại TP Hồ Chí Minh, nói với các nhà báo: "Đang có quan ngại lớn về cả quá trình (xét xử)".

"Chúng tôi sẽ mạnh mẽ yêu cầu chính phủ Việt Nam ân xá cho cả bốn người."

Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại TP HCM, ông Kenneth Fairfax, thì nói Mỹ "quan ngại sâu sắc" về các vụ bắt giữ và kết tội những người chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.

Ông Fairfax cũng từng nói Hoa Kỳ kêu gọi Việt Nam trả tự do cho họ ngay lập tức và vô điều kiện.

Các bị can bị buộc tội đã cấu kết với "các thế lực phản động" trong và ngoài nước nhằm lật đổ chế độ. Hoạt động c̉ủa họ đã được ghi lại trên các trang web, bài viết và tài liệu mà cơ quan điều tra ghi được.

Những người này cũng bị buộc tội liên quan tới Đảng Dân chủ Việt Nam, vốn không được phép hoạt động trong nước.

Ông Lê Công Định còn bị cáo buộc đã tham gia khóa huấn luyện lật đổ bất bạo động do tổ chức Việt Tân, mà Việt Nam liệt vào danh sách khủng bố, tổ chức.

Các vụ bắt giữ và phiên xử hôm thứ Tư đã gây phản ứng mạnh từ các tổ chức nhân quyền và chính phủ nước ngoài.

Liên hiệp châu Âu, chính phủ Hoa Kỳ và một số tổ chức quốc tế đã lên tiếng kêu gọi trả tự do cho các bị cáo.

Sự chú ý tập trung khá nhiều vào luật sư Lê Công Định, người được biết tới nhiều cả ở trong và ngoài nước.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/01/100120_dissidents_sentences.shtml


*
Báo chí nước ngoài nói gì?



Hàng trên từ trái: Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long; Hàng dưới: Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung



Báo chí nước ngoài quan tâm đặc biệt phiên xử bốn nhà hoạt động chính trị tại TP. HCM hôm 20/01.

Sau nhiều tháng bị giam giữ, cuối cùng Việt Nam đã đưa ra xử các ông Lê Công Định, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung với tội danh “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 Bộ luật hình sự.

Cáo buộc này có mức án tối thiểu 12 năm tù và tối đa là tử hình.

Riêng ông Lê Thăng Long bị truy tố theo khoản 2, điều 79 của Bộ luật Hình sự, đối diện mức án từ năm tới 15 năm tù nếu bị kết tội.

REUTERS

Hãng này nhận định phiên xử gây sự chú ý ở nước ngoài một phần bởi trong số bị cáo có ông Lê Công Định và ông Nguyễn Tiến Trung.

Luật sư Lê Công Định từng bào chữa cho các nhà hoạt động dân chủ và cũng từng bảo vệ cho Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản trong khi Nguyễn Tiến Trung từng gặp Tổng thống Hoa Kỳ George W Bush cũng như Thủ tướng Canada Stephen Harper.

Truyền hình BBC World đưa tin về phiên xử bị chặn ở Việt Nam

Reuters

Hãng thông tấn này đưa tin nói tường thuật truyền hình của BBC World đưa tin phiên xử đã bị chặn ở Việt Nam.

Đại sứ Đan Mạch Peter Lysholt nói với các phóng viên rằng "Có những quan ngại nghiêm trọng về toàn bộ quá trình xét xử này".

Ông là một trong số ít các nhà ngoại giao được cho phép theo dõi phiên xử qua màn hình tivi đặt ở phòng cách biệt với phòng xử. "Chúng tôi sẽ thúc giục mạnh chính phủ Việt Nam ân xá cho cả bốn người này". Đại sứ Đan Mạch được Reuters trích dẫn.

Tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Tp Hồ Chí Minh, Kenneth Fairfax nói Hoa Kỳ "hết sức quan ngại" về việc bắt và kết tội người chỉ thực hiện quyền tự do ngôn luận và Hoa Kỳ kêu gọi thả ngay và vô điều kiện những người này.

AP

Hãng AP ghi nhận người đầu tiên ra tòa là ông Lê Công Định, người thừa nhận vi phạm điều 79 Luật Hình sự khi gia nhập Đảng Dân chủ Việt Nam.

Ông nói: "Mục đích của đảng là kêu gọi hệ thống đa đảng, đa nguyên chính trị và một nhà nước mới."

Trong thâm tâm, bản thân tôi và các bị cáo khác không có ý định lật đổ chính phủ

Lê Công Định

"Trong thời gian tôi học ở nước ngoài, tôi chịu ảnh hưởng của tư tưởng nước ngoài về dân chủ, tự do và nhân quyền."

Tuy nhiên ông Định nói "Trong thâm tâm, bản thân tôi và các bị cáo khác không có ý định lật đổ chính phủ".

Theo AP, ông Định nói đã nhận một phác thảo hiến pháp mới từ lãnh đạo đảng Dân chủ, và dự khóa học ba ngày tại Thái Lan do Việt Tân tổ chức về thay đổi chính trị bất bạo động.

Chính phủ Việt Nam xem Việt Tân là tổ chức khủng bố, nhưng giới chức Mỹ nói không có bằng chứng cho việc này.

Người thứ hai ra tòa là Nguyễn Tiến Trung, nói đã gia nhập Đảng Dân chủ Việt Nam và thành lập Tập hợp Thanh niên Dân chủ, nhưng nói anh hối hận đã làm vậy.

"Hành động của tôi vi phạm luật pháp Việt Nam. Tôi nông nổi và phạm sai lầm."

Tôi vô tội và đã bị an ninh khủng bố tinh thần

Lê Thăng Long

Bị cáo thứ ba, Lê Thăng Long, bác bỏ ông đã làm gì sai trái. Ông nói "Tôi vô tội" và nói trước tòa rằng trước đó ông đã bị an ninh "khủng bố tâm lý" để ép cung.

Còn ông Trần Huỳnh Duy Thức thừa nhận lập ra "Nhóm Nghiên cứu Chấn", tổ chức mà Viện Kiểm sát nói là muốn gây ảnh hưởng tiêu cực tới chính phủ. Nhưng ông Thức nói nhóm này đơn giản chi tiến hành nghiên cứu và đưa ra các đề nghị về chính sách cho lãnh đạo Việt Nam.

Ngay sau khi phiên tòa kết thúc cuối giờ chiều nay, AP trích dẫn lời ông Kenneth Fairfax, lời tổng lãnh sự Hoa Kỳ, thất vọng vì các bản án.

Ông này nói: "Chúng tôi muốn nhắc lại lo ngại sâu sắc về vụ chính phủ Việt Nam bắt giữ và kết án những người này vì sự biểu lộ trong hòa bình niềm tin của họ, dù là chính trị hay không."

AFP

Hãng tin Pháp AFP ghi nhận đây là vụ án "nổi bật nhất trong một loạt các vụ bắt giữ và kết tội giới bất đồng chính kiến và blogger tại đất nước cộng sản một năm qua".

Phóng viên AFP nói ông Định thừa nhận muốn thành lập hệ thống đa đảng và kêu gọi đa nguyên.

Ông được dẫn lời: "Những gì tôi làm đã vi phạm pháp luật."

Anh Tiến Trung cũng nói anh đã vi phạm pháp luật và "nông nổi".

Hành động của tôi vi phạm luật pháp Việt Nam. Tôi nông nổi và phạm sai lầm

Nguyễn Tiến Trung

Cáo trạng nói ông Thức dự đoán Đảng Cộng sản tiêu vong trước năm 2020, ông Định đã soạn một hiến pháp mới, còn Trung, cùng với các sinh viên ở Pháp, thành lập "phong trào dân chủ thanh niên".

Ông Long thì nói ông và Thức thuộc nhóm thảo luận các vấn đề kinh tế xã hội để "phát triển đất nước".

Ông nói: "Thảo luận là tự nhiên và thuộc quyền công dân của tôi."

AFP cho biết thân nhân, cũng như giới báo chí nước ngoài và ngoại giao không được vào chính phiên xử, mà theo dõi qua truyền hình ở phòng bên cạnh.

AFP dẫn lời tổng lãnh sự Hoa Kỳ, Kenneth Fairfax, nói vụ án "liên quan việc thực thi tự do ngôn luận" và kêu gọi trả tự do cho những người này.

DPA

Hãng tin Đức DPA ghi nhận chi tiết ông Lê Thăng Long nói với tòa rằng ông viết lời nhận tội và xin khoan hồng hồi tháng Sáu chỉ sau khi ông "bị an ninh khủng bố tinh thần".

Theo DPA, ba người còn lại hầu như xác nhận những gì họ đã khai và được truyền hình Việt Nam chiếu đi hồi tháng Sáu.

Cũng theo hãng tin Đức, phóng viên dự phiên xử không được dùng phương tiện ghi âm hay chụp ảnh, và mỗi lần ông Long lên tiếng cáo buộc công an, thì hệ thống loa trong phòng của phóng viên và giới ngoại giao lại bị làm nhiễu.

Một nhà ngoại giao dự phiên tòa từ chối nêu tên, nói: "Điểm mấu chốt với chúng tôi là tất cả những điều này [hoạt động của những bị can] không phải là điều phi pháp."

Radio Australia

Trong quá khứ, những người tự do hay cấp tiến trong Đảng đã dùng Đại hội và các tài liệu chính sách để thúc đẩy cải tổ. Những người bất đồng chính kiến và hoạt động dân chủ ngoài đảng cũng dùng cơ hội đó để góp ý và thúc giục thay đổi.

Giáo sư Carl Thayer

Phát biểu trên đài phát thanh Úc, chuyên gia lâu năm về Việt Nam, GS. Carlyle Thayer, nhận xét bốn bị can đã đưa hoạt động đòi dân chủ đi xa thêm một bước khi thành lập Đảng Dân chủ Việt Nam.

Ông nói họ "đề ra chiến lược và chiến thuật chính trị hòa bình để thách thức Đảng Cộng sản vào lúc có khủng hoảng tài chính toàn cầu, và nhắm tới giới bất đồng chính kiến bên trong Đảng với hy vọng có sự ủng hộ của họ".

Bác sĩ Nguyễn Đỗ Thanh Phong, đại diện của đảng Việt Tân ở Úc, nói các phiên xử thế này sẽ không bao giờ công bằng.

Ông nói Việt Tân "kêu gọi cộng đồng quốc tế gây thêm sức ép cho chính phủ Việt Nam để họ tôn trọng tự do ngôn luận. Chúng tôi cũng tích cực làm việc với người dân trong nước để ủng hộ họ và mở rộng ảnh hưởng của chúng tôi bằng việc giúp nhân dân bộc lộ mình, tham gia nhiều hơn vào thảo luận chính trị và can dự dân sự."

Giáo sư Thayer đoán rằng phiên tòa được phe bảo thủ trong Đảng dùng để chặn trước khả năng bất đồng tại Đại hội Đảng lần thứ 11.

"Trong quá khứ, những người tự do hay cấp tiến trong Đảng đã dùng Đại hội và các tài liệu chính sách để thúc đẩy cải tổ. Những người bất đồng chính kiến và hoạt động dân chủ ngoài đảng cũng dùng cơ hội đó để góp ý và thúc giục thay đổi."

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2010/01/100120_dissidenttrialpressreview.shtml




Đại sứ Mỹ: Việt Nam đi ngược các cam kết về pháp trị và đổi mới
2010-01-21

Sau khi phiên xử án 4 người hoạt động cho dân chủ Việt Nam kềt thúc, giới ngoại giao và nhiều tổ chức dân chủ nhân quyền quốc tế đã lên tiếng chỉ trích vụ xử cùng những bản án đó của Việt Nam.

RFA PHOTO

Văn bản của Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael Michalak về phiên tòa xử các nhà dân chủ Việt Nam hôm 21-1-2010.

Giới ngoại giao chỉ trích

Mới đây nhất, hôm nay, thứ năm, toà đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ra thông cáo lên án vịêc Việt Nam kết án tù bốn người hoạt động dân chủ ôn hoà. Bộ trưởng ngoại vụ Vươngquốc Anh cũng tố giác vụ xử án này là không phù hợp với nghĩa vụ về nhân quyền của Việt Nam.
Ký tên đại sứ Michael Michalak, thông cáo của toà đại sứ Mỹ viết rằng toà đại sứ Mỹ hết sức băn khoăn vì sự kết án luật sư Lê Công Định cùng các ông Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức và Lê Thăng Long, với tội danh lật đổ chính quyền.


Toà đại sứ cũng tỏ ý quan ngại về việc tiến trình phiên xử án đã thiếu sót một cách rõ rệt.
Toà đại sứ Mỹ cho rằng những bản án này đi ngựơc lại bản Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Sự kiện ấy cũng gây nên những câu hỏi nghiêm trọng đối với sự cam kết của Việt Nam trong các vấn đề pháp trị và đổi mới.
Kết thúc, bản thông cáo viêt rằng Hoa Kỳ kêu gọi chính phủ Việt Nam lập tức trả tự do vô điều kiện cho những cá nhân vừa được đề cập, cũng như tất cả các tù nhân của lương thức khác tại Việt Nam.
Những bản án này đi ngựơc lại bản Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền. Sự kiện ấy cũng gây nên những câu hỏi nghiêm trọng đối với sự cam kết của Việt Nam trong các vấn đề pháp trị và đổi mới.
Đại sứ Michael Michalak
Cùng ngày, Bộ trưởng ngoại vụ và khối Thịnh vượng chung của Vương quốc Anh, ông Ivan Lewis, phổ biến bản tuyên bố tố giác vụ xử án là không phù hợp với những nghĩa vụ của Việt Nam về nhân quyền quốc tế.
Hôm qua giới ngoại giao phương Tây đến dự và quan sát vụ xử án qua máy truyền hình đều chỉ trích phiên toà này.
Một nhà ngoại giao không muốn nêu danh tính nói với phóng viên hãng thông tấn Reuters rằng vụ xử án c


LeCongDinh-HCMCourt-01202010-200.jpg
Luật sư Lê Công Định trước phiên toà ở TP.HCM hôm 20-1-2010. AFP PHOTO


Đại sứ Đan Mạch Peter Lysholt Hansen nói với báo chí rằng tiến trình xử án gây mối quan ngại sâu xa, và Đan Mạch sẽ cùng giới ngoại giao phương Tây mạnh mẽ thúc đầy chính quyền Việt Nam lập tức ân xá ngay cho cả bốn người, là những nhà hoạt động ôn hoà vì nền dân chủ của Việt Nam.
Tổng lãnh sự Mỹ tại thành phố Hồ Chí Minh Kenneth Fairfax phát biểu rằng Hoa Kỳ quan tâm sâu xa đến việc bắt giữ và kết án những người chỉ thực hiện quỳên tự do ngôn luận. Ông cũng kêu gọi trả tự do lập tức và vô điều kiện cho bốn nhà dân chủ bị kết án hôm nay.

Các tổ chức quốc tế lên án

Tổ chức Ân xá quốc tế, Amnesty International, từ Luân Đôn ra thông cáo về những bản án dành cho những người dân chủ, cũng đồng thanh kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam lập tức trả tự do vô điều kiện cho các bị can của phiên toà hôm thứ tư, chỉ trích sự thiếu công bằng và vô tư của phiên toà ấy.
Tổ chức Ký giả không Biên giới, RSF, lên tiếng chỉ trích phiên tòa diễn ra trong ngày 20 tháng 1, xét xử bốn nhà hoạt động dân chủ tại Việt Nam chỉ là hình thức.
Tổ chức này cho rằng nhà cầm quyền Việt Nam đã có những hành động nhằm ngăn chặn các nhà hoạt động dân chủ phổ biến các thông tin gây bất lợi cho Đảng cầm quyền. Tuy nhiên, những hành động này sẽ không ngăn cản được làn sóng đấu tranh cho quyền tự do ngôn luận, tự do thông tin của Việt Nam.
Tổ chức Ký giả Không biên giới kêu gọi các chính phủ, đặc biệt là Liên minh Châu Âu (EU) và hiệp hội ASEAN phải giám sát tình hình nhân quyền và lên tiếng kêu gọi trả tự do cho các nhà hoạt động dân chủ vừa bị kết án là Luật sư Lê Công Định, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long.


Quantcast

Bốn nhân vật bất đồng chính kiến dính líu đến vụ án chính trị được nhiều người xem là vụ án lớn nhất ở Việt Nam trong năm 2009 sẽ ra tòa vào ngày 20 và 21 tháng này. Các ông Lê Công Ðịnh, Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung và Lê Thăng Long – thành viên và cộng sự của Ðảng Dân Chủ Việt Nam, đã bị bắt hồi tháng 6 năm ngoái và bị truy tố về tội gọi là “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Ban Việt Ngữ Ðài VOA đã tiếp xúc với ông Nguyễn Sĩ Bình, nhân vật lãnh đạo đảng Dân Chủ đang cư ngụ ở Mỹ, và đuợc ông cho biết một số ý kiến như sau về vụ xét xử này.

Le Cong Dinh (left) and Nguyen Tien Trung
Luật sư Lê Công Ðịnh (trái) và Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung (phải)

VOA: Xin chào ông Nguyễn Sĩ Bình và cám ơn ông đã có nhã ý dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này. Trước hết xin ông vui lòng cho biết những tin tức mới nhất mà ông có được về phiên tòa này, như ngày xử, nơi xử, và vấn đề luật sư như thế nào?

Nguyễn Sĩ Bình: Có lẽ phiên tòa sẽ diễn ra như họ đã dự định trong hai ngày 20, 21 tháng 1 này tại phường Bến Nghé, Quận 1, SG, vì chúng tôi biết có gia đình đã nhận được thẻ tham dự phiên tòa. Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu, chánh tòa hình sự làm chủ tọa. Ông Đỗ Ngọc Oánh làm công tố viên. Người bào chữa cho Trần Huỳnh Duy Thức là luật sư Triệu Quốc Mạnh, Nguyễn Tiến Trung có luật sư Đoàn Thái Duyên Hải, Lê Thăng Long có luật sư Nguyễn Minh Tâm. Riêng Lê Công Định không nhờ luật sư, tự bào chữa.

Như chúng ta đã biết, trong những phiên tòa như thế này ở Việt Nam, từ lâu nay, vai trò của luật sư có tính cách hình thức hơn là thực chất. Hội đồng xét xử có khi họ cũng lắng nghe các luật sư biện hộ, nhưng sẽ không có ảnh hưởng gì đến việc kết án, vì bản án đã định sẵn trước khi mở phiên tòa.

Vấn đề này không lạ đối với luật sư Lê Công Định, cho nên cũng không khó hiểu tại sao Lê Công Định muốn tự bào chữa.

VOA: Ðối với vụ án chính trị này Ðảng dân Chủ có ý kiến gì?

Tưởng cũng nên nhắc lại, Đảng Dân Chủ Việt Nam không phải là đảng chính trị “lưu vong” hay “mới thành lập” như Hà Nội đang tuyên truyền. Đảng Dân Chủ thành lập từ năm 1944 tại VN và sát cánh với Đảng CSVN mãi đến năm 1988. Ngày 1 tháng 6 năm 2006, cố Tổng thư ký Hoàng Minh Chính phục hoạt Đảng Dân Chủ tại Hà Nội. Từ đó đến nay, Đảng Dân Chủ không ngừng phát triển đảng viên trong cũng như ngoài nước.

Trước sự phát triển của Đảng Dân Chủ, Đảng Cộng Sản đã tưởng tượng ra tội phạm để có cớ bắt giam và xét xử đảng viên Đảng Dân Chủ. Chính vì nhằm ngăn chặn sự phát triển đó mà nhà nước VN đã bất chấp cả lẽ phải, pháp luật quốc gia và quốc tế.

Đối chiếu với Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền thì việc bắt giam và xét xử rõ rang là vi phạm. Những quyền chính trị của công dân quy định trong hiến pháp và pháp luật Việt Nam cũng bị vi phạm. Đây là vụ hình sự hóa các hoạt động chính trị ôn hòa đối với đảng viên Đảng Dân Chủ, điều mà nhà nước Việt Nam chưa nhìn nhận trước công luận trong cũng như ngoài nước.

Trong thời gian qua, nhiều tổ chức quốc tế, cá nhân, trong và ngoài nước, đã lên tiếng phê phán chính quyền Việt Nam về vụ đàn áp này. Cuộc Hội thảo về Nhân quyền VN tại Đại học George Washington hôm 14 tháng 1 mới đây, diễn giả giáo sư Shawn McHale cho rằng toàn bộ các bị can là người VN yêu nước…Họ là những trí thức trẻ cổ võ một cách ôn hòa cho những giá trị được tôn trọng trên toàn cầu…

VOA: Có người cho rằng CSVN, cũng như CSTQ, hồi gần đây dường như đàn áp đối lập thẳng tay hơn, không còn e dè như trước, vì chính quyền Obama có lập trường nhu nhược hơn chính quyền Bush về các vấn đề dân chủ, nhân quyền. Anh nghĩ sao về nhận xét này?

Nguyễn Sĩ Bình: Chúng tôi không nghĩ nguyên nhân như thế. Chính phủ Hoa Kỳ từng thời kỳ có chính sách ngoại giao riêng, cứng rắn hay mềm mỏng không phải là mạnh yếu mà do yêu cầu thực tế đặt ra. Hơn nữa, cũng có thể đó là phong cách lãnh đạo của từng vị tổng thống. Chúng tôi cũng không nghĩ chính quyền cộng sản Trung Quốc hay Việt Nam lợi dụng thời cơ, xem đây là lúc chùng để tranh thủ kéo căng phần chủ động về phía mình, đàn áp thẳng tay với các nhà đấu tranh dân chủ.

Vấn đề là phe bảo thủ tại VN đang thắng thế, VN đã vào WTO. Hơn nữa, đại hội Đảng các cấp ở Việt Nam đến gần, nên họ phải củng cố lại quyết tâm đường lối và hành động. Sự đồng nhất và song trùng hành động giữa hai Đảng cộng sản ở Việt Nam và Trung Quốc là đương nhiên, vì hai Đảng này không còn tìm thấy một một liên kết nào khác tương đồng về quyền lợi, vị trí địa lý…trong hoàn cảnh hiện nay.

Nguyen Si Binh (phai) va LS Le Cong Dinh
Ông Nguyễn Sĩ Bình và Luật sư Lê Công Ðịnh (trái)

VOA: Nhân lúc phiên tòa sắp diễn ra, Đảng Dân Chủ có muốn nhắn gửi gì đến nhà nước Việt Nam hay không?

Nguyễn Sĩ Bình: Cách đây vài năm, một buổi lễ tôn vinh hàng vạn nạn nhân là các nghệ sĩ, tu sĩ và “những kẻ thù, phản động” của chế độ Stalin bị công an cộng sản Liên Xô sát hại đã được tổ chức long trọng. Trong bài phát biểu của Tổng thống Nga Putin tại buổi lễ đã nhận định những người bị thảm sát, khủng bố nằm trong số những con người ưu tú và can đảm nhất của nước Nga và Liên Xô thời đó.

Các anh chị em dân chủ như Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên, Nguyễn Xuân Nghĩa, Lê Công Định, Trần Anh Kim, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long…và biết bao người Việt Nam yêu nước bị bức hại chính là những con người ưu tú và can đảm của nước Việt Nam ngày nay.

Đây không phải là vụ án hình sự hay vụ án đơn lẽ của những cá nhân, mà đây là vụ đàn áp chính trị của nhà cầm quyền Việt Nam đối với Đảng Dân Chủ. Cá nhân Trần Anh Kim, Lê Công định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long vô tội, tất cả anh em đều là những người yêu nước, ôn hòa. Còn Đảng Dân Chủ là một chính đảng đã từng sát cánh với Đảng Cộng Sản trong nhiều thập niên từ hơn nửa thế kỷ trước. Do đó, Nhà nước cần điều chỉnh cách hành sử cho công bằng giữa các chính đảng. Tòa án không phải nơi phù hợp để giải quyết sự bất đồng chính kiến giữa đảng viên các chính đảng mà nghị trường mới là nơi phù hợp.

Như đã nhiều lần khẳng định, Đảng Dân Chủ không phải là thế lực thù địch của bất cứ ai. Mục tiêu của Đảng Dân Chủ không lật đổ chính quyền nào nào, mà là hoạt động ôn hòa nhằm thúc đẩy xây dựng cho Việt Nam một nhà nước pháp trị mẫu mực, hội nhập và nhân bản trong một nền kinh tế sinh động. Chúng tôi đề nghị nhà nước Việt Nam sớm thực sự tiến tới đoàn kết dân tộc, xóa bỏ những định kiến, rào cản, tạo cơ hội cho người Việt Nam cả trong và ngoài nước được góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước.

Duy Ái
Nguồn: VOA

http://ptdcvn.wordpress.com/2010/01/19/ph%E1%BB%8Fng-v%E1%BA%A5n-ong-nguy%E1%BB%85n-si-binh-v%E1%BB%81-v%E1%BB%A5-x%E1%BB%AD-b%E1%BB%91n-nha-b%E1%BA%A5t-d%E1%BB%93ng-chinh-ki%E1%BA%BFn/

*



Những phiên tòa vô giá trị


20/01/2010

Vietnam People Court in HCM City (file photo)
Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
Trước khi 3 phiên tòa xử các nhà dân chủ mở ra ở Hà Nội, Sài Gòn và Hải Phòng, tôi đã viết bài "
Tiêu chuẩn của một phiên tòa đúng luật".

Hai phiên toà ở Hà NộiSài Gòn đã kết thúc, hội đồng xử án đã y án ông Phạm Văn Trội 4 năm tù, ông Trần Đức Thạch 3 năm tù (phúc thẩm), tuyên án ông Lê Thăng Long 5 năm tù, ông Lê Công Định 5 năm tù, ông Nguyễn Tiến Trung 7 năm tù và ông Trần Huỳnh Duy Thức 16 năm tù. Phiên tòa ngày 21 tại Hải Phòng cũng sẽ như vậy thôi.

Hai phiên tòa trên đây đã không mang tính chất công khai, qua các biện pháp mờ ám, bằng hăm doạ, cản trở các bạn bè người thân bị cáo, như nhà báo Dương Thị Xuân, bà Lê Thị Minh Tâm, mẹ của anh Nguyễn Tiến Trung và các chiến sỹ dân chủ khác đến tham dự phiên tòa; họ còn huy động nhân viên công an mặc thường phục và các đảng viên cộng sản (từng được họ huy động trong các cuộc đấu tố chính trị) ở cùng phường đến ngồi chật phòng xử, viện cớ không còn chỗ để không cho các nhà báo quốc tế và nhà ngoại giao nước ngoài vào phòng.

Tất cả các bị cáo đều công khai thừa nhận những việc mình làm, coi đó là nghĩa vụ công dân yêu nước, chủ trương đấu tranh không bạo động, do đó không phạm luật, không có tội. Riêng về ông Trần Huỳnh Duy Thức, tòa đã định để đến hôm sau 21-1 sẽ nghe luật sư Triệu Quốc Mạnh bảo vệ, nhưng chiều 20 họ đột nhiên tuyên án, kết thúc phiên toà một cách độc đoán, khuất tất, chắc rằng lo sợ dư luận khi họ không đủ chứng cứ để buộc tội và cũng không đủ lý lẽ để bác bỏ những lập luận vững chãi của phía bị cáo.

From left to right : Tran Huynh Duy Thuc, Nguyen Tien Trung, Le Thang Long and Le Cong Dinh listen to the verdict at a court in Ho Chi Minh City, Vietnam, 20 Jan 2010
Từ trái sang phải: Các nhà bất đồng chính kiến Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, và Lê Công Ðịnh trước Tòa án Nhân dân TPHCM hôm 20/1/2010
Thái độ ngay thẳng, đàng hoàng của các bị cáo bác bỏ hoàn toàn màn kịch cúi đầu "thú tội, xin khoan hồng" mà chính quyền đã công phu dàn dựng trên màn ảnh truyền hình.


Tất cả những chuyện bê bối, khuất tất của các phiên toà trên đây đều vi phạm rõ rệt pháp luật hiện hành, đặc biệt là các điều khoản Luật Tố tụng Hình sự (năm 2003) dưới đây:

- Ðiều 4: Tôn trọng mọi quyền cơ bản của công dân (ngay tại phiên tòa);
- Ðiều 9: Không bị coi là có tội khi chưa có bản án kết tội của Toà án đã có hiệu lực pháp lý;
- Ðiều 10: Xác định sự thật của Vụ án, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án phải áp dụng mọi biện pháp để xác định sự thật, phải chứng minh tội phạm;
- Ðiều 11: Ðảm bảo quyền bào chữa của người bị tạm giam, bị can, bị cáo. Người bị tạm giam, bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;
-Ðiều 18: Việc xét xử của tòa án được tiến hành công khai, mọi người có quyền tham dự, trừ trường hợp do Bộ luật này quy định.

Các vụ xử án nói trên đều được coi là công khai nhưng trên thực tế là không công khai.

Bộ Chính trị đảng Cộng sản và các Hội đồng xét xử 3 vụ án trên đang lúng túng to vì họ định làm chuyện vội vã bất ngờ, để các phái viên nước ngoài không kịp vào nước ta quan sát các phiên toà bỏ túi này (xử mỗi người chỉ 2, 3 tiếng, cực kỳ bôi bác!). Nhưng:
tại Sài Gòn từ sáng 20-1 đã có mặt một số quan sát viên rất hệ trọng, đó là:
- Luật sư ERIN L. SHAW, người Canada, uỷ viên Hội đồng Thẩm phán Quốc tế;
- Luật sư GEORGE HWANG, người Singapore;
- Luật sư SINFAH TUNSARAWUTH, người Thái Lan, đều thuộc tổ chức Hội Luật gia Quốc tế, là những đại diện am hiểu sâu sắc luật pháp, có nhiệm vụ theo dõi mọi diễn biến của vụ án, thu lượm mọi tài liệu liên quan, từ đó đối chiếu với luật trong nước và thông lệ luật quốc tế để đưa ra những nhận định chính xác, khách quan, khoa học về các vụ án này. Các vị này "đột nhập" vào được Việt Nam là do sự bảo lãnh và tiếp tay nhiệt tình của 3 đại sứ quán của 3 quốc gia Liên Âu.

Ngoài ra cũng cần nhắc đến đội ngũ nhà báo hiện có mặt ở Việt Nam của Le Monde (Pháp), Time, USA Today (Mỹ), The Age (Úc), Nhật Bản, Canada, Thuỵ Ðiển, Na Uy... đang bám và bám chặt các vụ án này, dù bận bịu nhiều công việc khác trong dịp đầu năm.

Le Cong Dinh (left) and Nguyen Tien Trung
Luật sư Lê Công Định (trái) và Thạc sĩ Nguyễn Tiến Trung
Cần biết là Luật sư Lê Công Định từng du học ở Hoa Kỳ và tốt nghiệp ở mức xuất sắc ngành luật, sau đó có quan hệ chặt chẽ với các nhà luật học thế giới; luật sư Định cũng đã từng ra trước tòa án bảo vệ luật sư Nguyễn Văn Đài và luật sư Lê Thị Công Nhân; 8 bài luận văn của Ls. Lê Công Định, nhất là bài "Không thể bạc nhược ươn hèn trước cường quyền và họa bành trướng" đã được đông đảo sinh viên ngành luật trong nước coi là những mẫu mực về lòng yêu nước và tinh thần thượng tôn luật pháp.


Cũng cần biết là thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung đã tốt nghiệp xuất sắc ở Đại học Rennes - Pháp, được các giáo sư và đồng học tại đó quý trọng, anh từng trực tiếp gặp Tổng thống Mỹ và Thủ tướng Canada để vận động cho quyền tự do cho toàn dân, và sẵn sàng chịu mọi rủi ro khi quyết dấn thân cho quyền sống tự do của toàn thể đồng bào. Câu nói của anh, “Mình không dấn thân thì ai? Không dấn thân ngay bây giờ thì bao giờ?” có sức lôi cuốn tuổi trẻ rất mạnh.

Bộ Chính trị Ðảng CS chỉ đạo rất chặt chẽ các phiên toà trên đây đến từng chi tiết nhỏ nhất. Các mức án thật ra là do chỉ thị của Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội và Thủ tướng, rồi giao cho Ngành Tư pháp chấp hành. Theo nguyên tắc lãnh đạo tập trung, thống nhất, toàn diện và thường xuyên. Đây là chỗ mạnh tạm thời, cũng là chỗ yếu chí mạng của một chế độ độc đảng lạc lõng, hủ lậu cực kỳ giữa thế giới dân chủ. Bộ Chính trị ngang nhiên vi phạm điều 17 - Luật tố tụng hình sự: Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.

Búa rìu của công luận quốc tế, của nền thông tin quốc tế mang tốc độ số, của giới luật gia và nhân quyền quốc tế đang bắt đầu giận dữ... sẽ đến ngay vào dịp đầu năm 2010 này.

Dư luận Châu Á, dư luận Đông Nam Á và đặc biệt dư luận nước ta trong dịp đón Xuân Canh Dần sẽ có thêm khối chuyện để bàn tán và tỏ thái độ, trong đó có những vụ án này.


*

VẠN MỘC BÌNH

Chúng ta hoan hô những tấm gương can đảm tranh đấu cho tự do dân chủ ở Việt Nam trong một chế độ độc tài tàn bạo của cộng sản Việt Nam. Trong dòng lịch sử Việt Nam không thiếu những tấm gương bất khuất. Trong lịch sử cận đại, chúng ta đã có Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Thái Học, Nguyễn An Ninh, và các văn nghệ sĩ trong phong trào Nhân Văn Giai Phẩm.
Chúng ta có những anh hùng thật sự, những con người yêu nước thật sự. Nhưng trong cuộc thế từ quá khứ đến hiện tại, cộng sản đã bày ra lắm trò gian xảo cho nên thực hư khó biết, thật giả khó phân..

Trong thế giới vàng thau lẫn lộn, chúng ta không được an lạc cho dù chúng ta là kẻ tu hành. vì xung quanh ta cộng sản quấy phá. Bao nhiêu con chiên ngoan đạo hoặc là cha cố thân tín của gia đình họ Ngô và ông Thiệu đã trở mặt theo Cộng sản. Cụ thể là bà Thanh và cha Thanh! Bao người hăng hái chống cộng bỗng nhiên trở lại làm tay sai cộng sản như Phạm Duy, Nguyễn Cao Kỳ. Một số đồng bào hải ngoại cho rằng cộng sản đã dựng lên những đối lập cuội ở trong và ngoài nước. Người ta nghi ngờ Việt Tân . Người ta cũng không tin lắm về đảng Dân chủ của ông Hoàng Minh Chánh. Nhưng việc này quan trọng ghê lắm. Không phải là CIA, không phải là phòng nhì của Pháp hay cơ quan Intelligence của Anh thì khó lòng mà có kết luận vì ta không có phươg tiện điều tra, và không phải chuyên môn.

Tuy nhiên trong chính trị, tôn giáo và tình yêu, cảm giác, linh tính đóng vai trò quan trọng. Ông Hồ theo Nga, Tàu, Nguyễn Hữu Thọ chống Mỹ thế mà nhiều người không tin ông Hồ là cộng sản, Nguyễn Hữu Thọ thân cộng cho nên đã uất hận! Sao lại vậy? Đã theo cộng sản tam vô thì làm gì coi trọng quốc gia! Ông Hồ kêu gọi đoàn kết dân tộc, đánh Pháp xâm lược chỉ là cái cớ bên ngoài của việc tuyên truyền. Thiếu cảm giác và thiếu lý luận, đồng bào ta đã mắc mưu.

Mặc dù đã tiêu diệt các đảng phái quốc gia và đệ tứ quốc tế, ông Hồ vẫn dựng lên hai đảng đối lập cuội là đảng Dân Chủ và đảng Xã Hội. Đảng Dân chủ do Dương Đức Hiền, Tổng thư ký đầu tiên, Nghiêm Xuân Yêm, Tổng thư ký từ năm 1958 đến khi giải thể (1988), với các nhân vật như Vũ Đình Hoè nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Hoàng Minh Chính viện trưởng Mac Lê, và Trần Đăng Khoa.
Đảng Xã hội gồm những con bù nhìn như Nguyễn Xiển, Phó Tổng thư ký từ năm 1946, Tổng thư ký từ năm 1956 đến khi Đảng giải thể (1988), Hoàng Minh Giám, Phó Tổng thư ký (1956-1988).

Trước đây ông Hoàng Minh Chính dựng lên đảng Dân Chủ và có nhiều người theo.Bây giờ Cộng sản xử án Việt Tân và đảng Dân chủ. Trong các tù nhân cộng sản có nhiều người yêu nước chống cộng, nhưng không phải không có công an đóng vai chống cộng!

Tại Việt Nam, nhiều người chống cộng nhưng một số là bịp do cộng sản dựng lên. Một số vì nhe dạ mắc bẩy, một số làm cò mồi. Trong các trò chơi, phần lớn là bịp, và là khổ nhục kế mặc dù trong nước có nhiều nhà dân chủ chính cống. Nhân dân ta thấy có nhiều nhà dân chủ giả hiệu. Một số được quốc tế can thiệp, ra ngoại quốc thì trở giọng và hết tranh đấu! Một số đi về Việt Nam như đi chợ!


Ca dao có câu:
"Họa hổ họa bì nan họa cốt,
Tri nhân, tri diện, bất tri tâm,
May sao chút nữa thì em lầm!
Khoai lang khô cắt lát, mà em tưởng là cao ly sâm bên Tàu"!


Hỡi Quốc tế nhân quyền! Chính các ông đã kêu gọi phóng thích Hồ Chí Minh để sau này Hồ Chí Minh bắt giam và sát hại hàng triệu nhân dân Việt Nam!Các ông đã làm gì khi Huỳnh giáo chủ, Hồ Văn Ngà, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch đã bị giết và các nhà văn Nhân Văn Giai Phẩm bị đày đọa? Quốc tế cũng bị lầm!


Vạn Mộc có bài thơ trình các bạn đọc:

"Cảnh giác, cảnh giác!
Hãy luôn luôn cảnh giác.
Hãy đề phòng quân thù,
Hãy coi chứng bọn ác!"

Không phải tất cả là thật
Không phải tất cả là giả.
Có thật và có giả
Tìm đâu ra bảo châu?
Bảo châu nằm trong đá!

Hiện nay, chúng ta tuyên dương những chiến sĩ dân chủ. Ai thật, ai giả tương lai sẽ rõ! Qua việc này, ta thấy rõ cộng sản gian ác. Qua lời đại sứ Mỹ, ta thấy người Mỹ đã tin những lời hứa hẹn cuội của Việt cộng. Và qua các vụ án, đặc biệt vụ án đầu năm 2010, chúng ta thấy Việt cộng bất chấp dư luận quốc tế và quốc nội!




Xin xem các băng hìnhvề phiên tòa:

----------------
Now playing: LS LÊ CÔNG ĐỊNH TẠI PHIÊN TÒA
via FoxyTunes






No comments:

Post a Comment