Pages

Tuesday, January 26, 2010

VĂN HÓA VIỆT NAM

*

TIN ĐÀI RFI

Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long, nơi có những người đang giữ gìn nghiệp tổ Ca trù

Anh Vũ

Bài đăng ngày 20/01/2010 Cập nhật lần cuối ngày 20/01/2010 12:52 TU



Ba thế hệ ca trù (ảnh do tác giả cung cấp)

Ba thế hệ ca trù (ảnh do tác giả cung cấp)

Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long ra đời năm 2006 nhằm gìn giữ và tôn vinh vẻ đẹp ca trù. Người sáng lập Câu lạc bộ này là chị Phạm Thị Huệ, giảng viên trẻ của nhạc viện Hà Nội, một con người đã bị ca trù hút hồn từ những ngày còn theo học bộ môn âm nhạc truyền thống ở nhạc viện Hà Nội.

Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long

20/01/2010

Giữa phố xá nhộn nhịp, hối hả của cuộc sống hiện đại ở Hà Nội, có một địa chỉ văn hóa đang dần trở nên quen thuộc đối với những người yêu ca trù, một loại hình cổ nhạc vừa mới được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần phải bảo vệ khẩn cấp, đó là đình Giảng Võ Hà Nội. Đều đặn cứ vào thứ sáu hàng tuần, và thứ bẩy đầu tiên trong tháng, các thành viên câu lạc bộ Ca trù Thăng Long lại hội tụ về đây, say sưa đàn hát những làn điệu ca trù truyền thống đang có nguy cơ bị mai một.

Đến với sinh hoạt của câu lạc bộ Ca trù Thăng Long còn có không ít những nhà nghiên cứu văn hóa, những người yêu nghệ thuật truyền thống của dân tộc. Điều đặc biệt là những làn điệu ca trù cổ xưa qua nhịp, phách, trống, sênh và tiếng hát của các ca nương, đào đàn ở Câu lạc bộ đã thu hút khá đông đảo giới thanh niên học sinh sinh viên.


Câu lạc bộ ca trù Thăng Long

Câu lạc bộ ca trù Thăng Long

Câu lạc bộ Ca trù Thăng Long ra đời chỉ với một mong muốn duy nhất, đó là tiếp nối người xưa, gìn giữ và tôn vinh vẻ đẹp ca thttp://www.rfi.fr/actuvi/images/121/CTThanglong200.jpgrù. Người sáng lập Câu lạc bộ ca trù Thăng Long năm 2006 là chị Phạm Thị Huệ, giảng viên trẻ của nhạc viện Hà Nội, một con người đã bị ca trù hút hồn từ những ngày còn theo học bộ môn âm nhạc truyền thống ở nhạc viện Hà Nội.

Giờ đây chị là một đào nương ca trù duy nhất có thể vừa đàn vừa hát ca trù và là người phụ nữ đầu tiên chơi thành công nhạc cụ đàn đáy ở Việt Nam (loại nhạc cụ đặc trưng trong biểu diễn ca trù). Chị đã phải dày công lặn lội về tận nhà các đào nương một thời, học tập và luyện ngón đàn, tiếng ca để được đắm mình trong niềm say mê ca trù và để truyền lại các đào nương, ca nương trẻ tuổi hiện nay. Chủ nhiệm Câu lạc bộ ca trù Thăng Long vẫn nói chị đến với ca trù như là cai duyên « trời se », quả thực chị đang sống hết mình với cái duyên đó bằng một niềm đam mê cháy bỏng vì một loại hình nghệ thuật truyền thống đang có nguy cơ bi thất truyền.


Cô Phạm Thị Huệ

Cô Phạm Thị Huệ

Theo một thống kê của Cục Di sản văn hóa Việt Nam số người biết đàn, hát, múa ca trù chỉ còn khoảng 769 người ở 14 tỉnh, thành phố Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Ðịnh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, TP Hồ Chí Minh. Trong đó có 513 đào nương và 256 kép đàn, người đánh trống chầu. Quả là còn quá ít ỏi cho một loại ình âm nhạc có bề dày từ nhiều thế kỷ như Ca trù.

Còn đối với đào nương Phạm Thị Huệ thì luôn đau đáu một câu hỏi. Tại sao người nước ngoài nói chung lại yêu thích ca trù trong khi các bạn trẻ Việt Nam chưa quan tâm tới ca trù, một phần quan trọng của di sản âm nhạc từ ngàn xưa để lại, đó là hồn Việt.

Trong những bộn bề, hối hả của cuộc sống hiện đại ngày nay như ở Việt Nam, Câu lạc bộ ca trù Thăng Long không chỉ là một địa chỉ văn hóa mà còn là nơi giữ gìn ngọn lửa ca trù cho các thế hệ tương lai.

http://www.rfi.fr/actuvi/articles/121/article_6542.asp

*

No comments:

Post a Comment