Pages

Friday, February 12, 2010

LIÊN HỘI NHÂN QUYỀN

*





*
Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ


Canh Dần 2010 là Năm thứ 1000 của người dân đất Thăng Long – Hà Nội kể từ khi vua Lý Thái Tổ dời kinh đô Hoa Lư về thành Đại La vào năm 1010. Vua Lý đã đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành s au khi trông thấy Rồng vàng bay lên đỉnh trời kinh đô mới. Đến năm 1831 thì vua Minh Mạng thời Nguyễn mới đặt tên Hà Nội cho kinh đô Thăng Long. Năm 1954, Cố đô Thăng Long mang tên thành phố Hà Nội bị đặt dưới sự cai trị của đảng Cộng sản Việt Nam tuyệt đối trung thành với chủ nghĩa Staline và Mao. Hơn nửa thế kỷ qua, những người cầm quyền ở Hà Nội đã gây ra không biết bao nhiêu đ au thương, tang tóc, đổ vỡ cho dân tộc Việt Nam và quê hương yêu dấu của chúng ta. Không có đủ từ ngữ để mô tả chính xác và toàn diện tấn đại thảm kịch, một đại nạn bất hạnh chưa từng thấy trong lịch sử Việt Nam. Tiền nhân Lý Công Uẩn đã ân cần trao lại hậu thế thành Thăng Long để viết tiếp những trang sử ‘’ngàn năm Văn Hiến’’:

Ta có ngàn năm xưa dựng nước

Yêu Quê Hương và quý Tự Do

Ta có ngàn năm để đuổi giặc

Nụ cười tiếng hát cho trẻ thơ

Thế nhưng nhìn lại thực tại Việt Nam hôm nay, Vua thời Lý cũng phải đ au lòng.

Nhà cầm quyền CSVN đang chuẩn bị tổ chức rầm rộ cái mà bộ máy tuyên truyền của họ gọi là Đại lễ 1000 Năm Thăng Long - Hà Nội. Cố nhiên là Ngày Đại lễ đó sẽ có sự hiện diện của con cháu Tô Định, Mã Viện, Thoát Hoan, Liễu Thăng, Tôn Sĩ Nghị, Sầm Nghi Đống, v.v. Họ sẽ được đón rước như là đại quốc khách trong lúc quân đội Bắc Triều đang chiếm đóng Hoàng Sa, tuần tiểu trên một phần lãnh hải Việt Nam và sát hại ngư dân, con cháu nhiều đời s au của vua Lý Thái Tổ. Để lập thành tích làm món quà đặc biệt cho đảng CSVN và đảng CSTH, chỉ trong vòng mấy tháng cuối năm 2009 và đầu năm 2010, tòa án CS ở Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình và Sài Gòn (bị chiếm đóng), đã xử tội 17 người yêu nước, thương đồng bào bị áp bức và dám đòi phục hồi Nhân Phẩm, Nhân Quyền và Công Bằng Xã Hội. Đây là những ‘’tác phẩm văn hóa’’ vĩ đại của chế độ CSVN : Mười bảy bản án ‘’vạn lý trường thành’’ với 80 năm tù giam (có 2 năm tù treo) và hơn 50 năm tù quản chế dưới mỹ từ thời gian ‘’thử thách’’!. Mười bảy tù nhân - mười bảy tác phẩm văn hóa, có tên dưới đây sắp được đưa ra trưng bày nhân Ngày Đại lễ ‘’1000 Năm Thăng Long – Hà Nội’’:

Ông Phạm Văn Trội, 4 năm tù giam, thêm 4 năm tù quản chế

Ông Trần Đức Thạch, 3 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế

Ông Vũ Văn Hùng, 3 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế

Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, 6 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế

Ông Ngô Quỳnh, 3 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế

Ông Nguyễn Văn Túc, 4 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế

Ông Nguyễn Mạnh Sơn, 3 năm và 6 tháng tù giam, thêm 3 năm tù quản chế

Ông Nguyễn Văn Tính, 3 năm và 6 tháng tù giam, thêm 3 năm tù quản chế

Ông Nguyễn Kim Nhàn, 2 năm tù giam, thêm 2 năm tù quản chế

Ông Trần Anh Kim, 5 năm và 6 tháng tù giam, thêm 3 năm tù quản chế

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, 16 năm tù giam, thêm 5 năm tù quản chế

Ông Nguyễn Tiến Trung, 7 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế

Ông Lê Công Định, 5 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế

Ông Lê Thăng Long, 5 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế

Cô Phạm Thanh Nghiên, 4 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế

Bà Trần Khải Thanh Thủy, 3 năm và 6 tháng tù giam

Ông Đỗ Bá Tân, 2 năm tù treo, thêm 3 năm và 11 tháng tù quản chế.

Mười ba tù nhân bị phạt tù trước năm 2009 và còn thọ hình có tên s au đây cũng được kể là những ‘’tác phẩm văn hóa’’ vĩ đại của đảng CSVN. :

Hòa thượng Thích Quảng Độ, tù quản chế vô hạn định

Linh mục Nguyễn Văn Lý, 8 năm tù giam, thêm 5 năm tù quản chế (2 lần bị tai biến mạch máu não, bị liệt nửa thân người, tay và chân phải)

Ông Nguyễn Phong , 6 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế

Ông Nguyễn Bình Thành, 5 năm tù giam, thêm 2 năm tù quản chế

Ông Lê Nguyên Sang, 4 năm tù giam

Ông Nguyễn Bắc Truyển, 3 năm tù giam

Cô Lê Thị Công Nhân, 3 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế

Ông Nguyễn Văn Đài, 4 năm tù giam, thêm 4 năm tù quản chế

Ông Nguyễn Văn Hải (Điếu Cầy), 2 năm và 6 tháng tù giam

Ông Nguyễn Văn Hải, 2 năm tù treo

Ông Trần Quốc Hiền 5 năm tù giam, thêm 2 năm tù quản chế

Ông Trương Minh Đức, 5 năm tù giam

Ông Trương Quốc Huy, 6 năm tù giam, thêm 3 năm tù quản chế

Ông Nguyễn Ngọc Quang, 5 năm tù giam, thêm 2 năm tù quản chế.

Ông Phạm Bá Hải, 3 năm tù giam, thêm 2 năm tù quản chế.

Và còn hàng ngàn, hàng vạn tù nhân khác bị án tù bất công trong mấy thập niên dưới chế độ CSVN. May mắn sống sót hoặc đã gục ngã cô đơn trong bóng đêm của địa ngục chết mà những kẻ cầm quyền vô cảm và bất nhân ở Hà Nội còn muốn dựng lên. Bức tường Ô Nhục Bá Linh sụp đổ lôi kéo theo thiên đường XHCN Liên Sô và các nước chư hầu Đông Âu hai mươi năm mới đây, sao các lãnh chúa Hà Nội có thể chóng quên.

Chắc chắn Hội Nhà Văn Việt Nam trú sở Hà Nội sẽ thưởng lãm ba mươi hai áng văn thơ bất hủ vừa nêu trên nhân dịp Đại lễ Ngàn Năm Thăng Long – Hà Nội. Mong rằng các nhà văn và nhà thơ trong ban Chấp hành Hội sẽ mạnh dạn phát biểu cảm nghĩ s au khi đọc các tác phẩm đó.

Trước thềm năm Canh Dần 2010, thay cho Thiệp Chúc Tết và Món Quà Đầu Xuân, Liên Hội Nhân Quyền Việt Nam ở Thụy Sĩ hân hạnh được gởi đến quý vị và quý bạn

bài thơ Ngàn Năm Thăng Long của thi hữu Nguyên Hoàng Bảo Việt.

Được biết Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong cũng đã chép bài thơ Ngàn Năm Thăng Long và gởi bằng tâm tưởng đến những tù nhân yêu nước và dân chủ đối kháng độc tài cộng sản cùng những người thân yêu đang bị bắt làm con tin trên quê hương.

phamthanhnghien_150_139358820.jpg

Lê Thị Công Nhân Trần Khải Thanh Thủy Phạm Thanh Nghiên

Ngàn Năm Thăng Long

Đêm nay Hà Nội nhớ Thăng Long

Nhớ thời Vua Lý thêm đ au lòng

Năm mươi tư Rồng rơi nước mắt

Tiễn dân miền Bắc ra biển Đông

Tết Mậu Thân đỉnh cao tội ác

Gia Hội chôn sống Huế điêu tàn

Khe Đá Mài Phú Thứ Đồi Cát

Thương xót dân Rồng cũng chịu tang

S au Đà Nẵng Sài Gòn thất thủ

Di tản vào châu thổ Cửu Long

Bảy mươi lăm Rồng không về nữa

Bay với thuyền nhân ra biển Đông

Đại La thành dựng tượng Lê Ninh

Bá Bạch Quân Thủ Đức hành hình

Ven sông Hồng dân oan đói khổ

Rời Hoa Lư về núi Chí Linh

Nam Quan mất Chi Lăng bỏ ngỏ

Bát men Ngọc Lý cống Bắc triều

Hà Hồi im tiếng trống Ngọc Lũ

Bản Giốc thác buồn nghe quốc kêu

Lê Chiêu Thống thờ trong Văn Miếu

Mưa Hồ Gươm mặn cát Hoàng Sa

Sóng Bạch Đằng khóc voi Trưng Triệu

Cao Nguyên rước Mã Viện vào nhà

Bịt mắt bưng tai giam tiếng nói

Uốn bút đẽo lưỡi giả bồ câu

Tẩy não buộc con người gian dối

Vệ binh Mao quý hơn đồng bào

Ai rao bán trẻ con phụ nữ

Thế giới nhìn Việt Nam hôm nay

Xuất cảng lao nô đảng tỉ phú

Quan tham ô bắt dân kéo cày

Án tù chồng chất tội yêu nước

Công lý phi nhân luật bạo quyền

Phá nghĩa trang đấu tố liệt sĩ

Địa ngục chết còn muốn dựng lên

Gió đông buốt lạnh tù Thanh Cẩm

Hỏa Lò nóng cháy rừng U Minh

Long Khánh Hàm Tân qua Suối Máu

Ba Sao Thanh Liệt tới Hoàng Liên

Từ chốn lưu đày nhớ Thăng Long

Bà Huyện Thanh Quan cũng đ au lòng

Nhớ bạn tù chết trong ngục tối

Nhớ người thân mất tích biển Đông

Từ Ngô Quyền tới Trần Hưng Đạo

Bao thế hệ bồi đắp cõi bờ

Có Lê Lợi Nguyễn Trải Nguyễn Huệ

Và Nghĩa Sĩ Việt Nam Tự Do

Trương Định Đề Thám Phạm Hồng Thái

Phan Châu Trinh và Phan Bội Châu

Nguyễn Thái Học Cô Giang Cô Bắc

Nguyễn An Ninh và Tạ Thu Thâu

Nguyễn Trung Trực Kiên Giang Nhựt Tảo

Ngụy Văn Thà chết cho quê hương

Mơ Rồng về bay ngang quần đảo

Mơ Gánh Hàng Hoa khắp nẽo đường

Cảo thơm hương sắc vườn Văn Hiến

Chu Văn An và Lê Quý Đôn

Sương Nguyệt Ánh và Đoàn Thị Điểm

Nguyễn Du Đồ Chiểu Hồ Xuân Hương

Hà Nội không chỉ nhớ Thăng Long

Nhớ Sài Gòn Huế nhớ Hải Phòng

Nhớ Công Nhân Thanh Nghiên Thanh Thủy

Anh chị em bạn tù bất công

Bà Mẹ nói con tôi vô tội

Khi điểm mặt đảng xã hội đen

Uất ức biển ta ơi con viết

Quân sát nhân thái thú ngụy quyền

Nửa thế kỷ ngồi canh ngọn nến

Dung nhan em có bớt hao gầy

Từ buổi kinh đô bị giặc chiếm

Cành Nam bốn mùa chẳng đổi thay

Hà Nội con tin nhìn qua đêm

Trăng xưa thôi chải tóc trước thềm

Quanh Trụ Đồng công an tuần rảo

Em ơi Chim Việt có bình yên

Đêm nay Hà Nội nhớ Thăng Long

Biết Vua thời Lý cũng đ au lòng

Người đi dưới ánh sao Khuê đó

Vững tin nơi Hồn Thiêng Núi Sông.

Nguyên Hoàng Bảo Việt *

* hội viên Trung Tâm Nhà Văn Việt Nam Lưu Vong,

Trung Tâm Văn Bút Thụy Sĩ Pháp Thoại

và Hội Nhà Văn Liên Hiệp Quốc ở Genève (Thụy Sĩ).

Genève tháng giêng 2010

************ *********

No comments:

Post a Comment