Pages

Wednesday, March 17, 2010

VĂN NGHỆ * DIỄM XƯA



*


Diễm xưa” của Trịnh Công Sơn lần đầu tiên xuất hiện

(Dân trí) - Được cho là người tình đầu tiên của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn, nhân vật “bí ẩn” đã đi vào huyền thoại trong sáng tác “Diễm xưa” của chàng thi sĩ họ Trịnh, lần đầu tiên xuất hiện trước công chúng.


Giáo sư Thái Kim Lan (bên phải) giới thiệu bà Ngô Thị Bích Diễm với mọi người

Xuất phát cho ý tưởng độc đáo này là giáo sư Thái Kim Lan, hiện đang công tác tại CHLB Đức. Qua lời mời của cô Lan, Ngô Thị Bích Diễm (Diễm) đã đồng ý về Huế gặp gỡ một buổi duy nhất với công chúng. Tuy nhiên khách được mời hạn chế qua điện thoại, chỉ những người thân quen, một thời gắn bó với Trịnh.

Cuộc gặp gỡ quá đặc biệt không được thông báo trước đã diễn ra tại trung tâm văn hóa Liễu Quán, TP Huế, tối 12/3 vừa qua.

“Sau khi Trịnh Công Sơn mất, Diễm đã trở thành một huyền thoại. Từ đó đến giờ, rất ít ai biết hình bóng cô Diễm trong tuyệt phẩm Diễm xưa là ai. Hôm nay, sự im lặng đó được phá vỡ”, Thái Kim Lan tâm sự.



"Diễm" ngày xưa đã trở về..



và đã thu hút sự quan tâm của khách mời, bạn bè tại buổi giao lưu



Bà Diễm tâm sự những điều chưa nói đã quá lâu. Kể từ khi Trịnh Công Sơn mất, bà hoàn toàn im lặng với quá khứ

Nhà văn hóa Huế, giáo sư Bửu Ý, đã kể lại một câu chuyện tình về Sơn và Diễm. “Ngày xưa, cây cầu Phủ Cam tuy ngắn nhưng đầy duyên nợ. Trịnh Công Sơn ở căn gác tầng 2, số nhà 11/03 đường Nguyễn Trường Tộ. Hàng ngày, chàng cứ đứng lấp ló sau cây cột, lén nhìn một người đẹp. Nàng đi bộ từ bên kia sông, qua cầu Phủ Cam, dạo gót hồng dưới hàng long não, ngang qua chỗ Sơn ở là chàng cứ sướng ran cả người. Một tình yêu “hương hoa” kéo dài cho đến cuối đời chàng. Sau này, mỗi một mối tình tiếp theo của Sơn đều có hình ảnh cô gái đó. Tên cô là Diễm, người đã tạo cảm xúc cho Sơn sáng tác vô số bản tình ca bất hủ”, lời kể của giáo sư Bửu Ý.

Tao ngộ Huế sau bao nhiêu năm “ẩn giấu”, bà vẫn mặc một áo dài Huế xưa, chân đi hài. Nét mặt hiền, nhân ái và hay cười nhẹ. Độ tuổi 60 vẫn không làm mất đi nhan sắc thuở nào của “Diễm”. Sự có mặt của Diễm đã làm thỏa lòng toàn bộ mọi người có mặt trong khán phòng.



Trên nền, đầy lá và hoa..



Một chất giọng Bắc xưa nhè nhẹ cất lên, Bích Diễm đã thổ lộ cùng khán giả “Huế đối với tôi thật bình yên. Trong Huế có một tình yêu. Từ lâu tôi đã giữ im lặng. Quá nhiều kỷ niệm từ thời thơ ấu tại Huế. Dù đi xa đã lâu nhưng tôi vẫn yêu nơi đây như ngày ban đầu. Trong con người quý nhất là tình cảm. Anh Sơn đã lồng hết những cung bậc đó vào nhạc. Xin cảm ơn anh Sơn, cảm ơn Huế vì sự đón tiếp nồng hậu”. Những câu nói bị ngắt ý giữa chừng vì xúc động của bà đã làm không ít người đồng điệu rơi nước mắt.

Trên nền guitar và piano sâu lắng, nhiều người bạn đã hát tặng “Diễm xưa” những ca khúc tên tuổi của cố nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn, mà trong đó không thể thiếu ca khúc Diễm xưa.

Bài, ảnh: Đại Dương



Một mối tình TCS


Date: Monday, March 15, 2010, 8:48 AM
Diễm xưa viết về Huế nhiều hơn về Diễm TTO - Bà Ngô Vũ Bích Diễm ghé Huế trong thời gian rất ngắn, song đã dành cho TTO cuộc phỏng vấn về những gì liên quan đến Diễm xưa, về câu chuyện khi bà chính là nhân vật trong bài tình ca nổi tiếng đó.




Bà Ngô Vũ Bích Diễm với nhà văn - dich giả Bửu Ý, một người bạn rất thân với cố nhạc sỹ Trịnh Công Sơn ở Huế - Ảnh: Thái Lộc

* Chị nghĩ như thế nào khi mình là nhân vật trong bài hát nổi tiếng bậc nhất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn?- Tại vì câu chuyện nó quá đẹp, bản thân tôi cũng nghĩ nó là huyền thoại, nó vượt qua sự tưởng tượng của mình… Đó chỉ là tình cờ thôi. Bản thân tôi không biết tại sao, có phải vì nó đẹp quá nên không biết có thật hay không.Tôi xin chia sẻ một câu chuyện nhỏ thế này. Hồi đó sân vườn ở nhà tôi có cây dạ lan hương mà anh Sơn rất thích, anh Sơn đã nói rất nhiều về mùi hương này. Tôi có tặng anh một cành dạ lan hương rất lớn. Điều đó đã gây chấn động rất mạnh nơi anh - điều này hai người em của anh Sơn sau này nói với tôi.Anh Bửu Ý có nói Trịnh Công Sơn có đến 23 người yêu trong mộng lẫn ngoài đời thật. Cho nên tôi không bao giờ dám nhận là Diễm trong Diễm xưa, tôi thấy nó lớn quá, lớn ngoài sức tưởng tượng của tôi. Tôi không biết chuyện đúng hay sai như thế nào, nhưng cũng như tất cả các quý vị ở đây, câu chuyện đó (bài hát Diễm xưa) là một mối tình rất đẹp, đã quá 50 năm rồi.


*


Chị nghĩ như thế nào về tình cảm của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn dành cho mình?- Tôi nghĩ anh Sơn là người của tất cả mọi người, và như nhiều sách báo đã nói, anh không dành riêng cho ai cả. Đó là suy nghĩ của tôi. Có thể anh có nỗi niềm sâu kín nào đó tôi không được biết chứ riêng tôi nhắc lại chuyện đó cũng như nhắc lại huyền thoại vậy, bởi bản thân tôi cũng không rõ lắm về tình cảm đó.* Chị gặp và biết Trịnh Công Sơn trong trường hợp nào?- Hồi đó tôi có người bạn thân là Nguyễn Việt Hằng, Hằng hồi đó có quen anh Đinh Cường, và mùa hè năm đó ở lại nhà tôi để học hè. Đinh Cường lúc đó qua thăm cô Hằng, anh Sơn đi cùng và gặp gỡ tại nhà tôi. Sau đó thấy anh Sơn quay trở lại, anh viết nhạc và anh có tặng tôi mấy bài. Hồi đó còn trẻ lắm nên cũng biết lơ mơ vậy thôi. Thời gian đầu chưa có bài Diễm xưa, sau này mới có.


* Trở lại bài hát Diễm xưa, Diễm trong đó là chị, chị thấy bài hát về mình như thế nào?- Tôi rất yêu mến bài hát đó. Nhưng trong bài này nếu mọi người để ý thì dường như anh Trịnh Công Sơn viết về vẻ đẹp của Huế nhiều hơn là về tôi. Tôi nghĩ vậy. Bóng dáng của Thành nội cổ xưa, của con sông Hương xanh mát và huyền hoặc, không khí lãng đãng của thơ, của nhạc…, anh Sơn đã truyền đạt mọi cái trong đó.* Về lại Huế sau nhiều năm, trong chị có suy nghĩ gì?- Tôi sinh ra ở Hà Nội, lớn lên học hành tại Huế, trưởng thành ở Sài Gòn và sau đó đi du học, sau 1975 sang định cư ở Mỹ. Huế đối với tôi có một tình cảm vô cùng sâu sắc, tôi luôn luôn giữ im lặng về điều này. Bởi vì có những tình cảm không hẳn là trái ngược nhau, nhưng mà nó quá to lớn nên tôi không biết diễn tả bằng cách nào để nói về Huế. Huế đối với tôi là tình yêu.Về lại Huế, tôi thấy Huế thay đổi quá nhiều, nhiều con đường tôi không nhận ra.


Qua cầu Phủ Cam để đi về nhà cũ, mới bước mấy bước thì thấy đã đi quá nhà, tìm mãi mới ra nhờ còn số cũ 46 Phan Chu Trinh, mới biết đó là nhà xưa của mình. Về đây, tôi có suy nghĩ thế này: Tôi nghĩ các bạn trẻ vẫn yêu mến nhạc của anh Trịnh Công Sơn vì đó là những bản nhạc rất hay và gần như trở thành bất tử.* Chị có thể kể về mình hiện nay?- Hiện tôi vẫn sống một mình ở Mỹ. Tôi đang làm việc trong một bệnh viện tâm thần, công tác về tâm lý cho bệnh nhân ở Los Angeles, tiểu bang Caliornia, Hoa Kỳ.“Hôm nay, xin nói thẳng, rất nhiều người tới đây để nhìn mặt Bích Diễm, tới để xem có hay không người yêu của Trịnh Công Sơn. Bích Diễm thừa biết không phải là một, và không phải chỉ có Bích Diễm. Song, Bích Diễm cũng nên vui (cười)! Lạ một điều là người yêu của anh chàng Trịnh Công Sơn này đa số là người Bắc, đây có lẽ là duyên nợ. Tôi có tính người yêu của Trịnh Công Sơn trên 20 người, đến 23 người, nhưng sợ còn bỏ sót. Song hình bóng Bích Diễm vẫn là xuyên suốt đi từ người số 1 cho đến người thứ 23. Tức là hễ có người yêu nào mới qua từng giai đoạn đời mình thì cứ như thế Trịnh Công Sơn vẫn luôn luôn kiếm tìm hình bóng của Bích Diễm qua từng người một. Và xin nói Bích Diễm là nguồn cảm hứng vô tận để Trịnh Công Sơn để lại cho đời vô số tình ca bất hủ!”.Nhà văn - dịch giả Bửu Ý, người bạn thân của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

No comments:

Post a Comment