Pages

Friday, April 16, 2010

HỒI KÝ THÁNG TƯ 1975 *CON TÀU TRƯỜNG XUÂN

*
I. CHỦ NHÂN TÀU TRƯỜNG XUÂN

Trần Đình Trường

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


Trần Đình Trường (sinh năm 1932 tại Hà Tĩnh) là một doanh nhân gốc Việt tại Hoa Kỳ, là chủ nhân nhiều khách sạn tại New York và được coi là một trong những người Việt giàu nhất thế giới với tài sản trên 1 tỷ Mỹ kim [1].

Trước năm 1975 tại Sài Gòn, ông Trường hoạt động trong nghề vận tải đường biển và là chủ nhân những chiếc tàu Trường Xuân, Trường Thanh, Bông Hồng 9, Sao Mai, Patrick, Trường Vinh, Trường Hải và tàu Trường Sinh [2].

Khách sạn Carter về đêm

Ông rời Sài Gòn vào cuối tháng 4 năm 1975. Trong sự kiện 30 tháng 4, ông cho phép trưng dụng miễn phí những chiếc tàu của ông để chuyên chở người tị nạn và chở được hơn 8500 thuyền nhân vượt biển. Riêng chiếc tàu Trường Xuân với thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã chở gần 4000 người thuyền nhân vượt biển [3] [4], trong đó có nhạc sĩ Lam Phương sau này đã sáng tác bài hát Con tàu định mệnh [5] để ghi nhớ sự kiện này.

Ông bắt đầu công việc kinh doanh khách sạn ở thành phố New York từ khách sạn Opera và khách sạn Carter (gần Quảng trường Thời đại (New York)) ở Manhattan và khách sạn Lafayette ở Buffalo, New York.

Ngoài ra, ông bà còn là một mạnh thường quân và tích cực trong những sinh hoạt cộng đồng người Việt tại Mỹ. Như theo lời kể của ông Nguyễn Văn Tánh, chủ tịch cộng đồng Việt tại tiểu bang New York : "Ông bà Trường đã giúp đỡ cho cộng đồng Việt Nam không chỉ bằng tiền bạc, vật chất mà còn bằng tấm lòng, với tinh thần tận tụy hiếm có. Trong những dịp cộng đồng Việt về New York sinh hoạt, các anh chị em được mời đón đến ở miễn phí tại khách sạn của ông bà. Trong những ngày này, đích thân bà Trường đã tự tay tay nấu ăn cho hàng trăm người khách tham dự..." [6]

Trong sự kiện khủng bố 11 tháng 9 năm 2001 tại New York, ông đã tặng quỹ cứu trợ nạn nhân 2 triệu Mỹ kim [7] [8]. Trong nạn đói năm 1984 tại Ethiopia, ông cũng mua tặng các tổ chức cứu trợ nạn đói ở Ethiopia 2 máy bay trực thăng [9].

Hiện nay ông đang cho xây dựng một trung tâm thương mại Việt Nam mới ở Philadelphia với hàng trăm cửa tiệm và văn phòng.

Trong tháng 5 năm 2004, ông đã được trao Giải Đuốc VàngWashington DC, giải thưởng vinh danh của cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại Mỹ. Ông cũng nằm trong Hội đồng quản trị của United Way of New York City.

Ông kết hôn với bà Sang và có bốn người con (ba gái và một trai tên là Trần Thanh Nam).


II. Con tàu Trường Xuân và cô bé Chiêu Anh

Đăng bởi Ngạo Nghễ on 12/04/2010

Người con gái của biển Ðông

Ðứa bé gái Chiêu Anh ra đời giữa Thái Bình Dương tháng 5-75, hai mươi tư năm sau vẽ 1 bức tranh họa cảnh tàu Trường Xuân nộp cho trường đại học Parkson school of Design, New York. Cô được nhận vào học và tốt nghiệp danh dự với huy chương vàng về ngành sáng tạo y phục thời trang. Hiện Chiêu Anh còn độc thân và làm việc tại San Francisco Hoa Kỳ. Trong một bản văn tự thuật bằng Anh ngữ, Chiêu Anh kể chuyện mình như sau :

“Con là Trường Xuân Baby. Từ biển cả, con là một thuyền nhân sống sót. Khi Sài Gòn thất thủ, cha mẹ chạy xuống tầu Trường Xuân của thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy. Trong cái đêm dài sâu thẳm, vào lúc 2 giờ sáng 2 tháng 5-75 con sanh ra đời. Ðó là giây phút của hãi hùng và hy vọng. Ðời con khởi sự vất vả. Mắt hài nhi không mở. Xương quai bị gẫy, vai bị cụp. Mẹ đói không có sữa cho con. Vị cam thảo ngọt bôi vào miệng sơ sinh vẫn còn ghi nhận cho đến ngày nay. Tầu Danish của thuyền trưởng Ðan Mạch Anton Martin Olsen đã cứu gia đình con và đưa vào nhà thương Anh Quốc tại Hồng Kông. Khai sanh của con với chứng chỉ công dân Denmark trên tầu MS Clara Maersk. Vì những giấy tờ này, tòa đại sứ Ðan Mạch lo cho cả gia đình định cư tại Canada trong 21 ngày.


Con đã tiếp tục sống trong những ngày thơ ấu khó khăn vất vả như những gia đình tỵ nạn khác. Cùng với người anh hơn con 2 tuổi, chúng con cố sức học hành để xây dựng tương lai. Con xin được học bổng để theo ngành sáng tạo thời trang và tốt nghiệp 1998 với bằng danh dự tại đại học hàng đầu New York. Con bắt đầu làm việc cho các hãng thời trang nổi tiếng tại Paris, New York và San Francisco. Con đã có dịp đi đến tất cả các đô thị lớn nhỏ từ Âu châu, Á châu, Mỹ châu trong thế giới của ngành sáng tạo thời trang. Nhưng con luôn luôn nhớ rằng mãi mãi vẫn là một thuyền nhân sống sót, một Trường Xuân Baby.”

35 năm nhìn lại

Kể từ tháng 4-75 cho đến tháng 4-2010 chúng ta có 35 năm nhìn lại. Mỗi năm chúng tôi sẽ chọn 1 nhân vật hay 1 sự kiện để giới thiệu.

Trên sân khấu CPA của San Jose tháng 5-2010, người đầu tiên được giới thiệu sẽ là cô Chiêu Anh, Shining Light.

Cô sẽ hiện diện với thân mẫu từ Canada, với bác thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy 91 tuổi, với hình ảnh của Trường Xuân, của Song An, và của con tàu Ðan Mạch.

Khởi đầu từ năm 75 trở đi, qua 76, 77 cho đến 2009 và 2010. Lịch sử giở lại từng trang. Bi thảm, hào hùng, tuyệt vọng và hy vọng. Nhưng mở đầu vẫn là chuyến hải hành ngắn ngủi nhưng hết sức đặc thù.

Chuyến đi của Trường Xuân

Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Saigon tháng 4 đen
Bốn ngàn người vượt biển, Bỏ đất nước điêu linh. Trên con tàu vô định
Trường Xuân, ơi Trường Xuân. 35 năm nhìn lại
Xem ai còn ai mất, Lệ tuôn khắp dặm trường. Bốn phương trời thế giới
Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Gần bốn ngàn người sống.
Với ba mạng tử vong. 2 đứa bé lọt lòng. Giữa mênh mông trời biển
Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Một thế kỷ vừa qua…
Tương lai rồi sáng chói. Chuyện này cần kể lại…
Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Ngàn năm còn nhớ mãi..

Con tàu Trường Xuân – “ Một con tàu ngơ ngác ra khơi ”

Tháng 4 năm 1975-Saigon / “ Một con tàu ngơ ngác ra khơi ” (Nam Lộc) / Một thuyền trưởng tuyệt vọng / Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh / Cuộc hành trình không bờ bến / Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi / Hai người tự tử thủy táng / Hai đứa trẻ ra đời / Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1 / Thương thuyền nhân đạo Ðan Mạch, cứu tinh số 2 / Sau cùng, tàu Trường Xuân không chìm được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Ðại tá Wong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh / Câu chuyện 34 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 35 năm sau (1975-2010 ).

Có con tầu nằm trên bến đỗ…

Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy

Ngày xưa tại Việt Nam gần như chỉ có 1 hãng thương thuyền hàng hải lớn nhất là Vishipcoline của chủ nhân Trần Đình Trường. Hiện ông Trường là nhà tư bản có nhiều tài sản và hotel tại Nữu Ước.

Một trong các thương thuyền của hãng là tàu Trường Xuân, vị thuyền trưởng lúc đó là ông Phạm Ngọc Lũy. Ông Lũy sinh quán tại Nam Ðịnh, ra đời năm 1919. Vào tháng 5-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã có 30 năm kinh nghiệm hàng hải.

Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Trường Xuân đã xuống hàng hoàn tất chuẩn bị chở sắt vụn đi Manila. Một chuyến đi vô thưởng vô phạt. Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy lúc đó 56 tuổi, Bắc kỳ di cư, quyết không ở lại sống với cộng sản. Ông tìm đường ra đi bằng mọi giá. Ông ước mong dùng được Trường Xuân chở đồng bào tỵ nạn. Trên đống sắt vụn của Trường Xuân lần này phải là sinh mệnh của những con người. Ông cần có thủy thủ đoàn và ông cần cả hành khách. Trải qua bao nhiêu là gian nan phức tạp vào cái tuần lễ cuối cùng của cái tháng 4 đen oan nghiệt. Sau cùng tới 29 tháng 4-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy viết lên tàu hàng chữ định mệnh. Tàu Trường Xuân khởi hành 12 giờ trưa 30/4/75.

Lúc đó thủy thủ đoàn gần 30 người nhưng ông chỉ có vỏn vẹn 5 người. Có lẽ ông cần chừng 300 hay 400 hành khách, nhưng chưa có người nào.

Con tàu Trường Xuân ngủ yên trên bến Saigon giữa đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975.

Saigon hấp hối

Tại Saigon mặt trận Long Khánh đã tan vỡ, tất cã 3 quân khu đều nằm trong tay giặc. Chỉ còn miền tây vẫn yên tĩnh. Sáu sư đoàn cộng quân 3 mặt tiến về Saigon. Các đơn vị pháo của Bắc quân đã chuẩn bị trận địa pháo vào thủ đô. Các tiền sát viên chỉ điểm cộng sản đã có mặt tại các vị trí quân sự.

Phi cơ trực thăng Hoa Kỳ đang bay di tản những phi vụ cuối cùng. Nội các mới của Việt Nam Cộng Hòa họp bàn về việc bỏ súng và bàn giao. Ðài phát thanh Saigon chuẩn bị đọc những lời tuyên bố đau thương của tổng thống Dương văn Minh gửi người anh em phía bên kia , xin mời vào nói chuyện. Thủ tướng Vũ văn Mẫu kêu gọi người anh em đồng minh Hoa Kỳ phía bên này, xin vui lòng ra đi.

Giữa mùa hè chói chang, radio của quân đội Hoa Kỳ chơi bài Tuyết Trắng, một ám hiệu kêu gọi ra đi lúc trái gió trở trời. Ðài quân đội Việt Nam Cộng Hòa hát nhạc quân hành trong tuyệt vọng.

Ðó là Saigon của đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975. Con tầu Trường Xuân bụng đầy sắt vụn vẫn nằm ngủ yên trên bến sông Khánh Hội. Lửa bắt đầu bốc cháy bên kho đạn Thành Tuy Hạ.

Cô gái thuyền nhân trong bụng mẹ

Cũng vào cái tuần lễ sau cùng của tháng 4 nghiệt ngã đó, có bà sản phụ vào nhà thương ngày 27/4/1975 để chuẩn bị sanh đứa con thứ hai.

Bà dược sĩ trẻ tuổi có mang 9 tháng 10 ngày. Ðứa bé sẽ ra đời bất cứ lúc nào. Bây giờ tính sao đây. Xin mổ để sanh sớm rồi chạy, hay là tìm đường chạy rồi muốn ra sao thì ra. Chợt có được giấy phép di tản bèn bỏ nhà thương vào tòa đại sứ Mỹ. Nhưng rồi máy bay không trở lại. Cộng sản vào đến cửa ngõ Saigon. Gia đình tìm đường xuống Khánh Hội. Tìm ghe chạy ra tàu Trường Xuân sáng 30 tháng 4-75. Bà bầu cùng gia đình, mẹ già, con trai nhỏ 2 tuổi leo giây lên Trường Xuân.

Gia đình bà dược sĩ Saigon, mới ra trường năm 1972 đã thành những người khách không mời của chuyến hải hành vô định trên tàu Trường Xuân, ra đi xế chiều 30 tháng 4-1975.
Ðứa bé gái hoài thai từ Saigon tự do, nhưng gan lì nằm trong bụng mẹ hay sợ súng đạn nên không chịu chào đời. Cho đến khi Trường Xuân ra đến hải phận quốc tế. Ðứa bé mới chịu ra đời. Ðó là câu chuyện 34 năm trước viết lại cho ngày kỷ niệm 35 năm sau vào tháng năm 2010.

Trở lại với Trường Xuân

Vào chiều 30 tháng 4-1975, con tàu Trường Xuân sau khi đã thành lập xong 1 thủy thủ đoàn tình nguyện và có gần 4,000 hành khách ngẫu nhiên đã lên đường hết sức vất vả trong điều kiện kỹ thuật tồi tệ và bị phá hoại mọi bề.

Hành khách không vé của Trường Xuân gồm đủ tất cả hai ba thế hệ Việt Nam Cộng Hòa, mọi thành phần, mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh. Ðủ cả ba ngành lập, hành và tư pháp. Có mặt sĩ nông công thương binh. Không hề thiếu nam phụ lão ấu. Các nghệ sĩ sáng tác và nghệ sĩ trình diễn. Chuyến hải hành vào chân trời vô định với một ông thuyền trưởng nhân đạo và hết sức kiên định. Những tay phụ tá tình nguyện rất xuất sắc và sau cùng định mệnh đã đưa 3,628 con người đi tìm tự do đến được bến tự do.

Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã nói rằng Trường Xuân sẽ không thoát được nếu không có Song An. Song An là ai ? Ðây chỉ là tên con tàu kéo nhỏ bé đang trên đường từ Vũng Tàu về cảng Saigon. Anh già Trường Xuân đang mắc cạn bèn túm lấy đứa bé Song An đòi nó kéo. Vậy mà nó kéo được. Ra đến hải phận, cho đến lúc anh già Trường Xuân tự chạy được bác cháu mới chia tay. Lẽ dĩ nhiên câu chuyện hải hành của đêm dài 30 tháng 4-75 không giản dị như thế ! Với lửa cháy ngập trời Thành Tuy Hạ và tiếng súng đuổi theo trên sông Lòng Tào, đêm hôm đó là đêm dài nhất của cuộc đời Trường Xuân.

Khi anh già Trường Xuân từ giã cậu bé Song An trên đại dương, khách Trường Xuân góp tiền cho Song An trở về Saigon. Hai, ba bị tiền hàng chục triệu đồng Việt Nam đưa qua. Lái tàu Song An nói 1 câu kỳ diệu “ Thôi ! tiền nhiều quá, đủ rồi. Ðừng đưa nữa “. Trong đời chúng ta hiếm khi nào nghe được những lời nói đó.

Với tâm tình như vậy, tàu kéo Song An từ giã Trường Xuân. Tiếng còi tạm biệt trên trùng khơi nghe những nghẹn ngào.

Có vài hành khách bỏ Trường Xuân nhẩy theo Song An trở về Saigon. Trên 3,600 khách Trường Xuân ngó theo Song An nhỏ dần trên đường trở lại quê hương. Khóe miệng chợt thấy vị mặn. Ðây là nước biển sóng đánh bên thành tàu hay là nước mắt biệt ly.

Rồi con tàu Trường Xuân chạy 1 mình. Gần 4,000 hành khách. Không đủ nước, không có thức ăn. Máy móc trục trặc. Nước tràn vào khoang tàu. Sắt vụn vô tri dưới hầm tầu. Con người tuyệt vọng ở trên boong.

Hai người tự tử được thủy táng. Việt cộng phá hoại chỗ này. Máy tàu hư hỏng chỗ kia.

Con tàu vô định có thể sẽ là quan tài nổi. Một hỏa diệm sơn chưa nổ. Các tin tức bi quan được lệnh của thuyền trưởng phải dấu kín. Trường Xuân nín thở, ỳ ạch tiếp tục chạy. Chợt có tiếng kêu : “Có người rớt xuống biển.”

Ông thuyền trưởng Nam Ðịnh đứng im trên đài chỉ huy lặng người bất động. Nửa giờ trôi qua như 1 thế kỷ. Captain Phạm ngọc Lũy sau cùng ra lệnh quay tàu lại vớt người. Một quyết định vô vọng. Hành khách nói. Một quyết định sai lầm. Hành khách nói. Hy sinh 4,000 người để cứu 1 người là nhầm lẫn. Hành khách nói. Captain điên rồi.

Tại sao ? Thuyền trưởng sau này trả lời. Tìm vớt 1 người để cứu 4,000 người.

Như vậy có thể hiểu rằng con tàu Trường Xuân đang là một hỏa diệm sơn sẵn sàng phun lửa nổi loạn. Hành động bình tĩnh quay tầu lại tìm 1 người là bài học nhân đạo cho mọi người và giữ cho được sự bình an của toàn thể con tàu.

Clara Maersk Line (Denmark) & Người mẹ và 2 đứa con

Có thể Thượng Ðế trên cao đã nhìn thấy chuyện vớt người giửa biển của Trường Xuân nên đã đem lại vị cứu tinh số hai. Ðó là con tàu Ðan Mạch. Tiếng Trường Xuân kêu cứu vọng trên đại dương. Tàu Ðan Mạch trên đường viễn du hỏi rằng thế đã kêu hạm đội Mỹ chưa ? Trả lời : “Có số đâu mà kêu.” Ðan Mạch thở dài. “Thôi chờ đó, chúng tôi sẽ đến tiếp tế và rước chừng 1,500 đàn bà trẻ con.”

Ra đời giữa trời biển mênh mông

Con tàu Trường Xuân và cô bé Chiêu Anh

Trước đó vài giờ đồng hồ, sáng ngày 2/5/75, bà dược sĩ họ Bùi đau đẻ. Gần 4,000 con người phải chừa ra 1 chỗ trống cho sản phụ. Ðứa bé gái ra đời khoảng 2 giờ sáng. Con bé gốc Saigon Việt Nam, nằm trong bụng mẹ trên Trường Xuân, được kéo đi bởi Song An. Sanh ra giữa biển Ðông, Thái bình dương. Không sữa, không nước, không cơm, không cháo. Một người dúi vào tay sản phụ miếng cam thảo.

Bà nhai ra rồi lấy nước miếng bôi vào miệng con gái. Tiếng khóc chào đời vang trên biển rộng mênh mông. Một thanh niên nhấc bổng đứa bé đưa qua tàu Ðan Mạch. Bà mẹ nhìn theo bóng con vươn lên trời xanh, nước mắt một lần nữa lại như vị mặn của biển khơi.

Khai sanh của cháu đề ngày 2/5/1975 trên tàu Ðan Mạch, tên cháu là Chiêu Anh.

Trường Xuân: Ôi, Trường Xuân !

Trường Xuân

Như vậy là tổng cộng ba ngàn sáu trăm hai mươi tám người đến bến tự do, bây giờ định cư ở bốn phương trời. Một thế hệ Trường Xuân ra đời và nối tiếp.

Thoạt tiên tất cả được đưa về tạm trú ở Hồng Kông. Nhà chức trách Hương Cảng hứa hẹn sẽ không trả về Việt Nam.

Trước khi rời con tàu, thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đi thanh sát một vòng. Hình ảnh cảm động sau cùng là một người đàn ông mệt mỏi cúi xuống cõng bà mẹ già tê liệt. Trên khoang tàu mênh mông hiện chỉ còn là bãi rác. Một người đàn ông ạch đụi cõng mẹ qua tàu Ðan Mạch, quả thực là hình ảnh hết sức ngậm ngùi. Ðó là ông thiếu tá nhẩy dù Phan Huy Hoàng, sau này đưa mẹ về định cư tại Texas.

Khi vị thuyền trưởng rời tàu Trường Xuân thì nước đã tràn vào khoang máy. Vẫn còn dưới hầm, thân xác 1 ông già sẽ thủy táng theo con tàu.

Nhưng sau này được biết, khi người lên hết tàu Ðan Mạch, Trường Xuân ngập nước nhưng không chìm. Hai tháng sau được kéo về Hồng Kông, đi theo hành khách của nó.

Con rể của ông già nằm trên Trường Xuân đã nhận xác cha. Di hài vị dân biểu gốc Nùng của Việt Nam Cộng Hòa: Ðại tá Wong A Sáng của sư đoàn 5 bộ binh, một thời đồn trú tại Sông Mao. Con người và con tàu, cả hai đều làm xong nhiệm vụ cuối cùng cho hai chữ tự do.

Bà dược sĩ trẻ tuổi họ Bùi bây giờ định cư tại Montreal, Canada và học lại nghề cũ từ 1977. Pharmacie BUI tại Canada có từ ngày đó.

Giao Chỉ – San Jose

http://ngaonghe.wordpress.com/2010/04/12/con-tau-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-xuan-va-co-be-chieu-anh/




III.Con tầu TRƯỜNG XUÂN



Tháng Tháng 4 năm 1975-Saigon / “ Một con tàu ngơ ngác ra khơi ” (Nam Lộc) / Một thuyền trưởng tuyệt vọng / Gần 4 ngàn hành khách của định mệnh / Cuộc hành trình không bờ bến / Vỏn vẹn 3 ngày hải hành trôi nổi / Hai người tự tử thủy táng / Hai đứa trẻ ra đời / Con tàu kéo Song An, cứu tinh số 1 / Thương thuyền nhân đạo Ðan Mạch, cứu tinh số 2 / Sau cùng, tàu Trường Xuân không chìm được kéo về Hồng Kông với thi hài của người khách cuối cùng: Ðại tá Wong A Sáng, sư đoàn 5 bộ binh / Câu chuyện 34 năm trước được kể lại vào dịp ghi dấu 35 năm sau (1975-2010 ). / Và giới thiệu người con gái của biển Ðông: Chiêu Anh. (Shining Light).

* * *

Có con tầu nằm trên bến đỗ...

Ngày xưa tại Việt Nam gần như chỉ có 1 hãng thương thuyền hàng hải lớn nhất là Vishipcoline của chủ nhân Trần đình Trường. Hiện ông Trường là nhà tư bản có nhiều tài sản và hotel tại Nữu Ước.

Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy.

Một trong các thương thuyền của hãng là tàu Trường Xuân, vị thuyền trưởng lúc đó là ông Phạm Ngọc Lũy. Ông Lũy sinh quán tại Nam Ðịnh, ra đời năm 1919. Vào tháng 5-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã có 30 năm kinh nghiệm hàng hải.

Ngày 26 tháng 4 năm 1975, Trường Xuân đã xuống hàng hoàn tất chuẩn bị chở sắt vụn đi Manila. Một chuyến đi vô thưởng vô phạt. Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy lúc đó 56 tuổi, Bắc kỳ di cư, quyết không ở lại sống với cộng sản. Ông tìm đường ra đi bằng mọi giá. Ông ước mong dùng được Trường Xuân chở đồng bào tỵ nạn. Trên đống sắt vụn của Trường Xuân lần này phải là sinh mệnh của những con người. Ông cần có thủy thủ đoàn và ông cần cả hành khách. Trải qua bao nhiêu là gian nan phức tạp vào cái tuần lễ cuối cùng của cái tháng 4 đen oan nghiệt. Sau cùng tới 29 tháng 4-1975 thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy viết lên tàu hàng chữ định mệnh. Tàu Trường Xuân khởi hành 12 giờ trưa 30/4/75.

Lúc đó thủy thủ đoàn gần 30 người nhưng ông chỉ có vỏn vẹn 5 người. Có lẽ ông cần chừng 300 hay 400 hành khách, nhưng chưa có người nào.

Con tàu Trường Xuân ngủ yên trên bến Saigon giữa đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975.

Saigon hấp hối

Tại Saigon mặt trận Long Khánh đã tan vỡ, tất cã 3 quân khu đều nằm trong tay giặc. Chỉ còn miền tây vẫn yên tĩnh. Sáu sư đoàn cộng quân 3 mặt tiến về Saigon. Các đơn vị pháo của Bắc quân đã chuẩn bị trận địa pháo vào thủ đô. Các tiền sát viên chỉ điểm cộng sản đã có mặt tại các vị trí quân sự.

Phi cơ trực thăng Hoa Kỳ đang bay di tản những phi vụ cuối cùng. Nội các mới của Việt Nam Cộng Hòa họp bàn về việc bỏ súng và bàn giao. Ðài phát thanh Saigon chuẩn bị đọc những lời tuyên bố đau thương của tổng thống Dương văn Minh gửi người anh em phía bên kia , xin mời vào nói chuyện. Thủ tướng Vũ văn Mẫu kêu gọi người anh em đồng minh Hoa Kỳ phía bên này, xin vui lòng ra đi.

Giữa mùa hè chói chang, radio của quân đội Hoa Kỳ chơi bài Tuyết Trắng, một ám hiệu kêu gọi ra đi lúc trái gió trở trời. Ðài quân đội Việt Nam Cộng Hòa hát nhạc quân hành trong tuyệt vọng.

Ðó là Saigon của đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4-1975. Con tầu Trường Xuân bụng đầy sắt vụn vẫn nằm ngủ yên trên bến sông Khánh Hội. Lửa bắt đầu bốc cháy bên kho đạn Thành Tuy Hạ.

Cô gái thuyền nhân trong bụng mẹ

Cũng vào cái tuần lễ sau cùng của tháng 4 nghiệt ngã đó, có bà sản phụ vào nhà thương ngày 27/4/1975 để chuẩn bị sanh đứa con thứ hai.

Bà dược sĩ trẻ tuổi có mang 9 tháng 10 ngày. Ðứa bé sẽ ra đời bất cứ lúc nào. Bây giờ tính sao đây. Xin mổ để sanh sớm rồi chạy, hay là tìm đường chạy rồi muốn ra sao thì ra. Chợt có được giấy phép di tản bèn bỏ nhà thương vào tòa đại sứ Mỹ. Nhưng rồi máy bay không trở lại. Cộng sản vào đến cửa ngõ Saigon. Gia đình tìm đường xuống Khánh Hội. Tìm ghe chạy ra tàu Trường Xuân sáng 30 tháng 4-75. Bà bầu cùng gia đình, mẹ già, con trai nhỏ 2 tuổi leo giây lên Trường Xuân.

MS Clara Maersk (Denmark) Mother and children.

Gia đình bà dược sĩ Saigon, mới ra trường năm 1972 đã thành những người khách không mời của chuyến hải hành vô định trên tàu Trường Xuân, ra đi xế chiều 30 tháng 4-1975.

Ðứa bé gái hoài thai từ Saigon tự do, nhưng gan lì nằm trong bụng mẹ hay sợ súng đạn nên không chịu chào đời. Cho đến khi Trường Xuân ra đến hải phận quốc tế. Ðứa bé mới chịu ra đời. Ðó là câu chuyện 34 năm trước viết lại cho ngày kỷ niệm 35 năm sau vào tháng năm 2010.

Trở lại với Trường Xuân

Vào chiều 30 tháng 4-1975, con tàu Trường Xuân sau khi đã thành lập xong 1 thủy thủ đoàn tình nguyện và có gần 4,000 hành khách ngẫu nhiên đã lên đường hết sức vất vả trong điều kiện kỹ thuật tồi tệ và bị phá hoại mọi bề.

Hành khách không vé của Trường Xuân gồm đủ tất cả hai ba thế hệ Việt Nam Cộng Hòa, mọi thành phần, mọi giai cấp, mọi hoàn cảnh. Ðủ cả ba ngành lập, hành và tư pháp. Có mặt sĩ nông công thương binh. Không hề thiếu nam phụ lão ấu. Các nghệ sĩ sáng tác và nghệ sĩ trình diễn. Chuyến hải hành vào chân trời vô định với một ông thuyền trưởng nhân đạo và hết sức kiên định. Những tay phụ tá tình nguyện rất xuất sắc và sau cùng định mệnh đã đưa 3,628 con người đi tìm tự do đến được bến tự do.

Thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đã nói rằng Trường Xuân sẽ không thoát được nếu không có Song An. Song An là ai ? Ðây chỉ là tên con tàu kéo nhỏ bé đang trên đường từ Vũng Tàu về cảng Saigon. Anh già Trường Xuân đang mắc cạn bèn túm lấy đứa bé Song An đòi nó kéo. Vậy mà nó kéo được. Ra đến hải phận, cho đến lúc anh già Trường Xuân tự chạy được bác cháu mới chia tay. Lẽ dĩ nhiên câu chuyện hải hành của đêm dài 30 tháng 4-75 không giản dị như thế ! Với lửa cháy ngập trời Thành Tuy Hạ và tiếng súng đuổi theo trên sông Lòng Tào, đêm hôm đó là đêm dài nhất của cuộc đời Trường Xuân.

Khi anh già Trường Xuân từ giã cậu bé Song An trên đại dương, khách Trường Xuân góp tiền cho Song An trở về Saigon. Hai, ba bị tiền hàng chục triệu đồng Việt Nam đưa qua. Lái tàu Song An nói 1 câu kỳ diệu “ Thôi ! tiền nhiều quá, đủ rồi. Ðừng đưa nữa “.Trong đời chúng ta hiếm khi nào nghe được những lời nói đó.

Với tâm tình như vậy, tàu kéo Song An từ giã Trường Xuân. Tiếng còi tạm biệt trên trùng khơi nghe những nghẹn ngào.

Có vài hành khách bỏ Trường Xuân nhẩy theo Song An trở về Saigon. Trên 3,600 khách Trường Xuân ngó theo Song An nhỏ dần trên đường trở lại quê hương. Khóe miệng chợt thấy vị mặn. Ðây là nước biển sóng đánh bên thành tàu hay là nước mắt biệt ly.

Rồi con tàu Trường Xuân chạy 1 mình. Gần 4,000 hành khách. Không đủ nước, không có thức ăn. Máy móc trục trặc. Nước tràn vào khoang tàu. Sắt vụn vô tri dưới hầm tầu. Con người tuyệt vọng ở trên boong.

Hai người tự tử được thủy táng. Việt cộng phá hoại chỗ này. Máy tàu hư hỏng chỗ kia.

Con tàu vô định có thể sẽ là quan tài nổi. Một hỏa diệm sơn chưa nổ. Các tin tức bi quan được lệnh của thuyền trưởng phải dấu kín. Trường Xuân nín thở, ỳ ạch tiếp tục chạy. Chợt có tiếng kêu : “Có người rớt xuống biển.”

Ông thuyền trưởng Nam Ðịnh đứng im trên đài chỉ huy lặng người bất động. Nửa giờ trôi qua như 1 thế kỷ. Captain Phạm ngọc Lũy sau cùng ra lệnh quay tàu lại vớt người. Một quyết định vô vọng. Hành khách nói. Một quyết định sai lầm. Hành khách nói. Hy sinh 4,000 người để cứu 1 người là nhầm lẫn. Hành khách nói. Captain điên rồi.

Tại sao ? Thuyền trưởng sau này trả lời. Tìm vớt 1 người để cứu 4,000 người.

Như vậy có thể hiểu rằng con tàu Trường Xuân đang là một hỏa diệm sơn sẵn sàng phun lửa nổi loạn. Hành động bình tĩnh quay tầu lại tìm 1 người là bài học nhân đạo cho mọi người và giữ cho được sự bình an của toàn thể con tàu.

Có thể Thượng Ðế trên cao đã nhìn thấy chuyện vớt người giửa biển của Trường Xuân nên đã đem lại vị cứu tinh số hai. Ðó là con tàu Ðan Mạch. Tiếng Trường Xuân kêu cứu vọng trên đại dương. Tàu Ðan Mạch trên đường viễn du hỏi rằng thế đã kêu hạm đội Mỹ chưa? Trả lời : “Có số đâu mà kêu.” Ðan Mạch thở dài. “Thôi chờ đó, chúng tôi sẽ đến tiếp tế và rước chừng 1,500 đàn bà trẻ con.”

Ra đời giữa trời biển mênh mông

Trước đó vài giờ đồng hồ, sáng ngày 2/5/75, bà dược sĩ họ Bùi đau đẻ. Gần 4,000 con người phải chừa ra 1 chỗ trống cho sản phụ. Ðứa bé gái ra đời khoảng 2 giờ sáng. Con bé gốc Saigon Việt Nam, nằm trong bụng mẹ trên Trường Xuân, được kéo đi bởi Song An. Sanh ra giữa biển Ðông, Thái bình dương. Không sữa, không nước, không cơm, không cháo. Một người dúi vào tay sản phụ miếng cam thảo.

Bà nhai ra rồi lấy nước miếng bôi vào miệng con gái. Tiếng khóc chào đời vang trên biển rộng mênh mông. Một thanh niên nhấc bổng đứa bé đưa qua tàu Ðan Mạch. Bà mẹ nhìn theo bóng con vươn lên trời xanh, nước mắt một lần nữa lại như vị mặn của biển khơi.

Khai sanh của cháu đề ngày 2/5/1975 trên tàu Ðan Mạch, tên cháu là Chiêu Anh.

Trường Xuân: Ôi, Trường Xuân !

Như vậy là tổng cộng ba ngàn sáu trăm hai mươi tám người đến bến tự do, bây giờ định cư ở bốn phương trời. Một thế hệ Trường Xuân ra đời và nối tiếp.

Thoạt tiên tất cả được đưa về tạm trú ở Hồng Kông. Nhà chức trách Hương Cảng hứa hẹn sẽ không trả về Việt Nam.

Trước khi rời con tàu, thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy đi thanh sát một vòng. Hình ảnh cảm động sau cùng là một người đàn ông mệt mỏi cúi xuống cõng bà mẹ già tê liệt. Trên khoang tàu mênh mông hiện chỉ còn là bãi rác. Một người đàn ông ạch đụi cõng mẹ qua tàu Ðan Mạch, quả thực là hình ảnh hết sức ngậm ngùi. Ðó là ông thiếu tá nhẩy dù Phan Huy Hoàng, sau này đưa mẹ về định cư tại Texas.

Khi vị thuyền trưởng rời tàu Trường Xuân thì nước đã tràn vào khoang máy. Vẫn còn dưới hầm, thân xác 1 ông già sẽ thủy táng theo con tàu.

Nhưng sau này được biết, khi người lên hết tàu Ðan Mạch, Trường Xuân ngập nước nhưng không chìm. Hai tháng sau được kéo về Hồng Kông, đi theo hành khách của nó.

Con rể của ông già nằm trên Trường Xuân đã nhận xác cha. Di hài vị dân biểu gốc Nùng của Việt Nam Cộng Hòa: Ðại tá Wong A Sáng của sư đoàn 5 bộ binh, một thời đồn trú tại Sông Mao. Con người và con tàu, cả hai đều làm xong nhiệm vụ cuối cùng cho hai chữ tự do.

Một thế hệ tương lai

Bà dược sĩ trẻ tuổi họ Bùi bây giờ định cư tại Montreal, Canada và học lại nghề cũ từ 1977. Pharmacie BUI tại Gia nã Ðại có từ ngày đó.

Ðứa bé gái Chiêu Anh ra đời giữa Thái Bình Dương tháng 5-75, hai mươi tư năm sau vẽ 1 bức tranh họa cảnh tàu Trường Xuân nộp cho trường đại học Parkson school of Design, New York. Cô được nhận vào học và tốt nghiệp danh dự với huy chương vàng về ngành sáng tạo y phục thời trang. Hiện Chiêu Anh còn độc thân và làm việc tại San Francisco Hoa Kỳ. Trong một bản văn tự thuật bằng Anh ngữ, Chiêu Anh kể chuyện mình như sau.

“Con là Trường Xuân Baby. Từ biển cả, con là một thuyền nhân sống sót. Khi Sài Gòn thất thủ, cha mẹ chạy xuống tầu Trường Xuân của thuyền trưởng Phạm Ngọc Lũy. Trong cái đêm dài sâu thẳm, vào lúc 2 giờ sáng 2 tháng 5-75 con sanh ra đời. Ðó là giây phút của hãi hùng và hy vọng. Ðời con khởi sự vất vả. Mắt hài nhi không mở. Xương quai bị gẫy, vai bị cụp. Mẹ đói không có sữa cho con. Vị cam thảo ngọt bôi vào miệng sơ sinh vẫn còn ghi nhận cho đến ngày nay. Tầu Danish của thuyền trưởng Ðan Mạch Anton Martin Olsen đã cứu gia đình con và đưa vào nhà thương Anh Quốc tại Hồng Kông. Khai sanh của con với chứng chỉ công dân Denmark trên tầu MS Clara Maersk. Vì những giấy tờ này, tòa đại sứ Ðan Mạch lo cho cả gia đình định cư tại Canada trong 21 ngày. Con đã tiếp tục sống trong những ngày thơ ấu khó khăn vất vả như những gia đình tỵ nạn khác. Cùng với người anh hơn con 2 tuổi, chúng con cố sức học hành để xây dựng tương lai. Con xin được học bổng để theo ngành sáng tạo thời trang và tốt nghiệp 1998 với bằng danh dự tại đại học hàng đầu New York. Con bắt đầu làm việc cho các hãng thời trang nổi tiếng tại Paris, New YorkSan Francisco. Con đã có dịp đi đến tất cả các đô thị lớn nhỏ từ Âu châu, Á châu, Mỹ châu trong thế giới của ngành sáng tạo thời trang. Nhưng con luôn luôn nhớ rằng mãi mãi vẫn là một thuyền nhân sống sót, một Trường Xuân Baby.”

35 năm nhìn lại

Kể từ tháng 4-75 cho đến tháng 4-2010 chúng ta có 35 năm nhìn lại. Mỗi năm chúng tôi sẽ chọn 1 nhân vật hay 1 sự kiện để giới thiệu.

Trên sân khấu CPA của San Jose tháng 5-2010, người đầu tiên được giới thiệu sẽ là cô Chiêu Anh, Shining Light.

Cô sẽ hiện diện với thân mẫu từ Canada, với bác thuyền trưởng Phạm ngọc Lũy 91 tuổi, với hình ảnh của Trường Xuân, của Song An, và của con tàu Ðan Mạch.

Khởi đầu từ năm 75 trở đi, qua 76, 77 cho đến 2009 và 2010. Lịch sử giở lại từng trang. Bi thảm, hào hùng, tuyệt vọng và hy vọng. Nhưng mở đầu vẫn là chuyến hải hành ngắn ngủi nhưng hết sức đặc thù.

Chuyến đi của Trường Xuân

Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Saigon tháng 4 đen

Bốn ngàn người vượt biển, Bỏ đất nước điêu linh. Trên con tàu vô định

Trường Xuân, ơi Trường Xuân. 35 năm nhìn lại

Xem ai còn ai mất, Lệ tuôn khắp dặm trường. Bốn phương trời thế giới

Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Gần bốn ngàn người sống.

Với ba mạng tử vong. 2 đứa bé lọt lòng. Giữa mênh mông trời biển

Trường Xuân, ơi Trường Xuân. Một thế kỷ vừa qua...

Tương lai rồi sáng chói. Chuyện này cần kể lại...

Trường Xuân, ơi Trường Xuân, Ngàn năm còn nhớ mãi...

http://www.take2tango.com/~/n3ws/truong-xuan-truong-xuan-8508.aspx



*

IV. Con Tầu Trường Xuân
TRẦN HOÀN .


Việt Báo Thứ Bảy, 3/10/2001, 12:00:00 AM
Bài tham dự số: 02-185-VB0311

Đã nhiều lần Sơn giải thích cho Mỹ hiểu là qua nước Hoa Kỳ, có việc nào kiếm tiền là cứ làm. Ở nước Mỹ bằng cấp chỉ là một phương tiện để sinh nhai, chứ không phải dùng để đánh bóng, để nở mặt nở mày với thiên hạ như phong tục tập quán nhà mình, nhưng Mỹ vẫn cứ ngần ngaị nói với Sơn:
"Dù sao em cũng là cô giaó bên Việt Nam, dù cô giaó daỵ tiểu học nhưng đi làm waitress em thấy nó kỳ ky.ø"
Sơn thông cảm cho vợ, vì khi chân ướt chân raó qua đây, anh cũng đi làm cỏ. Lúc đầu anh aí ngại lắm, dù sao ở Saì gòn anh cũng là Sĩ quan, bao nhiêu năm lính, lặn lội khắp chiến trường nam bắc, từ Pleime, Bình giả, Cam lộ, Đức Cơ anh đã góp phần cho cuôc chiến, máu và vài bộ phận thân thể Sơn cũng đã bỏ lại trên chiến trường, đã ba lần bị thương nặng, được đưa vaò bệnh viện Măng cá, rồi Cộïng hoà.



Sau khi trở thành phế nhân, Sơn được phục vụ tại Saì Gòn trong những ngày cuối cùng năm tháng tư đen năm 75. Qua đến nước Mỹ, với Sơn, cũng là một sự ngẩu nhiên. Khi Cọng quân tiến chiếm Saì Gòn, mợ Tâm đã noí thẳng vơí Sơn:
"Lâu nay cậu mợ đối đãi với con ra sao, con cũng biết. Con đừng giận cậu mợ, và hiểu lầm cậu mợ không chịu chứa chấp con. Tuy nhiên trong hàng xóm mợ nghe có du kích Cộïng Sản rình rập, nhìn qua nhà mình chỉ chỏ, hay con hãy về quê trốn đi, khi nào quân đội quốc gia mình thắng lại được như kỳ Mậu Thân thì con hảy trở về"


Không muốn trở thành gánh nặng nguy hiểm cho ngưoì thân, sáng sớm hôm sau 30/4 mơí 4 giờ, Sơn laí xe gắn máy lang thang khắp Saì gòn, trên mình vẫn còn bộ quân phục và chiếc aó lạnh không quân do Hoaì, bạn học lớp đệ nhất tặng Sơn. Chỉ vài tháng sau khi gặp nhau và trao cho Sơn chiếc aó lạnh, Hoaì đã tử nạn trong một phi vụ trực thăng tai Đà nẵng.


Sơn dừng lại tại bến Bạch Đằng, vì chổ này ồn aò naó nhiệt bất thường. Sơn thấy lố nhố rất nhiều ngươì tại cưả ra vào căn cứ Haỉ Quân. Sơn tò mò len tới đó, chợt một thanh niên mặc quân phục Haỉ quân chận xe Sơn lại:
"Đaị uý, em chờ Đaị uý lâu rồi. Sao giờ naỳ ông mơí tơí. Đại tá biêủ em ra đón Đại uý, phi cơ chờ Đaị uý."


Sơn chẳng hiểu anh này muốn noí gì, chưa kịp phản ứng thì chàng thanh niên nhaỷ vọt lên ngôí sau xe, nắm tay Sơn baỏ rồ gas cho xe chạy. Viên Quân cảnh bât thình lình không ngờ tơí, đã đề cho hai ngưoì lọt vaò khuôn viên Haỉ Quân.
Sơn tính dừng laị chàng thanh niên tiếp tục:
"Anh chay mau lên, họ tửơng anh là phi công cuả Haỉ quân, chạy mau lên, đừng để họ băt laị."
Sau naỳ Sơn mơí biết là trong căn cứ Haỉ Quân lúc đó có mấy chiếc trưc thăng. Đaị đa số Haỉ Quân đã di tản ra hạm đội ngaỳ trước, vị Sĩ quan tình nguyện ở lại nay lại đổi ý muốn đi, nên liên lạc vơí viên phi công đề đưa gia đinh ra hạm đội Mỹ. Té ra caí aó lạnh Hoài tặng, có thêu hình cánh bay đã giúp Sơn vaò tân căn cứ Bạch đằng. Chắc Hoaì chỉ lối đưa đường cho bạn mình, nên đưa đẩy Sơn vào tận căn cứ, dù đang được canh gác cẩn mật, và dù Sơn không chủ tâm muốn vào .

Chàng thanh niên tên Tâm, Trung sĩ Haỉ quân, vì đi phép nên không kịp đi di tản cùng đơn vị. Trở về lại không được vaò căn cứ vì đã có lệnh trên, “ngoại bất nhập, nộâi bất xuất". Nhưng Tâm cũng nghe lén đựơc quân cảnh đang chờ vị phi công do lệnh cuả cấp trên. Do đó vơí bản tính láu cá Tâm đã lợi dụng Sơn để vào cổng căn cứ. Lúc đầu Tâm cũng lầm tưởng vì Sơn là phi công thật vì chiếc áo lạnh không quân, nhưng sau đó thấy bộ mặt ngơ ngác cuả Sơn nên Tâm biết đã lầm, nhưng đã lỡ rồi thì phải cho lở luôn.
Sơn và Tâm vào tận bến cuả căn cứ. Một vị thượng sĩ già đón Sơn, ông ta noí :
"Máy bay đã sẳn sàng, chỉ còn chờ vài người, còn gia đình Đai uý đâu? Nghe noí Đaị Uý phu nhân cũng đi theo mà?"

Đến cớ sự này Sơn bắt đầu xanh mặt, Sơn muốn nói thật anh chẳng phải phi công, phi đội gì cả, lại chả biết lái maý bay bao giờ, mà cũng tại vì anh cũng đâu muốn đi di tản, chàng chỉ đi lang thang giết thì giờ trước khi đến nhà Hoa từ biệt ngưoì yêu, rồi mua vé xe về quê. Nhưng Tâm nhanh nhẫu keó Sơn ra chổ riêng và noí cho Sơn biết "Họ sẽ nhốt cả hai nếu anh noí là không phải phi công, em van anh mà. Để coi, em sẽ tuỳ cơ ứng biến vơí anh."


"Ầm , ầm, bùng, bùng" hai quả đạn phaó kích cuả Cộng Sản pháo vaò căn cứ vaò sáng 30/4. Vị Thượng sĩ có nhiệm vụ tiếp đón đẩy Sơn và Tâm cùng vơí ông vaó chiếc PCF, một chiếc taù chiến đấu nhỏ cuả Haỉ Quân có súng, taù naỳ chỉ chạy trong sông. Đê tránh phaó kích, vị thượng sĩ cho taù ra sông. Taù chạy tơí chạy lui trên sông Saì gòn, chợt bản tin đầu hàng đã được đọc ra và trên khách sạn Majestic đã thấy lấp ló mờ mịt lá cờ 2 maù cuả giải phóng.
Vị Thượng Sĩ cho tàu vô đại trong bờ và nhaỷ lên, trước khi đi ông còn cho Sơn biết chiếc PCF này không thể naò ra đại dương đựơc. “Đại uý phaỉ kiếm taù lớn hơn mà đi". Thế là ông biến mât. Cứ mổi lần taù ngừng là đồng baò hai bên bờ laị nhaỷ lên, có người nhảy xuống cho nên giờ naỳ cũng đã có chừng vaì chục người trên taù.
Vị thượng sĩ đi rồi, Tâm đã trở thành thủy thủ bất đăc dỉ.
Và ông thâỳ Sơn trở thành vị chỉ huy tàu. Taù lắc lư tròng trành vì Tâm rất ít khi được lái taù.
Thơì gian căng thẳng cũng đã lắng diụ bớt, Sơn nhìn số người trong taù ai cũng hoang mang hoảng hốt, nhất là có vaì cô gái, vaì bà hơn bốn mưoi vaí trơì vaí đất luôn miệng. Sơn chợt nhớ đén Hoa, cô học trò Trưng Vương mà Sơn đã quen biết bao năm trời. Anh muốn trở về ôm người yêu trong vòng tay, nôỉ nhớ nhung Hoa xâm chiếm Sơn kỳ lạ, anh noí như quát vơí Tâm :
“Anh cho taù vô bờ, tôi muốn xuống"


Tâm khóat tay ra hiệu là anh không biết laí taù, thì làm sao anh cho tàu vô bờ theo ý muốn được. Nghe thấy Sơn định lên bờ, một cô gaí trẻ đã cầm tay anh nhắc nhở:
“Đại uý nguy hiểm lắm đó, Việt Côïng nó giết anh liền đó". Có người nhắc đến Cộïng Sản là Sơn tỉnh giấc mộng trở về thực tại ngay, tay Sơn đã từng quơ đại liên giết từng đám Cộïng Sản tại U Minh, ném lựu đạn tiêu diêt hậu cần của chúng tai Ban mê Thuộc, Sơn chính là kẻ thù không chiến tuyến với Cộng Quân, anh có hèn nhát đầu hàng cũng chưa chác cứu được mạng sống mình, mà taị sao phaỉ đầu hàng bọn chúng? Maú anh hùng đã nồi dậy.
Chợt tiếng cô gaí vẫn văng vẳng bên tai:
“ Anh đừng lên bờ, đừng bỏ tụi em"
Thằng Tâm cũng khóc:
“Đừng bỏ em nghe Đại uý, đi theo tụi em, có gì mình nương tựa vào nhau, dì em đang ở Mỹ chờ em qua".
Sơn vừa mơí biết Tâm chưa qúa hai tiếng đồng hồ, còn cô gaí kia chàng cũng chưa nhìn rỏ dung nhan, nhưng giọng noí rất thành thật, van lơn. Chợt cô gaí mở dây kéo chiếc aó lạnh không quân của Sơn: “Anh cơỉ bộ đồ lính đi, tuị Cọng Sản nhìn thấy anh, nó sẽ bắn sẻ đó.”
Sơn từ từ cơỉ bỏ bộ đồ lính, thằng Tâm chuẩn bị sẳn một bộ đồ civil, vứt đại qua Sơn. Anh thay vội vàng chiếc quần, đang chuẩn bị tròng thêm chiếc aó, thì cô gáí đã nhanh tay caì khuy cho Sơn, và noí rất nhanh "Coi chừng lạnh, em tên Mỹ, còn anh tên Sơn, em đã nhìn thấy bảng tên anh".
Nhiều chiếc ghe nhỏ đã tấp vaò chiếc PCF, mổi lần như vậy là vaì chục ngưoì lên thêm, may mắn thay có vaì thuỷ thủ rành nghề lên taù và thay tay laí cho Tâm. Chiếc tàu có ngưoì laí giỏi chạy như bay trên sông Saì Gòn. Chợt Sơn nhớ đến câu nóí vị thưọng sĩ “taù naỳ không ra đại dương được".
Tự nhiên bổn phận cuả một viên sĩ quan cao cấp nhất trên tàu, Sơn nhắc nhở đồng bào đang nhốn nhaó:
“Chiếc naỳ không thể ra hải phận quốc tế được, ai theo tôi thì lên chiếùc tàu lớn kia, chiếc maù xám đó, còn ai muốn ở lại chiếc naỳ thì tùy ý các vị."
Noí xong Sơn ra hiệu cho Tâm và các anh laí taù cập sát chiếc tàu lớn đang đậu taị cảng, trên taù đã lố nhố vaì ngàn người. Các sợi dây thừng, thòng lọng là phưong tiện duy nhất để leo lên. Thật khó xử cho Sơn, vì vài thanh niên nghi ngờ Sơn, bảo Sơn phaỉ lên trước tiên, họ không tin tưởng chiếc tàu lớn sẽ di tản, có lẻ chiếc tàu nhỏ này qúa đông, nên Sơn lừa họ lên taù khác chăng.
Sơn ra hiệu cho Tâm lên sau cùng khi đẩy các bà các cô lên tàu lớn trước. Tâm có lẻ hơi bực bội nghĩ thầm, đến nứơc này mà còn tính galant, nhưng nghĩ sao Tâm gật đầu. Sau cả tiếng vất vả, đại đa số lên được chiếc Trường Xuân đang chết máy. Quả thật giờ này Sơn mơí hoảng hồn, mình đề nghị đồng bào lên chiếc tàu chết máy, có sao không? Chợt nghe giọng nói cuả một anh bạn trẻ nói vơí vợ:
“Ông thuyền trưởng đã kiếm được thợ maý và tài công, gìờ đang sưả chưả, đừng lo quá nhe em.
Tâm và Mỹ ngôì co ro một bên Sơn. Trơì đã sáng tỏ, nhìn lên đấùt liền, Sơn thấy lố nhố dồng baò trên bờ, nhìn thấy chiếc cờ hai màu cuả giải phóng mà Sơn đau nhoí ở lồng ngực, anh nghĩ biết bao nhiêu ngưoì lính bỏ mạng trên chiến trường, bao thanh niên ngả gục cho hai chữ Tự do, thế mà bị qưốc tế lưà bịp, cấp lảnh đạo cứ xua binh lính rút lui, giặc chưa đến mà đã chạy. Nhục nhả thay khi chiếc cờ sọt rác giải phóng chểm chệ rủ rựợi trên cao ốc cuả khách sạn Saì gòn.”
“Em có chút mì goí, ăn đở đi Đại uy.ù" thằng Tâm khêù khều, tay đang nắm vài cọng mì khô. Sơn không hiểu sao lại bực mình: “Anh gọi tôi là Sơn, bây giờ chả có ai tướng ai uý nưã" Thằng Tâm rụt tay lại noí nhỏ “Dạ em biết."
Thế rồi chiếc taù Trường Xuân nổ maý, đồng bào reo hò, cũng khoảng mười phút sau taù mơí rục rịch di động, tàu rơì xa Sài Gòn. Trên boong taù cả ngàn ngưoì ngôi đứng la liệt, ngưoì nọ ngồi sát người kia như cá đóng hộp. Những bộ mặt ngơ ngác khó hiểu, không biết buồn hay vui, vui vì ít ra có cơ hội thoát ách cọng sản, đựoc ra nưóc ngoài, buồn vì xa cách ngưoì thân, bỏ lại hết gia sản sau mấy chục năm dành dụm, lo vì không biết tương lai mình sẽ ra sao, taù có bị Cọng Sản bắt lại?
Đã xế chiều mà chiếc taù cà rịch cà tang vẫn còn trên sông, chưa ra đến Vủng Tàu, rồi đột nhiên trên tàu có ngưoì la lên “taù gảy bánh lái rồi". Chiếc tàu không bánh lái không quẹo đưọc vaò khúc quanh, đâm sầm vào đất liền, một phần tư taù đã bị mắc cạn.
Lơị dụng cơ hội này vài chục đồng baò nhảy xuống đất liền, chạy trốn trước khi Cọng sản lùng bắt. Chiếc PCF đã chạy cặp theo từ cảng Sai gòn, ghé lại hỏi thăm, nó cố gắng kéo taù lớn ra bờ nhưng vô hiệu, chiếc này nhỏ quá không đủ sức.
Trơì tối dần, mọi ngừời hiện ra vẻ thất vọng qua những lòi than vản. Xa xa có ánh đèn, một chiếc tàu buôn trên đường về lại Sai Gòn đã bị chận lại bơỉ chiếc PCF. Dù nhỏ con nhưng chiếc này có trang bị súng ống, giống như chó sói vồ bắt con hươu.
Đã có sự dàn xếp giá cả để chiếc tàu này keó chiếc Trường Xuân ra haỉ phận quốc tế. Có lẻ vì lòng nhân đạo, tàu này chỉ nhỏ bằng nưã chiếc Trường Xuân nhưng cũng đủ sức để keó chiếc này ra khoỉ vùng mắc cạn và di chuyển ra hải phận quốc tế.
Tầu Trường Xuân tự nó đã chạy chậm, nay lại được một chiếc khác kéo, lại châm rì chậm rịt thêm, đôi khi mắc cả lưới đánh cá vì di chuyển trái phải như cua bò. Trên trời vài chiéc máy bay lượn qua lươn lại. Ngọn hải đăng cuả Vũng Tàu đã hiện ra. Nếu một quả bom từ chiếc phi cơ nhả xuống thì hàng ngàn ngưòi sẽ là mối ngon cho cá. Nhưng hình như cả bọn Cọng đang hí hửng vui mừng cưởng chiếm được miền Nam như chú mọi đen cưới được công chúa, nên chả ai thèm để ý hai chiếc tàu nhỏ đang đi lần về hải phận quốc tế.
Đến haỉ phận quốc tế rồi, sau khi trao hết nước uống cho ngưoì trên Trường Xuân, chiếc taù nhỏ đã từ giả về lại Saì gòn. Chiếc Trường Xuân không bánh lái, ì ạch ra đại dương.
“Tin mơí nhất, tin mới nhất, chúng tôi đã liên lạc vơí hạm đôị Mỹ và họ trên đường tìm tọa độ đi đón chúng ta." Tin này truyền ra từ loa phóng thanh làm cả ngàn ngươì phấn chấn, thức tỉnh, họ vui mừng qúa độ, dùng nưóc để dôị lên đầu cho mát, tha hồ, có người dùng để đánh răng. Riêng thằng Tâm cứ ôm chặt 5 gallon nước, đang múc một ly nhỏ cho Mỹ uống.
Nhưng rối một ngày, rối hai, ba ngaỳ chả thấy hạm đôi naò đến rước, maý tàu cũng đã ngưng chaỵ. Có người trộ thêm “cứ đà naỳ thì taù trôi dạt vào Nha Trang". Vài người qúa thất vọng hay vì các lý do riêng tư đã tự sát bằng súng hay nhảy xuống biền trong đêm khuya, một tiếng tỏm khô khan nhỏ bé so vơí tiếng sóng biển là một mạng ngưoì ra đi.


“Thuyền đã ngập nước, thanh niên haỷ giúp chúng tôi tát nước" loa lại vang dội trong đêm trường khi cả ngàn ngươì đang kiệt sức vì thiếu ăn, thiếu uống, say sóng. Sơn vùng dâỵ baỏ Tâm “đi theo tôi". Tâm chỉ caí bình nước đang đưọc ôm chặt, Sơn chỉ qua Mỹ nàng đang ngồi dã dượi như không còn chút sinh lực. Sơn lấy caí aó lạnh Hoài tặng đắp lên bình nưóc và bước qua đầu từng người để đi về phiá hầm taù tát nước, Tâm baỉ hoải theo sau.
Sở dỉ Sơn Tâm còn sức lực đi lui tơí vì có vaì miếng khô bò trong tuí, thêm mì khô cuả Tâm và nhất là nước uống, dù chia sẻ với các bà con chung quanh nhưng cũng còn hơn một nửa. Vị thuyền trưởng khả kính, vỗ vai từng anh em đi tát nước, sau khi xong xuôi ban chỉ huy còn tặng Sơn và Tâm hai miếng cơm cháy nhỏ bằng ba đốt ngón tay. Có lẻ đó là hai miếng cơm cháy quí giá nhất đơì cuả Sơn và Tâm.


Thuyền trưởng yêu câù anh em đi theo các vị bác sĩ bơm nưóc cho từng người, nhất là con nít. Tất cả đều nằm chồng lên nhau chứ không ai còn sức để ngôì. Tất cả mọi người, một chút sinh khí cũng không còn.
Sợ đồng baò qúa tuyệt vọng, thuyền trưởng cho biết vẫn còn nước trong hầm tàu, đủ để giử sinh mạng cho tất cả ít ra cho đến khi có tàu khác đến cứu.
Sau một vòng xịt nước vaò miệng cho khóm đồng baò phiá phaỉ cánh taù, chừng trăm ngươì, theo lơì dặn cuả bác sĩ , Sơn cứ mở miệng nạn nhân ra và xịt nước vào cuống họng, nhất là các trẻ em. Laỉ raỉ chỉ cho nước chừng vaì chục người mà vị bác sĩ và Sơn đã kiệt sức vì khom lên khom xuống, vài thanh niên khác lại tiếp tục công việc.


Sơn trở laị chổ củ, Mỹ ngôì bất đông, bình nước đã biến mất. Sơn còn một ít nước dư trong chai xịt, mở miệng Mỹ, xịt cho nàng mấy hớp. Nàng tỉnh lại, Sơn cầm miếng cơm cháy sót lại bỏ vaò thêm và xịt thêm ít nước. Thần diệu thay chỉ nửa tiếng sau, thần sắc Mỹ đã thấy khá hơn. Chiếc aó lạnh không quân dùng để che chở bình nước uống, nay được Mỹ ôm chặc vaò lòng để che lanh, mở măt nhìn thấy Sơn nàng vôi đưa lại chiếc aó.
“ Cô cứ mặc đi, tôi còn cái khác".
Sơn lấy trong xách tay chiếc aó lính có ba bông mai vàng rực, chàng mặc vôị vaò như thể trong tương lai chàng sẽ không bao giờ có dịp để mặc nó nưã.
Thêm một ngaỳ đêm trôi qua không thấy taù bè naò qua lại tiếp cứu, mặc dù tấm vaỉ trắng đã được treo lên, cạnh lá cờ vàng.


“Có taù lớn đến, có tàu đến “ cả mấy chục ngưoì reo hò.
Liên lạc giưã Trường Xuân và chiếc taù Đan mạch lớn đó đã thông. Taù Trường Xuân cử đại diện qua taù lớn thượng lưọng và cho biết tình hình đồøng bào kiệt sức trên taù nhất là trẻ em và phụ nữ. Thuyền trưởng Đan Mạch phaỉ xin lệnh được cấp cứu từ chính phù họ. Có lẻ cả vaì ngàn xác không hồ`n nằ`m bất động trên khoang tàu, đã làm thế giới xúc đông, họ đồng ý tiếp cứu, không những cho lương thực mà còn cho đồng baò lên tàu vì con taù Trường Xuân hư maý móc, không bánh laí thì không thể di chuyền đi đâu được.


Viêc di chuyền đồng baò từ Trường Xuân sang Đan Mạch rất khó, vì taù Đan mạch rất cao, như ta đúng dươí đất nhìn lên hai tầng lầu. Mà đa số đòng baò chả còn sức lực để leo lên taù lớn bằng một cuộn dây lươí do thủy thủ Đan mạch treo lên. Sơn diù Mỹ lên taù không khó khăn vì nàng nhỏ con. Sơn lại xuống giúp các đồng báo khác. Có một cô gái nhỏ con nhưng không còn sức để leo lên, dù chỉ là một nấc Sơn khinh thường dùng một tay traí để đẩy nàng lên, rồi lại hai tay nhưng vẫn không nhúc nhích, có khi làm chàng té nhaò ra sau. Tâm hóm hỉnh nói “người không lớn, nhưng chiếc aó giáp đặc biệt cuả cô nàng nặng lắm". Sơn mệt qúa không còn cươì nôỉ vơí câu khôi haì cuả Tâm.


Thằng Tâm đưa cho Sơn lon xúp do thủy thủ Đan Mạch cho, xúp đã nguôị nhưng khi uống vào Sơn thâý khoan khoaí và khoẻ hơn.
Vaì tiềng đồng hồ trôi qua, tất cả đồng bào đã sang tàu Đan mạch, vaì chục thanh niên còn lảng vảng đi nhặt đồ rơi, từ vài đô, vaì chỉ vàng, aó quần. Chợt Tâm kêu Sơn xuống, chỉ một người đang nằm, một ông cụ. Vaì thanh niên ngăn Sơn:
“Xác chết đó anh, thân nhân đã quyết đinh để ông cụ theo chiếc taù".
Thuỷ thủ Đan mạch dùng loa kêu lớp thanh niên lên taù để họ cuốn lươí lại. Khi moị ngưoì cùng leo lên một lần thì rất dễ lên xuống vì thăng bằng, khi còn lại vài ngưoì thì chòng chành khó leo. Mỹ đứng trên taù lớn lo lắng cho Sơn và Tâm có lên kịp không.


Tâm đi lâý thức ăn, cứ mổi lần là một chén xúp va một hôp sưà bằng giấy. Sau khi ăn thêm một chén xúp nưã và uống một bịch sưả, Sơn bị đau bụng dữ dội, hình như bao tử bị xót.
Chàng ra nơi chổ vệ sinh bên hông tàu, cầu vệ sinh được làm như các nhà Việt Nam trên sông, ngôì nhìn thấy cả sao trơì và sóng vổ. Tâm đang ở trên hỏi vọng xuống “anh có đi đưọc không?, em xuống mâý lần, đau bụng muốn chết mà không đi được".
Tâm nói đúng, sau bốn năm ngày trơì không đụng đến cầu tiêu, nay đại tiện hay tiểu tiện cũng không thực hiện được. Mất nước, mất gia đình nay mất đi nhiệm vụ thông thường cuả cơ thể.
...

Hồng Kông ánh đèn rực sáng chói, bán đaỏ đứng sừng sửng như một thiên đường hạ gìới, tự do là đây sao? hạnh phúc là đây sao? tương lai đang mở cưả đón chào cả ngàn con tim thổn thức, buồn vui lẩn lộn, vừa háo hức vưà ngại ngùng. Một chân trơì mơí đã hiên ra, rồi mình sẽ ra sao như con chim non tung cánh khắp mọi hướng trong vòm trơì tự do này. Từ đây, Mỹ trở thành người bạn đời của chàng.
Cám ơn Thế giới Tự do, cho chúng tôi cơ hôị làm ngưoì mà chúng tôi đã mất trên chính quê hương mình.

TRẦN HOÀN
4/30/200
http://www.vietbao.com/?ppid=74&pid=51&auid=2387&nid=84454

No comments:

Post a Comment