Pages

Tuesday, May 4, 2010

VÕ THUẬT VIỆT NAM





Bộ-Viện
VÕ-TRẬN ĐẠI-VIỆT


Truyền-Thống :

Truyền-thống thượng-võ bất-khuất, hào-hùng của dân-tộc Việt-Nam gắn liền với truyền-thống dựng nước, giữ nước và đấu tranh chống ngoại-xâm qua hơn 4000 năm lịch-sử, đã hun-đúc nên khí-phách kiên-cường, lòng quả-cảm, tài thao- lược, trí thông-minh và sức mạnh phi-thường của con người Việt-Nam.

Bình-Định là nơi hội-tụ, kế-thừa và phát-triển cao độ những giá-trị đích-thực và tinh-hoa độc-đáo của nền Võ-Học chân-truyền của các dân-tộc Việt Nam, mà đỉnh cao chói-lọi như ánh hào-quang rực sáng kể từ khi có phong-trào khởi nghĩa Tây-Sơn (những năm giữa thế kỷ XVIII) do người anh-hùng áo vải cờ đào Nguyễn-Huệ – Quang Trung khởi xướng và lãnh-đạo.

Địa-danh Bình-Định – Tây Sơn dược gắn kết từ đây và sẽ mãi mãi thấm sâu vào tâm-huyết, tạo nên cốt-cách của con người Bình-Định.

Theo dòng lịch-sử, Võ Cổ-Truyền Bình-Định đã cùng với đất nước đi suốt cuộc trường-chinh đầy gian-lao, thử-thách nhưng vô-cùng oanh-liệt, tự-hào và đã trải qua bao bước thăng-trầm, lúc thịnh, lúc suy. Nhưng dù ở bất cứ thời-kỳ nào, hoàn-cảnh nào cũng xuất-hiện nhiều anh-hùng, hào-kiệt, võ-tướng lừng danh, võ-sư, võ-sĩ nổi tiếng, nhiều người đã đi vào huyền-thoại như bản anh-hùng-ca bất-diệt và niềm tự-hào của người dân Bình-Định.

Từ thầy Trương-Văn-Hiến, thầy Đinh-Văn-Nhưng (tên thường gọi "ông Chảng") đến Thầy Võ-Văn-Doãn (tên đùa gọi "Chàng Lía"), đến ba anh em nhà Tây-Sơn : Nguyễn-Nhạc, Nguyễn-Hụê, Nguyễn-Lữ, đến Đại Đô-Đốc Võ-Văn-Dũng, và các danh-tướng Ngô-Văn-Sở, Bùi-Thị-Xuân, Trần-Quang-Diệu, Nguyễn-Văn-Tuyết, Đặng-Văn-Long... cũng như từ Tăng-Bạt-Hổ, Mai-Xuân-Thưởng đến Phạm-Tường, Trương-Đức-Giai, Trương-Đức-Lân, Trương-Trạch, Đinh-Cát, Hai Cụt, Nguyễn-Ngạc (Hương-Mục Ngạc), Bảy-Lụt, Bầu-Đê, Đinh-Hề (Hương-Kiểm Mỹ), Đoàn-Phong, Hồ-Nhu (tên quen gọi "Hồ-Ngạnh" mà hai thân-sinh là Hồ-Triêm & Lê-Thị Quỳnh-Hà), Bà Tám-Cảng, Bà Sáu-Sanh... là biết bao thế-hệ nối-tiếp nhau đã góp phần tạo nên truyền-thống “Miền Đất Võ”.

Cũng như về sau có Lâm-Hữu-Phong, Lâm-Đình-Thọ (Hương-Kiểm Lài), Xả-Nung, Hai-Hựu, Xả-Đàng Hà-Hân, và nhất là Khiển-Phạm, Khiển-Thi, Ba-Phong, LÊ-Hải, Phạm-Hiến, Phạm-Thi, đều thuộc Hệ-Phái Võ Trận của Sư-Tổ Phạm-Tường...

Bảo-Tồn và Chấn-Hưng :

Năm 1997, nhằm mục-đích bảo-tồn hữu-hiệu và chấn-hưng đúng-đắn di-sãn văn-hóa Võ-Thuật Cổ-Truyền và Võ-Trận của Tiền-Nhân, Võ-Sư TRỊNH Quang Thắng sáng-lập « Bộ-viện Võ-Trận Đại-Việt », hiện-tại gồm có ba Ban :

1.- Ban Nghiên-Cứu và Hoàn-Chỉnh Chánh-Tả các Bài Thiệu Võ của những bài Thảo Quyền và bài Thảo Binh-Khí trong Thập-Bát Ban Võ-Nghệ Việt-Nam ;

2.- Ban Giáo-Án Võ-Thuật Đại-Việt ;

3.- Ban Nghiên-Cứu và Phục-Chế theo Lịch-Sử Binh-Khí Khải-Giáp Trung-Cổ Đại-Việt.

Để thực-hiện sự tương-giao giữa Võ-Thuật và Lịch-Sử Đại-Việt, giáo-trình huấn-luyện gồm có bốn phần dựa theo «Luật Thi Võ-Cử Trung-Cổ Ðại-Việt» của Triều Nhà LÝ (1010-1225) và Triều Nhà TRẦN (1225-1413) :

Phần I : Võ-Thuật (武 術) ;

Phần II : Mã-Thuật (馬 術) ;

Phần III : Cung-Thuật (弓 術) ;

Phần IV : Phi-Giáp Tranh-Phong Thuật (披 甲 爭 鋒 術) ;

Copyright © 2004 - 2010 by ACFDV - All rights reserved.

http://www.binhdinh-salongcuong.org/VN_HISTORIQUE_Departement%20d%27Arts%20Martiaux%20Medievaux_NEW.html

No comments:

Post a Comment