Pages

Wednesday, May 5, 2010

SƠN TRUNG * THIỆN ÁC VÀ GIẢ CHÂN

*

THIỆN ÁC VÀ GIẢ CHÂN

Sơn Trung


Bản chất con người là thế nào?
Mạnh tử 孟子 trong sách Mạnh Tử ( chương Cáo Tử thượng ) sau được sách Tam Tự Kinh 三字经 trích dẫn đã bảo rằng : "nhân chi sơ tính bản thiện, tính tương cận tập tương viễn,cẩu bất giáo tính nãi thiên.人 之 初 性 本 善, 性 相 近 習 相 遠, 苟 不 教 性 乃 遷
Như vậy, Mạnh tử xác nhận ba điều:
-Tính con người ban đầu vốn tốt
-Tính sẽ thay đổi, tốt hay xấu, trình độ cao thấp khác nhau là do giáo dục.Giáo dục thì có nhiều môi trường: gia đình, học đường và bản thân.
-Nếu không có sự giáo dục thì con người sẽ biến đổi theo hướng xấu nghĩa là sa đọa, là tàn ác.

Cũng trong sách trên, Mạnh tử đã dẫn lời Cáo tử·告子 bảo con người vốn ác.
Pascal (1623-1662) thì nói rằng: "Con người không phải là thiên thần mà cũng không phải là thú vật"(L'homme n'est ni ange ni bête). Như vậy, triết gia này cho rằng con người có cái tốt cũng có cái xấu. Đây là một thuyết dung hòa giữa hai thuyết Mạnh Tử và Cáo Tử.

Tính có thiện có ác. Có người thiện, kẻ ác, có người nửa thiện nửa ác. Cũng có một cuộc tranh luận về tính. Tính có thay đổi không?
Một số triết gia Đông Tây kim cổ cho rằng tính vốn thay đổi.Heraclitus ( 535 – 475 BC) một triết gia Hy Lạp nói:"Không ai tắm hai lần trên một dòng sông”. (You can’t step twice into the same river, for fresh waters are ever flowing in upon you.) Và Bertrand Russel cũng quan niệm : "Mặt trời mới hằng ngày " (The sun is new every day.( History of Western Philosophy, London George Allen& Upwin- 1979, trang 63).

Khổng tử đã biên khảo kinh Dịch và trong Luận Ngữ, ngài đã phát biểu về sự biến dịch của vũ trụ:
"Thệ giả như tư phù.bất xả trú dạ!" 逝者如斯夫,不舍昼夜" (Trôi chảy mãi ư? Ngày đêm không nghỉ)!
Tuy nhiên, một số triết gia khác lại cho rằng bản tính con người không đổi.Cụ thể là Aesop (620-564 BC), một triết gia Hy Lạp đã bày tỏ quan điểm của ông qua truyện ngắn

"MÈO HÓA THÀNH CÔ GÁI"

Chư thần hội họp công đồng,
Bàn về bản tính ở trong muôn loài.
Mộc Tinh nói :" Tính đổi hoài,
Tính càng thay đổi khi đời đổi thay!"
Vệ Nữ nói:" Tính xưa nay,
Thủy chung duy nhất, không thay chút nào.
Mộc Tinh liền trổ tài cao,
Biến Mèo Đực thành cô đào xinh tươi.
Rồi cho gặp gỡ một trai,
Rồi làm đám cưới sống đời bên nhau.
Cuộc đời thay đổi rất mau,
Chú Mèo nay hóa nàng dâu dịu hiền.
Thế là tính đã biến thiên,
Nhưng thần Vệ Nữ không yên chút nào.
Thần bảo hãy đợi xem sao,
Thần bèn đem vào một chú Chuột con.
Cô gái nhảy tới liền vờn,
Liền cấu xé rồi ăn luôn tức thì!
Vệ Nữ liền cười hì hì,
Bản tính muôn vật chẳng biến di chút nào!
(Sơn Trung dịch)

Ở đây, chúng tôi không đi sâu vào tâm lý con người, chúng tôi chỉ nêu lên vài đặc tính của con người. Nói chung, con người là có xấu có tốt và có thay đổi nhiều hoặc ít. Nếu thế giới có thể chia ra hai loại người là nguời quốc gia và người cộng sản thì theo tôi người cộng sản thì gian ác nhất và nhiều thay đổi nhất!

Người cộng sản gian ác nhất nếu xét về lý thuyết và hành động:
+Về lý thuyết, các thuyết Phật, Khổng, Lão, Thiên Chúa giáo dạy người ta sống thiện, làm điều lành trong khi lý thuyết Marx dạy làm ác vì Marx chủ trương đấu tranh giai cấp, cấm tư hữu và bắt nhân dân lao động cưỡng bách, nghĩa là cộng sản cướp của, giết người, bắt nhân dân làm nô lệ cho chúng.
+Về lý thuyết, cộng sản hô hào tranh đấu cho giai cấp vô sản nhưng thực tế giai cấp vô sản và toàn dân bị bóc lột thậm tệ hơn thời quân chủ và tư bản, trong khi bọn cộng sản gồm những tên gian ác, nịnh hót thì tạo thành một giai cấp mới hưởng mọi thứ tiện nghi.

+Về thực tế: cộng sản giết người và bỏ tù nhân dân nhiều nhất trong lịch sử nhân loại.Tại Liên Xô, Trung quốc, Việt Nam, cộng sản đã sát hại các đồng chí của họ và giết hại hàng triệu nhân dân vô tội.
+Cộng sản huyênh hoang sẽ xây dựng một xã hội thịnh vượng và tự do gấp mười tư bản nhưng thực tế dân chúng nghèo đói và mất tự do hơn bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử.
+Về lý thuyết và thực tế, cộng sản luôn lừa bịp nhân dân trong nước và nhân dân thế giới. Điều này chứng tỏ Cộng sản gian ác , dối trá và thay đổi. Chủ nghĩa cộng sản luôn luôn thay đổi tùy theo cao hứng của người lãnh đạo. Lenin sửa lý thuyết của Marx, Stalin sửa Lenin, Mao sửa Marx, Đặng Tiểu Bình sửa Mao trong khi chúng vẫn huyên hoanh trung thành với chủ nghĩa Marx Lenin và vu khống những người khác là phản động, phong kiến, tay sai tư bản..

Trong thế giới quân chủ hay tư bản, có những con người có đạo đức, luôn giữ vững khí tiết theo tiêu chuẩn nho gia" Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Trong xã hội cộng sản, những ai không theo chúng, không tuân lệnh chúng thì sẽ bị giết, hoặc bị giam giữ lâu dài, mọi sự xấu tốt đều bị đảo lộn.

Cái ác, cái biến trá trong các chế độ khác là do cá nhân, còn trong chế độ cộng sản là phổ biến vì tất cả phải theo đường lối chủ trương từ Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh rồi đến Việt Bắc và sau này là Hà Nội. Cái lãnh đạo toàn cầu của Đệ tam quốc tế đã làm cho con người cộng sản trong thế giới mang cùng một thứ y phục, nói cùng một thứ ngôn ngữ và mang một bộ mặt hung ác và gian trá giống nhau, trong khi dân chúng thì mặt mũi ốm o, xanh xao và sợ hãi giống nhau. Đa số phải khuất phục và chịu đựng dưới gông xiềng cộng sản.



Có nhiều trường hợp đưa đến tình trạng man trá của con người trong chế độ cộng sản:

+Cộng sản man trá là để tuyên truyền và lừa dối nhân dân.Chủ nghĩa Marx là một sự tuyên truyền và lừa dối trắng trợn nhưng phải đến đầu thế kỷ 21, nhân loại mới phá vỡ bức tường Bá Linh mà thấu ngộ chân lý! Ông Hồ, Trường Chinh, Tố Hữu ca tụng Stalin, Mao, tình hữu nghị Hoa Việt nhưng sự thực là chúng bán tổ quốc Việt Nam cho đế quốc Trung Hoa. Trong khi những người cộng sản lên án Bảo Đại, Ngô Đình Diệm theo Pháp Mỹ thì họ cũng theo Nga Hoa, nhận lệnh từ Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh. . .

+Cộng sản tham tàn và gian ác là nhắm đến quyền lợi bản thân của chúng. Cộng sản tuyên bố đấu tranh cho vô sản nhưng thực tế là cho một thiểu số chóp bu đã trở thành tư sản đỏ, trở thành giai cấp thống trị trong khi dân chúng nghèo khổ.
+Cộng sản gian manh cho nên lúc nào cũng dối trá, ăn cắp, tham nhũng, miệng nói một đàng nhưng thực tế lại làm khác, hôm nay nói thế này, ngày mai nói thế khác, luôn luôn gian dối, man trá, lường gạt, hết trò này đến trò khác.Ông Hồ kêu gọi đoàn kết toàn dân, nhưng chính ông bán Phan Bội Châu, ông bắt tay với thực dân Pháp , giết hại các đảng viên Quốc Dân đảng, Đệ tứ quốc tế, và ký kết các hiệp định bán nước cho Trung Quốc để cầu thắng lợi.Ngoài ra ông Hồ còn muốn tô vẽ cho ông thành một vị thánh nên đã giết cô Xuân bịt miệng.Đó là những hành động của những con yêu râu xanh mà người cộng sản ngày nay vẫn lì lợm gọi là "tư tưởng và đạo đức Hồ Chí Minh"!

+Dân chúng phải xa lánh nhau, có khi con phải tố cha, vợ phải tố chồng vì ép buộc của cộng sản. Việc này trái luân thường, đạo lý và nền tảng của xã hội Á Đông. Điều này cũng bắt nguồn từ chủ nghĩa Marx trong tuyên ngôn đảng Cộng sản chủ trương phá hủy thượng tầng kiến trúc xã hội, phá hủy nhân sinh quan, triết lý, phong tục tập quán cũ và mọi tư tưởng khác với Marx. Trường hợp này khá phổ biến trong Cải Cách Ruộng Đất.

Chính sách đấu tố và cải cách ruộng đất phô bày tính chất dã man của cộng sản, đồng thời cũng vạch rõ mặt phản nước hại dân của cộng sản.

Trong "Mảnh Đất Lắm Người Nhiều Ma" (1990), Nguyễn Khắc Trường đã cho thấy cảnh đấu tố dã man, những người con theo cộng sản đã đấu tố cha mẹ mình là những nông dân vô tội. Nhân vật chính trong truyện là Vũ Đình Phúc, là một kẻ bất hiếu và bất nhân bất nghĩa, đã hăng hái đấu tố cha mẹ mình:

Cuộc đấu tố được tổ chức ở giữa sân nhà Vũ Đình Đại. Hai vợ chồng Đại và cùng mấy người con; tức những người em của Phúc chưa vợ chưa chồng, vẫn ở với bố mẹ, tất cả được lùa ra giữa sân như một đám hành khất, ngồi bệ xuống giữa vòng trong vòng ngoài dân làng. Vợ Phúc cầm cái liềm nhảy choi choi trước mặt những kẻ bóc lột, cái mỏ liềm cứ mổ trước mặt Vũ Đình Đại, vừa mổ vừa kể tội bọn chúng đã bóc lột, đè nén mình ra sao. . .Đến lượt mình, Phúc bước ra, mở đầu bằng câu hỏi:
-Địa chủ Đại, mày có biết tao là ai không?
Ông bố đã trả lời thế này:
-Dạ thưa tôi có biết ông, vì tôi đã trót đẻ ra ông!
Đồng chí Hùng Cường đang ngồi bàn chủ tọa phủ chiếc chăn hoa, liền đập bàn đánh rình, đứng dậy:
-Địa chủ Đại không được ăn nói xỏ xiên! Đây chính là bản chất ngoan cố của giai cấp bóc lột.
-Đả đảo tên địa chủ Vũ Đình Đại xỏ xiên! Một thanh niên cốt cán liền hét lên, thế là tất cả ầm ầm như vỡ chợ: -Đả đảo! Đả đảo! (25)


Cũng có lúc Nguyễn Chí Thiện được trả tự do. Ông quan sát xã hội và thực tả xã hội xung quanh ông. Nguyễn Chí Thiện tả một cảnh trong Cải cách ruộng đất, con tố cha, cha phải lạy lục, khóc lóc. Và khắp nơi trên thế giới không đâu có, chỉ Việt Nam, Trung Quốc là có cảnh này:
- Được nghe bà kể khổ,
Con thấy đời con thực là đáng chết!
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra
Con, thành phần địa chủ thối tha
Trước Nhân Dân, trước Đảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi dầu chịu tội!
Đó là lời một ông đồ ở ngoại thành Hà Nội
Trước đãu trường giăng giối với con
( Được nghe bà, 338)

Mọi người bị khủng bố, bị bắt buộc phải tố cáo người khác một cách vô tội vạ theo lệnh của cộng sản. Một sự kiện khác xảy ra đồng thời CCRĐ trong nhân dân là mọi người nghi ngờ nhau, xa lánh nhau. Cộng sản theo lệnh Nga Hoa đã phá hủy tình làng xóm, tiêu diệt chủ nghĩa dân tộc, thành thữ người ta đến đây hiểu rõ cộng sản là chủ nghĩa lật lọng lừa bịp. Ban đầu chúng dùng chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân tộc sau thì chúng lộ bộ mặt cộng sản. Bước thứ hai sau khi nắm quyền, cộng sản không phục vụ giai cấp vô sản, trái lại,chúng bóc lột thậm tệ giai cấp công nông. Chúng cướp đoạt tài sản nhân dân và tài sản quốc gia. Sau khi bỏ chính sách " bao cấp" nghĩa là chúng bỏ nhân dân chết đói và cho bọn thủ hạ toàn quyền bóc lột. Chúng chia nhau nhà cửa quốc gia và nhà cửa chúng cướp đoạt tư nhân trong chính sách hóa giá nghĩa là bán với giá rẻ mạt. Và cũng từ đây chúng công khai từ bỏ chủ nghĩa xã hội, nghĩa là nhà nước phủi tay với nhân dân,nhân dân phải đóng tiền học, và viện phí. . .Rõ ràng là từng bước, từng bước. công sản lộ bộ mặt gian ác, phản dân, hại nước.

Từ khi CCRĐ đưa vô sản lên cầm quyền, cộng sản đã dùng những kẻ ác và vô học, do đó sức tàn phá càng mạnh hơn. Con người cộng sản lộ nguyên hình ác thú, tồi tệ hơn trăm ngàn lần quân chủ và tư bản là những đối tượng mà cộng sản chỉ trích.

Trong "Tiểu Thuyết Vô Đề" , nhân vật ông Biền của Dương Thu Hương đã nhận định rằng viên chức cộng sản ngày nay tàn ác, xấu xa hơn các ông lý trưởng, chánh tổng ngày xưa:

Thời xưa, cứ mười người thì phải có bảy tám người là con nhà tử tế, có lễ nghĩa. Muốn làm bậy cũng còn sợ nhục. Bây giờ đa phần là bọn không học cương thường đạo lý. Họ học luân lý Mác Lê. Cướp vườn, cướp ruộng nhà người ta cũng là theo sách Mác Lê. Lột quần vợ người ta mà ngủ cũng là vì lợi ích của giai cấp đấu tranh (118).

Mặt khác. ta cũng thấy tệ trạng xã hội bây giờ trầm trọng gấp ngàn vạn lần ngày xưa. Ông Ngô Tất Tố được cộng sản ca tụng, tác phẩm Tắt Đèn của ông được đem dạy ở nhà trường XHCN để tố cáo xã hội thực dân phong kiến. Nhưng thực tế, một sự thật não lòng cho cái tâm địa gian manh và tàn ác của cộng sản là trong cuộc CCRD 1954, ông đã bị cộng sản đấu tố mà chết! So sánh với bây giờ, những điều ông viết trong Tắt Đèn trở thành vô nghĩa. Chị Dậu ngày xưa bán con, bán chó ,và phải đi ở đợ mà bây giờ thì cộng sản cướp nhà đất công khai, bán biển ,đất liền, bán nhân dân cho nên một số nhân dân Việt Nam trở thành chị Dậu ở Đài Loan, Đaị Hàn , thành gái mại dâm ở Thái Lan, Singapore. Tội nghiệp các cụ lý, cụ hương ngày xưa năm mười ông chỉ uống vài be rượu củ tỏi nhắm với một vài miếng thịt gà nhỏ hơn quân cờ còn bây giờ cộng sản ăn uống linh đình và chơi bời thỏa chí trên đồng tiền nhà nước có khi lên hàng chục, hàng trăm triệu mỗi đêm!

Trong tác phẩm trên, Nguyễn Khắc Trường đã nói lên tệ trạng ăn uống của cộng sản tại thành thị và thôn quê. Việc ăn uống đã trở thành phổ biến : Người có quyền thì tư túi chia chác nhau, động họp là động mâm (393).
Các đảng viên chỉ lo ăn nhậu, bỏ mặc lão Quềnh chết âm thầm, chẳng thèm đếm xỉa.
Một bữa cơm thường khi họp đảng ủy, khi họp hội đồng nhân dân, khi tiếp mấy anh điện cao thế là có thể chôn được mấy người như lão Quềnh một cách tươm tất ! (63)


Việt Nam trước 1975 đã chịu bao tai họa do cộng sản gây nên. Sau CCRĐ là đến Cải Cách Công Thương Nghiệp, Chỉnh Đốn Đảng và vụ Xét lại ở Liên Xô. Cộng sản chém giết, bỏ tù, gây ra những cuộc khủng bố khắp mọi nơi. Vũ Thư Hiên cho ta biết sống trong XHCN, con người muốn tồn tại phải quên nhân nghĩa và tình bè bạn, đồng chí, anh em, ngay cả tình cha con, mẹ con. Ông tường thuật nỗi đau khổ của ông trong "Đêm Giữa Ban Ngày" khi ông bị tuyệt thông:

Trên đường Nguyễn Du rẽ sang Trần Bình Trọng, tôi gặp Nguyên Hồng đi ngược chiều. Đang tư lự trên hè, nhác thấy tôi, anh giật mình đứng lại.Tôi xuống xe định đến bắt tay anh thì Nguyên Hồng hấp tấp lùi lại, bước tránh sang vệ cỏ. Đôi mắt anh bùi ngùi nhìn tôi. Rồi rất trịnh trọng, anh chắp tay xá tôi, xá dài theo kiểu người xưa,môi mấp máy nói gì không rõ. Tôi đứng lặng. Nguyên Hồng đùa hay thật ? Không,anh không đùa. Đành cúi đầu xá anh đáp lễ. Nguyên Hồng lẵng lặng đi cúi đầu.
Tôi nhìn theo tác giả Bỉ Vỏ. Anh đi không ngoảnh lại. Cuộc gặp gõ Nguyên Hồng để lại trong tôi cảm giác xót xa. Tôi không giận Nguyên Hồng. Tôi chỉ buồn thôi. Buồn lắm. Trong những ngày ấy, mọi người đều xử sự như thế, và xử sự như thế mới là khôn ngoan. (tr.46)

Tôi nghĩ rằng Nguyên Hồng cũng còn khá vì trong xã hội cộng sản, nhiều kẻ giả lân la thân mật với ta để dò xét mà báo cáo với chi bộ, hoặc thêu dệt mà báo cáo với công an để lập công lỉnh thưởng. Những tên Judas đó có mặt khắp mọi nơi, trong nhà tù, trường học, cơ quan và trại lính. Người ta sợ liên lụy mà phải xa lánh nhau. Hơn nữa, chính cộng sản còn bắt buộc con người phải xa lánh nhau trong các biện pháp bao vây kin h tế, hành chánh, chính trị và xã hội.

Triết gia Trần Đức Thảo lên tiếng đòi dân chủ tự do mà bị cộng sản đày ải. Vợ ông cũng như đa số những đôi tình nhân, vị hôn phu, hôn thê hoặc vợ chồng thời đó phải tạ từ mà đi vì sợ liên hệ. Bà đã đi theo viện sĩ Nguyễn Khắc Viện. Trần Đức Thảo rất Tây, ông xách va li cho vợ về nhà người bạn vàng Nguyễn Khắc Viện.

Tôi nghe một nhân vật Băc Hà kể lại chuyện này mà lòng bán tín, bán nghi bởi vì lúc bấy giờ không nghe ai kể chuyện đó. Sau này mới có một vài người nói xa nói gần chuyện này sau khi Trần Đức Thảo nằm xuống. Nhân chuyện này, tôi cũng xin nói rằng qua cơn mê, một số nhân vật Bắc Hà như Tô Hải là con người thành thực và can đảm. Họ đã tích cực theo cộng sản, phục vụ cộng sản một cách đắc lực, cũng có người thành thực đắc lực, cũng có người phải đóng vai nô bộc đắc lực như Hồ Dzếnh, Chế Lan Viên, Nguyễn Khải; hoặc là sau này họ giác ngộ mà nhận thấy chân tướng cộng sản như Trần Xuân Bách, Trần Độ, Nguyễn Kiến Giang, Trần Thư, . Trường hợp này rất nhiều.

Trong xã hội đó, kẻ cầm quyền mặc sức chém giết, bỏ tù vô tội vạ theo chính sách đại khủng bố và đại dã man "giết lầm hơn bỏ sót" truyền từ Stalin sang Trường Chinh. Trong khi đó, cán bộ, binh sĩ và nhân dân đều phải mang mặt nạ. Họ phải giấu tình cảm chân thật của mình nếu họ là là người hiền. Nếu là người ác, họ tăng gia tốc và cường độ tội ác để biểu dương sự trung thành và phục vụ tích cực của họ để được thăng chức tước và hưởng các điều kiện vật chất cao hơn.

Từ đây, con người XHCN phải đeo mặt nạ mà sống, phải diễn kịch mà tồn tại. Toàn là một hệ thống diễn viên sân khấu, một hạng đóng vai vua quan oai vệ, trí dũng song toàn, một hạng đóng vai thái giám, hầu cận chứng tỏ lòng trung thành tuyệt đối và nghệ thuật bợ đỡ thượng thừa. Marx, Lenin, Stalin, Mao, Hồ Chí Minh, Trường Chinh, Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi , Nguyễn Tuân cho đến các văn nghệ sĩ hàng dưới ai cũng đóng tuồng chỉ khác nhau là vai chủ và bộc. .
Vũ Thư Hiên cho biết trong cuộc học tập cải tạo, Nguyễn Đình Thi đã lên xỉ vả Văn Cao vì câu thơ " Trong giọt nước có cả trời xanh ", nhưng chửi xong, Nguyễn Đình Thi bước xuống, ôm Văn Cao nói : Văn hiểu cho mình. Cái thế mình phải thế. (tr. 416).


Trong đời sống văn nghệ cộng sản, các văn nghệ cộng sản phải tô hồng chuốt lục cho chế độ. Hiện thực XHCN là nối dối đúng như Nguyễn Văn Trấn đã nhận định trong "Viết Cho Mẹ và Quốc Hội ".
Hiện thực xã hội chủ nghĩa tức là con đường đi lên trong văn học, nghệ thuật. Nghĩa là văn nghệ chỉ được nói lên xã hội thiên đàng vô cùng đẹp, chưa có, chưa bị cướp, áp bức, bóc lột đang diễn ra trước mắt. Rất hiếm những bí thư, chủ nhiệm, thủ kho, cửa hàng tốt, phải nói hầu hết là ăn cắp, thi nhanh ăn cắp, nhưng văn học không được nói thật mà phải dựng lên toàn là những người lý tưởng (275).

Người thứ nhất mở của 18 tầng địa ngục chính là Hồ Dzếnh. Tác phẩm"Quyển Truyện Không Tên" (Thanh Văn, Hoa Kỳ, 1993, dày 103 trang), cho ta biết ông là một chiến sĩ, một nhà tư tưởng rất lớn của chúng ta. Ông đã viết về văn nghệ và xã hội cộng sản như sau:

Văn nghệ biến ra một ý nghĩa khác: ai cũng làm văn nghệ được. Hầu như làm văn không còn hẳn là việc cầm bút nữa: đi phát động một tiềm thức trong đời sống cần phải khua dậy, một phong trào cần phải cổ võ, gieo rắc một tư tưởng hợp thời, đó làm văn nghệ.Và tác phẩm của một cá nhân, tuy được mang tên mình, phải có xen vào công trình tập thể. Trong cái biển đại chúng, bản sắc của một cá nhân bị đánh tan ra thành bọt. Văn nghệ không nhận ai là thiên tài cũng nh? cõi đời không biết có người nào là xuất chúng. Một nhà văn như cha tôi không khác gì cô gái điếm: Cô gái chiều khách hàng, nhà văn chiều thời đại.Nhưng những đêm mái tranh mưa dột, ngọn đèn tỏ nhỏ tâm tình, nhà văn hay cô gái kia nghe não lòng trong cơn chua xót, không ngăn nổi những tiếng nức nở đưa về. Lý luận già dặn vì được nhào kỹ, chỉ như những đường roi quất lên tiếng khóc hồn hậu: tiếng khóc có im, nhưng nỗi đau còn mãi (31-32).

Chế Lan Viên đã thành thực bày tỏ nỗi lòng.Ông cũng như Hồ Dzếnh mang tâm trạng Thúy Kiếu trong thanh lâu:

Bánh vẽ

Chưa cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn,
Cầm lên nhấm nháp,
Chả là nếu anh từ chối
Chúng sẽ bảo anh phá rối
Đêm vui.
Bảo anh không còn có khả năng nhai
Và đưa anh từ nay ra khỏi tiệc.. .
Thế thì còn dịp đâu nhai thứ thiệt?
Rốt cuộc anh lại ngồi vào bàn
Như không có gì xảy ra hết
Và những người khác thấy anh ngồi
Họ cũng ngồi thôi
Nhai ngồm ngoàm. . .

Trừ đi
Sau này anh đọc thơ tôi thì phải nhớ
Có phải tôi viết đâu! Một nửa
Cái cần đưa vào thơ, tôi đã giết rồi!
Giết một tiếng đau
Giết một tiếng cười
Giết một kỷ niệm, giết một ước mơ Tôi giết cái cánh sắp bay
. . . trước khi tôi viết
Tôi giết bão ngoài khơi
cho được yên ổn trên bờ
Và giết luôn mặt trời lên trên biển
Giết mưa và giết cỏ mọc trong mưa luôn thể
Cho nên câu thơ tôi gầy còm như thế
Tôi viết bằng xương thôi, không có thịt của mình!
Và thơ này rơi đến tay anh
Anh bảo đấy là tôi không phải
Nhưng cũng chính là tôi.
Người có lỗi
Đã giết đi bao nhiêu cái
Có khi không có tội như mình. ..

Người thứ ba có lẽ là Nguyễn Khải.Trong tác phẩm cuối đời, "Đi tìm cái tôi đã mất". ông viết về xã hội và con người của ông:

Chính chúng tôi cũng tự chán mình. Tài đã kém lại bị bó chặt từ đầu tới chân, xoay tới xoay lui cũng chỉ có một vòng quay, ú ớ một cách nói, càng viết càng nhảm cũng là phải.

Một nền văn nghệ phải phục vụ chính trị (mà chính trị thì sớm nắng chiều mưa) là đã mất một nửa tự do rồi, lại phải phục chính trị theo nghĩa các chủ trương, chính sách của từng thời kỳ thì còn gì là tự do nữa.

Một xã hội mà công dân không được quyền sống thật, nói thật, nhà văn cũng không được quyền bộc bạch tâm sự riêng tư của mình trên trang giấy là một xã hội không có chân móng.

Một nhân vật thứ tư rất đáng cho chúng ta chú ý. Đó là Tố Hữu. Ông là một trong những nhân vật hàng đầu của chế độ, nắm đầu óc chế độ tức ban Văn giáo trung ương sau nhảy lên làm Phó Thủ tướng đặc trách kinh tế. Ông cũng là một trong những tay đồ tể lăn xã vào làm thịt nhóm Nhân Văn Giai Phẩm. Nhờ công lao này mà sau đó ông và Trần Độ lên cao như diều gặp gió.

Theo Hoàng Tiến, Tố Hữu ganh tài với nhóm Nhân Văn, Giai Phẩm nên triệt hạ họ để cho văn học Việt Nam chỉ có ông và Hồ Chí Minh tồn tại. Cũng trong tài liệu này, ông cho biết khi các văn nghệ sĩ được cởi trói năm 1989, có người hỏi Tố Hữu về Nhân Văn Giai Phẩm, ông đã nói:
À ! cái bọn ấy , thì bây giờ tôi rất tiếc, rất tiếc là ngay lúc đó tôi không diệt hết chúng nó đi!
( Hoàng Tiến. Nhìn lại vụ án Nhân Văn Giai Phẩm,tr.1-6/17 http://www.trungtamdukien.org/article.php?id_article=836>

Nhưng sau này khi rớt đài, tại sao ông lại khen ngợi những nhân vật do ông kết tội và bỏ tù? Ông muốn tố cáo ai? Hay ông thay đổi tư duy?Ông sám hối? Hay ông đang chơi trò gì? Phải chăng ông đánh lừa thế hệ sau để cho họ nghĩ rằng ông là bậc thánh, bàn tay của ông chưa bao giờ nhuộm máu? và miệng của ông chưa bao giờ ngậm máu?

Nhật Hoa Khanh đã ghi lại lời Tố Hữu trong tập " GẶP TỐ HỮU TẠI BIỆT THỰ 76 PHAN ĐÌNH PHÙNG" .
Tố Hữu nói về Nguyễn Hữu Đang:

“Suýt nữa tôi quên mất anh Nguyễn Hữu Đang, người được Bác Hồ trao cho nhiệm vụ trọng đại Trưởng ban Tổ chức Lễ Tuyên ngôn Độc lập mồng 2-9-1945. Anh Đang suốt đời trung thành với Bác Hồ và với lí tưởng Độc lập–Tự do của dân tộc. Anh Đang đóng góp nhiều cho cách mạng những đóng góp lặng lẽ. Anh Đang có nhiều hi sinh đáng quý. Những hi sinh ấy chính là tấm gương ngời sáng treo cao trước mắt chúng ta.

Ông khen Nguyễn Sáng
Tôi cũng muốn gợi lại vào lúc này hình ảnh họa sĩ tài hoa Nguyễn Sáng. Anh Sáng thành công ngay tại mặt trận Điện Biên Phủ, nhưng cũng thành công khi khắc họa vẻ đẹp cao sang của người phụ nữ thành thị Việt Nam. Nguyễn Sáng chỉ đi trên một con đường: vẽ con người Việt Nam chiến đấu vì Độc lập dân tộc và người phụ nữ Việt Nam mềm mại, thơm tho. Nguyễn Sáng đã thắng mọi cay cực về đời sống vật chất. Anh là tiếng gọi của tình yêu nghệ thuật.
Giờ phút này, tôi xin dâng lên Nguyễn Sáng một nén hương lòng.

Ông ca tụng ĐàoĐuy Anh:
Tôi sẽ thiếu sót rất nặng nếu không bày tỏ cảm nghĩ của mình về học giả lớn và nhà yêu nước Đào Duy Anh.
Từng là Tổng bí thư và sau đó, là một trong những người thuộc bộ phận tiên tiến của Tân Việt Cách mạng Đảng, Đào Duy Anh đã lặng lẽ và bền bỉ hiến dâng toàn bộ tài năng và nhiệt huyết của mình cho độc lập và tự do của dân tộc đến hơi thở cuối cùng.
Ông vuốt ve Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan:
Cuộc đời và văn nghiệp hai bậc trưởng lão Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan cần được nghiên cứu kĩ lưỡng gấp đôi, thận trọng gấp ba so với trước đây và hiện nay. Đống rác cũ, Hỗn canh hỗn cư và Nhớ gì ghi nấy của Cụ Hoan đều có giá trị hiện thực cao và trong hoàn cảnh xã hội hiện nay, càng trở nên có giá trị.

Ông đã đề cập đến một số nhà văn chủ chốt trong Nhân Văn Giai Phẩm:

Về cụ Phan Khôi, phải đánh giá lại. Không thể quên được hình ảnh gương mẫu và nồng nhiệt của cụ trong đội quân văn nghệ kháng chiến chống Pháp. Không thể bỏ qua được những kết quả của cụ trong việc đổi mới thơ Việt Nam trước khi xuất hiện phong trào Thơ Mới. Phan Khôi còn là một học giả về văn học Trung Quốc. Muốn hay không, cụ cũng đã có một vị trí xứng đáng trong lịch sử văn học nước ta thế kỷ 20.

Nhà văn Phùng Cung cũng cần được minh oan cùng với truyện ngắn Con ngựa già của chúa Trịnh. Cần lắm. Con ngựa già của chúa Trịnh chỉ là con ngựa già của chúa Trịnh mà thôi, không có ẩn ý gì xấu như bốn mươi năm trước đây một số người lầm tưởng.

Ngay từ nhưng năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, Phùng Cung đã được đồng nghiệp nhìn nhận như một cán bộ văn nghệ đầy nhựa sống, giàu đức tin và rất chân thành. Với những ưu điểm nổi bật ấy, suốt cuộc đời mình, anh đã đi cùng dân tộc, đi cùng cách mạng.

Hãy dành thời gian và công sức nghiên cứu thơ và kịch nói Đoàn Phú Tứ. Tác phẩm của anh Tứ là tiếng vang của trí tuệ trí thức Thăng Long Hà Nội trước cách mạng Tháng Tám.

Thêm một nhân vật tôi muốn nói: học giả Trương Tửu. Trương Tửu có năng lực đặc biệt về phê bình và lí luận văn học. Không thể tùy tiện quy kết anh là cơ hội, là tờ-rốt-kít. Đến bây giờ chúng ta đều rõ: anh sống thẳng thắn, sống lương thiện và hết lòng với các công trình nghiên cứu của mình. Cần khẳng định những đóng góp độc đáo của anh đối với phê bình và lí luận văn học.
Phải nêu thêm không ít trường hợp nữa.

Xuân thu nhã tập, tập thơ cao nhã viết vào hai mùa xuân thu. Hầu hết các tác giả Xuân thu nhã tập đều là những người có tài có đức và đều vững vàng sáng tạo trong lửa đạn hai cuộc chiến tranh cứu nước. Xuân thu nhã tập là một tác phẩm trong sáng về tư tưởng, một tác phẩm viết bằng những vần thơ sâu sắc và mới lạ, một tác phẩm phản ánh khát vọng giữ gìn cái hồn dân tộc vào thời kì tiền khởi nghĩa, vào những ngày tháng sắp sửa bùng nổ cách mạng Tháng Tám. Khó hiểu không phải là khuyết điểm của tập thơ. Khó hiểu không đồng nghĩa với bí hiểm. Khó hiểu đồng nghĩa với tắc tị. Phê bình Xuân thu nhã tập khó hiểu, bí hiểm, tắc tị, yếu đuối, đó là sự phê bình sai lầm, thiếu một cái nhìn lịch sử và thận trọng. Chính đồng chí Trường Chinh có lần nói với tôi: Xuân thu nhã tập chủ yếu hướng về cội nguồn dân tộc, không lai căng, tắc tị, hấp hối, chuẩn bị vào nhà xác như một vài người nào đó đã nhận xét. . .

Một trường hợp khác rất đặc biết, đó là trường hợp Chu Dung Cơ, Thủ tướng Trung Quốc.Ông sinh ngày 1 tháng 10 năm 1928 tại Trường Sa, Hồ Nam, Trung Quốc. Từ năm 1947 đến năm 1951 học khoa cơ điện trường Đại học Thanh Hoa (Bắc Kinh). Đến năm thứ 3, Chu Dung Cơ giữ chức Chủ tịch hội sinh viên đỏ của trường. Tháng 10 năm 1949, ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Sau đó ông gặp nhiều thăng trầm trong thời đại cách mạng vô văn hóa của Mao. Ngày 1 tháng 1 năm 1987 ông trúng cử làm ủy viên dự khuyết Ban chấp hành Trung ương Đảng. Giữ chức phó Bí thư Thượng Hải. Tháng 8 năm 1988 trúng cử chức Thị trưởng Thượng Hải.

Tháng 8 năm 1989 ông kiêm nhiệm chức Bí thư thành ủy Thượng Hải. Ngày 8 tháng 4 năm 1991, tại kỳ họp thứ 4 Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc khóa 7, ông được bầu giữ chức Phó Thủ tướng Quốc vụ viện.Ngày 2 tháng 7 năm 1993 kiêm chức Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc. Tháng 3 năm 1998 trở thành Thủ tướng Trung Quốc. Ông giữ chức này cho tới tháng 3 năm 2003.

Sau khi nghỉ hưu, Ông không tham gia chính trị và đã có bài tổng kết về "Hiểu đời" như sau được rất nhiều người khen ngợi. Bài ấy như sau:

Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái.

Qua một ngày mất một ngày
Qua một ngày vui một ngày
Vui một ngày lãi một ngày

Hạnh phúc do mình tạo ra. Vui sướng là mục tiêu cuối cùng của đời người, niềm vui ẩn chứa trong những sự việc vụn vặt nhất trong đời sống, mình phải tự tìm lấy. Hạnh phúc là cảm giác, cảm nhận, điều quan trọng là ở tâm trạng.

Tiền không phải là tất cả nhưng không phải không là gì. Đừng quá coi trọng đồng tiền, càng không nên quá so đo, nếu hiểu ra thì sẽ thấy nó là thứ ngoại thân, khi ra đời chẳng mang đến, khi chết chẳng mang đi. Nếu có người cần giúp, rộng lòng mở hầu bao, đó là một niềm vui lớn. Nếu dùng tiền mua được sức khỏe và niềm vui thì tại sao không bỏ ra mà mua? Nếu dùng tiền mà mua được sự an nhàn tự tại thì đáng lắm chứ! Người khôn biết kiếm tiền biết tiêu tiền. Làm chủ đồng tiền, đừng làm tôi tớ cho nó.

“Quãng đời còn lại càng ngắn thì càng phải làm cho nó phong phú”. Người già phải thay đổi quan niệm cũ kỹ đi, hãy chia tay với “ông sư khổ hạnh”, hãy làm “con chim bay lượn”. Cần ăn thì ăn, cần mặc thì mặc,cần chơi thì chơi, luôn luôn nâng cao chất lượng cuộc sống, hưởng thụ những thành quả công nghệ cao, đó mới là ý nghĩa sống của tuổi già.

Tiền bạc là của con, địa vị là tạm thời, vẻ vang là quá khứ, sức khỏe là của mình.
Cha mẹ yêu con là vô hạn; con yêu cha mẹ là có hạn.
Con ốm cha mẹ buồn lo; cha mẹ ốm con nhòm một chút hỏi vài câu là thấy đủ rồi.
Con tiêu tiền cha mẹ thoải mái; cha mẹ tiêu tiền con chẳng dễ.
Nhà cha mẹ là nhà con; nhà con không phải là nhà cha mẹ.
Khác nhau là thế, người hiểu đời coi việc lo liệu cho con là nghĩa vụ, là niềm vui, không mong báo đáp.
Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.

Ốm đau trông cậy ai? Trông cậy con ư? Nếu ốm dai dẳng chẳng có đứa con có hiếu nào ở bên giường đâu (cửu bệnh sàng tiền vô hiếu tử). Trông vào bạn đời ư? Người ta lo cho bản thân còn chưa xong, có muốn đỡ đần cũng không làm nổi.
Trông cậy vào đồng tiền ư? Chỉ còn cách ấy.

Cái được, người ta chẳng hay để ý; cái không được thì nghĩ nó to lắm, nó đẹp lắm. Thực ra sự sung sướng và hạnh phúc trong cuộc đời tùy thuộc vào sự thưởng thức nó ra sao. Người hiểu đời rất quý trọng và biết thưởng thức những gì mình đã có, và không ngừng phát hiện thêm ý nghĩa của nó, làm cho cuộc sống vui hơn, giàu ý nghĩa hơn.
Cần có tấm lòng rộng mở, yêu cuộc sống và thưởng thức cuộc sống, trông lên chẳng bằng ai, trông xuống chẳng ai bằng mình (tỷ thượng bất túc tỷ hạ hữu dư), biết đủ thì lúc nào cũng vui (tri túc thường lạc).

Tập cho mình nhiều đam mê, vui với chúng không biết mệt, tự tìm niềm vui.
Tốt bụng với mọi người, vui vì làm việc thiện, lấy việc giúp người làm niềm vui.

Con người ta vốn chẳng phân biệt giàu nghèo sang hèn, tận tâm vì công việc là coi như có cống hiến, có thể yên lòng, không hổ thẹn với lương tâm là được. Huống hồ nghĩ ra, ai cũng thế cả, cuối cùng là trở về với tự nhiên. Thực ra ghế cao chẳng bằng tuổi thọ cao, tuổi thọ cao chẳng bằng niềm vui thanh cao.

Quá nửa đời người dành khá nhiều cho sự nghiệp, cho gia đình, cho con cái, bây giờ thời gian còn lại chẳng bao nhiêu nên dành cho mình, quan tâm bản thân, sống thế nào cho vui thì sống, việc nào muốn thì làm, ai nói sao mặc kệ vì mình đâu phải sống vì ý thích hay không thích của người khác, nên sống thật với mình.
Sống ở trên đời không thể nào vạn sự như ý, có khiếm khuyết là lẽ thường tình ở đời, nếu cứ chăm chăm cầu toàn thì sẽ bị cái cầu toàn làm cho khổ sở. Chẳng thà thản nhiên đối mặt với hiện thực, thế nào cũng xong.

Tuổi già tâm không già, thế là già mà không già; Tuổi không già tâm già, thế là không già mà già. Nhưng xử lý một vấn đề thì nên nghe già.
Sống phải năng hoạt động nhưng đừng quá mức. Ăn uống quá thanh đạm thì không đủ chất bổ; quá nhiều thịt cá thì không hấp thụ được. Quá nhàn rỗi thì buồn tẻ; quá ồn áo thì khó chịu…. Mọi thứ đều nên “vừa phải”.

Người ngu gây bệnh (hút thuốc, say rượu, tham ăn tham uống….)
Người dốt chờ bệnh (ốm đau mới đi khám chữa bệnh)
Người khôn phòng bệnh , chăm sóc bản thân, chăm sóc cuộc sống.

Khát mới uống, đói mới ăn, mệt mới nghỉ, thèm ngủ mới ngủ, ốm mới khám chữa bệnh…. Tất cả đều là muộn.
Chất lượng cuộc sống của người già cao hay thấp chủ yếu tùy thuộc vào cách tư duy, tư duy hướng lợi là bất cứ việc gì đều xét theo yếu tố có lợi, dùng tư duy hướng lợi để thiết kế cuộc sống tuổi già sẽ làm cho tuổi già đầy sức sống và sự tự tin, cuộc sống có hương vị; tư duy hướng hại là tư duy tiêu cực, sống qua ngày với tâm lý bi quan, sống như vậy sẽ chóng già chóng chết.

Chơi là một trong những nhu cầu cơ bản của tuổi già, hãy dùng trái tim con trẻ để tìm cho mình một trò chơi ưa thích nhất, trong khi chơi hãy thể nghiệm niềm vui chiến thắng, thua không cay, chơi là đùa. Về tâm và sinh lý, người già cũng cần kích thích và hưng phấn để tạo ra một tuần hoàn lành mạnh.
“Hoàn toàn khỏe mạnh”, đó là nói thân thể khỏe mạnh, tâm lý khỏe mạnh và đạo đức khỏe mạnh. Tâm lý khỏe mạnh là biết chịu đựng, biết tự chủ, biết giao thiệp; đạo đức khỏe mạnh là có tình thương yêu, sẵn lòng giúp người, có lòng khoan dung, người chăm làm điều thiện sẽ sống lâu.

Con người là con người xã hội, không thể sống biệt lập, bưng tai bịt mắt, nên chủ động tham gia hoạt động công ích, hoàn thiện bản thân trong hoạt động xã hội, thể hiện giá trị của mình, đó là cuộc sống lành mạnh.

Cuộc sống tuổi già nên đa tầng đa nguyên, nhiều màu sắc, có một hai bạn tốt thì chưa đủ, nên có cả một nhóm bạn già, tình bạn làm đẹp thêm cuộc sống tuổi già, làm cho cuộc sống của bạn nhiều hương vị, nhiều màu sắc.
Con người ta chịu đựng, hóa giải và xua tan nỗi đau đều chỉ có thể dựa vào chính mình. Thời gian là vị thầy thuốc giỏi nhất. Quan trọng là khi đau buồn bạn chọn cách sống thế nào.

Tại sao khi về già người ta hay hoài cựu (hay nhớ chuyện xa xưa)? Đến những năm cuối đời, người ta đã đi đến cuối con đường sự nghiệp, vinh quang xưa kia đã trở thành mây khói xa vời, đã đứng ở sân cuối, tâm linh cần trong lành, tinh thần cần thăng hoa, người ta muốn tim lại những tình cảm chân thành. Về lại chốn xưa, gặp lại người thân, cùng nhắc lại những ước mơ thuở nhỏ, cùng bạn học nhớ lại bao chuyện vui thời trai trẻ, có như vậy mới tìm lại được cảm giác của một thời đầy sức sống. Quý trọng và được đắm mình trong những tình cảm chân thành là một niềm vui lớn của tuổi già

Nếu bạn đã cố hết sức mà vẫn không thay đổi tình trạng không hài lòng thì mặc kệ nó! Đó cũng là một sự giải thoát. Chẳng việc gì cố mà được, quả ngắt vội không bao giờ ngọt.

Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn./.
Đọc bài trên, tôi có chút ngạc nhiên. Xuân Diệu, Hồ Dzếnh, Chế Lan Viên, Nguyễn Bính, Nguyễn Khải . . . là những nhà văn, là những văn nô bắt buộc phải theo lệnh cộng sản, và phải cúi đầu thật thấp. Chu Dung Cơ thì khác. Ông là thủ tướng, oai quyền nhất nước. Ông là đảng viên cộng sản, đã hơn nửa đời cướp của giết người theo chủ nghĩa Marx. Thế sao ông không viết theo Marx? Phải chăng ông cũng như Tố Hữu muốn viết những lời theo giọng Lão Trang để đánh lừa dư luận? Ông cũng như Tố Hữu một đời theo cộng sản đã làm mọi điếu ác để leo lên danh vọng cao nhất thế mà cuối đời lại giả giọng điệu bác ái từ bi? Ông quay một lúc 360 độ không biết ông có chóng mặt không?

Ông viết:"Tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già. Chẳng dám nói hiểu hết mọi lẽ nhân sinh nhưng chỉ có hiểu đời thì mới sống thanh thản, sống thoải mái."
Cách đây nửa thế kỷ những sách Khổng tử, Lão Trang bị cấm , và những lời như vậy sẽ bị phê bình là lạc hậu phong kiến, bi quan, yếm thế. . .sống ích kỷ, tư tưởng phản động"
" Những ý tưởng như "Sinh lão bệnh tử là quy luật ở đời, không chống lại được. Khi thần chết gọi thì thanh thản mà đi. Cốt sao sống ngay thẳng không hổ thẹn với lương tâm và cuối cùng đặt cho mình một dấu châm hết thật tròn." bị kết tội là duy tâm thần bí!

Nguyễn Khải nhận định rất đúng về đảng và con người cộng sản:

Cái buồn cười là cái trái nghịch trong cùng một người, kẻ vô luân nói chuyện đạo đức, tên ăn cắp dạy dỗ phải bảo vệ của công, người hống hách lại là tên nịnh bợ bậc nhất. Nếu tán rộng ra thì còn vô vàn chuyện buồn cười mà ta bắt gặp ở mọi nơi, trong mọi thời gian của cuộc sống. Anh dốt thường làm ra vẻ thông thái, thằng nhát rất thích xuất hiện như người anh hùng, một chính khách đầu óc rỗng tuếch luôn tỏ ra uyên bác bằng những lời nói vô nghĩa. Nếu những người đó có được một chút hài hước, có khả năng tự ngắm mình trong khi diễn trò thì họ sẽ biết cách tự kiềm chế trong một giới hạn nào đó.

Thật vậy, thời buổi này loạn mất. Một tên cộng sản như Chu Dong Cơ mà lại làm ra vẻ thanh cao, thoát tục ư? Tôi lại nghĩ đến Tố Hữu về sự được thua , thiện ác và giả thật:

Anh bộ đội mua đồng hồ
Có anh bộ đội mua đồng hồ
Thiệt giả không rành anh cứ lo.
Đành hỏi cô hàng, cô tủm tỉm,
Giả mà như thiệt khó chi mô!
(Phùng Quán. BA PHÚT SỰ THẬT * II, Xông đất nhà thơ Tố Hữu)

Ôi! Đa số con người trong XHCN đều mang hai ba mặt nạ, đều xài bạc giả và làm hàng giả. Làm giả không khó nhưng cái khó cho dân chúng hiền lành là làm sao phân biệt thiện ác, chân giả trong thế giới đảo điên do cộng sản khuấy động lên những đám cát bụi và mây mù?



*


No comments:

Post a Comment