Pages

Wednesday, June 30, 2010

RFI * G20 TẠI TORONTO

*
*
G20 Toronto : Một Hội nghị Thượng đỉnh mờ nhạt

G8/G20 Toronto - Canada
G8/G20 Toronto - Canada
Reuters
Đức Tâm

Cần phải thúc đẩy tăng trưởng để củng cố tiến trình phục hồi kinh tế sau khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng mỗi quốc gia tự lựa chọn phương thức tiến hành. Đó là bản tổng kết Hội nghị Thượng đỉnh G20 họp tại Toronto trong hai ngày 26 và 27/06.

Còn dự án đánh thuế đối với các ngân hàng, các nước tùy hoàn cảnh cụ thể mà quyết định. Nói một cách đơn giản hơn là trong hai ngày họp Hội nghị, nguyên thủ 20 quốc gia đại diện cho các nhóm nước giầu và đang trỗi dậy đã thảo luận, chỉ trích, phê phán nhau, để rồi cuối cùng đưa ra kết luận « mạnh ai người ấy làm ».

Giới quan sát đánh giá G20 Toronto là một Hội nghị Thượng đỉnh không có gì nổi bật. Đặc phái viên Murielle Paradon tường trình :

« Làm thế nào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế mà không làm tăng thêm các thâm hụt tài chính công, đó là nội dung cuộc thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Toronto. Cuối cùng, Hội nghị đã đưa ra được một thỏa hiệp chung. Thông cáo kết thúc Hội nghị ghi nhận : các biện pháp hỗ trợ tăng trưởng sẽ được tiếp tục tiến hành, đúng như mong muốn của Hoa Kỳ. Đồng thời, các nước phát triển cam kết từ nay đến 2013, giảm một nửa các thâm hụt tài chính công, điều này làm cho các nước châu Âu hài lòng.

Cộng đồng Việt Nam phản đối Nguyễn Tấn Dũng

Thế nhưng, có một điểm tinh tế là bản thông cáo lại lưu ý : cần phải tính tới tình hình cụ thể của từng nước. Ví dụ, Nhật Bản hiện đang nợ chồng chất, không buộc phải nhanh chóng giảm các thâm hụt này. Nói một cách khác, mỗi nước làm theo ý mình muốn.

Một ví dụ khác minh họa cho xu hướng nói trên : dự án đánh thuế ngân hàng mà Đức và Pháp rất thiết tha thì chỉ được nêu ra như là một trong những cách tiếp cận vấn đề để buộc các ngân hàng phải có ý thức trách nhiệm hơn, tránh xẩy ra những cuộc khủng hoảng tài chính khác.

Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy và thủ tướng Đức Angela Merkel đã không thành công trong việc áp đặt loại thuế này đối với các nước trong G20, nhưng cả hai vị lãnh đạo đều nói là trong mọi trường hợp, họ sẽ cho áp dụng loại thuế này ở trong nước.

Liên quan đến các nước đang trỗi dậy, G20 đã đề nghị phải có một sự điều chỉnh, cân bằng lại về nhu cầu trên thế giới và tỷ giá hối đoái cần phải linh hoạt hơn tại một số quốc gia đang trỗi dậy, ngụ ý nhắc nhở Trung Quốc. Ngày hôm qua (27/6), chính tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đề cập đến việc này. Cuối cùng, liên quan đến các nước nghèo, G20 chỉ nhắc lại là cần tôn trọng những cam kết viện trợ cho phát triển. Ý tưởng thiết lập một loại thuế đánh vào các giao dịch tài chính quốc tế để hỗ trợ phát triển, đã bị gạt bỏ.

Như vậy, Hội nghị tại Canada kết thúc mà không đưa ra được một quyết định quan trọng nào cả, nhưng như tổng thống Pháp Sarkozy đã tuyên bố, « không phải mỗi hội nghị thượng đỉnh đều là một sự kiện lịch sử ». Lãnh đạo một số nước thì cho rằng đây là một Hội nghị « chuyển tiếp » hướng tới Hội nghị Thượng đỉnh G20 sẽ được tổ chức vào tháng chín tại Seoul, Hàn Quốc ».

Theo nhận định của AFP, « lợi thế » của G20 là ra một thông cáo có nội dung đa dạng, đáp ứng các ưu tiên của tất cả các thành viên. Như vậy, lãnh đạo mỗi quốc gia, khi về nước, đều có thể nói rằng G20 là rất quan trọng và họ đã giành được thắng lợi tại Hội nghị. Tuy nhiên, chỉ còn năm tháng nữa thì lại có Hội nghị Thượng đỉnh G20 Seoul, Hàn Quốc, một khoảng thời gian quá ngắn để có được những đồng thuận trên các hồ sơ quan trọng vốn gây bất đồng tại Toronto


Cộng đồng Việt Nam trật tự phản đối Nguyễn Tấn Dũng

Ông Alan Alexandroff, thuộc đại học Toronto, cảnh báo là một khi khủng hoảng qua đi thì G20 càng khó đạt được đồng thuận chung.

http://www.viet.rfi.fr/tong-hop/20100628-g20-toronto-mot-hoi-nghi-thuong-dinh-mo-nhat


Bạo loạn bên ngoài hội nghị G20

Những phần tử quá khích trong đám đông biểu tình phản đối hội nghị thượng đỉnh G20 tại Canada hôm qua đã đốt xe cảnh sát và đập phá các cửa sổ.

Một số thanh niên Canada bạo động đốt xe cảnh sát tại Toronto vào ngày 26/6. Ảnh: AP.

AP cho biết, hoạt động phá hoại diễn ra cách nơi mà các nhà lãnh đạo đang ở và tham dự các cuộc họp của G20 vài tòa nhà. Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng cũng tham dự hội nghị, với tư cách chủ tịch ASEAN nhiệm kỳ 2010.

Những kẻ quá khích bịt mặt và sử dụng gậy, búa để phá phách nhiều nơi tại Toronto, kể cả trụ sở cảnh sát. Ít nhất ba xe cảnh sát đã bị đốt.

Lực lượng an ninh dùng khiên, dùi cui, hơi cay và bột ớt để ngăn cản đám đông tiến tới hàng rào an ninh xung quanh nơi tổ chức hội nghị. Một số người biểu tình ném chai xăng về phía cảnh sát. Lực lượng an ninh bắt hơn 150 người, đóng cửa một đường tàu điện ngầm và siêu thị lớn nhất thành phố.

Cộng đồng Việt Nam trong trật tự phản đối Nguyễn Tấn Dũng

"Chúng tôi chưa từng chứng kiến cảnh tượng phá hoại và bạo lực như thế này trên các đường phố ở Toronto", ông Bill Blair, cảnh sát trưởng thành phố Toronto, khẳng định.

http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2010/06/3BA1D696/

Hội nghị thượng đỉnh G20 - Khó thu hẹp bất đồng
Chủ nhật, 27/06/2010, 01:13 (GMT+7)

* Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tham dự

Ngày 26-6, Hội nghị thượng đỉnh nhóm 20 nước phát triển và đang nổi (G20) đã khai mạc tại Toronto (Canada), với trọng tâm đặc biệt sẽ thảo luận vấn đề phục hồi không đều và mong manh của kinh tế thế giới.

Các nhà lãnh đạo bàn thảo chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế, cắt giảm nợ công của chính phủ các nước, thảo luận và nhất trí về “một loạt những lựa chọn về chính sách” được chuẩn bị với sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) và các tổ chức quốc tế khác.

Theo nguồn tin chính thức có liên quan tới hoạt động chuẩn bị hội nghị, các nhà lãnh đạo G20 sẽ không nhất trí bất kỳ biện pháp mới nào, chỉ nhất trí một danh sách cải cách kinh tế được các nước G20 theo đuổi.

Các nhà lãnh đạo G20 tham dự hội nghị.

Hội nghị thượng đỉnh này diễn ra trong bối cảnh Mỹ và EU đang bất đồng về cách thức giải quyết khủng hoảng trong nước. Mỹ vẫn bảo vệ quan điểm, các nước EU nên duy trì phục hồi kinh tế, không nên cắt giảm chi tiêu quá mạnh và sớm rút các gói cứu trợ thì EU coi “thắt lưng buộc bụng” là biện pháp quan trọng nhằm ngăn chặn nợ công ngày càng lan rộng.

Trước thềm diễn ra hội nghị, Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geith

http://www.sggp.org.vn/thegioi/2010/6/229499/


Tuesday, June 29, 2010

RFA * CHỦ NGHĨA MÁC LÊ

*
Có nên từ bỏ “Chủ nghĩa Mác-Lê” hay không?
2010-04-02

Mới đây, thêm một đảng viên lên tiếng phản đối việc chính phủ Việt Nam tiếp tục sử dụng cụm từ “Chủ nghĩa Mác-Lênin” trong khi vận hành nền kinh tế đặc thù của chủ nghĩa Tư bản.

Photo courtesy of Wikipedia

Các Mác - Lê Nin



TS Đỗ Xuân Thọ, một đảng viên kỳ cựu và là người đưa ra ý kiến này cho rằng nếu không mạnh dạn từ bỏ học thuyết này thì nhà nước đang trực tiếp làm cho nội bộ Đảng phân hóa và tiếp tay với tình trạng tham nhũng hiện nay. Mặc Lâm có cuộc phỏng vấn đặc biệt với TS Thọ, để biết thêm những quan điểm của ông về vấn đề này.

Mặc Lâm: Thưa ông, chúng tôi được biết ông có một bài viết phân tích về việc nên từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin để thay vào đó là chủ nghĩa Dân Tộc, thưa sau khi bài viết được phổ biến thì ông có nhận được phản hồi nào từ phía chính quyền hay không ạ?

TS Đỗ Xuân Thọ: Tất cả các đồng chí trong Viện đều là những người đồng đội của tôi, kể cả những đồng chí đã cùng chiến đấu ở Quảng Trị cùng với tôi hồi xưa, mấy bác ở phường đến đây họ đều khuyên là phải ngừng lại bởi vì là có một số người đã đăng trên mạng và có những lời bình luận không được hay lắm.

Thực ra là tôi tranh luận với các bác thì các bác hiểu rõ cái lập luận của tôi rồi cho nên tôi không trình bày một cách kỹ lưỡng, tôi bị một khuyết điểm là lẽ ra là có thể được bảo lưu ý kiến cho đến tận Ban chấp hành Trung ương, nhưng không được tung trên mạng. Họ phê bình cái chuyện đó.



Nếu mà Đảng không lấy chủ nghĩa Dân tộc làm nền tảng tư tưởng thì cái chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ bằm nát Đảng lại. Với những mũi nhọn tấn công từ phía ngoài, nó chỉ cần đánh vào cộng sản và đánh tham nhũng là tan Đảng rồi.

TS Đỗ Xuân Thọ


Mặc Lâm: Trước tinh thần đó thì ông có bảo lưu ý kiến của mình hay không?

TS Đỗ Xuân Thọ: Quan điểm của tôi rất là trong sáng. Tôi 56 tuổi rồi, tôi không có một ý định làm quan, làm chức gì cả. Bố tôi cũng là người nuôi các đồng chí Trường Chinh, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Quốc Việt, rồi nói chung là tôi không nhờ vả, không cậy thần cậy thế gì cả. Tôi đi bộ đội về rồi tôi phục viên, tôi vào đại học rồi cố gắng học lên tiến sĩ. Nói chung là tất cả mọi cái tôi đều hết sức cố gắng nhưng mà một cái điều không thể nào rứt ra được là lúc nào tôi cũng nghĩ về đất nước.

Mặc Lâm: Ông vừa nói là rất quan tâm về đất nước, ông có thể cho biết cụ thể hơn những quan tâm đó là gì ạ?

TS Đỗ Xuân Thọ: Tôi nghĩ đến vấn đề đất nước hàng chục năm nay rồi. Cái lần Đại hội đảng lần thứ 10 tôi cũng đã viết một bức thư lên Ban chấp hành Trung ương Đảng là hãy loại bỏ tính giai cấp ra khỏi nội hàm khái niệm đảng, mà thay vào đó là tính Dân Tộc, và cũng đổi tên đảng là Đảng Lao động Việt Nam, nhưng mà đảng nghe có một nửa thôi, họ đã phải chỉnh lại, tất nhiên không phải chỉ có mình tôi.

Họ phải chỉnh lại cái điều lệ đảng là: Đảng CSVN là đội quân tiên phong của dân tộc Việt Nam, của giai cấp công nhân Việt Nam, đồng thời họ phải nèo vào một câu như thế. Hồi đầu tiên thì tôi uất ức, cái thời sống ở thời bao cấp ghê gớm, chẳng hạn như là những cái người mà về sau này tôi nghĩ ngay cả Khrushev, Honecker ở Đức, rất nhiều người còn lầm tưởng đấy là cái chủ nghĩa tuyệt vời nhất có thể xây dựng được một cái xã hội tốt đẹp, cho nên họ mới làm như thế.



Đúng là cũng đáng trách thật nhưng mà tôi không thù hận gì nữa, nhưng bây giờ tôi có thể bỏ qua và thông cảm được.

Quan điểm của tôi, nếu mà Đảng không lấy chủ nghĩa dân tộc làm nền tảng tư tưởng thì cái chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ bằm nát Đảng lại. Với những mũi nhọn tấn công từ phía ngoài, nó chỉ cần đánh vào cộng sản và đánh tham nhũng là chết rồi, là tan Đảng rồi.

Tôi là người không chủ trương đa đảng, vì đa đảng lúc này là nội chiến ngay, tôi nghĩ là như thế.

Chuyện nội bộ Đảng

Dung-Triet-Manh-afp-250.jpg
Bộ ba lãnh đạo VN, các ông Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Minh Triết, Nông Ðức Mạnh (từ trái sang) tại phiên họp Quốc hội hôm 20-5-2009 ở Hà Nội. AFP photo
Mặc Lâm: Ông từng cho rằng chính chủ nghĩa Mác-Lênin đã làm mất tình đoàn kết trong nội bộ Đảng, ông có thể giải thích thêm được hay không ạ?

TS Đỗ Xuân Thọ: Mất đoàn kết là như thế này: Thực chất công cuộc đổi mới là chúng ta dám phá bỏ những luận điểm cơ bản nhất của chủ nghĩa Mác-Lênin, đó là đấu tranh giai cấp, toàn bộ Mác là muốn giai cấp công nông là người đào mồ chôn chủ nghĩa tư bản, thì cái đó là chúng ta phản bội lại chủ nghĩa Mác-Lênin trong cái thời đổi mới này, cho nên mới được như ngày hôm nay.

Thế thì cái công cuộc đổi mới đang được tiến hành, tức là chúng ta càng phát triển cái nền kinh tế nói là kinh tế xã hội chủ nghĩa nhưng mà thực chất là kinh tế tư bản chủ nghĩa, có nghĩa là càng đổi mới thì càng phá bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, thế mà cái chủ nghĩa Mác-Lênin vẫn được ghi vào điều lệ là nền tảng tư tưởng, vì thế cho nên là có một cái mâu thuẫn đảng bị chia ra làm ít nhất là có hai phe: phe thứ nhất bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin, phe thứ hai là không quan tâm đến sự thắng thua của chủ nghĩa Mác-Lênin mà tất cả vì dân giàu nước mạnh, tất cả vì dân tộc và ái quyền lợi kinh tế nữa chứ.

Và ngoài ra nó còn bị thọc từ bên ngoài vào bởi những cái bọn phản động sẽ tấn công vào những cái thứ mà chúng ta đang làm trái chủ nghĩa Mác-Lênin. Chúng nó đang hô hào công nông kiện cáo đấu tranh, chúng nó làm đúng chủ nghĩa Mác-Lênin đấy. Chúng nó làm như thế coi như là trong đảng bị phân rã ngay. Tôi có thể khẳng định là ngay trong Bộ Chính Trị đã có sự phân rã nếu như chúng ta còn giữ chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng. Chủ nghĩa Mác-Lênin này nó làm cho chúng ta nhầm lẫn giữa ý thức hệ và dân tộc, ý thức dân tộc và ý thức hệ tư tưởng.

<!-- Tôi có thể khẳng định là ngay trong Bộ Chính Trị đã có sự phân rã nếu như chúng ta còn giữ chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.

TS Đỗ Xuân Thọ


Mặc Lâm: Vừa mới đây Tổng bí thư Nông Đức Mạnh tuyên bố là Việt Nam tiếp tục tiến theo con đường phát triển lên chủ nghĩa xã hội trong đó mô hình kinh tế thị trường vẫn theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Vậy đề nghị của ông sẽ đi ngược lại với lời tuyên bố này hay sao ạ?

TS Đỗ Xuân Thọ: Tôi nghĩ là cái khẩu hiệu "xã hội chủ nghĩa" nó rất mù mờ. Tôi là một trong những người đưa ra đầu tiên cái khẩu hiệu là "tất cả vì dân giàu nước mạnh", về sau này họ mới thêm là "xã hội công bằng, dân chủ văn minh". Đấy là mục tiêu của dân tộc ta, chứ còn tôi không tán thành cái mục tiêu "xã hội chủ nghĩa". Tất nhiên là tôi sẽ bảo lưu ý kiến đến Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Thực chất khi mà Đảng hỏi ý kiến thì tôi sẽ phát biểu ý kiến đó lại một lần nữa, và nếu mà có thể đối thoại được với TBT Nông Đức Mạnh thì tôi cũng sẽ nói như nói với anh vậy thôi. Tuy nhiên, tôi là một đảng viên cho nên khi mà ý kiến của tôi vẫn chưa được tán thành thì tôi vẫn chấp hành tuyệt đối những nghị quyết của Đảng.

Tôi chỉ quan tâm đến sự hùng mạnh của dân tộc Việt Nam, chứ nếu mà theo chủ nghĩa Mác-Lênin thì là còn phải quan tâm đến cả giai cấp công nông và Mỹ, Pháp nữa cơ, lo cho họ thất nghiệp. Nói thật với anh là tôi chỉ lo cho dân tộc Việt Nam.

Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.

Trên đây là cuộc phỏng vấn TS Đỗ Xuân Thọ về một số ý kiến của ông có liên quan đến vấn đề từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lê. Chúng tôi xin nhắc lại ý kiến của TS Thọ không nhất thiết phản ảnh quan điểm của Đài Á Châu Tụ Do, xin cám ơn quý vị.

Theo dòng thời sự:

In bản tin này Email bản tin này

http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/One-more-party-member-raise-his-voice-against-Leninism-Mlam-04022010140625.html

*

RFA * PHIM HỒ CHÍ MINH *

*

Phim “Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại”
2010-06-28

Ngày 27/6, tại Tiểu bang Virginia - Hoa Kỳ, bộ phim tiếng Anh: “Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại” vừa chính thức ra mắt. Tạp chí Câu chuyện hàng tuần kỳ này xin gửi tới quý vị giới thiệu về bộ phim này.

Photo courtesy of saigonforsaigon.org

Hình bìa DVD phim “Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại".



Đối với rất nhiều người Việt ở trong nước, mỗi khi nói đến chủ tịch Hồ Chí Minh họ thường gọi ông bằng cái tên thân thương Bác Hồ. Trong con mắt họ, chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị anh hùng dân tộc, là niềm tự hào. Đã có rất nhiều bộ phim và sách được xuất bản trong và ngoài nước ca ngợi Hồ Chí Minh. Nhưng đồng thời cũng không hiếm sách và phim tài liệu đưa ra những khía cạnh khác về đời tư của ông, không dễ chấp nhận đối với nhiều người và đặc biệt là Đảng cộng sản Việt Nam. Một trong những bộ phim như thế vừa được ra mắt tại Hoa Kỳ vào trung tuần tháng 6 này. Đó là bộ phim tiếng Anh có tên Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại.

Viết mới kịch bản tiếng Anh

Chiều chủ nhật ngày 27 tháng 6, tại tiểu bangVirginia, phong trào quốc dân đòi trả tên Sài gòn cho Sài gòn đã chính thức ra mắt bộ phim tiếng Anh có tên Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại. Trước đó vào ngày 13 tháng 6, bộ phim cũng đã được chính thức ra mắt tại Houston, Texas.

Có khoảng 70 người đã đến tham dự buổi ra mắt bộ phim, phần lớn là cộng đồng người Việt tại vùng Washinton DC, chỉ có một số người nước ngoài.



Ông Jean Lacouture là một tác giả Pháp đã có nhiều tác phẩm về HCM cuối đời cũng phải nói là tôi bị đánh lừa và chúng ta cần phải viết lại lịch sử đó.

GS Nguyễn Ngọc Bích

Bộ phim có nội dung tư liệu cũng giống như bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh bằng tiếng Việt được ra mắt vào năm ngoái. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích, Chủ tịch nghị hội toàn quốc của Việt tại Hoa Kỳ, người viết kịch bản cho bộ phim tiếng Anh cho biết nguyên nhân những người sản xuất quyết định làm bộ phim này thay vì dịch nguyên bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh sang tiếng Anh như sau:

Nguyễn Ngọc Bích: Phong trào quốc dân đòi trả tên Sài gòn cho Sài gòn là phong trào đó nảy ra cái ý làm phim sau phim sự thật về Hồ Chí Minh. Cá nhân tôi không có thuộc vào phong trào, nhưng sau khi phim ra và người ta nói có nhu cầu cần có phim tiếng Anh về Hồ Chí Minh thì lúc bấy giờ tôi mới để ý và người ta nghĩ là tôi là người có khả năng viết kịch bản thẳng trong tiếng Anh thay vì dịch ra từ tiếng Việt vì bao giờ nó cũng gượng gạo và không những thế cái góc nhìn nó không thuyết phục bằng cách mà ta nhìn từ góc nhìn của người Tây phương.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích đưa ra một ví dụ đơn giản trong phim như việc ông Hồ Chí Minh có nhiều vợ, đối với người Việt nam thường cho là đạo đức giả, còn đối với người nước ngoài chuyện đó là hoàn toàn bình thường. Vì thế trong bộ phim này, những người làm phim khai thác sâu hơn về khía cạnh mất nhân tính của ông Hồ Chí Minh khi ông cho giết người đàn bà có tên Nông Thị Xuân đã chung sống với ông, và hai người phụ nữ khác đã biết chuyện này để bịt đầu mối.

Những người làm phim cho rằng đã đến lúc những người nước ngoài cần phải hiểu một cách chính xác và đầy đủ hơn về lịch sử Việt nam, thay vì chỉ dựa vào những thông tin ca ngợi một chiều ông Hồ Chí Minh. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích giải thích:

Nguyễn Ngọc Bích: Người nước ngoài là càng cần hơn nữa, vì bây giờ nước ngoài đang nuôi dưỡng một số gọi là huyền thoại về ông Hồ Chí Minh, lấy ngay cái quyển của ông Wiliam Duiker cách đây mấy năm có lẽ là cái tiểu sử dày nhất về ông Hồ Chí Minh trong bất cứ thứ tiếng nào, chúng ta đọc và chúng ta sẽ thấy rất nhiều huyền thoại đó vẫn được tiếp tục đưa ra. Thành ra ông Jean Lacouture là một tác giả pháp đã có nhiều tác phẩm về HCM cuối đời cũng phải nói là tôi bị đánh lừa và chúng ta cần phải viết lại lịch sử đó. Người nước ngoài cũng như người nước mình cũng cần phải biết cái lịch sử đúng như nó xảy ra. Tôi cho rằng lý do đó, giá trị của lịch sử là thế, vì thế nên chúng tôi nghĩ là chúng ta không có lật lại cái gì cả, chúng tôi chỉ bày ra những gì nó không đúng thì chúng tôi nêu nó ra thôi.

Huyền thoại và sự thật

Poster quảng cáo cho bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh. Photo   courtesy of saigonforsaigon.org
Poster quảng cáo cho bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh. Photo courtesy of saigonforsaigon.org

Bộ phim Hồ Chí Minh, Con người và Huyền thoại dài khoảng 70 phút được chia thành 14 phần. Mỗi phần là một phần lịch sử Việt nam gắn chặt với cuộc đời của ông Hồ Chí Minh, trong đó nói đến những huyền thoại về ông và những chứng minh lịch sử khác xa với các huyền thoại đó.

Những huyền thoại về Hồ Chí Minh như việc ông có thể sử dụng thành thạo tiếng Pháp, hay là tác giả của Nhật ký trong tù, được những người làm phim sử dụng các tư liệu lịch sử và các cuộc phỏng vấn của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh ngược lại. Sự thật về con người Hồ Chí Minh thánh thiện đã hy sinh cuộc sống riêng tư cho dân tộc cũng được những người làm phim đưa ra các dẫn chứng lịch sử cho thấy ông hoàn toàn không phải như vậy. Trong bộ phim người ta có thể thấy hình ảnh của ít nhất 3 người vợ cả chính thức lẫn không chính thức của ông Hồ Chí Minh là Tăng Tuyết Minh, người Trung Hoa, Nguyễn Thị Minh Khai, và Nông Thị Xuân. Trong đó người vợ cuối được cho là đã bị giết hại sau khi có con với ông Hồ Chí Minh và muốn trở thành vợ chính thức của ông.



Những sự kiện đau lòng trong lịch sử Việt Nam như cải cách ruộng đất những năm 1950s khiến hàng vạn người chết và cuộc tổng tấn công Tết Mậu thân năm 1968 với vụ thảm sát hàng ngàn dân thường ở Huế, cũng là các phần quan trọng của bộ phim. Theo các nhà nghiên cứu được phỏng vấn trong phim, ông Hồ Chí Minh lúc đó là Chủ tịch nước, phải hoàn toàn chịu trách nhiệm lịch sử về những vụ thảm sát này. Ông được so sánh không khác gì những tội phạm chiến tranh như Polpot ở Cambuchia hay Stalin ở Liên Xô trước đây.

Kết thúc bộ phim là những di sản mà Hồ Chí Minh đã để lại cho đất nước Việt nam, đó là sự độc quyền của Đảng cộng sản dẫn đến nạn tham nhũng tràn lan, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển kinh tế và xã hội.

Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết những người làm phim không có ý định đả phá Việt nam mà chỉ đơn thuần đưa ra các sự kiện lịch sử. Ông nói:



Bên cạnh thành quả kinh tế khá rõ ràng mà chúng tôi không phủ nhận thì cũng có những thứ bị phê phán không phải từ chúng tôi mà ngay từ trong nước, như bán đất, bán biển, bauxit, rừng.

GS Nguyễn Ngọc Bích

Nguyễn Ngọc Bích: Khi chúng tôi làm phim này chúng tôi không nhắm vào việc đả phá nhất là các thành tích về mặt kinh tế ở trong nước, nhưng mà ngược lại, bên cạnh thành quả kinh tế khá rõ ràng mà chúng tôi không phủ nhận thì cũng có những thứ bị phê phán không phải từ chúng tôi mà ngay từ trong nước, như bán đất, bán biển, bauxit, rừng.v.v… những chuyện đó đâu cần phải chúng tôi mới nói lên được. Nhưng nếu nói đó là di sản ông Hồ chí minh thì không đúng, bởi vì thực sự là con cháu ông ấy bây giờ làm chuyện đó, nhưng một số chuyện đã bắt đầu từ khi ông Hồ Chí Minh còn tại thế. Trong đó chúng ta phải thấy như các trường hợp nhân văn giai phẩm, cải cách ruộng đất, chỉnh huấn, học tập cải tạo, hay là nhượng cho Trung cộng đất, biển của đất nước.

Vì mục đích của bộ phim là nhằm hướng tới những khán giả người nước ngoài, giáo sư Nguyễn Ngọc Bích nói về mong muốn của những người làm phim khi phổ biến bộ phim này như sau:

Nguyễn Ngọc Bích: Chúng tôi nghĩ đễn vấn đề rộng hơn nhiều, tức là người quần chúng nói chung, nhất là những sinh viên học về Việt nam cần phải hiểu về Việt nam. Chứ bây giờ có khoảng 800 lớp ở đại học Mỹ dạy về chiến tranh Việt nam, thì tôi nghĩ là cái đó là một trong các nhóm người chính mà chúng tôi nhắm vào là đưa ra sự thật về đất nước mình thôi. Cái này chúng tôi cũng sẽ thực hiện, bây giờ nó mới có bằng tiếng Anh thôi thì chúng tôi sẽ tìm cách sẽ có ấn bản bằng tiếng Pháp, tiếng Đức, Nga, vân vân, đó là một chuyện.

Xem miễn phí

Linh mục Nguyễn Hữu Lễ trong một lần giới thiệu bộ phim sự thật về   Hồ Chí Minh trước đây. Photo courtesy of thoibao.com
Linh mục Nguyễn Hữu Lễ trong một lần giới thiệu bộ phim sự thật về Hồ Chí Minh trước đây. Photo courtesy of thoibao.com

Bộ phim hiện đã được tải lên youtube để có thể xem miễn phí. Ngoài ra, những người làm phim cũng dự định sẽ gửi tặng thư viện Quốc hội Hoa kỳ bộ phim này làm tư liệu. Cuối buổi ra mắt phim, linh mục Nguyễn Hữu Lễ, người sản xuất bộ phim đã ký các đĩa DVD để gửi tặng người đến dự với mong muốn bộ phim sẽ được phát tán rộng rãi cũng giống như bộ phim Sự thật về Hồ Chí Minh trước kia.

Bộ phim Hồ Chí Minh, con người và huyền thoại được hoàn thành trong vòng 1 năm và cũng gặp không ít khó khăn. Thứ nhất là về phương tiện, vốn đầu tư. Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Bích tiền làm phim chủ yếu là do đóng góp khoảng dưới 100.000 đô la, một con số thấp hơn rất nhiều so với chi phí một bộ phim tài liệu ở Mỹ vốn phải lên đến hàng triệu đô la. Thêm vào đó là việc phỏng vấn các chuyên gia nước ngoài cũng gặp khó khăn. Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích cho biết:

Nguyễn Ngọc Bích:

Dù chúng tôi đã cố gắng đi phỏng vấn, chúng tôi cố gắng phỏng vấn những người ngoại quốc nhiều hơn người Việt nhưng nó cũng không đơn giản tại vì có những người ngoại quốc mà chúng tôi mời gọi mà họ từ chối vì lý do này hay lý do khác, chúng ta không biết động cơ của họ nên nó không được như mong muốn của chúng tôi.

Mặc dù mong muốn bộ phim được người nước ngoài đón nhận, các nhà làm phim cũng nhìn nhận bộ phim chỉ có thể hướng tới một số khán giả nhất định, quan tâm đến lịch sử châu Á mà thôi. Cuộc chiến Việt nam đã trôi qua 35 năm, và không phải những người nước ngoài nào cũng biết về nó, thậm chí cả những lớp trẻ người Việt sinh ra tại Mỹ. Ông Daniel Arant, một người đã từng phục vụ trong thời gian chiến tranh Việt nam năm 1968, một trong số ít những người nước ngoài có mặt tại buổi ra mắt phim nhận xét:



Chúng tôi nghĩ đễn vấn đề rộng hơn nhiều, tức là người quần chúng nói chung, nhất là những sinh viên học về Việt nam cần phải hiểu về Việt nam.

GS Nguyễn Ngọc Bích

Daniel Arant: Theo tôi thì phần lớn người Mỹ, đặc biệt là người Mỹ trẻ tuổi không biết gì về lịch sử này. Như người Mỹ thường nói là không có ý tưởng gì cả. Người Mỹ cũng như người Việt trẻ thì ít nhất là một nửa sinh ra sau chiến tranh. Họ không biết gì về cuộc chiến tranh này. Thực tế mà nói dù là người Mỹ hay người Việt trẻ thì họ cũng không biết nhiều về lịch sử. Có lẽ là họ cũng không quan tâm lắm trừ khi là có gì đó gắn bó như từ bố mẹ họ. Tôi có thể nói là phần lớn người Mỹ sẽ không quan tâm lắm bởi vì ngay chính lịch sử nước họ còn không nắm rõ.

Có mặt tại buổi ra mắt phim, Bùi Thiệp Quyên, 20 tuổi, cho biết bạn đến dự vì mẹ bạn báo cho biết sẽ có buổi ra mắt phim về Hồ Chí Minh. Quyên cũng đã được nghe mẹ kể về chiến tranh Việt nam và ông Hồ Chí Minh từ trước. Bạn nói bạn sẽ xem bộ phim khi về nhà. Với tiếng Việt lơ lớ, Quyên cho biết về suy nghĩ của mình như sau:

Bùi Thiệp Quyên: Em nghĩ là những người như em phải biết về Việt nam, về Hồ Chí Minh, mình phải biết về lịch sử của việt nam và sự hy sinh của cha mẹ qua bên này để mấy em có tự do.

Kết thúc buổi ra mắt, linh mục Nguyễn Hữu Lễ cho biết ông rất hài lòng về buổi ra mắt phim lần này và ông hy vọng bộ phim sẽ không chỉ có một triệu người xem như bộ phim sự thật về Hồ Chí Minh, mà còn nhiều hơn thế, bởi các nhà làm phim mong muốn lịch sử Việt Nam phải được nhìn nhận một cách đầy đủ và chính xác.

Tạp chí câu chuyện hàng tuần kỳ này xin tạm dừng tại đây. Việt Hà thân ái tạm biệt quý vị và xin hẹn gặp lại vào thứ ba tuần tới.

Theo dòng thời sự:

http://www.rfa.org/vietnamese/programs/OneStoryaWeek/HCM-the-man-and-the-myth-an-effort-to-introduce-VN-history-by-Vietnamese-community-abroad-VHa-06282010194815.html

*

PHAN QUỲNH * VIỆT VÕ ĐẠO



*




1
VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO 1938-2010
Phan Quỳnh

Phần một

VOVINAM VIỆT VÕ ĐẠO là một môn phái võ đạo Việt Nam do cố võ sư Nguyễn
Lộc sáng tạo vào cuối thập niên 30 của thế kỷ 20, thời kỳ đất nước Việt Nam
sống trong thảm cảnh nô lệ.

Thời đó, phần đông thanh niên bị lôi kéo vào lớp sống buông thả do thực dân
Pha’p khuyến khích để ru ngủ, hoặc thanh niên dấn thân theo con đường cách
mạng cứu nước. Ông Nguyễn Lộc quan niệm rằng, muốn dân tộc thăng tiến thì
phải tạo cho thanh niên một ý chí vững mạnh, một tinh thần quật khởi, một nghị
lực quả cảm. Tất cả những điều mong muốn đó phải được chứa đựng trong tấm
thân đanh thép và một tinh thần sáng suốt. Ấp ủ hoài bão ấy nên ngoài việc trau
dồi kiến thức, ông còn dầy công luyện tập hầu hết các môn võ và vật cổ truyền
Việt Nam làm nền tảng kỹ thuật , tiếp theo là nghiên cứu những đặc tính Cương
và Nhu của các võ phái cổ kim trên thế giới để hình thành môn võ riêng biệt bao
gồm cả hai tính chất đó : CƯƠNG NHU PHỐI TRIỂN lấy tên là "VOVINAM",
được hiểu là "Võ Việt Nam" và cũng để cho người ngoại quốc dễ đọc dễ nhớ.

Khoảng mùa thu năm 1938, khi việc nghiên cứu hoàn thành, ông mang ra huấn
luyện thể nghiệm cho một số thân hữu cùng lứa tuổi. Trong thời gian này,
Vovinam lại được ông tiếp tục sửa chữa, bổ sung về lý luận lẫn kỹ thuật. Ngót
một năm sau, ông đem lớp môn sinh đầu tiên công khai ra mắt quần chúng tại
nhà Hát Lớn Hà Nội. Cuộc biểu diễn thu hút đông đảo người xem và thành công
rực rỡ.

Để tạo thuận lợi trong việc truyền bá và phát triển "người con tinh thần" của
mình, võ sư Nguyễn Lộc nhận lời mời của bác sĩ Đặng Vũ Hỷ - Hội Trưởng Hội
Thân Hữu Thể Thao - tổ chức các lớp dạy Vovinam dành cho thanh niên. Lớp võ
công khai đầu tiên khai giảng vào mùa xuân năm 1940 tại trường Sư phạm
(École Normale) ở phố Cửa Bắc, Hà Nội. Sau đó, nhiều lớp võ liên tục được mở
ra.

Nhớ lại những sự việc có ý nghĩa sâu sắc, các môn đệ ở thời kỳ 1938-1940
thường kể lại tấm gương "uy vũ bất năng khuất" của vị Sáng Tổ môn phái. Trong
buổi biểu diễn vào mùa thu 1940, có một viên chức cao cấp của thực dân Pháp
là Trung tá Maurice Ducoroy chủ tọa; vì hắn ta là biểu tượng cho thực dân thống
trị ngồi trên khán đài nên võ sư Nguyễn Lộc không cho các môn sinh "Nghiêm
Lễ" (lối chào của Vovinam) khán giả như thường lệ mà đưa môn sinh vào hậu
trường nghiêm mình làm lễ trước bàn thờ tổ quốc đã được lập sẵn. Giữa cuộc
biểu diễn, ông Đặng Vũ Hỷ mời ông lên khán đài để Ducoroy tặng huy chương.
Biết không thể từ chối, ông đành phải lên nhận, nhưng khi rời "khán đài danh
dự," ông điềm nhiên gỡ huy chương bỏ vào túi và ung dung điều khiển tiếp cuộc
biểu diễn. Hành động trên không những làm bẽ mặt chức quyền thực dân mà
còn gây xúc động sâu xa về lòng yêu nước và ý thức dân tộc trong giới thanh
niên và nhất là các môn sinh Vovinam thời đó.

Từ đó, Vovinam luôn luôn châm ngòi cho phong trào công khai chống Pháp.
Phong trào đó được phát động mạnh vào năm 1942, từ vụ đụng độ chính thức
giữa hai giới sinh viên Việt và Pháp tại trường Đại Học Hà Nội và công chức tại
Sở Canh Nông, đều do các sinh viên và viên chức môn sinh Vovinam chủ xướng.
Vì thế, chính quyền thực dân Pháp ra lệnh đình chỉ các lớp võ thuật tại trường Sư
Phạm, cấm chỉ võ sư Nguyễn Lộc hoạt động. Đây chính là giai đoạn thử thách
quan trọng nhất của môn phái Vovinam. võ sư Nguyễn Lộc vẫn bí mật dạy một
số môn đệ tâm huyết ở nhà riêng và phát động phong trào công khai chống
Pháp trong quảng đại quần chúng.

Ít lâu sau, Vovinam cộng tác với các đoàn thể ái quốc tổ chức các ngày Giỗ Tổ
Hùng Vương, kỷ niệm Hai Bà Trưng, các công cuộc cứu tế xã hội, triệt hạ tượng
đồng thực dân tại các vườn hoa Paul Bert, Canh Nông... Đồng thời nhiều lớp võ
tự vệ được mở ra tại nhiều nơi ở Hà Nội đã thu hút hàng chục ngàn môn sinh
Sự hâm mộ Vovinam trong quần chúng thời đó được bộc lộ bằng những khẩu
hiệu: "Người Việt học võ Việt", "Không học Vovinam không phải là người yêu
nước"... Tinh thần ái quốc và tiềm lực dân tộc được khơi dậy.

Ở thời kỳ này, việc đấu tranh giành độc lập là nhu cầu bức thiết của đất nước.
Do đó, kỹ thuật võ phát xuất từ nghiên cứu sáng tạo của Sáng Tổ rất đơn giản,
hữu hiệu mà dễ tập, dễ áp dụng nhưng rất cương mãnh, dữ dội, đặt nặng tính
tốc chiến tốc thắng với phương pháp huấn luyện chú trọng nhiều về ngoại công
thân thép, tốc lực, sức chịu đựng và sức bền bỉ. Chương trình tuy có phân cấp
sơ, trung, và cao đẳng nhưng không mấy ai học quá ba năm, một phần vì thời
cuộc, vì nhu cầu ứng phó cấp thiết; một phần đôi lúc do nhà cầm quyền Pháp
cấm cản, hàng ngũ cốt cán phải tập luyện bí mật. Các lớp võ công khai lúc bấy
giờ thường chỉ kéo dài ba tháng với những đòn cận chiến đơn giản.
Tháng 4-1945, từng đợt võ sư Vovinam được tung đi khắp toàn quốc để quảng
bá và giúp cho thanh niên có một lợi khí chống xâm lăng hữu hiệu.
Ngày 19-12-1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Võ Sư Sáng Tổ lãnh đạo
các môn đệ cùng toàn dân tham gia kháng chiến chống Pháp. Một số môn đồ đã
trở thành những chỉ huy nổi tiếng, và một số đã hy sinh cho Tổ Quốc.
Khi Việt Minh bắt đầu thao túng cuộc kháng chiến và lộ bản chất là những con
người Cộng Sản khát máu, Ông đã ngưng mọi sự giúp đỡ của Môn Phái cho Việt
Minh. Với chủ trương tiêu diệt những sự chống đối, Việt Minh đã ra lệnh lùng bắt
võ sư Nguyễn Lộc cùng các môn đồ. Bị lùng bắt bởi hai lực lượng đối nghịch là
Việt Minh và chính quyền Pháp, Ông đã ra lệnh cho các môn đồ phân tán mỏng
về các địa phương để ẩn tránh. Còn một số ít môn đồ tâm huyết theo Ông lên mạn ngược trở về quê hương ông.

Tại làng Hữu Bằng, huyện Thạch Thất Sơn Tây võ sư Nguyễn Lộc đã mở lớp võ
cho thanh niên huyện Thạch Thất và cử môn đệ phụ trách lớp võ thuật cho Sinh
Viên Sĩ Quan trường Quân Chính Trần Quốc Tuấn. Sau đó Ông lại lên đường
phiêu bạt, mở rải rác các lớp Huấn Luyện cho Đại và Trung Đội Trưởng Dân
Quân Du Kích ở làng Chế Lưu, Ẩm Thượng, Thanh Hương, Đan Hà, Đan Phú...
Mặt trận Việt Minh ngày càng lộ rõ bộ mặt thật Cộng sản tay sai ngoại bang ,
vào tháng 3 năm 1948, võ sư Nguyễn Lộc xuôi Phát Diệm, đến khu an toàn của
giáo xứ Phát Diệm. Ông cử môn đệ phụ trách huấn luyện cho Tổng Bộ Tự Vệ
Công Giáo Phát Diệm.

Tháng 8-1948, Ông hồi cư về Hà Nội, tái mở những lớp võ cho thanh niên để
gây dựng lại phong trào học Vovinam, kiến thiết lại đời sống xã hội, khơi lại lòng
tin yêu của thanh niên trong việc tu dưỡng tinh thần và rèn luyện thân thể.
Năm 1951, Ông cộng tác với một số nhân sĩ thành lập Việt Nam Võ Sĩ Đoàn với
những lớp võ đại chúng tại sân trường Hàng Than, Hà Nội.

Ngày 20-7-1954, Hiệp Ước Genève phân chia Việt Nam bằng vĩ tuyến 17 ra làm
hai nước: miền Bắc Cộng Sản và miền Nam Quốc Gia. Đây là một cơ hội thử
thách mới cho môn phái nói chung, và võ sư Nguyễn Lộc nói riêng Cuối cùng võ
sư Nguyễn Lộc lại một lần nữa quyết định sáng suốt: vượt lên khỏi những khó
khăn, trở ngại, để quyết định vào Nam tạo dựng lại từ đầu, trong những điều
kiện không thuận lợi. Vì vậy cho nên vào tháng 7-1954, ông cùng các môn đồ
tâm huyết di cư vào Nam, mở võ đường tại đường Thủ Khoa Huân (Sài Gòn).
Ông đã cử các võ sư môn đệ phụ trách các lớp võ cho Hiến Binh Quốc Gia tại
Thủ Đức...

Công trình quảng bá VOVINAM đang tiến triển, ngày 30-4-1960, vị Sáng Tổ
VOVINAM, Võ sư Nguyễn Lộc đột ngột tạ thế vì chứng bệnh ung thư tại Sài Gòn.
Trước khi ra đi, ông trao quyền lãnh đạo VOVINAM cho một môn đệ trưởng
tràng : Võ sư Lê Sáng .

Đầu năm 1964, Võ Sư Lê Sáng cùng các võ sư khác, một đội ngũ trí thức trẻ
hăng say và dấn thân, hoạch định một chương trình hành động để đặt nền tảng
mới cho VOVINAM. Hội Đồng Lãnh Đạo Môn Phái VOVINAM được thành lập,
đồng thời chuyển danh xưng VOVINAM thành VOVINAM-Việt Võ Đạo (VVN-VVĐ).
Hội Đồng Lãnh Đạo Môn Phái VOVINAM-Việt Võ Đạo có ba cơ
cấu:
1-Tổng Cục Huấn Luyện
2-Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo
3- Tổng Hội Việt Võ Đạo

1-Tổng Cục Huấn Luyện chuyên trách đào tạo võ sư, huấn luyện viên cốt cán,
soạn thảo Chương trình , tài liệu Huấn luyện về võ lực, võ thuật , tinh thần võ
đao, thi cử các cấp.
2-Tổng Đoàn Thanh Niên Việt Võ Đạo đảm trách phần tổ chức sinh hoạt
thanh niên, văn nghệ, công tác xã hội, giao tế, v.v. .
3- Tổng Hội Việt Võ Đạo, bao gồm các cựu môn sinh và nhân sĩ, trí thức thân
hữu nhằm phát triẻn VOVINAM-Việt Võ Đạo về bề rộng và bề sâu.
Nhân sự của Hội Đồng Lãnh Đạo Môn Phái VOVINAM-Việt Võ Đạo lúc đầu
gồm có:
Chưởng Môn: Võ sư Lê Sáng
Phụ Tá Chưởng Môn kiêm Trưởng ban Nghiên Kế: Võ sư Trần Huy Phong
Thư Ký Thường Trực: Võ sư Phan Quỳnh.
Thủ Quỹ : Võ sư Nguyễn Văn Cường
Các Ủy viên :
Võ sư Mạnh Hoàng (Trưởng ban Ngoại Vụ)
Võ sư Nguyễn Văn Thư (Trưởng ban Tổng Phối Kiểm)
Võ sư Ngô Hữu Liễn (Trưởng ban Pháp Lý)
Võ sư Trần Bản Quế (Trưởng ban Tổ Chức Khánh Tiết)
Võ sư Nguyễn Văn Thông (Thông ảnh) (Trưởng ban Tài Chánh)
Võ sư Trần Thế Phượng (Trưởng ban Huấn Luyện)
Những năm sau đó, vì nhu cầu mới, một số võ sư, những môn đệ trực hệ của
Sáng tổ Nguyễn Lộc, đã được bổ xung vào danh sách Ủy viên Hội Đồng Lãnh
Đạo Môn Phái VOVINAM-Việt Võ Đạo phụ trách công tác Huấn Luyện, Nội
Vụ, Ngoại Vụ, hay Phát Triển như :
Võ sư Trần Đức Hợp,
Võ sư Hà Trọng Thịnh,
Võ sư Bùi Thiện Nghĩa,
Võ sư Lê Văn Phúc,
Võ sư Lê Trọng Hiệp,
Võ sư Phạm Hữu Độ,

Võ sư Nghiêm Văn Hùng.
Hội Đồng đã thành lập hệ thống đẳng cấp và võ phục, đồng thời bổ túc và thiết
lập một chương trình huấn luyện theo từng cấp với thời gian luyện tập, vạch rõ
mục đích sinh hoạt và tôn chỉ như sau :
1- Bảo tồn và phát huy nền võ học Việt Nam, nêu tinh thần thượng võ.
2- Sưu tầm, nghiên cứu, và phát minh các thế võ để tu bổ, xây dựng cho nền võ
thuật VVN-VVĐ mỗi ngày một phong phú và tiến bô.
3- Huấn luyện môn sinh trên ba phương diện Võ Lực, Võ Thuật, và Võ Đạo.
Về Võ Lực: VVN-VVĐ sẽ luyện tập cho môn sinh có một thân hình rắn
chắc, vững vàng; một sức lực mạnh mẽ, dẻo dai để có thể bền bỉ, chịu đựng
trước mọi khó khăn, cực nhọc, đẩy lui các bệnh tật, giữ cho thân thể luôn luôn
tráng kiện và lành mạnh.
Về Võ Thuật: VVN-VVĐ sẽ huấn luyện cho môn sinh một kỷ thuật tinh vi
để tự vệ hữu hiệu và sẵn sàng bênh vực lẽ phải.
Về Võ Đạo: VVN-VVĐ sẽ rèn luyện cho môn sinh một tâm hồn cao
thượng, một ý chí bất khuất, một tính tình hào hiệp, biết khép mình trong kỷ luật
tự giác, biết sống hợp quần trong tình đồng đạo, biết hy sinh trong nếp sống vị
tha và trở nên những công dân gương mẫu, phục vụ cho bản thân, gia đình, tổ
quốc, và nhân loại.

Để thực hiện 3 mục đích nêu trên, môn phái VOVINAM-Việt Võ Đạo hoạt động
theo 5 tôn chỉ dưới đây :
1- Mọi hoạt động của môn phái VVN-VVĐ đều dựa trên một nền tảng
vững chắc: Lấy Con Người làm cứu cánh, lấy Đạo Hạnh làm phương châm, lấy
Kỷ Thuật và Ý Chí Quật Cường làm phương tiện.
2-Môn phái VVN-VVĐ là một đại gia đình, trong đó môn đồ thương yêu và
kính trọng lẫn nhaụ Sự kính trọng và lòng thương yêu ấy sẽ đan kết thành kỷ
luật của Môn Phái, một giềng mối vững chắc giúp các môn đồ đoàn kết chặt chẽ
để nêu cao danh dự Môn Phái, phục vụ dân tộc và nhân loại
3- Môn phái VVN-VVĐ tích cực góp phần vào công cuộc giáo dục thanh
thiếu niên.
4- Hoạt động của môn phái không có tính cách chính trị và tôn giáo.
5- Môn phái VVN-VVĐ luôn luôn tôn trọng các võ phái khác.
Trong giai đoạn 1965-1975 : VVN-VVĐ đã xây dựng, thành lập nhiều võ đường,
nhiều Trung Tâm Huấn Luyện tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam Việt Nam, thành
lập các Cục Huấn Luyện Miền Tây, Cục Huấn Luyện Miền Đông, Cục
Huấn Luyện Miền Đông Bắc, và Cục Huấn Luyện Miền Trung, các cơ sở
địa phương, phát triển chương trình học đường và trong các ngành Quân Công
Cán Chính VNCH.
- VVN-VVĐ trong Học Đường : khởi đầu là bốn trường Trung Học thí điểm tại
Sài Gòn: Chu Văn An, Pétrus Trương Vĩnh Ký, Trưng Vương và Gia Long, tiếp
đến là các trường công lập khác như Nguyễn Trãi, Võ Trường Toản, Lê Văn Duyệt, Trần Lục, Hồ Ngọc Cẩn, Mạc Đĩnh Chi... và cả luôn những học sinh của các trường tư thục tại Sài Gòn - Gia Định và một số tỉnh miền nam Việt Nam.

Sau đó, phần đông các tỉnh, quận tại miền Nam Việt Nam đều có lớp VOVINAMViệt
Võ Đạo huấn luyện cho học sinh, thanh thiếu niên tại địa phương.
- VVN-VVĐ trong ngành Cảnh Sát Quốc Gia : Mở đầu là nhiều khóa liên tiếp
đào tạo Huấn Luyện Viên Võ Thuật Cảnh Sát Quốc Gia (CSQG) cho toàn quốc
được tổ chức tại Tổng Nha CSQG, rồi đến các lớp VVN-VVĐ tại Nha CSQG Đô
Thành và các ty sở CSQG địa phương trên toàn quốc. Những huấn luyện viên
Việt Võ Đạo thuộc ngành CSQG sau khi tốt nghiệp đã là những hạt nhân tốt
trong việc phát triển môn phái bề rộng, đưa VOVINAM-Việt Võ Đạo về địa
phương cấp tỉnh, cấp quận tại khắp miền Nam Việt Nam với những lớp võ thuật
huấn luyện không những cho ngành CSQG mà còn cho quần chúng thanh thiếu
niên nam nữ, học sinh tại địa phương.

- VVN-VVĐ trong Quân Lực VNCH :
- 1954-1955 : Huấn luyện VVN-VVĐ cho Bộ Chỉ Huy Ngự Lâm Quân tại Đà
Lạt.
- 1955-1958 : Huấn luyện VVN-VVĐ cho Hiến Binh Quốc Gia, Huấn luyện
VVN-VVĐ cho sinh viên sĩ quan Thủ Đức.
- Từ năm 1966 trở đi, việc huấn luyện VVN-VVĐ đã dược phát triển rộng
rãi trong các Quân Binh Chủng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, như :
- Ở Quân Đoàn 3-Vùng 3 Chiến Thuật : Quân Cảnh Quân Đoàn 3, Bộ Tổng
Tham Mưu, Sư Đoàn 18 Bộ Binh (BB), Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù, v.v. . .
- Ở Quân Đoàn 4-Vùng 4 CT : Trung Tâm HL Quân Đoàn 4 (tại Cái Vồn), liên
tiếp mở nhiều khóa đào tạo Huấn Luyện Viên Võ Thuật về dậy võ cho các đơn vị
thuộc vùng 4 CT, và các võ đường thuộc Sư Đoàn 21 BB, Trung Tâm Huấn
Luyện Sư Đoàn 9 BB, Hải Quân Long Xuyên, Hải Quân Bình Thủy v.v. . .
- Ở Quân Đoàn 2 và Quân Đoàn 1 Vùng 2 và Vùng 1 CT : Trung Tâm
Huấn Luyện Không Quân, Trung Tâm Huấn Luyện Hải Quân Nha Trang, Sư Đoàn
3 BB, v.v. . .
-VVN-VVĐ trong ngành Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn : Từ năm 1968, cao
trào luyện tập Việt Võ Đạo cho Cán Bộ Phát Triển Nông Thôn được phát động với
hàng chục ngàn Cán Bộ Nông Thôn tham dự tại Sài Gòn và tại các Tỉnh Đoàn và
Quân Đoàn tại miền nam Việt Nam.
- VVN-VVĐ trong ngành Công Chức thuộc Chương Trình Cách Mạng
Hành Chánh Quốc Gia : Từ năm 1973, Chương trình Cách Mạng Hành Chánh
Quốc Gia được chính quyền VNCH thiết lập, học viên là những viên chức, công
chức cao cấp Trung Ương từ Tổng Thư ký, Tổng Giám Đốc các Bộ Nha Sở đến
các Phó Tỉnh Trưởng, Trưởng Ty, địa phương trên toàn quốc liên tục theo học
các khóa Cách Mạng Hành Chánh Quốc Gia trong đó có phần tập luyện võ tự vệ,
VVN-VVĐ đã phụ trách huấn luyện những khóa này.


Ngày 30-4-1975, miền Nam Việt Nam thất thủ. Dù có rất nhiều điều kiện và cơ
hội để ra nước ngoài nhưng Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng và các võ sư cao cấp
khác vẫn cương quyết, dũng cảm lựa chọn ở lại trong nước, để làm điểm gốc ở
Việt Nam cho việc phát triển môn phái sau này.
Ngày 27-5-1975, Võ Sư Chưởng Môn bị chính quyền Cộng Sản cầm tù, sau đó
đến VS Trần Huy Phong và một số võ sư khác cũng chịu nạn.

Trong thời kỳ này, môn phái VOVINAM-Việt Võ Đạo bị cấm đoán và gần như tan
rã, hầu hết các cơ sở vật chất và tinh thần của VVN-VVĐ bị nhà cầm quyền Cộng
Sản Việt Nam tịch thu, các võ sư lãnh đạo người thì bị cầm tù, người thì thu hình
lo củng cố lực lượng, người bị lưu lạc tại hải ngoại, mỗi người tản mát một
phương trời. Nhưng VOVINAM- Việt Võ Đạo không vì thế bị ly tán, mà trái lại
đang âm ỉ chuyển sang một giai đoạn phát triển rộng lớn gay go hơn, đó là giai
đoạn phát triển hải ngoại.

Tại hải ngoại, sinh hoạt VOVINAM Việt Võ Đạo đã có mặt sớm nhất ở Tây
Đức năm 1973 do sinh viên du học HLV Dương Quan Việt tổ chức.
Đầu năm 1974, tại Pháp, một số võ sư (vs.) người Việt thuộc các võ phái khác
nhau như các Vs. Nguyễn Dân Phú, Trần Phước Tateyre, Phạm Xuân Tòng,
Hoàng Nam, Nguyễn Trung Hòa, Bùi Văn Thịnh, Phan Hoàng, v..v...qui tụ về
Việt Nam xin “đầu quân” vào môn phái VOVINAM Việt Võ Đạo và thành lập Liên
Đoàn Việt Võ Đạo Pháp Quốc.

Hoạt động của Liên Đoàn Việt Võ Đạo Pháp Quốc mới trong thời kỳ sơ khai tổ chức, chưa phát triển thì sự kết hợp các võ sư thuộc các võ phái khác nhau trong liên đoàn Pháp quốc bị tan dã.
Biến cố 30 tháng 4 năm 1975 với hàng ngàn võ sư, huấn luyện viên tỵ nạn ra
nước ngoài ở các quốc gia khác nhau đã là những nhân tố tích cực thực sự đẩy
mạnh phong trào phát triển VVN-VVĐ hải ngoại từ 1975 đến nay.

Sau khi tạm ổn định cuộc sống đầy khó khăn nơi đất lạ quê người trong những
năm đầu lưu vong 1975-1980, VVN-VVĐ đã bắt đầu phát triển mạnh mẽ ở hải
ngoại từ giai đoạn 1980-1990, nhất là nhờ vào cuộc vượt biển ồ ạt lớn lao của
thuyền nhân trong giai đoạn này với hàng ngàn võ sư, huấn luyện viên và môn
sinh các cấp vượt thoát ra khỏi nước. Nhiều lớp luyện võ đã được tổ chức ngay
tại các trại tỵ nạn ở đảo Pulau Bidong, ở Terengganu (Mã Lai) , ở Hồng Kông, ở
Songkla, Banthad, Phanat Nikhom Thái Lan, ở đảo Galang (Indonesia) , ở
Philippine, vân vân . . .

Những ngày Lễ lớn như Tết Nguyên Đán, Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, Lễ Giỗ
Tưởng Niệm Vị Sáng Tổ Môn Phái Nguyễn Lộc, v.v. cũng đã được môn sinh VVNVVĐ
cùng thân hữu tổ chức âm thầm hay công khai tế lễ và biểu diễn võ thuật
ngay tại các trại tỵ nạn này từ những năm 1979 trở đi .


Khởi đầu, những sinh hoạt luyện tập VVN-VVĐ tại hải ngoại đều tự phát do từng
cá nhân riêng lẻ tại địa phương, sau đó dần dần đi vào tổ chức từng vùng, từng
quốc gia cũng như thống nhất chương trình huấn luyện, từng trung tâm, center,
từng câu lạc bộ, club, thành lập những Ban Điều hành, những Hiệp Hội VVNVVĐ,
những Đoàn, Liên đoàn, Tổng đoàn VOVINAM Việt Võ Đạo Quốc Gia và
Tổng đoàn VOVINAM Việt Võ Đạo Thế Giới, v.v. . .
Tùy điều kiện văn hóa, xã hội, luật pháp, vân vân . . . tại mỗi quốc gia nơi tạm
dung, các võ sư, huấn luyện viên VOVINAM Việt Võ Đạo, với lòng nhiệt thành
sẵn có, với tình yêu trân quý phát huy môn phái, đã uyển chuyển mở những lớp
VVN-VVĐ miễn phí hay thu phí tượng trưng để trang trải tiền điện nước, dậy võ
cho con em mình hay con em bạn bè, bà con lối xóm ngay tại tư gia, trong
phòng khách, trong nhà xe, sân sau, hay tại những nơi công cộng như công
viên, bãi biển, trường học, đền chùa, nhà thờ tôn giáo . . . sau những giờ đi làm
việc kiếm sống hàng ngày hay trong những giờ rảnh rang cuối tuần. Do đó
phong trào VVN-VVĐ đã bùng phát mạnh ngay từ những năm tháng đầu lưu
vong của người Việt ở khắp nơi trên thế giới tự do . Hàng năm, vào khoảng
tháng năm, tháng sáu tại mỗi địa phương các môn sinh VVN-VVĐ thường tổ
chức Lễ Tưởng niệm vị Sáng Tổ Môn Phái Nguyễn Lộc và ấn hành những Đặc
San Mùa Tưởng Niệm. Các môn sinh VVN-VVĐ địa phương cũng đã cùng các tổ
chức, các đoàn thể và thân hào nhân sĩ trong cộng đồng người Việt Quốc Gia để
tổ chức những ngày lễ lớn của dân tộc như Hội Tết Nguyên Đán, Lễ Giỗ Quốc Tổ
Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Quang Trung,. . . , biểu diễn võ
thuật , văn nghệ, giáo dục, văn hóa, công tác xã hội, cứu trợ, vân vân
Mặt khác, những năm cuối 80 đầu 90, khối cộng sản Nga Xô và Đông Âu tan vỡ
cùng với sự sụp đổ của bức tường Bá Linh ngăn cách, nhiều môn sinh VOVINAM
Việt Võ Đạo du học hay trong khối người “xuất cảng lao động” của nhà cầm
quyền Cộng sản Việt Nam sang Liên Xô và Đông Âu làm việc, được tự do. Những
môn sinh này đã mau chóng mở những lớp huấn luyện VVN-VVĐ cho thanh thiếu
niên bản xứ. Những thanh niên bản xứ này đua nhau theo tập môn võ Đông
phương đầu tiên mới lạ là VOVINAM Việt Võ Đạo và cũng có một số sang Việt
Nam tập luyện, phần vì tò mò, phần hy vọng trở thành những ‘thày võ’ hầu kiếm
thêm thu nhập cho đời sống nghèo khổ lâu nay. Do đó phong trào VVN-VVĐ
cũng lớn mạnh tại các nước Đông Âu, Trung Á hậu Cộng sản sau những năm
đầu thập niên 90 với những sắc thái riêng vê tổ chức đièu hành và phát triển
khác với phong trào VVN-VVĐ tại Tây Âu , Mỹ châu, hay Úc châu, Phi châu.


Phần hai

Những sinh hoạt VVN-VVĐ chính sau 1975

Tại Việt Nam , giữa năm 1980, võ sư Trân Huy Phong được phóng thích ra khỏi
trại tù cải tạo của CSVN, trong khi Võ sư Chưởng môn Lê Sáng vẫn còn kẹt lại
trong trại tù. Sợ không qua khỏi sự hành hạ dã man của CS, ngày 4/4/1986 Võ
sư chưởng môn Lê Sáng đã viết một văn thư chỉ dụ truyền chức vụ Chưởng môn
cho Võ sư Trần Huy Phong để lãnh đạo phong trào VOVINAM-Việt Võ Đạo tại
trong nước và tại hải ngọai.

Đầu năm 1988 , Võ sư Lê Sáng được tại ngoại khỏi trại tù cải tạo Cộng sản.
Cuối năm 1988, VS Trần Huy Phong bị CS giam cầm lần thứ hai. Võ sư Lê Sáng
lại đứng ra lãnh đạo Môn phái với chức vị Chưởng môn, tiếp tục sứ mạng lèo lái
con thuyền VOVINAM-Việt Võ Đạo trong cơn bão táp phong ba tại quốc nội cũng
như tại hải ngoại.

Tại hải ngoại, trong thời gian này, phong trào VVN-VVĐ tự phát đã lên cao độ
như đã trình bầy với nhiều khuynh hướng phát triển khác nhau bởi nhiều nguyên
nhân chủ quan và khách quan tại các địa phương cũng như trình độ, do đó thiếu
đồng bộ cả về kỹ thuật lẫn tổ chức. Ngày 14 tháng 9 năm 1988, tại Việt Nam,
VSCM Lê Sáng đã gửi một tâm thư cho các võ sư , huấn luyện viên hải ngoại với
một số điểm chính như sau :
1. Điều chỉnh lại hệ thống đẳng cấp cho phù hợp với yêu cầu mới.
2. Soạn thảo chương trình huấn luyện mới đáp ứng trào lưu thế giới.
3. Thống nhất kỹ thuật và các bài giảng tinh thần võ đạo.
4. Mở các khóa tập huấn tại các vùng trên thế giới.
5. Tổ chức tranh các giải Đấu Tự Do và Vật Tự Do trên quy mô quốc tế vân vân . . .

Ngày 24 tháng 5 năm 1989, VSCM Lê Sáng gửi một văn thư chỉ dụ cho toàn thể
môn đồ VOVINAM-Việt Võ Đạo tại hải ngoại, ủy nhiệm các võ sư cao cấp Nguyễn
Dần, Nguyễn Văn Thư, Phạm Hữu Độ, Lê Trọng Hiệp, và Phan Quỳnh thành lập
Ủy Ban Trù Bị tổ chức Đại Hội Võ Sư VVN-VVĐ Hải Ngoại để bầu Ban Chấp
Hành và Ban Thường Vụ Hội Đồng Võ Sư Điều hành phong trào VVN-VVĐ Hải
Ngoại nhằm thống nhất lề lối phát triển đồng bộ phong trào VVN-VVĐ ở nước
ngoài .

Đại hội VOVINAM-Việt Võ Đạo thế giới đầu tiên được tổ chức tại Orange
County, Caifornia Hoa Kỳ, từ ngày 30 tháng 6 đến hết ngày 1 tháng 7 năm 1990
với sự tham dự của các VS, HLV VVN-VVĐ đại diện các châu lục, các quốc gia
trên thế giới .
Đại Hội đã biểu quyết thành lập Tổng Liên Đoàn VOVINAM-Việt Võ Đạo
Quốc Tế với các nhân sự như sau:
Chủ Tịch Ban Điều hành : VSNT Nguyễn Dần,
Chủ Tịch Ban Thường vụ : VS Lý Phúc Thái.
Các Ủy Viên :
VS. Dương Víết Hùng Tổng Vụ Trưởng VVN-VVĐ Mỹ Châu
VS Lê Công Danh, Tổng Vụ Trưởng VVN-VVĐ Úc Châu
VS Hà Kim Khánh, Tổng Vụ Trưởng VVN-VVĐ Âu Châu
HLV Nguyễn Ngọc Mỹ, Tổng Vụ Trưởng VVN-VVĐ Phi Châu.
10
Có thể nói đây là đại hội đầu tiên có tính cách quy mô, rộng lớn qui tụ hầu hết
các võ sư huấn luyện viên được đào tạo tại Việt Nam và hiện đang hoạt đông
trên khắp năm châu.
Nhưng các cơ cấu thiết lập do Đại hội 1990 đã không đáp ứng được với đà phát
triển Vovinam Việt Võ Đạo tại hải ngoại cũng như chưa cập nhật hóa được
những tư tưởng tự do, dân chủ của các nước tây phương, việc phong đai đẳng
bừa bãi, môt nhậy cảm đối với toàn thể môn đồ, nên chỉ gần một năm sau toàn
bộ cơ chế đã tan vỡ.

Ngày 10-04-1991, võ sư Chưởng môn Lê Sáng đã ký quyết định số 22/QD/CM
cải tổ Tổng Liên Đoàn Vovinam Thế giới và thành lập Ban Đặc Nhiệm Lãnh
Đạo VVN-VVĐ gồm 5 thành viên là các võ sư cao cấp:
Chủ tịch : Võ sư Niên trưởng Lê Trọng Hiệp,
Phó Chủ tịch : VSNT Phan Quỳnh,
Các Ủy viên :
VSNT Ngô Hữu Liễn,
VSNT Nguyễn văn Cường,
VSNT Phạm Hữu Độ.
Nhiệm vụ Ban Đặc Nhiệm Lãnh Đạo Vovinam Việt Võ Đạo là chấn chỉnh và tổ
chức lại cơ cấu lãnh đạo môn phái tại hải ngoại.
Tháng 9 năm 1990, VS Trần Huy Phong được ra khỏi trại tù cải tạo và cùng
VSCM Lê Sáng gây dựng lại một số cơ sở sinh hoạt VVN VVĐ trong khi chính
quyền Cộng sản Việt Nam luôn luôn tìm cách theo dõi, kiểm soát và đánh phá.

Trong khi các tổ chức của những võ phái khác tại Việt Nam được nhà nước Cộng
sản cho thành lập Liên đoàn như Liên đoàn Thái Cực Đạo, Liên đoàn Nhu Đạo,
Liên đoàn Hiệp Khí Đạo, Liên đoàn Võ Thiếu Lâm, v.v. . . thì Vovinam Việt Võ
Đạo bị kỳ thị và chỉ là một Ban nhỏ trong Liên đoàn Võ Cổ truyền.

Ngày 29-4-1994 Tổng Cục Thể Dục Thể Thao Hà Nội ban hành quyết định số
176/QĐ thành lập Ban Điều Hành Lâm Thời Việt Võ Đạo (nằm trong Liên
Đoàn Võ Cổ Truyền), và bổ nhiệm một số cán bộ đảng viên làm Trưởng Ban và
Ủy viên, riêng võ sư Chưởng Môn Lê Sáng được chỉ định làm “Cố Vấn Chuyên
Môn” (Quyết định số 234/QĐ của TCTDTT ngày 4/5/1995). Đồng thời nhà cầm
quyền Cộng sản đã ra đặc lệnh đóng cửa tất cả các võ đường VOVINAM Việt Võ
Đạo chính thống do Võ Sư Chưởng Môn Lê Sáng và Võ Sư Trần Huy Phong lãnh
đạo không nằm trong tổ chức Việt Võ Đạo quốc doanh, cũng như ngăn cản và
nghiêm cấm các hoạt động Việt Võ Đạo của tất cả các võ sư trong nước không
hợp tác với tổ chức này, song song với việc xuyên tạc, gây chia rẽ nội bộ Việt
Võ Đạo cả trong nước lẫn ngoài nước.

Chính vì những sự kiện này, tất cả các phong trào Vovinam-Việt Võ Đạo tại Hải
ngoại đã tuyên bố độc lập, không nhận chỉ thị từ trong nước đưa ra nữa.

Đứng trước tình trạng đó, ngày 18-6-1994, Các võ sư cao cấp VVN-VVĐ trên thế
giới đã đứng ra thành lập Hội Đồng Lâm Thời Võ Sư Vovinam-Việt Võ Đạo
Hải Ngoại, để tạm thời phối hợp, cố vấn các sinh hoạt VVN-VVĐ Hải ngoại, ngõ
hầu duy trì sự thuần nhất của Môn phái.
Hội Đồng Lâm Thời Võ Sư Vovinam-Việt Võ Đạo Hải Ngoại gồm các nhân
sự sau :
Chủ tịch : VSNT Lê Trọng Hiệp
Ủy viên :
VSNT Phan Quỳnh
VSNT Lê Văn Phúc
VSNT Phạm Hữu Độ
VSNT Ngô Hữu Liễn
VSNT Nguyễn Văn Cường
Ngày 16-9-1995, một Quyết Định làm tại Houston, Texas Hoa Kỳ bởi các võ sư
niên trưởng, gồm đại đa số võ sư nguyên là thành viên Ban Chấp Hành đầu tiên
của Môn phái Vovinam-Việt Võ Đạo năm 1964 và các võ sư Truyền nhân của sư
tổ Nguyễn Lộc, nhận thấy có trách nhiệm và bổn phận phải đồng tâm hiệp lực
đứng ra thành lập HỘI ĐỒNG VÕ SƯ LÃNH ĐẠO MÔN PHÁI.

Quyết Định lịch sử ngày 16-9-1995 được ký tên bởi 10 võ sư niên trưởng sau : Trần Huy Phong,
Lê Văn Phúc, Phan Quỳnh, Phan Dương Bình, Ngô Hữu Liễn, Nguyễn Văn Cường,
Trần Thế Phượng, Trần Đức Hợp, Lê Trọng Hiệp và Trần Bản Quế.
Hội đồng là cơ cấu chỉ đạo tối cao của hệ thống tổ chức Vovinam-Việt Võ Đạo
toàn thế giới, nghiên cứu, phát triển, quảng bá và bảo đảm giá trị nền tinh hoa
võ học Vovinam-Việt Võ Đạo .

Hội đồng vẫn công nhận và duy trì chức vụ Chưởng Môn của võ sư Lê Sáng và
mời Chưởng Môn Lê Sáng vào cương vị Cố Vấn Tối Cao của Hội đồng.
Đại Hội Võ Sư Thế Giới năm 1996 được tổ chức tại Paris, Pháp Quốc, trong 2
ngày 16 và 17 tháng 8-1996 thành lập 2 cơ quan tối cao của Vovinam-Việt Võ
Đạo là :
-HỘI ĐỒNG VÕ SƯ LÃNH ĐẠO MÔN PHÁI, và
-TỔNG LIÊN ĐOÀN THẾ GIỚI
với nhân sự đầu tiên được đắc cử như sau :
HỘI ĐỒNG VÕ SƯ LÃNH ĐẠO MÔN PHÁI * :
Tổng Thư ký : Nguyễn Văn Cường
4 Ủy viên :
Phan Dương Bình
Hà Trọng Thịnh
Lê Trọng Hiệp
Phan Quỳnh
[Ghi chú : * HỘI ĐỒNG VÕ SƯ LÃNH ĐẠO MÔN PHÁI không nêu tên chức vụ
Chủ tịch và Phó Chủ tịch vì lý do tế nhị nhưng được hiểu ngầm là VSCM Lê Sáng
(Chủ tịch) và VS Trần Huy Phong (Phó Chủ tịch) cả 2 vị này đều còn kẹt ở Việt
Nam]
TỔNG LIÊN ĐOÀN THẾ GIỚI :
Chủ tịch : Ngô Hữu Liễn
Đệ I Phó Chủ tịch : Lê Công Danh
Đệ II Phó Chủ tịch : Nguyễn Thế Hùng
Tổng Thư ký : Huỳnh Trọng Tâm
Thủ quỹ : Võ Trung
Ngày 13-12-1997, một cái tang của VVN-VVĐ : VS Trần Huy Phong đã từ trần do
một chứng bệnh nan y: ung thư tủy sống. Ông mất đi, để lại một sự đóng góp to
tát với môn phái và một dấu ấn đậm nét cho phong trào thanh niên và văn hóa
dân tộc cuối thế kỷ 20 tại Việt Nam.

Đại Hội Thế Giới năm 1998 tại Texas, Hoa kỳ:
Đại hội lần thứ ba tổ chức tại thành phố Houston, bang Texas, Hoa kỳ từ ngày
29 tháng 5 đến 31 tháng 5 năm 1998. Đây là đại hội giữa nhiệm kỳ nên chỉ có
36 võ sư đại diện về tham dự.Chủ điểm của đại hôi là tường trình sinh hoạt
những năm qua của các liên đoàn Âu châu, Úc châu và Mỹ châu, thảo luận về
chương trình huấn luyện quốc tế, chương trình thi quốc tế và đẳng cấp quốc tế.
Ngoài ra, võ sư tại Hoa kỳ cũng xúc tiến việc thành lập Liên đoàn Hoa kỳ.Võ sư
niên trưởng Lê Trọng Hiệp (California,Hoa kỳ) đắc cử Chủ tịch Liên đoàn Hoa kỳ
trong nhiệm kỳ này.

Đại Hội Thế Giới năm 2000 tại California, Hoa Kỳ:
Đại hội thế giới lần thứ tư được tổ chức tại thành phố Santa Ana, bang
California, Hoa kỳ từ ngày 17 đến 20 tháng 8 năm 2000.Thành phần đại hội gồm
122 võ sư, đại diện 11 quốc gia (60 hiện diện, 62 ủy quyền). Mục đích của đại
hội:
1- Bầu cử nhân sự của các cơ cấu cho nhiệm kỳ 2000-2004: Võ sư Nguyễn
văn Cường tái đắc cử Tổng Thư Ký HDVS/LD/MP kiêm Trưởng Ban
Thường trực. Võ sư Trần Nguyên Đạo (Paris, Pháp quốc) đắc cử Chủ tịch
Tổng Liên Đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Thế Giới thay thế võ sư Ngô Hữu
Liễn mãn nhiệm kỳ và không tranh cử. Võ sư Nguyển Thế Hùng (Texas,
Hoa kỳ) đắc cử Chủ tịch Liên đoàn Hoa kỳ thay thế võ sư Lê Trọng Hiệp
mãn nhiệm kỳ và không tranh cử.

2- Tiếp tục thảo luận và biểu quyết các cơ chế để củng cố các cơ cấu môn
phái như chương trình huấn luyện quốc tế, quy ước quốc tế về đẳng cấp…
3- Tổ chức trình luận án cho các trình độ cao đẳng như các đại hội trước.
Ngày 13-5-2001, VSCM Lê Sáng lên đường viếng thăm VVN-VVĐ tại các quốc gia
Âu châu và đã tuyên dương công trạng cho một số võ sư địa phương,
Ngày 15-9-2001, VSCM Lê Sáng cho phép thành lập Văn Phòng Đại Diện
Chưởng Môn VOVINAM-Việt Võ Đạo Tại Hải Ngoại với nhân sự như sau:
- vs Phạm Mẫn (California, Hoa Kỳ) phụ trách Pháp Lý và Báo Chí
- vs Lương Thuận Vui (Florida, Hoa Kỳ) phụ trách Kế Hoạch và Phát Triển
- vs Nguyễn Đình Thư (Vancouver, Canada) phụ trách Tài Chính và Kinh tài.
- Cựu môn sinh Ðỗ Hoàng Nghĩa (Washington state, Hoa Kỳ) phụ trách Văn Thư
và Mạng Lưới Internet
Ngày 30-10-2001, VSCM Lê Sáng bắt đầu chuyến viếng thăm VVN-VVĐ Hoa Kỳ
với các tiểu bang California, Texas, Louisiana, Florida, Illinois, Washington State
và Vancouver Canada.
Trong dịp này VSCM Lê Sáng công khai bằng văn bản chấp nhận chức vụ Chủ
tịch trong HỘI ĐỒNG VÕ SƯ LÃNH ĐẠO MÔN PHÁI với thành phần như sau:
Chủ tịch : VSCM Lê Sáng
Phó Chủ tịch : VSNT Phan Quỳnh
Tổng Thư ký : VSNT Nguyễn Văn Cường
Ủy viên :
VSNT Hà Trọng Thịnh
VSNT Lê Văn Phúc
VSNT Lê Trọng Hiệp
VSNT Ngô Hữu Liễn
VSNT Phạm Hữu Độ
VSNT Trần Thế Phượng

Ngày 7-4-2002, tại thủ đô tinh thần của người Việt, Little Saigon, California Hoa
Kỳ, Tổng Hội Phát Triển Võ Thuật Thế Giới (The General Association For The
Development Of Wortth Martial Arts) vinh danh VSCM Lê Sáng cùng với các vị
tiền bối niên trưởng khác trong các võ phái Việt Nam như Giáo Sư Phan Văn
Quang (Chủ Tịch Tổng Cuộc Nhu Đạo Việt Nam), VS Lê Đình Trưởng (Thiếu Lâm
Thất Sơn Nam Bắc Tông), VS Trần Cửu (Châu Long Phái), và VS Nguyễn Dần
(Bào Đệ của Sáng Tổ VVN-VVĐ Nguyễn Lộc).

Đại Hội Thế Giới năm 2002 tại Paris, Pháp quốc:
Đại hội lần thứ năm được tổ chức tại Paris, thủ đô Pháp quốc từ ngày 01 đến 07
tháng 7 năm 2002.
Vì là đại hội giữa nhiệm kỳ nên ngoài công việc kiểm điểm công tác cùng điều
chỉnh chương trình hoạt động, nên trước đó HDVS ủy quyền cho Ban Kỹ Thuật
Quốc Tế phối hợp với Liên đoàn Pháp quốc tổ chức một cuộc tranh giải có tầm
vóc quốc tế, mệnh danh là Giải Vô Địch Thế Giới Vovinam Việt Võ Đạo (Vovinam
World Cup) trong dịp này. Giải vô địch quy tụ 185 vận động viên thuộc 14 quốc
gia: Đức, Bỉ, Belarus, Pháp, Nga (Russia), Thụy sĩ, Ukraine, Algeria, Senegal,
Côte d’Ivoire, Canada, Hoa kỳ, Úc đại Lợi và Việt nam. Một đặc điểm của giải này
là số vận đông viên không phải gốc Việt nam chiếm đa số.

Đại Hội Thế Giới năm 2004 tại Texas, Hoa kỳ:
Đại hôi lần thứ sáu được tổ chức tại Houston, bang Texas Hoa kỳ trong 3 ngày
từ ngày 30 tháng 7 đến hết ngày 1 tháng 8 năm 2004.
Chủ điểm của đại hội 2004 cũng như đại hội năm 2000:
1- Bầu cử các chức vụ quan trọng của cơ cấu Vovinam Việt Võ Đạo cho
nhiệm kỳ 2004-2008: Sau hai nhiệm kỳ 1996-2000 và 2000-2004,
2- 2- Báo cáo hoạt động trong hai năm qua. Thiết lập chương trình hoạt
động cho 4 năm tới trong đó có việc tổ chức Giải Vô Địch Thế Giới kỳ hai.
3- Tổ chức trình luận án và tiểu luận cho các trình độ cao đẳng (hồng đai)
như các đại hội trước.
Gần đây, nhằm thi hành Nghị quyết 36 của nhà cầm quyền Cộng Sản VN với ý
đồ nhuộm đỏ và khống chế công đồng người Việt hải ngoại , các cán bộ CS luôn
luôn tìm cách xâm nhập vào các sinh hoạt và tổ chức của người Viet Quốc Gia tại
hải ngoại, môn sinh VVN VVD sáng suốt nhận định đập tan những âm mưu đen
tối của Cộng Sản xâm nhập vào các sinh hoạt của VVN VVD hải ngoại
Và mọi sinh hoạt của VOVINAM-Việt Võ Đạo ngày ngày vẫn còn đang tiếp diễn
trên toàn cầu...
Hết
_________________________________________________________________
_____
Phần tham khảo
15
VOVINAM Việt Võ Đạo Mỹ châu
VOVINAM Việt Võ Đạo HOA KỲ
VOVINAM-Việt Võ Đạo California
VOVINAM Việt Võ Đạo đã xuất hiện rất sớm ở Orange County Nam California
(CA) cùng thời gian với Houston Texas, năm 1976 , đúng một năm sau biến cố
30/4/1975. ngay tại sân cỏ trường Costa Mesa High school, với 40 võ sinh theo
tập do vs Lê Ngọc Ngoạn huấn luyện. Hai năm sau, 1978, lớp võ ở Los Angeles
được thành lập (vs Nguyễn Văn Lễ).
Ngay sau khi từ Pennsylvania về định cư ở California, giữa năm 1981, Võ sư
Niên trưởng Phan Quỳnh đã triệu tập tại tư gia vs Lê Ngọc Ngoạn một Hội nghị
gồm tất cả võ sư, HLV và môn sinh sinh sống ở Nam , ở Bắc California và ở
Nevada tụ tập về để “đồng tâm nhất trí” phát triên VVN-VVĐ trên bình diện miền
tây Hoa kỳ.
Cuối năm 1981 vs Dương Viết Hùng từ San Diego lên Santa Ana tiếp tay huấn
luyện lớp VVN-VVĐ trên sân cỏ lịch sử đầu tiên ở Nam California tại trường Costa
Mesa.
Lớp võ trên sân cỏ thứ hai ở Nam California, năm 1982, được khai giảng trong
công viên Santee Lake thuộc East San Diego do HLV Tống Minh Đường điều
hành.
Năm 1982 lớp võ sân cỏ trường Costa Mesa, CA, được dời về số 12882
Brookhurst street, thành phố Garden Grove, phòng ốc rộng rãi khang trang và
ngay từ ngày khai giảng sĩ số lên tới 150 võ sinh theo tập hàng ngày với những
lớp sáng, chiều, tối, kể cả thứ bẩy, chủ nhật. Các võ sư, HLV, môn sinh tại đây
đã mở những lớp học Việt Ngữ Lạc Hồng cho con em người Việt vùng Quận Cam
và võ đường ở đây được gọi là Trung Tâm Huấn Luyện VVN-VVĐ Lạc Hồng,
thành phần vs, HLV ban đầu gồm Dương Viết Hùng, Nguyễn Gia Đức, Lê Ngọc
Ngoạn. Lê Quang Bích, Dương Tuấn Kiệt, Trần Quốc Thắng, Hoàng Đức Minh, Lê
Văn Hiệp, La Hồng Cẩm, v.v. . .
Tiếp đó là những trung tâm như :
- TT VOVINAM Việt Võ Đạo Youth Center (The Salvation Army) số
1710W Edinger, Santa Ana (vs Dương Viết Hùng, vs Tạ Văn Lương Việt)
- TT Anaheim (vs Lý Phúc Thái, HLV Nguyễn Thái Hiếu, Lê Quang Bích),
- những lớp võ ở chùa Diệu Pháp, Rosemead Los Angeles (vs Nguyễn
Văn Đông, Tạ Văn Lương Việt, Trần Thanh ),
16
- TT Lạc Hồng ở Canoga Park City bắc Los Angeles CA (vs: Lê Huy, Lê
Thịnh, Đinh Thanh Minh, Trần Triết, Lưu Quân, Nguyễn Dũng, Trần Hùng ),
-TT Hoa Lư Center ở Việt Nam Temple Orange County (vs: Nguyễn Văn
Hoàn, Nguyên Văn Đông, Phùng Mạnh Tâm, Tạ Văn Lương Việt, Phạm Phú
Thành, Lê Quang Liêm, . . .)
- TT Nguyễn Bá Học ở Westminster City, (vs Phạm Văn Thành, vs
Kiều Công Lang),
- TT Little Saigon Center, Westminster City (vs : Dương Viết Hùng, Lê
Ngọc Ngoạn, Phạm Mẫn),
- TT Pomona City, CA, (vs: Trần Văn Vịnh, Hoàng Đức Minh, Phạm
Công An) ,
- TT Linda Vista, North San Diego (vs Nguyễn Văn Tâm)
vân vân . . .
Ngày 26/5/1984, Lễ Tưởng Niệm Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc lần thứ 24 được
tổ chức tại Đại Giảng Đường Robert B. Moore (Main Theatre) trường Đại học
Orange Coast College thành phố Costa Mesa, CA. quy tụ hàng ngàn môn sinh
các nơi về tham dự, tế lễ, biểu diễn võ thuật, ca vũ nhạc kịch, múa lân đã gây
không khí tưng bừng, vui nhộn, náo nhiệt trong sinh hoạt cộng đồng người Việt
tỵ nạn ở nam California.
Sau đó phong trào VVN-VVĐ California được thêm sự tiếp tay của Võ sư Nguyễn
Dần, Võ sư Niên trưởng Lê Trọng Hiệp về tổ chức và kế hoạch, đã phát triển
hơn nữa.
Tại bắc California, ở vùng thung lũng hoa vàng San José, Silicon valley, năm
1981, vs Nguyễn Minh Hải đã mở lớp dạy võ cho một số thanh thiếu niên ở gần
nhà, rồi dần dần phát triển rộng lớn hơn.
Cũng năm 1981 HLV Vũ Quốc Thanh khai giảng lớp VVN-VVĐ tại trường Đại học
Cộng đồng San Francisco City College.
Đến năm 1982, 1983, vs Nguyễn Thị Cẩm Bình cũng đã khai giảng những lớp võ
ở San José, sau đó mở thêm chi nhánh mới như ở Oakland và ở các nơi khác.
Chủ lực hoạt động vùng bắc California ngoài các vs Nguyễn Minh Hải và Cẩm
Bình còn có các vs, HLV Trần Bình, Đỗ Văn Phước, Trịnh Bỉnh Khôn, Dương
Thanh Vân, Trần Phương Khương, Ngô Nhật Thành, Nguyễn Đình Phú, Phạm
Thế Hiển, Phi Hùng, Phạm Thành Phương, Thế Hiển, Nguyễn Thiện Lộc, Trần
Duy Lợi . . . . với các trung tâm :
- TT Huấn Luyện Hưng Đạo, San José ,
- TT Huấn Luyện Kenedy, 1602 Lucretia Ave.SJ,
- TT Roosevelt Center, 901 E. Santa Clara st, SJ ,
- TT Santee Community Center, SJ,
- TT SOLARI CENTER, SJ,
- TT Hometown America Club House, 1955 Quimby Rd. , SJ.,
17
- TT F.M Smith Park, Oakland, -
- TT Huấn Luyện Phù Đổng, San Francisco, . . .
Ngày 24 tháng 5-1987, Lễ Tưởng Niệm Cố Võ Sư Sáng Tổ Nguyễn Lộc lần thứ 27
được tổ chức tại phòng hội trường Trung học Yerba Buena thành phố San José
đã đánh dấu sự thành công lớn mạnh của VVN-VVĐ Bắc California, các võ sư
niên trưởng (VSNT) như Lê Văn Phúc, Lê Trọng Hiệp, Phạm Hữu Độ, Ngô Hữu
Liễn, Phan Quỳnh từ các nơi trên nước Mỹ cũng về San José họp mặt sinh hoạt
cùng tất cả võ sư, huấn luyện viên , môn sinh các cấp cơ hữu California Nam và
Bắc, kể cả các võ sư Trần Văn Bé, Lý Hoàng Cát Long, Phạm Văn Bảo đến từ
Chicago, Nguyễn Văn Phụng (North Calorina) ,. . . Tất cả đứng trước anh linh
của Sáng Tổ, nghiêng mình thi lễ thầm nhớ đến công ơn sáng tạo của Người,
với sự hiện diện của cụ bà Nguyễn Lộc, phu nhân vị Sáng tổ VOVINAM Việt Võ
Đạo.
Phong trào VOVINAM Việt Võ Đạo Bắc California, nhất là Đoàn Anh Hùng Ngày
Mai của VOVINAM Việt Võ Đạo San José thành lập từ 1983 sinh hoạt đến nay đã
đóng góp nhiều tiết mục võ thuật, văn hóa, văn nghệ, giáo dục, xã hội, . . .
trong các buổi lễ truyền thống Việt Nam cho cộng đồng người Việt : Hội Tết
Nguyên Đán, Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo,
Quang Trung, v.v. . . tại San José , nơi có đông đảo người Việt tỵ nạn thứ nhì
trên thế giới sau Nam California, và đã thu hái được nhiều thành quả tốt đẹp.
Hiện nay phong trào VVN-VVĐ vẫn đang ngày một lớn mạnh hơn tại bắc
California, tại Little Saigon, miền nam California, thủ đô tinh thần của người Việt
tỵ nạn và đông người Việt nhất tại hải ngoại.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Texas
Tại Hoa Kỳ, mở đầu năm 1976, VOVINAM Việt Võ Đạo đã hiện diện ở thành phố
Houston, tiểu bang Texas, với các vs Nguyễn Quân, Nguyễn Chính , thành phần
võ sinh gồm thanh thiếu niên đủ mọi sắc tộc tại địa phương như Mỹ, Việt, Miên ,
Lào, Đại Hàn, Mể, Trung, Nam Mỹ, . . .
Sau đó võ sư niên trưởng (VSNT) Ngô Hữu Liễn từ North Calorina về định cư tại
Houston, đã sinh hoạt qui tụ lại các võ sư , HLV và môn sinh VVN-VVĐ địa
phương, phát động rộng rài phong trào VVN-VVĐ ở tiểu bang Texas. VVN-VVĐ
Texas càng lớn mạnh hơn nhờ đội ngũ cán bộ ưu tú và “tư bản”, nhất là được
sự tiếp tay mạnh mẽ phát triển của VSNT Lê Văn Phúc nghỉ hưu từ đài phát
thanh BBC Luân Đôn Anh Quốc về Houston và của VSNT Nguyễn Văn Cường từ
Oklahoma City xuống phụ giúp, cùng một võ sư đông đảo chủ lực như Nguyễn
Thế Hùng, Nguyễn Văn Đỏ, Nguyễn Tiến Hóa, Nguyễn Xuân Ngọc, Bùi Khắc
Hùng,Võ Trung, T.K. Nguyễn, Nguyễn Văn Lương, Lê Huy Chương, Bùi Thị Ngọc
Nhung, Võ Thành Long, Lê Đoàn, Trần Bẩy, Nguyễn Anh Thy, Lê Quang Danh,
Lê Quang Vinh, Nguyễn Chính, vân vân . . .
18
Nhiều Trung tâm huấn luyện VVN-VVĐ tại các thành phố thuộc Texas được
thành lập hay mở rộng như :
- TT Linh Sơn , 13506 Ann Louise , Houston (vs T.K. Nguyễn, Anh Thy,
Anh Thuần, Tâm, Tuấn, Danh, Vinh)
- TT Hammerly Center, 2119 Barr, Houston (vs Nguyễn Thế Hùng, HLV
Tống Tuân)
- TT Hoa Lư Vovinam Martial Arts, lúc đầu ở Dynasty Plaza #205B
9600 Bellaire, sau dời về số 10040 Synot Rd, Sugarland (vs Võ Trung, Nguyễn
Bá Vương )
- TT Lộ Đức, 2615 Fannin St., North Houston (vs Nguyễn Thế Hùng),
- TT Thanh Tu Dao Center, 10610 Kingspoint Rd, Houston.
- TT University of Houston, 4800 Calhoun st, Houston.(vs Nguyễn Thế
Hùng, Võ Trung)
- TT Vovinam Galveston Center, 1506 21st street, Galveston.(vs Lê
Đoàn),
- TT SAINT MARY , 2121 Apollo, Garland.
- TT Dallas-Fort Worth Center, 1115 E. Pioneer Pkwy #105, Arlington
(vs Nguyễn Văn Lương),
- TT IRVING , 2014 Rose st, Irving City, TV Liên Hoa (vs Lê Huy
Chương).
- TT Vovinam Garland, 3221 Beltline Rd (vs Lê Huy Chương, HLV
Nguyễn Văn Thước),
- TT Riverside Center , 700 E. Belknap, Fort Worth.
- TT Fort Worth Center, 4948 E. Belknap st, Haltom City (vs Lê Huy
Chương, vs Trần Bẩy),
- TT GOLD’S GYM , 1332 Beltline Rd, Garland, (vs Nguyễn Tiến Hóa),
- TT BALLY TOTALL FITNESS, Arlington (vs Nguyễn Tiến Hóa),
- TT Community Center Beltnap 3700 E. Beltnap, Ft Worth (vs
Nguyễn Tiến Hóa),
v.v. . .
Các môn sinh thuộc Phong trào VOVINAM-Việt Võ Đạo Houston và vùng phụ cận,
nhất là những môn sinh VVN-VVĐ thuộc toán Task Force, được tuyển chọn
trong số những VS, HLV, môn sinh, trẻ, năng động, giầu kiến thức và tự nguyện,
đã là những nhân tố tích cực, những mũi nhọn trong các sinh hoạt văn hóa, xã
hội hay giáo dục, cứu trợ chung của cộng đồng người Việt ly hương tại Texas.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Nevada
Bắt đâu từ cuối năm 1986 tại thành phố Las Vegas thuộc tiểu bang Nevada,
nhiều khóa đào tạo huấn luyện viên VVN-VVĐ cũng đã được vs Nguyễn Văn Nga
tổ chức .
19
VOVINAM-Việt Võ Đạo Oklahoma
Sau khi về định cư tại Oklahoma City năm 1978, võ sư niên trưởng Nguyễn Văn
Cường được bổ nhiệm làm Giám Đốc Trung Tâm Tỵ Nạn Đông Dương và ông đã
mở lớp võ tại ngay Trung Tâm này trong những giờ rảnh rỗi để huấn luyện VVNVVĐ
cho thanh thiếu niên trong cộng đồng người Việt địa phương. Ngay năm đó
VVN-VVĐ đã ra mắt quần chúng Oklahoma City trong ngày Hội Tết Nguyên Đán
với cuộc biểu diễn do chính VSNT Nguyễn Văn Cường và bác sĩ Đào Thế Xương
(Huyền đai đệ ngũ đẳng Thái cực đạo) thực hiện. VS Cường đã hướng dẫn BS
Xương vài thế võ, vật VVN-VVĐ , vài đòn chân cơ bản trước khi trình diễn. Tuy
chỉ một vài đòn thế mới tập và khóa gỡ sơ sài, cuộc biểu diễn cũng đã có ấn
tượng mạnh mẽ gây xúc động và rơi lệ quần chúng người Việt những năm tháng
đầu tiên bơ vơ sống ly hương xa quê cha đất tổ và thân thương quý mến với
môn võ dân tộc giữa thành phố cao nguyên xa lạ này. Lớp võ tại Trung Tâm Tỵ
Nạn Đông Dương Oklhoma City tồn tại được vài tháng vì võ sư quá nặng gánh,
đành phải dồn nỗ lực cho việc ổn định kinh tế gia đình trước đã.
Những năm sau đó, khi còn định cư tại Cleen Ave Wichita, Kansas, vs Vũ Đức
Thọ thường xuống tăng cường biểu diễn VVN-VVĐ cho Hội Tết Nguyên Đán của
cộng đồng người Việt Oklahoma City.
Năm 1990, một số cựu môn sinh về định cư tại tiểu bang Oklahoma như vs
Phạm Văn Thố, HLV Hoàng Văn Minh đã mở những lớp võ tự vệ VVN-VVĐ tại
Midwest City, OK. Sau vs và HLV dời khỏi Oklahoma, lớp võ bị đóng cửa.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Minnosota
Khi còn định cư tại Minnosota, tháng 3 năm 1987, các HLV Lê Trường Sinh,
Thiềm Bửu Cát Tâm, Đặng Văn Côn, Dương Viết Dũng, . . đã mở những lớp
VVN-VVĐ cho thanh thiếu niên địa phương, và đã tạo được ảnh hưởng tốt đẹp
cho cộng đồng người Việt sinh sống ở đây.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Illinois
Khoảng 1979-1980 vs Phạm Văn Bảo về định cư tại thành phố Chicago, tiểu
bang Illinois (Il), mở đầu cho phong trào VVN-VVĐ Illinois với những đóng góp
đáng kể cho phong trào như thành lập Ban Liên Lạc hải ngoại và cùng các vs Đỗ
Anh Tuấn, Lý Hoàng Cát Long ấn hành mỗi tam cá nguyệt tập san Khai Phá
VVN-VVĐ , phát hành liên tục nhiều năm, làm tài liệu học tập, làm mối liên lạc
thông tin ấm lòng cho các đồng môn bơ vơ mới định cư ở hải ngoại hay ở các
trại tỵ nạn Đông Nam Á, đồng thời lập Ban Cứu trợ, giúp đỡ tiếp tế các đồng
20
môn đang gặp khó khăn sống trong nước. Đây là điểm son khai phá của VVNVVĐ
Illinois nói chung, của vs Lý Hoàng Cát Long nói riêng.
Năm 1986, Võ Sư Trần Văn Bé về định cư tại Chicago, và cùng các võ sư Phạm
Văn Bảo, Lý Hoàng Cát Long, Nguyễn Thị Lài tổ chức những khóa đặc huấn cho
môn sinh các cấp đào tạo được một số cán bộ đáng kể cho môn phái như các
VS, HVL sau này : Nguyễn Văn Tâm, Nguyễn Văn Kỳ, Nguyễn Thị Thảo, Nguyễn
Văn Sơn, Nguyễn Văn Lộc, v.v . . .
VOVINAM-Việt Võ Đạo Ohio
Vài năm gần đây, phong trào VVN-VVĐ Ohio đã được đẩy mạnh với võ đường ở
Woodcrest Rd thuộc thành phố Columbus, tiểu bang Ohio do các HLV Keith Ha
và Bảo Linh phát động, thu hút đông đảo thanh thiếu niên Việt và bản xứ theo
tập, được sự khuyến khích nồng hậu của cộng đồng người Việt địa phương, của
chính quyền và của người bản xứ trong vùng.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Washington State
Những nhân sự có công đầu tiên phát triển VVN-VVĐ tại tiểu bang Washington
như các võ sư Thái Nhật Lĩnh (Seattle), Trần Hữu Tuấn Anh (Tacoma), Lê Thị
Kim Liên (Seattle), cựu môn sinh Đỗ Hoàng Nghĩa, vân vân . . . đã đặt những
viên gạch đầu vững trắc cho nền móng phát triển lâu dài tại đây, tiếp theo đó là
các võ sư và HLV: Hoàng Sang, Nguyễn Thuận, Thai Mai, Nguyễn Đăng Tường,
Nguyễn Sơn Hải, Kim Lan, Trần Hoài , Lê Danh, Huỳnh Hải, . . . đóng góp nhiều
công sức thành lập những trung tâm VOVINAM-Việt Võ Đạo như :
- TT THE AMERICAN VOVINAM INSTITUTE ở Seattle (vs Thái Nhật
Lĩnh),
- TT Eastside Neighborhood Center ở Tacoma (vs Trần Hữu Tuấn
Anh, HLV Trà My, Sơn Hải,Nguyễn Bảo Lâm, Lisa Trujillo),
- TT Hung Dao Vovinam Academy ở Seattle, (vs Thái Nhật Lĩnh)
- TT Park Lake Boys & Girls Club ở West Seattle (Hoàng Sang , Thái
Mai),
- TT Hùng Vương VOVINAM-Việt Võ Đạo Program (Thuận Nguyễn)
- TT ART OF DEFENSE ở Redmond ,
- TT Quang Trung ở Kent City (Tuấn Anh, Thái Mai, Nguyễn Phước),
- TT Hoang Hoa Tham training center Seattle (Hoàng Sang, Nguyễn
Hải),
- TT Hùng Vương Newholly Neighborhood Campus South Seattle
(Nguyễn Thuận, Phạm Văn Thọ, Mai Thái) ,
- TT Overfelt High School (gym),

- TT Au-Lac Training Center tại Mount View Elementary School
(Seattle),
- TT Bach-Dang Bellevue / Redmond Training Center (Lê Danh),
- TT Nature Consortium (Nature Kicks)(Hải Huỳnh),
- TT VOVINAM Bellevue Center -Tyee Middle School (Đinh Thuyết ,
Trần Hoài),
- TT University of Washington (vs Thái Nhật Lĩnh)
vân vân . . .
VOVINAM-Việt Võ Đạo Oregon
Trung tâm VVN-VVĐ tại thành phố Salem tiểu bang Oregon là một võ đường sinh
sau đẻ muộn do HLV/CC Nguyễn Thanh Phong thành lập, có nhiều môn sinh
theo tập, và được phụ huynh môn sinh ủng hộ và yểm trợ nhiệt thành trong các
sinh hoạt VVN-VVĐ tại đây. nhiều môn sinh tại Salem đã tạo được những thành
tích đáng khen ngợi trong các cuộc thi đua tranh giải VOVINAM-Việt Võ Đạo
hàng năm từng vùng hay thế giới .
VOVINAM-Việt Võ Đạo Washington DC
và vùng phụ cận thuộc Maryland và Virginia
Tại miền đông Hoa Kỳ, năm 1980, vs Đỗ Anh Tuấn đã bắt đầu mở những lớp
VVN-VVĐ tại Okinawa Ave thành phố Rockville, Maryland, sát cạnh thủ đô
Washington DC , với sự tiếp tay yểm trợ lúc đầu của vs Lý Hoàng Cát Long, và
HLV Ngô Chí Long. Lớp võ chỉ tồn được ngót hai năm thì đóng cửa vì vs và HLV
phải đi xa.
Đầu tháng 5 năm 1981 một lớp võ đã được khai trương tại thành phố Richmond,
thủ phủ tiểu bang Virginia, do HLV Ngô Chí Long quản nhiệm.
Sau đó, các võ sư Nguyễn Văn Kính, Lê Tấn Khanh về định cư hẳn tại thành phố
Fallschurch thuộc tiểu bang Virginia, nơi có đông người Việt tỵ nạn và giáp ranh
thủ đô Hoa Thịnh Đốn, đã nhóm lại ngọn lửa luyện võ của thanh thiếu niên
Washington DC và các vùng phụ cận.
Những khóa HL VOVINAM-Việt Võ Đạo ở Sport Gym tại trường đại học Northern
Virginia Community College Alexandria, cũng đã được vsth Nguyễn Việt khai
giảng với nhiều môn sinh theo tập hàng tuần.
Những năm gần đây, võ sư niên trưởng Lê Văn Phúc về nghỉ hưu tại thành phố
Reston, với sự quen biết rộng rãi nhiều giới khác nhau, VSNT Lê Văn Phúc đã
cùng với các võ sư, huấn luyện viên, và môn sinh các cấp quanh vùng thủ đô
Hoa Kỳ đẩy mạnh hơn nữa phong trào võ dân tộc thêm khởi sắc, và được nhiều

giới truyền thông, báo chí, nhiều đoàn thể, nhiều hội đoàn Việt, Mỹ tích cực
khuyến khích, ủng hộ và yểm trợ.
Cũng tại tiểu bang Virginia một học hội về VVN-VVĐ kéo dài một tuần lễ đã được
tổ chức tại trường đại học Hampton, thành phố Newport New, VA, từ ngày 17
đến ngày 24 tháng bẩy năm 1999 do huấn luyện viên Paul Guèye , giáo sư thỉnh
giảng, Tiến sĩ Nguyên tử lực thuộc Jefferson Lab-Physics Division của trường đại
học này thuyết giảng cho các sinh viên khắp thế giới đang theo học tại đây và
cho các võ sư , môn sinh thuộc các võ phái khác muốn hiểu biết, học hỏi về Võ
Lý, Võ Đạo, Võ Lực, và Võ Thuật của một môn Võ Việt Nam : VOVINAM-Việt Võ
Đạo.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Massachusetts
Tháng 7-1981,võ đường VVN-VVĐ Gymnasium Auditorium of Saint Gregory
School được thành hình đầu tiên tại thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts
(Hoa Kỳ) quy tụ hơn 50 môn sinh dướt sự dìu dắt của võ sư Trần Mỹ Đức. Võ
đường tọa lạc trong trung tâm Y.M.C.A. đã thu hút không những đa số người
Việt mà còn cả những người Mỹ tham gia rèn luyện thân thể.
Tiếp theo là TT Dorchester Multi-Service Center thuộc thành phố Dorchester tiểu
bang Massachusetts do các vs Đỗ Anh Tuấn và Cấn Đình Thọ thành lập và điều
hành
VOVINAM-Việt Võ Đạo Pennsylvania
Năm 1983 tại thành phố York thuộc tiểu bang Pennsylvania (PA), VS Nguyễn
Tiến Hóa liên tục mở các khóa Võ Tự vệ và dưỡng sinh VVN-VVĐ đã đóng góp
nhân tài và vật lực vào những sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại đây, vài năm
sau vs Nguyễn Tiến Hóa dời về Texas, tăng cường đội ngũ cán bộ VVN-VVĐ
Dallas Fort Worth .
Song song đó, tại thành phố Milmont Part, PA, một HVL, Linh Mục Thiên Chúa
giáo Nguyễn Xuân Quýnh, đã mở lớp VVN-VVĐ , huấn luyện cho thanh thiếu niên
quanh vùng.
VOVINAM-Việt Võ Đạo New York
Năm 1982, lớp võ đầu tiên ở New York City do HVL Hoàng Đạo Hải và Tân Khải
Minh điều hành.

Tại thành phố Bronx, gần khu Harlem nổi tiếng của tiểu bang New York, HLV Đỗ
Dzũng cũng đã mở những lớp võ tự vệ trong phạm vi con em, bè bạn từ những
năm đầu 90.
Sau này Trung tâm Royal Vovinam Academy được thành lập tại thành phố
Buffalo sát biên giới Canada thuộc tiểu bang New York với sự yểm trợ tích cực
của võ sư Thái Nhật Lĩnh
VOVINAM-Việt Võ Đạo North Carolina
Tháng 2 năm 1982, vs Nguyễn Văn Phụng đã mở nhiều lớp võ huấn luyện cho
thanh thiếu niên Việt và Mỹ tại Tucker Street thuộc thành phố Raleigh, thủ phủ
tiểu bang North Carolina (NC), sau đó vs Lâm Quang Lân tiếp tay phụ giúp và
đào tạo được nhiều môn sinh xuất sắc đóng góp cho phong trào VVN-VVĐ địa
phương.
Tháng 5 năm 1983, VVN-VVĐ Raleigh đã đứng đăng cai tổ chức Lễ Tưởng Niệm
Sáng Tổ Nguyễn Lộc chung cho các môn sinh tại Hoa Kỳ và thành lập được Ban
Điều hành VOVINAM Việt Võ Đạo North Carolina.
Song song với những sinh hoạt đều đặn tại Raleigh, vs Nguyễn Văn Phụng đã
yểm trợ tích cực cho sự hình thành một võ đường ở thành phố Cary, NC, do các
HLV Nguyễn Văn An (Andy Whallen) và Nguyễn Hữu Song quản trị và điều hành
Những năm gần đây, võ đường ở Pine hall Wing, Raleigh City do HLV Hoàng
Thanh Tâm điều khiển cũng đã phát triển mạnh mẻ.
Người dầu tiên đặt nền móng cho phong trào VVN-VVĐ thành phố Charlotte tiểu
bang North Carolina là vs Võ Ước, tổ chức cho cộng đồng người Việt địa phương
những ngày lễ lớn như Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương, Lễ Giỗ Đức Trần Hưng Đạo,
Lễ Giỗ Quang Trung Hoàng Đế, v.v. . .

Khoảng đầu thập niên 90 võ sư Huỳnh Trọng Tâm từ Tampa Florida về định cư
tại Charlotte, NC, đã cùng với vs Huỳnh Thu Hà mở rộng phong trào VVN-VVĐ
Charlotte và vùng phụ cận với những TT VVN-VVĐ Tre Xanh (Green Bamboo
Centers) được các giới trong cộng đồng người Việt và Mỹ North Carolina khuyến
khích và yểm trợ , cùng tổ chức nhiều cuộc biểu diễn võ thuật , văn nghệ trong
các lễ hội truyền thống của người Việt, người bản xứ, thu hút đông đảo võ sinh
tham dự và theo tập. Hàng tháng trung tâm Tre Xanh ấn hành Nguyệt san Việt
Võ Đạo Tre Xanh, tài liệu giảng huấn VVN-VVĐ và học tiếng Việt, cung cấp món
ăn tinh thần cho võ sinh và cho cộng đồng người Việt quanh vùng.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Florida

Phong trào VVN-VVĐ miền đông nam Hoa Kỳ đầu tiên năm 1982 được triển khai
là do công của các võ sư Lê Văn Kỳ, vs Huỳnh Trọng Tâm ở thành phố Tampa,
Pinelas Park, và sau đó là các vs Vũ Đức Thọ, cùng vs Lương Thuận Vui với
những võ đường ở các thành phố Orlando, Orange Park tiểu bang Florida.
Các Trung tâm VVN-VVĐ hoạt động lâu nhất tại đây là các võ đường :
- ở Bagdad Ave Orlando (vs Vũ Đức Thọ) ,
- ở Blanding Blvd, Orange Park (vs Vũ Đức Thọ) ,
- ở College Dr., Orange Park (vs Lương Thuận Vui)
ngoài ra còn có những võ đường mới thành lập
-ở Shortpine Cr. Orlando (vs Lê Văn Tư) ,
-ở University of North Florida, Vovinam Viet Vo Dao And Kick Boxing
Club (vs Vũ Đức Thọ),
-ở các Hội Thánh Tin Lành của mục sư Nguyễn Quang,
vân vân
Các môn sinh VVN-VVĐ Florida cũng đã cùng với các đoàn thể người Việt, người
bản xứ trong các lễ hội văn hóa, giáo dục, xã hội truyền thống và tạo niềm hãnh
diện cho cộng đồng người Việt tại Florida và các tiểu bang quanh vùng về một
môn võ dân tộc.
VOVINAM-Việt Võ Đạo CANADA
Lớp huấn luyện VVN-VVĐ đầu tiên tại Canada năm 1980 do võ sư Nguyễn Ngọc
Thanh thành lập và giảng dậy võ tư vê và võ Dưỡng sinh tại thành phố Hamilton
thuộc Ontario CANADA, thu hút đông đảo thanh thiếu niên và các cụ già hội Cao
niên ở Hampilton, ở Mississauga, ở Toronto theo tập, những lớp võ này sinh hoạt
được vài năm thì đóng cửa vì võ sư bận việc.

Những năm sau đó, nhất là vào đầu thập niên 90 trở đi, nhiều trung tâm huấn
luyện VOVINAM Việt Võ Đạo, nhiều club, nhiều đoàn thể thuộc VVN-VVĐ được
thành lập và phát triển từ đông sang tây trên đất nước Canada.
Tại thành phố Vancouver, B.C., miền tây Canada, trung tâm VVN-VVĐ đầu tiên
do vs Nguyễn Đình Thư thành lập và điều hành ở Porter Street (thuộc Canadian
Voviam-Viet Vo Dao Association), và ở Victoria Drive (Trout Lake Community
Center)
Tiếp theo là Trung tâm Sinh Họat VVN-VVĐ Hoa Lư Vancouver BC do các võ sư
Trần Văn Trung, Phạm Ngọc Danh, HLV Phạm Thị Nhân Hậu, Phạm Khúc Minh
Tâm điều hành và phát triển.
Tại thành phố Calgary, AB Canada, Trung Tâm Huấn Luyện VVN-VVĐ Calvary AB
được thành lập và do các võ sư Nguyễn Hữu Tô Đồng, Nguyễn Cao Khanh, Bùi
Thị Tuyết Nga, các HLV Trần Thái Bích, Nguyễn Tiến Đắc, Nguyễn Xuân Cảnh,
Lâm Lương, . . giảng dậy đã thu hút nhiều thanh thiếu niên tỵ nạn và bản xứ
Canada theo tập.

Tại miền đông :
- Trung Tâm Toronto 1 VVN-VVĐ Association ở Lake Cres. Etobicoke,
Ontario, Canada do huấn luyện viên Trần Văn Chiều phát động và điều hành,
- TT Toronto 2 (HLV Trần Tự Luật), v.v. . .
- Trung Tâm VVN-VVĐ Toronto ONT cũng tại miền đông do một ban
lãnh đạo hùng hậu gồm võ sư Phạm Đình Tự (cố vấn), các huấn luyện viên Lưu
Đức Tiến (Trung Tâm Trưởng), Trịnh Mộc Vinh, Trịnh Vĩnh Phong, Hồ Thanh
Quang, Vũ Xuân Huy, Nguyễn Huy Tâm, Nguyễn Tấn Sĩ Phu, Ngô Trần Quốc, Bùi
Văn Quan, . . .
- Cuối năm 2002 tại thành phố Brampton, Ontario Canada, Trung Tâm
Huấn Luyện VVN-VVĐ Brampton được được khai giảng do các huấn luyện viên
Trần Bá Thuận, Trần Đức Thắng, Trần Văn Chiều điều hành.
Sau đó VVN-VVĐ đã hiện dỉện tại :
- Elderly Community Centre, Ground Floor Square One Shopping
Centre, Mississauga.
-Oakdale Community Centre, 350 Grandravine Drive, North York
Ngoài ra, tại Toronto một số khách vãng lai như Hà Minh Cường, như
Cristian Baltatu cũng đã mở những lớp huấn luyện VOVINAM Việt Võ Đạo là TT
Sài Sơn hay TT Vovinam Viet Vo Dao Canada, . . .
VOVINAM Việt Võ Đạo Canada đã có 2 cơ cấu tổ chức chính thức được chính
quyền Canada cấp giấy phép hoạt động. Đó là Hội Đồng Võ Sư CANADA và Liên
Đoàn VVN-VVD CANADA với nhân sư ban đầu như sau :
Hội Đồng Võ Sư CANADA
Cố vấn : võ sư niên trưởng Hà Trọng Thịnh
Chủ tịch : võ sư Trần Văn Trung
Ủy viên :
Võ sư Nguyễn Hữu Tô Đồng
Võ sư Phạm Đình Tự
Võ sư Phạm Ngọc Danh
Võ sư Nguyễn Cao Khanh
Võ sư Bùi Thị Tuyết Nga
Liên Đoàn VVN-VVD CANADA
Chủ tịch : Võ sư Nguyễn Hữu Tô Đồng
Phó Chủ tịch : Võ sư Phạm Đình Tự
Tổng Thư Ký : Võ sư Nguyễn Cao Khanh
Phó TTK kiêm Thủ quỹ : Võ sư Phạm Ngọc Danh
Kiểm soát : HLV Nguyễn Tiến Đắc, HLV Phạm Thị Nhân Hậu
VOVINAM Việt Võ Đạo ÂU CHÂU và TRUNG Á
Tháng 11 năm 1973, sinh viên du học Dương Quan Việt, và cũng là Huấn Luyện
Viên (HLV) Hòang Đai Vovinam Việt Võ Đạo, đã đơn độc truyền bá VVN-VVĐ ,
mở lớp võ Tự Vệ Nhập Môn trong trường Đại Học Cao Đăng Kỹ Thuật
(Technische Universitaet) Stuttgart. Lớp võ khoảng 50 Môn Sinh, hầu hết là sinh
viên người Đức dân bản xứ.
Đây là lớp võ đầu tiên trên thế giới, ngoài Việt-Nam, một khởi điểm mở đầu lịch
sử phát triển VVN-VVĐ hải ngoại.
Cũng cần nhắc thêm, biến cố 30 tháng 4 năm 1975 đã gây khủng hoảng trầm
trọng, không những chỉ đến tòan thể cộng đồng người Việt ở Âu châu nói chung,
đến đời sống khó khăn, mất liên lạc gia đình của giới sinh viên Việt-Nam du học
xa quê hương nói riêng, mà còn cắt đứt sinh hoạt phát triển Vovinam Việt Võ
Đạo Đức Quốc bởi những chiến dịch “tiếp thu”, sang đoạt các cơ sở vật chất và
tinh thần, các tòa Đại sứ, Lãnh sự Việt Nam Cộng Hòa, kể cả cơ sở phát triển
Vovinam Việt Võ Đạo , của cán bộ Cộng sản Việt Nam nằm vùng ở Âu châu, của
những sinh viên thân Cộng hoặc xu thời, chạy theo thời cuộc đễ cầu lợi lộc cá
nhân. v.v . . . HLV Dương Quan Việt đã đơn thân dộc mã chóng chọi mọi áp lực
"tiếp thu Môn Phái Vovinam Việt Võ Đạo" của nhóm sinh viên thân Cộng này và
vừa phải bằng mọi giá để duy trì sinh hoạt các lớp võ....Những cuộc đụng độ thử
thách đã xẩy ra...

Đầu năm 1976, một cuộc hội ngộ tình cờ, bắt tay lịch sử, nhân một cuộc biểu
diễn võ tại Stuttgart, giữa những HLV trẻ tuổi, đầy nhiệt huyết : Nguyền Tiến Hội
23 tuổi (ở Hannover, Đức). Trần Nguyên Đạo 22 tuổi (ở Paris, Pháp), và Dương
Quan Việt 24 tuổi (ở Stuttgart, Đức) mở đầu cho sự kết hợp phát triển Vovinam
Việt Võ Đạo Âu châu.
Những năm 1976-1985, VVN-VVĐ đã phát triển vô cùng mạnh mẽ. Các lớp võ,
Trung Tâm Huấn Luyện, Hội Đòan, club.v..v... thi đua thành lập thu hút đông
đảo thanh thiếu niên theo tập. Môn Sinh 95% là dân bản xứ Châu Âu và đã vượt
sĩ số 5.000. Những cuộc biểu diển ra mắt quần chúng, tranh giải, thi đấu Quốc
Gia, Quốc Tế... đã được tổ chức liên tục, không ngừng nghĩ khắp nơi ở Châu Âu.
Sinh hoạt Vovinam Việt Võ Đạo với một lực lượng Huấn Luyện Viên hùng hậu và
ào ạt thi đua tổ chức huấn luyện khắp nơi trên16 Quốc Gia Tây Âu và Bắc Phi.

Như cơn sóng thần, không một sức mạnh nào ngăn cản nổi sức mạnh bùng nổ
phát triển VVN-VVĐ hải ngoại trong thời kỳ này.
Ngoài phía cộng đồng người bản xứ như đã trình bầy trên, riêng về phía cộng
đồng người Việt ờ Âu châu, VVN-VVĐ cũng phát triển mạnh mẽ trong quần
chúng thanh thiếu niên người Việt tỵ nạn ngay từ đầu thập niên 1980, dưới sự
phát động mãnh liệt của võ sư Cao đẳng Nguyễn văn Nhàn, nguyên Cục Trưởng
Cục Huấn Luyện VVN-VVĐ Miền Tây Việt-Nam trước 1975, cùng một toán huân
luyện viên tỵ nạn và định cư tại các vùng Munich, Hamburg và Frankfurt và cũng
như võ sư Cao đẳng Đặng Hửu Hào tại Hamburg Đức Quốc.

Ngay khi mới đặt chân nơi xứ người, Vs. Nguyễn Văn Nhàn bắt tay ngay vào việc
liên tục tổ chức biểu diển võ thuật và mở hàng chục lớp võ Tự Vệ Nhập Môn
VVN-VVĐ trong cộng đồng đông đảo người Việt-Nam tỵ nạn vừa sang định cư tại
Đức. "Đại Phong Trào Châu Âu" do Vs Nguyễn Văn Nhàn thành lập với địa bàn
hoạt động rộng trên 8 Quốc Gia và 20 thành phố....Võ Sư Nguyễn Văn Nhàn
trong Đại Phong Trào Châu-Âu một mặt dạy võ, một mặt tổ chức liên tục sinh
họat VVN-VVĐ , mở phòng tập và những sinh hoạt sau :
- Ấn hành liên tục nhiều Đặc san, nhiều kỷ yếu, nhiều tài liệu học tập, như
: Sưu Tầm Theo Đường Hướng Văn Nghệ Môn Phái-Tuyển Tập Nhạc (1982),
Vovnam-Việt Võ Đạo-Tập Giới Thiệu Ấn Bản Mùa Xuân (1982), , Điểm Sáng, Tâm
Kinh Việt Võ Đạo (1984), Ý Nghĩa 10 Điều Tâm Niệm (1985), Lửa Thế Hệ (1986),
Tre Xanh (1989), v.v. . . làm tài liệu sinh hoạt Vovnam-Việt Võ Đạo
- Ngày 24-7-1984, tổ chức "Hè Quyềt Tiến" cho thanh thiếu niên, võ sinh
người Việt Âu châu tại Hamburg;
- Ngày 29-7-1989, "Phục Hùng Dân Khí", Moenchengladbach;
- Ngày 23-7 đến 6-8-1989, trại "Hè Hưng Nam" Hòa Lan;
- Ngày 9-9-1989, "Tinh-Dân, Nghĩa Nước" tại Erbach,
v....v....
Ngày 10-03-1990, lần đầu tiên Đại Hội Võ Sư VVN-VVĐ Châu Âu nhóm họp tại
Stuttgart, Đức Quốc. Sau đó, lần lượt ra đời các tổ chức chánh thức có pháp luật
tại mỗi quốc gia bảo vệ:
- Tổng Đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Châu Âu,
- Liên Đoàn Vovinam Việt Võ Đạo Quốc Gia Đức, Pháp, Ý, Thụy Sĩ, Bỉ,
Hòa Lan,v.v...
- Hội Đồng Võ Sư Vovinam Việt Võ Đạo Châu Âu và
- Hội Đồng Võ Sư Vovinam Việt Võ Đạo Quốc Gia Đức, Pháp, Ý, Thụy Sĩ,
Bỉ, Hòa Lan…
Một điểm quan trọng trong thời gian này, năm 1989-1990, phần đông Võ sư ,
HLV và Môn Sinh ở tổ chức Việt Võ Đạo Quốc Tế đã ý thức trước những khó
khăn mới của hòan cảnh mới, nên tự nguyện rút khỏi nhóm Việt Võ Đạo Quốc

Tế và trở về với truyền thống cố hữu của Môn Phái VVN-VVĐ, với võ phục màu
xanh “trùng dương” chứ không khoác áo màu đen nữa.
Tính đến năm 1995, Môn Sinh VVN-VVĐ tại Châu Âu, người Việt-Nam và người
dân bản xứ Châu Âu đã lên đến sĩ số trên 15,000 và khoảng 500 Tân Huân
Luyện Viên Trung đẳng được đào tạo.
Thập niên 1995-2005, võ sư Trang Phước Đức (Paris, Pháp Quốc) thừa kế võ sư
Nguyễn Văn Nhàn và nhận lãnh trọng trách tiếp tục họat động trong "Phong
Trào VVN-VVĐ Châu Âu" phát triển mạnh trong sinh hoạt cộng đồng người Việt
và bản xứ, với các võ sư Trần Thái Quý (Thụy Sĩ), Trần Phước Thiện (Đức Quốc),
Stefano Finato (Ý Đại Lợi), Nguyển Trung Cang (Hòa Lan), v..v...
Trong thời gian từ 1991 đến 2002 VOVINAM Việt Võ Đạo Âu châu có những
cuộc tranh giải tại :
1991 Bruxelles, Bỉ Quốc (Belgique): giải kỹ thuật VVN-VVĐ Âu châu
1992 Vérone , Ý Đại Lợi (Italy) : giải đối kháng VVN-VVĐ Âu châu
1995 Neuchâtel, Thụy sỹ (Suisse) : giải kỹ thuật, giải đối kháng VVN-VVĐ Âu
châu
1997 Paris, Pháp (France) : giải kỹ thuật, giải đối kháng VVN-VVĐ Âu
châu
1999 Lyon, Pháp (France) : giải kỹ thuật, giải đối kháng VVN-VVĐ Âu
châu
2002 Paris, Pháp (France) : giải kỹ thuật, giải đối kháng VVN-VVĐ thế
giới
Hiện nay, có nhiều Hội Đoàn giả mạo và Hội Đoàn thật, chính thức của VVNVVĐ
truyền thống tại Châu Âu. Dĩ nhiên đại diện chính thức Môn Phái VVN-VVĐ
tại Châu Âu vẫn là những Hội Đồng Võ Sư Quốc Gia.
Vovinam Việt Võ Đạo tại Tây Đức
Tại Tây Đức , tháng 12 năm 1976, buổi lễ Tuyên Thệ Nhập Môn vô cùng đặc biệt
tổ chức tại Stuttgart dành cho 4 võ sư Thái Cực Đạo, sinh viên du học nguời
Việt-Nam, sau khi tập xong khóa Tự Vệ Nhập Môn, xin chánh thức gia nhập vào
Môn Phái Vovinam Việt Võ Đạo. HLV Dương Quan Việt đã đại diện Môn Phái chu
toàn công việc. Rất tiếc, chỉ có Vs Võ Trung là thành tài đến Hồng Đai Cao Đang
VVN-VVĐ. Vs Trung hiện nay đang họat động tích cực tại Texas USA.
1979, HLV Nguyễn Tiến Hội thành lập một trung tâm huấn luyện Việt Võ Đạo tại
Hannover. Đây là võ đường tư, rộng lớn và chỉ chuyên huấn luyện môn võ
Vovinam Việt Võ Đạo đầu tiên trên Thế Giới, ngoài Việt Nam. Võ đường có hàng
trăm Môn Sinh và hàng chục HLV Hòang Đai được đào tạo. Đặc biết nhất là nơi
xuất thân của những người Môn Sinh dân bản xứ Tây Phương đầu tiên trên Thế

Giới, sau này, đạt trình độ võ sư Hồng Đai Cao Đẳng VVN-VVĐ : Vs Can Oezen
(Hannover) và Vs Juergen Schwerdtmann (Minden).
Ngày 02. tháng 8 năm 1979 tại trường Đại Học Stuttgart, HLV Dương Quan Việt
tổ chức cuộc biểu diển võ thuật Việt Võ Đao lớn đầu tiên với 30 HLV Trung dẳng
và Môn Sinh các cấp thi thố tài năng trước môt số đông khán giả và nhiều sinh
viên thế giới đang du học tại đây, do đó, tiếng vang danh xưng VVN-VVĐ , môn
võ Việt Nam đã lan truyền khắp năm châu bốn bể.
Lần đầu tiên, ngày 23 tháng 4 năm 1983, cuộc tranh giải VVN-VVĐ Châu Âu to
lớn nhất được tổ chức tại Stuttgart và 3 thành phố vùng phụ cận. Trên 200 VS
HLV và Môn Sinh khắp Châu Âu liên tục tranh tài trong 3 ngày trước đông đảo
khán giả khắp nơi về dự khán.

Vs. Đặng Hữu Hào cũng đã liên tục tổ chức biểu diển võ thuật và mở nhiều lớp
võ VVN-VVĐ trong cộng đồng người Việt-Nam tỵ nạn vừa sang định cư tại thành
phố Hải Cảng Hamburg 3 triệu dân địa phương, Bắc Đức Quốc.
Tính đến năm 1989 sĩ số môn sinh VVN-VVĐ người Việt-Nam trong cộng đồng
Người Việt-Nam tỵ nạn đang theo tập đã vượt trên 1.000 người, với 50 Huấn
Luyện Viên Hoàng Đai. Môn sinh Trần Phước Thiện là một trong những HLV ưu
tú và đầy công lao xây dựng "Đại Phong Trào VVN-VVĐ Châu Âu"
Tháng 1 năm 1989, Vs Dương Quan Việt thành lập thêm một trung tâm huấn
luyện nữa tại Stuttgart. Đây là một võ đường tư, to lớn và chuyên huấn luyện
một môn võ Vovinam Việt Võ Đạo với 9 năm liên tục sinh hoạt không ngừng
nghĩ. Kết quả tổng cộng khoảng 1.000 Môn Sinh theo tập và 20 HLV Hoàng Đai
Trung và Cao cấp được đào tạo, với 99% là người dân bản xứ Tây Phương.
Cũng vào thời điểm nầy, sau 15 năm, Vs. Dương Quan Việt đã quay trở lại
trường cũ, đích thân đứng lớp dạy, trường Đại Học Cao Đăng Kỹ Thuật
(Technische Universitaet) Stuttgart đã chánh thức công nhân võ học VVN-VVĐ và
thâu nhận vào Chương Trình Sport. Đây là một thành tích lớn, rất quan trọng
của sự phát triển Vovinam Việt Võ Đạo tại Đức Quốc, bởi vì từ trước đến nay,
một môn võ không dễ dàng được chính thức công nhận vào Chương Trình
Giảng Dậy Thể Dục Thể Thao trong các trường Đại Học Đức Quốc.
Sau đó, HLV Trung đẳng II Enoch Jenkins (Tiến Sĩ Hóa Học) thay thế Vs Dương
Quan Việt để tiếp tục duy trì hoạt động lớp võ đến ngày nay. Hàng năm, vài
trăm sinh viên Đại Học đến gia nhập lớp võ để tập luyện Vovinam Việt Võ Đạo.
Vovinam Việt Võ Đạo Pháp Quốc.

Tại Pháp Quốc, những cuộc biểu diển võ, tranh giải thi đấu, v.v. . . được tổ chức
nhiều lần hàng năm, từ bắc Pháp Quốc, bờ biển Đại Tây Dương đến tận Nam
Pháp Quốc, Địa Trung Hải. Những Học hội mùa hè được khai mở liên tục trong
30
nhiều năm, mục đích để các VS, ở Châu Âu có cơ hội gặp nhau cùng chung tập
luyện và học hỏi nhau. Quan trọng nhất là những bài học tập và thuyết trình về
võ học Việt Võ Đạo ở trình độ cao cấp Đại Hoc. Đánh dấu một bước tiến : Đại
Học Hóa Võ Học Việt Võ Đạo.
Những võ sư đầu đàn đi tiên phong tại Pháp quốc như Trần Nguyên Đạo (Paris),
Nguyễn Điện (Bordeaux), Sudorruslan (Paris), Hà Kim Khánh-Long (Paris),
Nguyễn Phi-Long (Paris), Nguyễn Thế Trường, Trương Quang Tuấn, hay Trang
Phước Đức đại diện phong trào VVNVVĐ-ÂC ở Paris, và Trương Quang Tuấn
(Toulouse) đã là những hạt nhân chính tích cực trong các nhóm phát triển VVNVVĐ
ngay từ cuối thập niên 70.
Tiếp theo dưới đây là một số địa phương trên đất Pháp đang có sự hiện diện
của VVN-VVĐ :
Vùng Aquitaine (Bordeaux) :
Aquitaine Club 01 với 3 trung tâm:
- 40,Avenue Louis Didier, LIBOURNE
- MAIRIEDE LIBOURNE, 42 Place ABEL SURCHAMP
- QUERRE LOISEAU, FRONSAC
Aquitaine Club 02 với 2 trung tâm
- 1 rue des Ormeaux, GRADIGNAN
- Rue Stéhélin, Av de Lattre de Tassigny, BORDEAUX/CAUDERAN
Aquitaine : Club 03 với 2 trung tâm
- 9 rue St URBAIN, PUGNAC
- 2 rue du Docteur BOUTIN, BLAYE
Aquitaine Club 04 với 3 trung tâm
- 59 rue de RAMBAUD, LEOGNAN
-16 rue du BARRICOT, CANEJAN
-16 Chemin de la PALOMBIERE, CANEJAN
Aquitaine Club 05 với 3 trung tâm
- 8 Allée Montesquieu, MERIGNAC CEDEX
- Av du Colonel JACQUI, PESSAC
- COSEC DU SAIGE, PESSAC
Aquitaine Club 06 với 2 trung tâm
- 25, Av Kleber Marsaud, BRAUD et Saint Louis
- Gymnase Municipal, Le Bourg, BRAUD Saint Louis
Aquitaine Club 07 với 2 trung tâm
- 79, Cours Victor HUGO, BORDEAUX
- 14 Place Sainte EULALIE, BORDEAUX
Aquitaine Club 08 với 2 trung tâm
- 3 rue du HAMEAU de BEL AIR, 33850 LEOGNAN
- ASCEA CESTA, BP 2, 33114 LE BARP
Aquitaine : Club 09 với 3 trung tâm
- 555 rue des AYRES E12, 33000 BORDEAUX
- GYMNASE CHAUFFOUR, 15 rue Chauffour, 33000 BORDEAUX
- 79 rue du Loup, 33000 BORDEAUX
Aquitaine : Club 10 với 3 trung tâm

- 11 résidence Pont de Martin, 33770 SALLES
- 1 Chemin de LANQUETTE, 33770 SALLES
- ART MARTIAUX val de L'EYRE, Section VOVINAM VVD, 33770
SALLES
Aquitaine Club 11 với 1 trung tâm
- 6 Chemin Charlemagne, 33230 GUITRES
Vùng Bassa Normandie (Caen) :
- 17 Ave Croix-Guérin, 14000 Caen (HLV Gregori Marie, Guerrib Amar)
Vùng Champagne-Ardennes (Reims) :
Champagne-Ardennes Club 01 với 3 trung tâm :
- 11 Av du Président Kenndy, 51100 REIMS
- 2 rue Francois LEGROS, 51110 REIMS
- 4 Allée des Bourguignons, 51100 REIMS
Champagne-Ardennes : Club 02 với 1 trung tâm :
- Salle polyvalente Isles Sur SUIPPE, 51110 ISLES SUR SUIPPE
Champagne-Ardennes : Club 03 với 2 trung tâm :
- Gymnase Jean BOUCTON, Rue de Bertheny, 51420 WITRY LES
REIMS
- Centre VVN VVD du Canton de Bourgogne, 26 rue Edouard
ESTIEZ, 51420 WITRY LES REIMS
Vùng ILE de FRANCE (Paris) :
ILE de FRANCE Club 01 với 2 trung tâm :
- Stade LEO LA GRANGE, 68 rue Poniatovsky, 75012 PARIS
- ASS Charenton 2 VOVINAM VIET VO DAO, 14 rue GANDON,
75013 PARIS
ILE de FRANCE : Club 02 với 4 trung tâm :
- 1 Place de la liberation, 91590 LA FERTE ALAIS
- rue Georges SAND, 91 PALAISEAU
- Stade Léo LA GRANGE, 68 Bd Poniatovsky
- 4 rue Auguste CHAPUIS, 75020 PARIS
ILE de FRANCE : Club 03 với 3 trung tâm :
- Salle de sport collège MONTHEDY, rue MONTHEDY, 77340
PONTAULT COMBAULT
- Gymnase DUBUS, 77340 PONTAULT COMBAULT
- U.M.S.P.C section VOVINAM VIET VO DAO, 40 rue de L'orme au
Charon, 77430 PONTAULT COMBAULT
ILE de FRANCE : Club 04 với 2 trung tâm :
- Gymnase des Sapins, 3 rue de la PEROUSE, 77680 ROISSY EN
BRIE
- U S R VOVINAM VIET VO DAO, 3 Av Maurice de VLAMINCK Pav
25, 77680 ROISSY EN BRIE
ILE de FRANCE : Club 05 với 2 trung tâm :
- MJC parc de l'hotel de ville, 91120 PALAISEAU
- Gymnase I M P R O, 37 rue Jacques DUCLOS, 91120 PALAISEAU
ILE de FRANCE : Club 06 với 1 trung tâm :
- Salle des fêtes de Boutigny, Rue de Boutigny, 91160
LONGJUMEAU

- AS SAUX LES CHARTREUX , SECTION VVD 36 Rue de la Grille au Roi
91160 LONGJUMEAU
ILE de FRANCE : Club 07 với 2 trung tâm :
- GYMNASE CHARLES RIGOULOT, Rue Leontine Sohier Stade de
Longjumeau, 91160 LONGJUMEAU
- AECAM VVD LONGJUMEAU, Chez M Serge CROZON-CAZIN, 22
Residence Bel Air, 91160 LONGJUMEAU
ILE de FRANCE : Club 08 với 2 trung tâm :
- Gymnase J.J ROUSSEAUX, Allée des Pervenches, 91390
MORSANG/ORGE
- Section Vovinam VVD MORSANG Sport, 2 Square Louise Michel,
91390 MORSANG/ORGE
ILE de FRANCE : Club 09 với 1 trung tâm :
- Gymnase des singes vert Boutigny, Mairie de Boutigny, 91820
Boutigny/Essonne
ILE de FRANCE : Club 10 với các trung tâm :
- Complexe Sportif des Roches, Rue du Stade, 91720 MAISSE
- 6 Rue de La Fontaine, 91720 BUNO BONNEVAUX
ILE de FRANCE : Club 11 với các trung tâm :
- Gymnase VICTOR HUGO, 34 Bd de la Republique, 93270 SEVRAN
- Gymnase Gaston BUSSIERE, 34 Av Gabriel PERI, 93370 SEVRAN
ILE de FRANCE : Club 12 với các trung tâm :
- Stade des Minimes, 64 Av des Minimes, 94100 SAINT MANDE
- Les amis du VIETVODAO, 15 Av RABELAIS, 94120
FONTENAY/BOIS
ILE de FRANCE : Club 13 với các trung tâm :
- DOJO Marc de Pierre, 7 Square des Champs FRETAUTS, 91120
Palaiseau
- Gymnase LEO LAGRANGE, Faculte d'ORSAY, 91440 BURE/YVETTE
ILE de FRANCE : Club 14 với 2 trung tâm :
- Stade des MINIMES, 2 Av GAMBETTA, 94161 SAINT MANDE
- LA SAINT MANDEENNE, 2 Av GAMBETTA, 94160 St MANDE
ILE de FRANCE : Club 15 với 3 trung tâm :
- DOJO les Daunettes BALLAINVILLIERS, Chemin d'AURETTE,
91160 BALLAINVILLIERS
- Gymnase BALLAINVILLIERS, 7 chemin de la GUY, 91160
BALLAINVILLIERS
- AS.SPORT.BALLAINVILLIERS section VVD, 91160
BALLAINVILLIERS
ILE de FRANCE : Club 16 với 2 trung tâm :
- DOJO DE MORSANG, 91390 MORSANG/ORGE
- Ecole de VVD, 3 rue MOZARD, 91700 SAINTE GENEVIEVE DES
BOIS
ILE de FRANCE : Club 17 với 2 trung tâm :
- Salle SALVADOR ALLENDE, Av Charles GARCIA, 94120
FONTENAY/BOIS

- USF AMV ecole V VVD, 22 Place Georges POMPIDOU, 93160
NOISY LE GRAND
ILE de FRANCE : Club 18 với 2 trung tâm :
- Gymnase Jacques ANQUETIL, 77184 EMERAIVILLE
- AS EMERAINVILLE VVD,38 rue du Lapin Vert, 77184
EMERAINVILLE
ILE de FRANCE : Club 19 với 2 trung tâm :
- Gymnase Paul Valéry, 38 bd Soult 75012 Paris (salle de judo)
- DOẠ Vovinam Viet Vo Dao, 10, rue Jules Lemaỵtre 75012 Paris
Vùng Limousin (Limoges) : (vs Hà Kim Chung)
Limousin : Club 01 với 2 trung tâm :
- Gymnase du haut BEAUBREUIL, 84 Rue RHIN ET DANUBE, 87280
LIMOGES
- Gymnase du petit BEAUBREUIL, 2 rue du Cateau d'eau. 87280
LIMOGES
Limousin : Club 02 với 1 trung tâm :
- Dojo Espace Buchilien
Limousin : Club 03 với các trung tâm :
- Dojo Gendarmerie des Tuillères
Limousin : Club 04 với 1 trung tâm :
- Dojo municipal
Vùng Midi - Pyrenées (Toulouse) : với 1 trung tâm :
- 17, Rue QUERTHINEUX, 31140 LAUNAGUET (vs Trương Quang Tuấn)
Vùng Poitou-Charentes (Poitiers) với 1 trung tâm :
- Salle des fêtes de Beurlay , 13 rue Perrière , 17 250 BEURLAY
Vùng Rhône - Alpes (Lyon) (vs Nguyễn Thế Trường, BLOUME Daniel, Somon
Miclael)
Rhône - Alpes : Club 01 với 1 trung tâm :
- 125 rue Tronchet - Lycée du Parc, 69006 LYON
Rhône - Alpes : Club 02 với 1 trung tâm :
- MJC - 19 Bourchamin - 69390 MILLERY
Vùng Provence Côte d’Azur
- 12 rue de la Verrerie, 13100 Aix en Provence.
Vùng Bussy Saint Georges, do HLV Hứa Trung Dũng điều hành và phát triển.
Sau hết tại Pháp Quốc, phải kể đến võ sư Trang Phước Đức, môn đệ của
VS Nguyễn Văn Nhàn, người khởi xướng Đại Phong trào Việt Võ Đạo Âu Châu hồi
đầu thập niên 1980, đã tích cực yểm trợ, thành lập những Trung Tâm Huấn
Luyện VVN-VVĐ sau đây :
Club Garges-Les Gonesse: với 1 trung tâm :
- Gymnase Allende Néruda, 4, allée Jules Ferry, 95140 Garges-les-
Gonesse ( Các VS, HLV Trang Phước Đức, DOLL Nicolas, Huỳnh Hùng Thu,
Bruno BARROS, Yann CITTEE, Anthony SIAMPIRINGUE, Joséph ROZENCWAJG,
Voravanh THANANE Yasser MALEK và trợ huấn Foued BOULAHIA)
Club de Goussainville với 2 trung tâm :
- Gymnase Pierre de COURBERTIN , Goussainville

- Gymnase MATHERON : 95190 Goussainville
(HLV CHAU Minh Nhut, HOANG Hiep Joséph, Trợ huấn : HOANG Minh. )
Gymnase Ladoumègues với 1 trung tâm :
- Route de Trappes, 78180 Montigny-Le-Bretonneux
Gymnase Roger Rivière với 3 trung tâm :
- Gymnase Jules Ladoumègue
- Gymnase Marcel Guillon
- Gymnase Roger Rivière
gồm các VS, HLV : Nicolas DOLL, Moncef CHAOUCH, Lam NGUYEN Duong , Vu
MAI Quoc Nguyen, Hubert CHEVERRY, Brice FLEURI, Sébastien PICARD, Julien
REMY, Eric BLANDET và Maxime SEVAUX
Club de Laillé với 2 trung tâm :
- Salle de Motricite
- Salle Omnisport, 35890 Laillé (Bretagne), (VS Gilles LE MERRER).
Vân vân . . .
Vovinam Việt Võ Đạo Vương Quốc Bỉ
Trung Tâm Huấn Luyện VVN-VVĐ Hưng Đạo, Salle Bulle tại Place St Gertrude,
Blegny, Vương Quốc Bỉ, được thành lập đầu tiên năm 1984 do sự yểm trợ tích
cực của võ sư Nguyễn Văn Nhàn từ Tây Đức, năm 1990, HLV Võ Tân Tiến, sau
đó thi đậu võ sư, kế thừa Võ Đạo Trường Hưng Đạo, đồng thời điều hành và
phát triển VVN-VVĐ rộng lớn thêm lên, khai mở nhiều TTHL mới như các Võ Đạo
Trường Quang Trung và Võ Đạo Trường Lạc Long Quân với hàng trăm môn sinh
là thanh thiếu niên người Việt và người bản xứ theo tập. Võ sư Võ Tân Tiến hiện
nay vẫn tiếp tục đào tạo được một ê-kip VS, HLV hùng hậu đáp ứng cho nhu câu
phát triển mới như các võ sư và huấn luyện viên sau đây : Patricia Bertrand , Võ
Tiến Xuân, Lê Tấn Minh, Philippe Knuts, Pierre Trương, Jancsi Kerszetrs, Benoit
Ahn , Lê Hữu Thao, Lâm Tấn Quan, Davy Kouakou, Trương Huệ Mẫn, Nguyễn
Hoàng Việt, Đinh Quang Nam, v.v. . .
Mới đây, vs Võ Tân Tiến thành lập 2 trung tâm nữa: Võ Đạo Trường Trưng
Vương tại vùng Glons (VSTH Võ Tiến Xuân), và Võ Đạo Trường Phu Dong tại
Oupeye
Tại Bruxelles, vs Huỳnh Hữu Quý thành lập Trung Tâm Huấn Luyện VVN-VVĐ tại
Avenue Roi du Chevalier. Wolowe saint Lambert , thủ đô Vương Quốc Bỉ, cùng
với các phụ tá là các huấn luyện viên Phùng Nguyên và Phùng Trọng Kiệt.
VOVINAM Viêt Võ Đạo cũng hiện diện tại một số địa phương khác trong Vương
Quốc Bỉ như :
- Club Vovinam Awans thành lập ngày 16/10/1994 tại Hall Omnisports
d'Awans, rue de l'Eglise 4340 Awans.bởi các HLV DEVOS Jerry và LAURIA Olivier.
35
- Club Vovinam De L’ULg thành lập năm 2002 bởi HLV HARDY Jean-
Marie.
- Club Vovinam Flémalle thành lập năm 2004 bởi HLV WILLEMS
Christopher .
- Club SD Sart Tilman
- Club Vovinam Liège tại Rue Julles Cralle với khách vãng lai là HLV Lê
Hữu Đại
Vân vân . . .
Vovinam Việt Võ Đạo tại Ý Đại Lợi
Đầu thập niên 80, tại quốc gia Ý Đại Lợi (Italy) đã có một số nhân sự phụ trách
luyện võ như HLV Nguyễn văn Việt (sinh viên du học) vùng Roma, HLV Bảo Lan
(sinh viên du học) vùng Padova, HLV Nguyễn Thiện Chính, (sinh viên du học)
quản lý huấn luyện vùng Torino
Tại Ý Đại Lợi, những cuộc tranh giải Việt Võ Đạo trên cấp Quốc Gia cũng đã
được tổ chức thường xuyên hàng năm , quy tụ hàng trăm VS,HLV và Môn Sinh
các cấp ở Châu Âu biểu diển võ thuật và thi đua tranh giải trước hàng ngàn khán
giả. Ví dụ như ngày 7 tháng 3 năm 1982 tại Roma, hay ngày 22 tháng 8 1987 tại
Padova, v..v. . .
Cũng phải kể ở vùng Verona, Italy , Vs Nguyễn Hữu Sang đã nắm vững tinh thần
xiển dương Phong Trào Việt Võ Đạo Âu Châu, mở rộng hoạt động tại địa phương
và các vùng phụ cận.
Ngoài những Trung Tâm Huấn Luyện tại Italy kể trên, dưới đây là một số võ
đường VVN-VVĐ đã được thành lập:
-Via Dei Bevilacqua, Verona (vs Stephano Finato),
- Via Indipendenza Buccinasco Milano (HLV Gorofalo Michele, Mastrulli
Marco),
- San Giovanni Lupatoto Verona (HLV Gianpiero Martarello),
- Via Bianedini Verona (HLV Valter Borghi),
- Colognola ai adli Verona (VSTH Roberta Pizzeghellia),
- Via alfieri Lissone Milano (HLV Camelo la Greca),
vân vân . . .
Vovinam Việt Võ Đạo tại Thụy Sĩ
Hội Đồng Võ Sư VVN-VVĐ Thụy Sĩ đã được thành lập từ những năm giữa của
thập kỷ 80 do một sinh viên du học, võ sư Hà Chí Thành, làm Chủ tịch, trụ sở tại
113 Champs-Blancs, CH-1279 Chavannes-de-Bogis, Suisse

Vs Hà Chí Thành đã thành lập những lớp võ cho thanh thiếu niên, đặc biệt là
thiếu niên ở Genève và ở La Côte, với một toán phụ tá như các HLV Phạm Công
Hoà, Phan Đình Tuy, Hà Xuân Thảo, Phạm Công Valérie, Nguyễn Quang Minh . .
.
Tại Genève:
- Vo Duong de Carouge: collège de Pinchat
- Vo Duong de St-Jean: CEC Nicolas Bouvier (HLV Phan Đình Tuy)
- Vo Duong du Petit-Saconnex: Salle de gym du collège Rousseau
- Vo Duong du Petit-Lancy: collège de Saussure , Salle de gym 2,
Vieux chemin d'Onex 9
- Vo Duong de l'Ecole des Franchises, quartier des Charmilles
- Vo Duong du Petit-Lancy: CO des Grandes-Communes , Salle de
gym C, 20 chemin Gérald-de-Ternier
- Vo Duong de BNP Paribas (dành cho nhân viên BNP Paribas), Lancy,
(HLV Phạm Công Hoà)
- Vo Duong de l'École "La Salésienne" à Veyrier, (vs Hà Chí Thành).
La Côte
- Vo Duong de Gingins: Salle de Gymnastique, vers la Poste (vs Hà Chí
Thành).
Vo Duong de Coppet: Salle du collège de Terre Sainte, Route du Jura (vs Hà
Chí Thành).
- Vo Duong de Chavannes-de-Bogis: Salle communale et de
gymnastique (vs Hà Chí Thành).
- Vo Duong d'Aubonne: Salle de rythmique du Centre sportif de Chêne
(vs Hà Chí Thành).
Ở Genève còn có lớp VVN-VVĐ của vs Tân Rousset .
Thêm vào đó, vs Trần Thái Quý đã đại diện Phong Trào Việt Võ Đạo Châu Âu do
vs Nguyễn Văn Nhàn phát động tại Basel.
Ngoài các võ đường ở Channes de Bogis (vs Hà Chí Thanh) và võ đường ở
Thannerstrasse, Basel (vs Trần Thái Quý), mới đây VVN-VVĐ đã phát triển thêm
ở một số nơi thuộc quốc gia Thụy Sĩ do một số VS HLV giảng dậy như :
- ở rue des Peplier, Genève (VSTH Rodolphe Bodmer),
- ở Arnold-Guyot, Neuchâtel (VSTH Võ Tuấn Hùng),
- ở Rothbergstrasse, Muttenz (VSTH Đặng Thanh Phong),
- ở Emil Frey Strasse, Munchenstein (HLV Triệu Văn Vân),
- ở Bale (HLV Nguyễn Văn Yên).
VOVINAM-Việt Võ Đạo Tây Ban Nha

Tháng 9-1996, HLV Patrick Levet trong nhóm VVĐQT ở Pháp sang Việt Nam tập
huấn thêm VOVINAM Việt Võ Đạo . Sau đó anh trở về Canarias Tây Ban Nha mở
võ đường và phát triển VOVINAM tại đây. Ngày 10-2-1997, Patrick Level đã
thành lập Hội VVN-VVĐ địa phương do anh làm Chủ Tịch và HLV Sergio Mora
Hernandez làm Tổng Thư Ký, đặt trụ sở tại Canarias.
Hiện nay, ngoài Trung Tâm HL VVN-VVĐ Canarias do VSTH Pedro Ángel
González điều hành và phát triển, còn có thêm một Trung tâm nữa tại Puerti de
la Cruz, Tenerife, Tây Ban Nha do VSTH Miguel Ángel Díaz Luis thành lập và phát
triển.
Vovinam Việt Võ Đạo Anh Quốc
Tại thủ đô Luân Đôn Anh Quốc, HLV Kato Grant đã có lớp huấn luyện VOVINAM
Việt Võ Đạo ở số 67a Woodstock road, Finsbury park, London, N43EU, đào tạo
huấn luyện viên cung ứng cho phong trào VVN-VVĐ Anh Quốc
Vovinam Việt Võ Đạo Bồ Đào Nha
Đại Hội Võ Sư VOVINAM Việt Võ Đạo Châu Âu năm 1990 chỉ định HLV Trần Hửu
Hà, trách nhiệm lảnh đạo phát triển VVN-VVD tại thủ đô Quốc Gia Bồ Đào Nha.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Đan Mạch
Phong trào VVN-VVĐ Đan Mạch do HLV Trần Ngọc Thanh điều hành và phát
triển.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Hòa Lan
Từ những năm cuối thập niên 80, vs Nguyễn Văn Nhàn đã chỉ định vs Nguyễn
Trung Cang điều hành Trung tâm Huấn luyện VVN-VVĐ tại Hertogenbosch - Hòa
Lan (Netherlands).
VOVINAM-Việt Võ Đạo Iceland
Băng đảo Iceland ở phía tây bắc Anh quốc, nằm giữa Biển Xanh (Greenland Sea)
và bắc Đại Tây Dương, diện tích 103 ngàn cây số vuông với nhân số trên dưới
300 ngàn người. Băng đảo Iceland cũng có sự hiện diện của VVN-VVĐ do huấn
luyên viên Cristian Bors giảng dậy.

VOVINAM-Việt Võ Đạo Lỗ Ma Ni
Tại thành phố Iasi, phía đông bắc của một quốc gia thuộc Đông Âu, Lỗ Ma Ni
(Romania), VOVINAM Việt Võ Đạo cũng đã có mặt sau 10 năm Romania tách
khỏi khối Cộng sản. Một lớp Huấn luyện VVN-VVĐ tại Ihtus Training Center, Iasi,
đã được điều hành và phát triễn luyện võ cho thanh thiếu niên Romania bởi HLV
Florin Macovei .
VOVINAM-Việt Võ Đạo Ba Lan
Lớp võ VVN-VVĐ tại Marszałkowska thủ đô Warszawa của Ba Lan (Poland)
vs Ryszard Jozwiak điều hành và phát triển.
VVN-VVĐ Cộng Hòa Liên Bang Nga
-VVN-VVĐ vùng Krasnodar Krai
Tại vùng Krasnodar Krai , miền đất đen rất phì nhiêu tây nam Cộng Hòa Liên
Bang Nga, gần Hắc Hải (Black Sea) và Caspian Basin, một Trung tâm VVN-VVĐ
đã có mặt ở Belorechensk và do vs Oleg Petrakovets huấn luyện.
Hội đồng Điều hành vùng Krasnodar Krai có các nhân sự sau :
Chủ tịch :Oleg Petrakovets
Thư ký : Sergey Gordeev
Thủ quỹ : Elena Petrakovets
VVN-VVĐ vùng Kalmyki
Cộng hòa Kalmykia là tiểu bang thuộc Cộng Hòa Liên Bang Nga nằm giữa hai
sông Volga và sông Don, miền đông nam Au châu. Những năm gần đây VVNVVĐ
đã hiện diên tại Kalmykia với một Hội đồng Điều hành gồm :
Giám Đốc Kỹ thuật : Bambyshev Vasily
Chủ tịch : : Gungeev Valery
Phó Chủ tịch : Mandjiev Vladimir
Thủ quỹ : Cherenova Delyash
VOVINAM-Việt Võ Đạo Uzbekistan

Cộng hòa Uzbekistan, phía bắc của Afghanistan, là một quốc gia bị Nga thôn tính
cuối thế kỷ 19 rồi sát nhập vào Liên Bang Xô Viết. Sau năm 1991 Uzbekistan
được độc lập .
Trong những năm gần đây một Trung tâm Huấn luyện VVN-VVĐ đã được thành
lập ở Samarkand , thủ phủ của Tamerlane thuộc Uzbekistan bởi HLV Seitmemet
Mujdabaev.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Belarus
Belarus, bắc giáp Latvia và Luthuania , đông giáp Nga, tây giáp Ba Lan và nam
giáp Ukraine, là một quôc gia bi Liên Bang Xô Viết thôn tính và được độc lập
năm 1991.
Cũng năm 1991 tại thành phố Minsk, thủ đô của Belarus, HLV Nguyễn Anh Dũng
đã thành lập võ đường VVN-VVĐ , đào tạo huấn luyện viên cung ứng cho nhu
cầu phát triển tại các quốc gia thuộc Liên Bang Xô Viết và khối Cộng sản Đông
Âu cũ.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Ukraine
Cộng hòa Ukraine là một Quốc gia độc lập ở Đông Âu, năm 1921 bị sát nhập vào
Liên Bang Xô Viết. Sau khi khối Cộng sản tan vỡ, Ukraine được độc lập năm
1991, và cũng năm 1991 HLV Trương Quang An đã khai mở Trung Tâm Huân
Luyện VVN-VVĐ tại thành phố Kiev, thủ đô của quốc gia này.
VOVINAM-Việt Võ Đạo Iran
Một Trung Tâm Huân Luyện VVN-VVĐ tại quốc gia Iran đã được khai giảng ở Trụ
sở số 9, Maryam 11 Allay 2nd Faz of Andisheh Town Tehran Iran.
Ban Điều hành Hiệp Hội VVN-VVĐ IRAN gồm:
Chủ tịch : Javad Amini
Phó Chủ tịch : Maryam Ebrahimi
Thư ky : Abulfazl Sadeghi
Thủ quỹ : Mohammad Ghasem Amini
Các Ủy viên :
Javad Amini (Kỹ thuật)
Habib Ghorbanpur (Nghiên cứu)
Mohammad Haghdust (Nhân sự)
Bác sĩ Ghasem Fathi (Y tế)
Ebrahim Heydari (Tổ chức)

Ali Salari (Kế hoạch)
Hojat Qezelbash (Kỷ luật)
Mojtaba Tabar (Huấn luyện)
VOVINAM-Việt Võ Đạo Pakistan
Những năm gần đây VVN-VVĐ cũng có mặt tại số H#3 Haveli Zaildaran Munir
Shaheed Road, Ichhra, Lahore, quốc gia Pakistan, do HLV Zahid Masood Khan
điều hành và tổ chức.
VOVINAM Việt Võ Đạo Phi Châu
So với các châu lục khác, phong trào VVN-VVĐ Phi châu phát triển muộn màng
nhất.
Đại hội VOVINAM Việt Võ Đạo thế giới tổ chức từ ngày 30- 6 đến hết ngày 1-7
năm 1990 tại Thủ Đô Tinh Thần Người Việt Tỵ Nạn Little Saigon Nam California
Hoa Kỳ, gồm các võ sư, huấn luyện viên và đại diện trên khắp thế giới , trừ Việt
Nam, về họp, đã biểu quyết bầu HLV Nguyễn Ngọc Mỹ đang sinh hoạt tại quốc
gia Bờ Biển Ngà (Ivory Coast, Côte d´Ivoire) làm Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ VVNVVĐ
Phi Châu và sau đó HLV Ben Ali được chỉ định trách nhiệm lãnh đạo phát
triển tại Quốc Gia Maroc.
.
Những năm sau đó, võ đường VVN-VVĐ đã có mặt tại một số địa điểm khác ở
Phi châu cũng như nhân sự phụ trách ở các quốc gia này :
- Annasr Batna thuộc quốc gia Algeria (vs Berghout Salah),
- Burkina Faso (tên cũ là Upper Volta) (vs Arouna Savadogo)
- Bờ Biển Ngà (Ivory Coast-Côte d’Ivoire) (Các VS HVL: Djaniklo Kouami
Ali, Comoe Edanov Clément, Gueu Gon Emile, Mimi Serge Guillaume)
- Ma-Rốc (Morocco) (vs Abillat Hassan)
- Senegal.
- VVN-VVĐ tại Đảo Réunion (Reunion Island)
Đảo Réunion ở nam Phi châu trong Ấn Độ Dương, phía đông của đảo
Madagascar . Đảo Réunion là thuộc địa cũ của Pháp, diện tich khoảng 2517 cây
số vuông, dân số ước lượng trên dưới 800 ngàn. Người Việt đã có mặt sinh sống
tại đảo này từ cuối thế kỷ 19. trong đó có nhiều hậu duệ của một số vua quan
triều đình Nguyễn. Mãi cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21, VOVINAM Việt Võ Đạo ,
môn võ của dân tộc Việt Nam, mới có mặt tại đảo Réunion, hòn đảo lịch sử
nhiều máu và nước mắt con dân Việt, và hiện do các VSTH, HLV Patricia Klein,
Bertrand Grolleau, René Dijoux, . . . điều hành và phát triển tại hai Trung Tâm :
-Dojo de St Leu, école du plateau( giũa đường Piton St Leu và les
Avirons)
-Salle polyvalente de St François
Tiện đây, cũng xin nhắc lại lai-lịch sư-môn của các võ sư, huấn luyện viên khai
phá VVN-VVĐ đầu tiên tại hòn đảo lịch sử Reunion Island :
- võ sư Patricia Klein nhập môn VOVINAM Việt Võ Đạo từ 1978 tại
Toulouse Pháp Quốc và là môn đệ của võ sư Trương Quang Tuấn.
- Huấn luyện viên Trung đẳng cấp 2 Bertrand Grolleau là môn đệ của võ
sư Nguyễn Điện, nguyên Quản đốc Trung Tâm Huấn luyện VOVINAM Việt Võ
Đạo Vũng Tàu trước 1975, tại Bordeaux Pháp Quốc và
- Huấn luyện viên René Dijoux là môn đệ của một võ sư Việt Nam đầy
nhiệt huyết và khí phách mang hai dòng máu Việt-Indonesia, vs Sudorruslan, tại
Paris.
Tháng 2/ 2004 VVN-VVĐ đảo Réunion đã tổ chức một học hội tại Bélouve thu
hút đông đảo thanh thiếu niên tham dự.
Ngày nay, các môn sinh VVN-VVĐ tại mỗi quốc gia Phi châu đều thành lập những
liên đoàn , những club riêng, những ban điều hành để tự phát triển và tổ chức
những cuộc tranh giải võ thuật địa phương, quốc gia hay thế giới..
VVN-VVĐ Úc châu Thái Bình Dương
VOVINAM Việt Võ Đạo Tân Tây Lan
Một Trung Tâm Huấn Luyện VVN-VVĐ đã dược khai giảng tại số 54 Lincoln Rd,
Henderson, Auckland quốc gia Tân Tây Lan (New Zealand) do huấn luyện viên
Trần Quang Lộc điều hành và phát triển, đã quy tụ đông đảo võ sinh theo tập
gồm cả thanh thiếu niên Việt tỵ nạn và thanh thiếu niên bản xứ. Đây là vùng có
mặt của phong trào VVN-VVĐ Hải ngoại tại miền South Pacific Ocean cực nam
bán cầu
VOVINAM Việt Võ Đạo Úc châu
Người đặt viên gạch đầu trong việc thành lập những lớp VVN-VVĐ sớm nhất tại
Úc Đại Lợi là Huấn luyện viên Trung đẳng cấp 3 Diệp Khôi, năm 1981, tổ chức
ngay trong khuôn viên một số chùa Phật Giáo thuộc tiểu bang Victoria, giáo dục
văn hóa, xã hội và võ thuật võ đạo cho đông đảo thanh thiếu niên, các con em
của người Việt tỵ nạn trong các đoàn thể Gia Đình Phật Tử địa phương, nhất là
tại chùa Quang Minh, số 18 Burke street thành phố Braybrook, Victoria. Những
năm gần đây VVN-VVĐ địa phương có thêm một số võ sư, huấn luyện viên tiếp
tay phát triển như Hoàng Phú Quốc, Huỳnh Ngọc An, Quan Tuấn Kiệt, Lý Văn
Ngôn, Đào Nguyên Quân, Trần Việt Kha, Huỳnh Kim, Nguyễn Nam, Hoàng Tâm,
Minh Tiến, . . .
Bắt đầu từ những năm giữa thập niên 80 trở đi, VVN-VVĐ đã bùng phát nhiều
nơi tại Úc châu bởi các võ sư, huấn luyện viên đã có đời sống ổn định tại địa
phương, nhất là bởi rất nhiều võ sư, huấn luyện viên trong những đoàn Boat
People vượt biên “đặc biệt” ào ạt định cư tại Úc, năm 1984, trong đó có cả các
võ sư tiền đạo chủ lực như Lê Công Danh, Nguyễn Văn Thông, Trần Huy Quyền,
. . . Nhiều Trung Tâm Huấn Luyện VVN-VVĐ được thành lập ở Sidney, ở
Canbera, ở Melbourne, và ở các vùng , các thành phố phụ cận. Một số trung tâm
lớn, chính, được các môn sinh VVN-VVĐ dựng Bàn Thờ Quốc Tổ Hùng Vương
ngay tại chỗ trang trọng nhất trong võ đạo đường. Hàng năm cứ vào khoảng
tháng ba âm lịch, con dân Việt ly hương trong cộng đồng người Việt , không
phân biệt tôn giáo, quanh vùng, lại về đây, chiêm bái , tế lễ ngày giỗ Tổ Hùng
Vương do môn sinh VVN-VVĐ tổ chức, cùng nhau nhớ về cội nguồn.
Dưới đây là một số trung tâm điển hình đã dược thành lập ở các tiểu bang lớn
như New South Wales , Victoria, South Australia và ở New Caledonia:
1/ Tại tiểu bang New South Wales :
Năm 1985 võ sư Lê Công Danh thành lập Trung tâm Huấn Luyện VVN-VVĐ tại
thành phố Sydney thuộc tiểu bang New South Wales, phụ tá cho võ sư Lê Công
Danh là các huấn luyện viên Trần Quang Sơn, Lê Quang Quới, v.v. . .
2/ Tại tiểu bang Victoria
Song song đó, tại thành phố Melbourne và các vùng phụ cận, các thành phố
thuộc tiểu bang Victoria, ngoài chùa Quang Minh, Braybrook, Victoria, đã có từ
trước, VVN-VVĐ còn có các trung tâm được thành lập vào những thời điểm khác
nhau sau 1985 :
- TT Vovinam Springvale đặt tại số 38 Windsor Ave, Springvale, Vic.
Do võ sư Trần Huy Quyền thành lập và điều hành.
- TT Vovinam Preston Center, ở Tyler & Ash St,, Vic.(vs Quan Tuấn
Kiệt).
- TT Vovinam Richmond Center đặt tại Hođle St. & Victoria Pde. (St.
Johns Catholic Church, Crn. Hođle St. & Vic.) do vs Huỳnh Ngọc Ẩn giảng dâ.y.

- TT Vovinam Kensington Center số 1 Altona st, Kensington, Vic do
HLV Nguyen Le Huy, Robert & Paul đìeu hành.
- TT Vovinam . Lalor Center ở St. Luke Primaty School số 1A David st.
- TT Vovinam St. Albans East Center Scout Hall, Percey st, Vic, (vs Lý
Văn Ngôn).
- TT Vovinam St. Albans West Center đặt tại Brimbank College,
Moffat St, Alban, Vic, (vs Đào Nguyên Quân).
- TT Vovinam Braybrook Center tại YCW Sunshine Sport CentreRec
West, Lily St., Braybrook, Vic., (vs Trần Kha, Lý Văn Ngôn).
- TT Vovinam Springvale Center ở Community Hall số 1 Osborne Ave.
(vs Lê Quang Trung).
- TT Vovinam Reservoir Center, sô 23 Reservoir Civic Centre , - TT
Edwards St. (vs Nguyễn Hữu Hùng).
- TT Vovinam Bourke, 18 Bourke st, Braybrook VIC
- TT Vovinam Labor Centert, St Luke Primary School, 1A David st (vs
Nguyễn Hữu Hùng)
- TT Vovinam Rchmond Center , Crn : Punt Rd & Victoria Pde,
Richmond (HLV Huynh Ngoc An)
- TT Vovinam North Rchmond Center 1/160 Elizabeth st, N.
Richmond (HLV Le Quang Trung)
3/ Tại tiểu bang South Australia
Năm 1987-1988, với sự yểm trợ tích cực của các võ sư Lê Công Danh, Nguyễn
Văn Thông, Trần Huy Quyền và một số HLV thuộc Melbourne, một Trung Tâm
Huấn Luyện VVN-VVĐ đã được thành lập tại Adelaide tiểu bang Nam Úc.
Lúc đầu võ sư Đỗ Chánh Tâm được chỉ định làm Trung tâm trưởng, các Trung
tâm trưởng kế nhiệm là vs Phạm Thị Loan và vs Lê Thành Nhân kiêm nhiệm, trụ
sở đặt tại The Northern Woodville Youth Association Hall số 41 Kent st,
Mansfield, SA, với một giàn đông đảo VS, HLV giảng dậy như bác sĩ Nguyễn
Mạnh Việt, các võ sư trợ huấn Nguyễn Văn Hùng, Trần Đình Luyện, Hồ Quang
Thanh Sơn, Trần Thanh Quang, Vũ Đức Minh Đăng, Nguyễn Bá Tuấn, v. v. . . ,
Ngược thời gian về 2 năm trước, , ngày 14-9-1986, Đại Hội VOVINAM-VVÐ Úc
Châu đã long trọng diễn ra tại Trung Tâm Cộng Đồng Springvale, tiểu bang
Victoria với sự tham dự của hàng ngàn quan khách và đồng bào cùng với các võ
sư, HLV : Lê Công Danh, Trần Huy Quyền, Nguyễn Văn Thông, Diệp Khôi, Đỗ
Chánh Tâm, Lê Quang, . . . Đại hội đã đánh dấu sự phát triển và trưởng thành
của phong trào VVN-VVĐ tại châu đại dương.
4/ VVN-VVĐ tại Tân Đảo New Caledonia

Tân đảo New Caledonia hiện nay có dân số khoảng 200 ngàn người, là cựu
thuộc địa của Pháp nằm ở nam Thái Bình Dương, cách phía đông Úc châu 1500
cây số và phía bắc Tân Tây Lan 1700 cây số, diện tích khoảng 19 ngàn cây số
vuông và có vài đảo nhỏ xung quanh.
Năm 1993, với sự yểm trợ tích cực của các võ sư huấn luyện viên VVN-VVĐ Úc
châu, một Trung Tâm Huấn Luyện VVN-VVĐ đã được thành lập tại đảo chính
New Caledonia do hai huấn luyện viên Vincent Thân Trọng và Trần Thiện Vũ trực
tiếp điều hành và phát triển. Trung tâm Tân Đảo New Caledonia đã thu hút
nhiều võ sinh theo tập và là nơi sinh hoạt chính của cộng đồng người Việt tại
hòn đảo du lịch này.
Nhìn chung, sự phát triển VVN-VVĐ Úc châu Thái Bình Dương từ 1980 đến 2006
tại các thành phố lớn, nơi có đông người Việt định cư như Sydney, Melbourne,
Adelaide, . . . ngoài hàng ngàn môn sinh thuộc các cấp Tự Vệ Nhập Môn, cấp Sơ
Đẳng, còn có 14 võ sư thuộc hàng Cao đẳng và 50 võ sư trợ huấn và huấn luyện
viên các cấp .
Ngoài việc huấn luyện võ thuật, đào tạo các thế hệ thanh thiếu niên có “bàn tay
thép và trái tim từ ái” trong đường hướng Cách Mạng Tâm Thân, VVN-VVĐ đã
trở thành môn võ Việt khá phổ thông trong cộng đồng người Việt cũng như
người bản xứ tại Úc châu và nam Thái Bình Dương (New Zealand, New
Caledonia).
Ngay từ những năm đầu lưu vong, các môn sinh VOVINAM Việt Võ Đạo đã tích
cực yểm trợ cộng đồng tổ chức những Lễ hội truyền thống như Đại lễ Giỗ Quốc
tổ Hùng Vương, Tết Nguyên Đán , và các sinh hoạt công ích khác, ngoài ra còn
tham dự và biểu diễn võ thuật trong các Lễ Hội của các cộng đồng chính mạch
cũng như di dân và các công tác xã hội từ thiện công ích khác.

*