Pages

Friday, June 4, 2010

THƯ GỬI.ĐƯC ÔNG CAO MINH DUNG

*



Kính gởi: Đức Ông Cao Minh Dung

Kính thưa Đức Ông,

Mặc dù tuổi đời lớn hơn Đức Ông, nhưng vì phẩm trật giáo hội đã ban cho Đức Ông nên tôi cũng xin được xưng hô với Đức Ông bằng tước vị đáng kính của ngài. Tôi sống với Đức Ông trong thời thơ ấu, không xa nhà Đức Ông mấy, thế nên tôi đã thật sự gần gũi với gia đình ông bà ngoại Đức Ông.

Thời gian từ khi Đức Ông ra nước ngoài thì không còn cơ hội gặp nhau nữa. Gần đây tôi thấy tên tuổi của Đức Ông đã được các trang mạng nói đến khá nhiều. Và tôi đồng cảm với Đức Ông trong công tác được giáo hội trao phó nên xin được tâm sự với Đức Ông đôi điều:

1.Trong những lần ĐÔ về thăm quê hương trong các dịp lễ tang của "thân phụ” và thân mẫu của ĐÔ, rất tiếc tôi không có mặt ở Huế. Mà nếu có thì chưa chắc tôi đã được gặp ĐÔ bởi vì nghe bạn bè nói rằng ĐÔ rất bận rộn với khách chính quyền các cấp, đặc biệt là công an, kể cả việc giao lưu quần vợt với họ. Bạn bè cùng lớp ở chủng viện hoặc anh em chung một cha bảo trợ cũng không có cơ hội gặp được ĐÔ. Với công việc khá bận rộn của một nhà ngoại giao chắc không ai dám trách cứ ĐÔ. Bà con xóm giềng trong giáo xứ cũng không ai gặp được ĐÔ mà chỉ nhìn được ĐÔ từ đàng xa mà thôi. Những người lớn tuổi bậc cha ông cũng không được một lời thăm hỏi. Những người nầy đã hơn một lần cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu của giáo xứ trong đó có ĐÔ. Và tôi tin rằng họ cũng dễ dàng thông cảm cho một nhà ngoại giao tầm cỡ như ngài. Lần Ông Ngoại của ĐÔ mất, ĐÔ đã không về thọ tang. Lễ tang của Ông không có mặt Đức Tổng Giám Mục Thể, mặc dù Ông đã có công rất lớn với giáo xứ và đã được Tòa Thánh tặng huân chương. Người em út của ĐÔ đã trách Đức Tổng Thể đã không tham dự và chủ tế lễ tang như của “thân phụ” và thân mẫu của ĐÔ. Tôi chỉ biết thương cho Ông Ngoại ĐÔ. Ông Ngoại của ĐÔ chính là người thực sự có liên hệ máu mủ với ĐÔ. Tôi thiết nghĩ công đức của Ông Ngoại ĐÔ đã góp phần đến quan lộ của ngài không nhỏ. Nhân đây tôi cũng xin nhắc lại ĐÔ về Cha Bảo trợ của ĐÔ mà sau nầy là Giám Mục rồi Hồng Y và ĐÔ trở thành “con út” trong hàng ngũ dưỡng tử của ngài. Biệt hiệu của ngài chắc ĐÔ rõ hơn tôi: “Gaudium et Spes”. Đức Ông chắc đã và đang tiếp nối sứ mệnh của ngài trong công tác ngoại giao của mình? Đó là mang “Nỗi vui mừng và Niềm hy vọng” lại cho giáo hội nói chung và quê hương Việt Nam nói riêng. Thưa ĐÔ, có đúng vậy không ĐÔ? Giáo hội Việt Nam đang chờ đợi nơi ĐÔ rất rất nhiều. Đức Hồng Y Nguyễn Văn Thuận đã từng đảm trách Bộ Công Lý và Hòa Bình thì ĐÔ cũng sẽ tiếp nối thực thi Công Lý và Hòa Bình chứ?

2. Chắc ĐÔ còn nhớ đến biến cố Tết Mậu Thân đã xãy ra như thế nào với Huế nói chung và giáo xứ Phủ Cam nói riêng. Bà Ngoại của ĐÔ là nạn nhân của Việt cọng tại Tiểu chủng viện Hoan Thiện. Bà đã chết vì lựu đạn của Việt cọng! Còn tại Phủ Cam, bạn bè anh em trong giáo xứ của ĐÔ bị thảm sát tại Khe Đá Mài và được chôn cất tại nghĩa trang núi Ba Tầng, là do ai. Người thân, bạn bè anh em bị Việt cọng sát hại chắc ĐÔ còn nhớ hay đã quên? Tôi không rõ Bà Ngoại của ĐÔ và bạn bè ĐÔ khi nhìn thấy ĐÔ tay bắt mặt mừng với Nguyễn minh Triết, tên Việt gian đầu sỏ, liệu họ sẽ đau đớn chừng nào. Cầu mong rằng họ có thể thông cảm cho ĐÔ trong công tác ngoại giao của ngài. Tấm hình ngài chụp với Triết, em út của ngài lộng kiếng rất trân trọng và xem đó như bùa hộ mệnh trong xã hội cọng sản hôm nay.

3. Mới đây, tôi có gặp được một linh mục quản hạt. Linh mục nầy cũng bị mang tiếng là “quốc doanh”. Trong một buổi cơm thân mật còn có mặt một số linh mục dòng, tôi đã nêu sự kiện của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt. Bởi vỉ đó là sự kiện nóng hổi nhất của giáo hội công giáo Việt Nam vào lúc nầy. Những ai yêu mến giáo hội nhà mà không khỏi đau lòng trước sự ra đi đầy bí ẩn của ngài. Linh mục “quốc doanh” ấy đã phát biểu rằng: “Đạo diễn vụ Đức Cha Kiệt ra đi chính là Đức Ông Cao Minh Dung!” Một câu nói khẳng định phát ra từ miệng một linh mục quốc doanh chứ không phải một linh mục bình thường thì vẫn có giá trị khả tín hơn. Thưa ĐÔ, Đức Ông nghĩ sao về lời phát biểu nầy? Theo dõi tin tức của giáo hội và loạt bài “Sự kiện Ngô Quang Kiệt” thì tôi thật sự đồng tình với vị linh mục nầy. Bởi đâu khi nhà nước cọng sản dùng bạo lực đối với Tòa Khâm Sứ, Thái Hà, Tam Tòa, Đồng Chiêm,…

Đức Tổng Kiệt đã lên tiếng đòi hỏi Công lý mà ĐÔ lại bảo : “Đức Cha Kiệt quá đáng!”. Đức Ông đang đứng về phía nào khi trách cứ một mục tử đòi hỏi công lý? Giáo dân vì yêu mến mục tử của mình đã thỉnh nguyện lên Đức Thánh Cha xin ngài được ở lại với đàn chiên khi Tòa Thánh chưa nhận đơn từ chức của ngài, và Đức Cha Nhơn chỉ là Tổng Giám Mục Phó, thì tại sao ĐÔ lại cho là “chống lệnh của Tòa Thánh”?

4. Điều đáng mừng cho giáo hội Việt Nam là những gì ĐÔ đã âm thầm cấu kết với cọng sản Việt Nam từ trước đến nay và mới đây qua “Sự Kiện Ngô Quang Kiệt” đã bị bạch hóa. ĐÔ vẫn còn có đủ thời gian để ăn năn sám hối. Tuổi đời của ĐÔ chưa thực sự là cao, và ĐÔ đang còn những tham vọng lớn hơn trên bước đường quan lộ của mình. Mong rằng: Là người con của giáo hội Việt Nam, mong ĐÔ làm những gì có thể làm được cho giáo hội. Tình hình giáo hội Việt Nam không nói ĐÔ cũng đã rõ.


Là con của Cố ĐHY Nguyễn Văn Thuận, ĐÔ hãy tiếp nối sứ mệnh của ngài.
Là con cái của giáo xứ chánh tòa Phủ Cam, Giáo Phận Huế, ĐÔ biết rõ cội nguồn của mình.
Là cháu ngoại của một người bị Việt cọng thảm sát, ĐÔ biết rõ cọng sản là ai. Qua những suy tư mà tôi đã tâm sự với Đức Ông, như là một người bạn của thời thơ ấu, xin Đức Ông ghi nhận như là một vài tâm tình của một giáo dân Phủ Cam, đã một thời gian chia ngọt sẽ bùi trong các sinh hoạt của giáo xứ. Mặc dù Đức Ông ở xa quê nhà nhưng tôi thì vẫn sống trong lòng giáo xứ, cùng với những người đã từng cầu nguyện cho Đức Ông. Nếu có gì không vừa lòng Đức Ông xin Đức Ông miễn thứ cho.

Trân trọng kính chào Đức Ông.
Phủ Cam Huế, ngày cuối tháng Đức Mẹ.
Lê Đạo



*

No comments:

Post a Comment