Pages

Thursday, June 17, 2010

NGUYỄN TUẤN * NGÀY NHỚ ƠN CHA


Ngày Hiền Phụ - Nguyễn Tuấn

Theo lịch sử Mỹ, ghi lại năm 1909, bà Sonora Smart Dodd (Mrs. John B. Dodd), 27 tuổi, sau khi nghe diễn thuyết về ngày Lễ Mẹ tại đền Spokane, bà muốn có một ngày đặc biệt để tôn vinh Cha của bà là William Smart. Mẹ bà chết ngay sau khi sinh đứa con thứ sáu và để lại cho cha bà năm đứa con thơ cùng với đứa con sơ sinh. Ông William Smart nuôi con một mình trong một nông trại miền đông của tiểu bang Washington. Bà Dodd muốn nêu lên lòng can đảm, hy sinh và tình thương con của cha bà khi đơn độc nuôi con. Để tỏ lòng biết ơn cha, bà lấy tháng 6, tháng cha bà sinh ra, để làm ngày lễ. Ngày Lễ Cha đầu tiên được tổ chức vào ngày 19 tháng 6 năm 1910 tại Washington nhưng phải tới năm 1966 mới trở thành chính thức.

Năm 1924, Tổng Thống Hoa Kỳ Calvin Coolidge ủng hộ ý kiến này, xem ngày Lễ Cha là ngày lễ quốc gia. Cuối cùng, năm 1966, Tổng Thống Lyndon Johnson, người thay thế cố tổng thống John F. Kennedy, quy định chính thức là ngày Chúa Nhật thứ ba của tháng Sáu. Từ năm 1972, Tổng Thống Richard Nixon đặt Lễ Cha là lễ quốc gia và tổ chức vào ngày Chúa Nhật thứ 3 của tháng 6 mỗi năm.

Ngày Lễ Cha không những là ngày để vinh danh cha của bạn mà còn vinh danh tất cả những người mang chức cha, như cha vợ hay cha chồng, chú bác dượng cậu và tất cả những người đàn ông.

Ngày Lễ Cha xưa nhất được tìm thấy trong đống tàn tích của Babylone. Một chú bé tên là Elmesu khắc trên tấm đá vôi cách đây trên 4000 năm, lời chúc mừng cha cậu nhiều sức khoẻ và sống lâu. Hàng năm một số quốc gia trên thế giới kỷ niệm ngày Lễ Cha.

- Tại Đức, ngày Lễ Cha Vatertag được tổ chức cùng với ngày Lễ Thăng Thiên (Ascension). Lễ Thăng Thiên là ngày Chúa Jesus lên trời, nhằm thứ Năm và là ngày thứ 40 sau lễ Pâques. Thứ Sáu Thánh: Chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự giá. Chúa Nhật Phục Sinh: Chúa Jesus sống dậy (ngày thứ 3).

- Tại Thụy Điển, người ta bắt đầu làm Lễ Cha năm 1930. Lễ này được phổ biến rộng rãi vì nhà trường lẫn nhà thờ đều ủng hộ ý kiến này. Lễ Cha ở Thụy Điển Na Uy, Phần Lan đều được tổ chức vào Chúa Nhật thứ 2 của tháng 11.

- Tại Ý, ngày Lễ Cha Festa del papa rơi nhằm ngày Thánh Joseph, ngày 19 tháng 3. Ngày này học sinh vần đi học, gia đình không làm gì đặc biệt nhưng các con thì mua bánh, kẹo ăn với nhau và mua những món quà nhỏ tặng cha, như cà vạt, ví đựng tiền, xâu đựng chìa khóa... Họ thường ăn bánh zeppole, làm bằng bột chiên rải đường lên, giống bánh thèo lèo của nước ta.

- Tại Pháp, ngày lễ Cha theo truyền thống người Mỹ, ngày Fête des pères, rơi nhằm ngày Chúa Nhật thứ 3 của tháng 6.

- Tại Anh Quốc, ngày lễ Cha, bắt nguồn từ thế kỷ 17, được gọi là Ngày Của Mẹ hay Ngày Chủ Nhật Của Mẹ. Nó được tổ chức vào ngày Chủ Nhật cách ngày lễ Phục Sinh 40 ngày. Vào ngày này, dù ở đâu đi nữa, những đứa con cũng sẽ về thăm lại gia đình.

Ngoài ra các quốc gia khác cũng được tổ chức theo truyền thống của mỗi quốc gia đó. Riêng tại Việt Nam, có câu ca dao Công Cha Như Núi Thái Sơn Nghĩa Mẹ Như Nước Trong Nguồn Chảy Ra. Mặc dù dân tộc Việt Nam của chúng ta không có ngày lễ Cha, nhưng câu ca dao nói trên đã có một hàm ý rất sắc bén về sự tôn trọng người Cha và người Mẹ rất ư là đáng kính. Đa số trên 60%, cộng đồng người Việt đang sinh sống tại hải ngoại, hình như đã lãng quên truyền thống hiếu thảo đó.

Nhân dịp ngày lễ Cha năm nay, Mạch Sống mong rằng đồng hương người Việt chúng ta, hãy nhắc nhở và dạy dỗ con cháu đang sinh sống tại hải ngoại nên hiểu rõ ý nghĩa cao quý về sự hiếu thảo đối với bậc cha mẹ như thế nào.

Nguyễn Tuấn - machsong.org


No comments:

Post a Comment