Pages

Sunday, July 18, 2010

WILLY LAM * TRUNG QUỐC TÂN THẾ GIỚI QUAN




NGUYÊN VĂN

CHINA UNVEILS IT NEW WORLDVIEW
WILLY LAM

Quan điểm mới về thế giới của Trung quốc

Trần Bình Nam

phỏng dịch


Lời người dịch:
Đó là nhan đề của một bài báo “China unveils its new worldview” đăng trên Asia Times on line ngày 11 /12/2009 của giáo sư Willy Wo-Lap Lam, chuyên viên nghiên cứu tại The Jamestown Foundation, và từng viết bình luận cho Asiaweek, South China Morning Post và là đại diện của đài CNN tại Á châu-Thái Bình Dương. Giáo sư Willy Lam là tác giả của 5 cuốn sách viết về Trung quốc, cuốn mới nhất là cuốn “Chính trị của Trung quốc thời đại Hồ Cẩm Đào” (Chinese Politicộng sản in the Hu Jintao Era: New Leaders, New Challenges), và hiện là giáo sư chuyên về Trung quốc tại đại học Akita của Nhật Bản và đại học Trung quốc tại Hồng Kông.


Tờ tuần báo Outlook Weekly (cơ quan ngôn luận của đảng cộng sản Trung quốc) số cuối tháng 11 vừa qua có bài nói về “Quan điểm của Chủ Tịch nước Hồ Cẩm Đào trong thời đại mới” (Hu Jintao’s Viewpoints about the Times) gồm 5 điểm do Zhang Xiaotong, một lý thuyết gia của đảng viết: 1. Sự thay đổi sâu rộng của thế giới
2. Xây dựng một thế giới hài hòa
3. Cùng nhau phát triển
4. Chia xẻ trách nhiệm
5. Nhiệt tình hợp tác vào công việc thế giới


Lý thuyết gia Zhang Xiaotong cho rằng quan điểm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là một sáng kiến lý thuyết quan trọng dựa vào sự phán đóan một cách khoa học sự phát triển của thế giới qua thời gian. Sáng kiến này đưọc đưa ra sau chuyến thăm viếng của tổng thống Obama và trước thượng đỉnh về thời tiết tại Copenhagen. Hai biến chuyển này sẽ đánh dấu thời điểm Trung quốc chuyển mình để trở thành một siêu cường.

Theo giáo sư Wang Yukai, thuộc Trường Quốc gia Hành chính Trung quốc (National College of Administration – NCOA), sách lược ngoại giao mới của ông Hồ Cẩm Đào cho thấy đây là lần đầu tiên một nhà lãnh đạo Trung Quốc hình thành một hệ thống lý thuyết có tầm vóc quốc tế. Giáo sư Wang Yukai nói quan điểm này là một học thuyết toàn diện với tầm nhìn hướng về quốc tế. Ông nhấn mạnh rằng quan điểm này sẽ là kim chỉ nam của chính sách đối ngoại của Trung quốc trong tương lai.

Người ta nghĩ rằng quan điểm mới của Trung quốc đối với các vấn đề thế giới là một cách trả lời điều tổng thống Obama nêu ra trong chuyến thăm viếng Trung quốc vừa qua rằng Hoa Kỳ “chào đón sự đóng góp lớn hơn của Trung quốc như một quốc gia hùng mạnh, phồn thịnh và thành công vào các vấn đề của thế giới.” Mặc dù thủ tướng Ôn Gia Bảo chối bỏ sự gán ghép của thế giới xem Trung quốc như một trong hai nước của khối G2 (trong dịp ông gặp tổng thống Obama trước đây) Trung quốc vẫn có vẻ thích làm các công tác lớn trên thế giới. Ông Zhang, một biên tập viên của Trung tâm Nghiên cứu Văn học thuộc Trung ương đảng, đã thu thập các bài phát biểu công khai cũng như tại các buổi sinh hoạt nội bộ đảng nói về chính sách đối ngoại của Hồ Cẩm Đào trong một tài liệu dài 7.000 chữ.

Ông dẫn lời ông Hồ Cẩm Đào nói rằng thế giới hiện đang trải qua những thay đổi lịch sử và quan hệ của Trung quốc đối với thế giới cũng phải thay đổi theo. Nêu cao những thành tựu lớn lao của Trung Quốc trong lĩnh vực kỹ nghệ và kỹ thuật ông Hồ Cẩm Đào nói rằng Trung Quốc đang trải qua “một thời đại đầy cơ hội và thách thức” và rằng “cơ hội nhiều hơn thách thức”. Sự thành công kinh tế thần kỳ của Trung Quốc đã cho phép thế hệ lãnh đạo thứ tư của đảng cộng sản Trung quốc dưới lãnh đạo của Hồ Cẩm Đào có thể chấm dứt nền ngoại giao nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình là “cúi mình thật thấp và đừng bao giờ đi trước” trong các vấn đề quốc tế. Các sáng kiến đối ngoại của Hồ Cẩm Đào không phải hoàn toàn mới mẻ. Hai sáng kiến số 2 (xây dựng một thế giới hài hòa) và số 3 (cùng nhau phát triển) và đặc biệt với các nước láng giềng đã được ông Giang Trạch Dân nêu vào cuối thập niên 1990.

Theo đó, khái niệm hài hòa, xuất phát từ đạo Khổng có nghĩa là sự trỗi dậy của Trung Quốc sẽ không dẫn tới xung đột với các nước khác. Hài hòa có nghĩa là giảm thiểu quân lực và xung đột. Và cùng phát triển có nghĩa là cùng khai thác thiên nhiên, một giải pháp ưa thích của Trung quốc để giải quyết các cuộc tranh chấp về chủ quyền đối với các nước châu Á từ Nhật Bản tới Việt Nam và Philippines. Trong chính sách 5 điểm của Hồ Cẩm Đào, điểm 4 (chia xẻ trách nhiệm) và điểm 5 (nhiệt tình hợp tác vào công việc thế giới) l à hai điểm có ý nghĩa nhất. Việc Bắc Kinh sẵn sàng gánh vác trách nhiệm chung đối với những nghĩa vụ toàn cầu cho thấy giới lãnh đạo Trung quốc sẵn sàng trở thành một thành viên có trách nhiệm (responsible stakeholder), như cựu Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ, ông Robert Zeollick, miêu tả .

Nhiệt tình hợp tác (vào công việc thế giới) có nghĩa Bắc Kinh sẽ làm nghĩa vụ quốc tế với cung cách một cường quốc. Zhang trích dẫn một phát biểu của ông Hồ Cẩm Đào tháng 12/2008 nhân kỷ niệm 30 năm đổi mới (1986-2008) rằng: “Tương lai và số phận của Trung quốc sẽ gắn bó với tương lai và số phận của toàn thế giới”. Ông cũng kêu gọi đảng viên và cán bộ nhà nước biết cách dung hòa “sự bảo vệ độc lập và chủ quyền” với sự toàn cầu hóa sao cho Trung quốc đóng góp đúng mức cho nền hòa bình và phát triển của thế giới. Năm 2009 Trung quốc đã dẫn đầu nhiều vấn đề của thế giới. Tại hội nghị G20 ở London và Pittsburgh, Trung Quốc kêu gọi nên dần dần thay thế đồng mỹ kim như là “đồng tiền trao đổi của thế giới.” Trung quốc cũng thành công trong cuộc vận động quyền bỏ phiếu rộng rãi hơn cho các quốc gia đang phát triển tại Ngân hàng Thế giới và Quỹ tiền tệ Quốc tế.

Và khi gặp gỡ các nhà lãnh đạo Phi châu và Đông Nam Á, Hồ Cẩm Đào và thủ tướng Ôn Gia Bảo đã hứa chi viện hằng chục tỉ mỹ kim. Quan trọng nhất là thủ tướng Ôn Gia Bảo hứa rằng tại hội nghị thời tiết ở Copenhagen Trung quốc sẽ làm yên lòng cộng đồng quốc tế bằng cách cam kết sẽ đấu tranh chống sự làm nóng bầu khí quyển. Trung quốc hứa vào năm 2020, Trung Quốc sẽ cắt giảm khí thải các bon để sản xuất một đơn vị GDP xuống 40-45% mức của năm 2005. Đồng thời, Bắc Kinh cũng phối hợp với Ấn Độ và Brazil đòi hỏi các nước đã phát triển phải đóng góp ít nhất 0,5% GDP để giúp các nước nghèo, đặc biệt giúp phát huy khả năng về “kỹ thuật xanh” (TBN: kỹ thuật xanh – Green Technology- là kỹ thuật sản xuất mà không làm tiết ra nhiều khí thải các bon). Còn nữa, Trung quốc dường như đã thay đổi chút ít nguyên tắc “không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác”.

Cho đến nay Trung quốc đã tham gia vào hơn 20 công tác gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, và đã giúp giải quyết vấn nạn hạt nhân của Bắc hàn, Iran và các cuộc xung đột sắc tộc ở Sudan. Trung quốc đã thể theo lời yêu cầu của tổng thống Obama trong cuộc thăm viếng vừa qua dùng ảnh hưởng vốn có đối với Teheran để kiềm chế chương trình hạt nhân của Iran. Cuối tháng trước, Trung Quốc cùng với Liên bang Nga và 25 nước khác ủng hộ một nghị quyết của Cơ quan Nguyên tử năng Quốc tế (IAEA) kêu gọi Iran ngừng ngay nhà máy tinh chế uranium ở Qom. Nghị quyết của IAEA tỏ ý hết sức lo ngại rằng các cơ sở nguyên tử của Iran nói là phục vụ hoà bình có thể được dùng cho những ứng dụng quân sự. Lẽ dĩ nhiên Trung quốc, một nước có 2.200 tỷ mỹ kim dự trữ và một dân số 1,3 tỷ người chỉ đóng góp “xây dựng một thế giới hài hòa” và “cùng nhau phát triển” với điều kiện.

Theo Hồ Cẩm Đào điều kiện đó là các nước trên thế giới phải cùng chia xẻ trách nhiệm, nhất là Hoa Kỳ và Liên hiệp Âu châu. Thêm nữa, Hồ Cẩm Đào lưu ý cán bộ đảng viên cần biết làm cân đối một bên là sự phát triển và quyền lợi quốc gia, một bên là nhu cầu toàn cầu hóa. Vì vậy, Trung quốc quan niệm rằng những đóng góp quốc tế của mình sẽ không làm thiệt hại cho các “quyền lợi thiết yếu” trên hai mặt kinh tế và ngoại giao. Ví dụ, vì nền kinh tế của Trung quốc còn dựa vào nhiên liệu (TBN: nhả nhiều khí thãi các bon) cho nên Trung quốc chỉ có thể cam kết chừng mực.

Hơn nữa, nền kinh tế Trung quốc là nền kinh tế xuất khẩu nên không hy vọng Trung quốc sẽ định giá lại đồng nhân dân tệ trong một tương lai gần. Và đó cũng là những giới hạn của cam kết của Trung quốc đối với vấn đề Iran và Bắc Hàn. Trung quốc vốn có quan hệ tốt với Iran và đầu tư nhiều vốn liếng vào các giếng dầu tại Iran, cho nên sẽ không thực tế chờ đợi Trung quốc sẽ cùng với các nước Tây phương áp lực Iran bỏ cho kỳ được chương trình nguyên tử. Vào đầu năm 2010 khi Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc thảo luận các biện pháp trừng phát Iran chúng ta sẽ thấy Hồ Cẩm Đào giải quyết vấn nạn này như thế nào.



Bắc Kinh cũng từ chối thẳng thừng đề nghị của Mỹ, Nhật Bản, Nam Hàn và các nước khác áp lực Bắc Hàn liên quan đến chương trình nguyên tử. Tháng 11 vừa qua Bộ trưởng Quốc phòng Trung quốc Liang Guanglie đi thăm Bắc Hàn ngay sau chuyến thăm của Thủ tướng Ôn Gia Bảo cho thấy quan hệ khắng khít giữa hai nước. Qua các phát biểu trong những năm gần đây, ông Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh rằng sự tham gia nhiệt tình hơn của Trung Quốc vào các vấn đề quốc tế sẽ không được ảnh hưởng tới mô hình phát triển đặc của Trung quốc. Luận điểm ông Hồ Cẩm Đào thường nêu là toàn cầu hóa có nghĩa là các nước cần tôn trọng và học hỏi lẫn nhau để “bảo vệ tính đa nguyên của thế giới và các mô hình phát triển khác nhau”.

Ông Hồ Cẩm Đào cũng thường nói rằng Trung quốc sẽ “không ngừng tìm tòi để hoàn thiện một lộ trình phát triển phù hợp với điều kiện quốc gia Trung Quốc”. Nói cách khác, ông Hồ Cẩm Đào và các đồng chí của ông cảnh báo những người chỉ trích Trung quốc tại Hoa Kỳ và Âu châu rằng dù đi theo con đường toàn cầu hóa Trung quốc cũng sẽ không chấp nhận những khái niệm của “phương Tây” về quyền tự do ngôn luận và hệ thống chính trị đa đảng. Đi ều này giải thích tại sao trong khi các cán bộ cao cấp và các nhà ngoại giao Trung quốc đang gieo ảnh hưởng trên thế giới thì bộ máy an ninh của đảng làm việc ngày đêm để đe dọa và bắt bớ những người bất đồng chính kiến, các luật sư tích cực đấu tranh và đàn áp các tổ chức bất vụ lợi.

Giáo sư Wang thuộc Trường Quốc gia Hành chánh Trung quốc tiên đóan rằng quan điểm mới của Hồ Cẩm Đào có thể sẽ được đưa vào Cương Lĩnh của đảng vào đại hội đảng cộng sản Trung quốc thứ 18 trong năm 2012 và Hồ Cẩm Đào sẽ đi vào lịch sử Trung quốc như là vị chủ tịch nước đã có công đưa Trung quốc vào vị thế siêu cường. Tuy nhiên không phải ai cũng tán thưởng sự hợp tác của Trung quốc. Một lý thuyết rất phổ biến cho rằng Trung quốc là một mối đe doạ tiềm tang cho thế giới, và rằng các nhà lãnh đạo Trung quốc có thể dùng sức mạnh mới có được để thoả mãn sự đòi hỏi của những thành phần có tinh thần quốc gia quá khích. Thành phần này càng ngày càng trở nên đông đảo tại Trung quốc.

Mối quan hệ qúa thân mật của Trung quốc với Bắc Hàn và Iran làm người ta nghi ngờ rằng Trung quốc sẽ đặt lợi ích quốc gia lên trên nhu cầu hòa bình và phát triển của thế giới. Cho nên cái gánh nặng của ông Hồ Cẩm Đào lúc này là thuyết phục thế giới rằng trong lúc Bắc Kinh phải vật lộn giữa “quyền lợi thiết yếu” của quốc gia với “cam kết quốc tế”, sự tham gia của Trung quốc vào các vấn đề quốc tế ít nhất cũng phù hợp các tiêu chuẩn của Liên hợp quốc.
Dec. 16, 2009

http://danchimviet.com/articles/1806/1/Quan-im-mi-v-th-gii-ca-Trung-quc/Page1.html





China unveils its new worldview
By Willy Lam



Chinese President Hu Jintao has signaled his administration's readiness to play a bigger - and perhaps more constructive - role in global affairs through the release of a five-pronged foreign policy game plan.

Cited by the official Outlook Weekly as "Hu Jintao's Viewpoints about the Times", this far-reaching initiative consists of five theories on, respectively, "the profound changes [in the world situation], constructing a harmonious world, joint development, shared responsibilities and enthusiastic participation [in global affairs]".

In a late November issue of Outlook Weekly (a mouthpiece of the Chinese Communist Party - CCP), ideologue Zhang Xiaotong



indicated that the party chief and president's "viewpoints" amounted to a "major theoretical innovation" based on the "scientific judgment of the development and changes of the times."

This ambitious agenda has been unveiled after US President Barack Obama's visit to China and before the Copenhagen climate change summit, two events that could become milestones in the Middle Kingdom's quest for quasi-superpower status.

According to National College of Administration (NCOA) Professor Wang Yukai, Hu's new-look diplomacy marked the first time that a contemporary Chinese leader had arrived at a comprehensive set of theories with an international perspective. He noted that the "viewpoints" would "undoubtedly provide a theoretical guideline for China's future participation in global affairs".

More significantly, the CCP leadership's rejiggered worldview can be interpreted as the CCP leadership's response to a key point recently raised by Obama, that Washington "welcomes a strong, prosperous and successful China that plays a greater role in world affairs". While Premier Wen Jiabao, a close Hu ally, had disputed the Group of Two characterization of China and America during his meeting with Obama, Beijing seems primed for evermore-stellar performances on the world stage.

In his 7,000-word article, Zhang, an editor at the Party Literature Research Center under the CCP central committee, collected foreign policy statements that Hu made on public occasions as well as in internal party conclaves. He cited Hu, who heads the CCP Leading Group on Foreign Affairs (which is China's foremost policy-setting organ on the diplomatic and security fronts) as saying that the contemporary world had experienced "historic changes" and that the same could be said for China's relations with the world.

Saluting impressive gains in China's industrial and technological prowess, Hu noted that the Chinese were living "in an era that is full of opportunities and challenges" - and that "the opportunities exceed the challenges". The Chinese "economic miracle" has made it possible for the CCP Fourth-Generation leadership under Hu to make radical departures from late patriarch Deng Xiaoping's famous diplomatic credo of "adopting a low profile and never taking the lead" in international affairs.

Not all of Hu's "viewpoints" are new. The ideals of constructing a harmonious world as well as "joint development" - especially with neighboring nations -were first raised by former president Jiang Zemin in the late 1990s. The harmony concept, which harks back to the Confucianist ethos of shijiedatong ("commonality of the nations"), also means that China's precipitous rise will not lead to conflicts with other countries. "Harmony" means the minimization of military and other conflicts. Whereas "joint development" is Beijing's preferred solution to sovereignty disputes with Asian countries ranging from Japan to Vietnam and the Philippines.

Of the five components of the Hu leadership's novel worldview, perhaps the twin theories of "shared responsibility and enthusiastic participation" are most significant. The idea that Beijing is willing to shoulder "shared responsibilities" for global obligations reflects the CCP leadership's readiness to become what former US deputy secretary of state, Robert Zoellick, called a "responsible stakeholder".

The "enthusiastic participation" imperative implies that Beijing will be acquitting itself of world affairs in a way that is commensurate with its quasi-superpower status. Theorist Zhang quoted salient passages from Hu's speech in December 2008, which celebrated the 30th anniversary of the start of the reform era: "The future and fate of contemporary China is intimately linked with the future and fate of the entire world." The supremo went on to urge party and government officials to synthesize the goal of "upholding independence and sovereignty" with globalization so that the country can "make contributions to fostering humankind's peace and development".

The year 2009 has seen Beijing appear to take the lead in a plethora of world issues. At the Group of 20 meetings in London and Pittsburg, Chinese diplomats called for the gradual replacement of the US dollar as the "world currency". They also lobbied successfully for an augmentation of the voting powers of developing nations in the World Bank and International Monetary Fund. Tens of billions in aid dollars have been pledged to poor nations during Hu and Wen's meetings with African and Southeast Asian leaders.

Most importantly, Wen will, at Copenhagen, reassure the international community of China's commitment to fighting global warming: By 2020, China will cut "carbon intensity" - the amount of fossil-fuel emission per unit of economic output - by 40% to 45% from 2005 levels. At the same time, Beijing has led developing nations including India and Brazil in pressing the industrialized world to devote at least 0.5% of gross domestic product to helping poor nations in areas including fostering green technology.

Moreover, Beijing seems to have made at least selective modification to its long-standing principle of "non-interference in the internal affairs of other countries". The Outlook Weekly article pointed out that China has joined more than 20 peacekeeping missions mandated by the United Nations, in addition to participation in efforts to resolve nuclear problems in North Korea and Iran, and ethnic conflicts in Sudan.

During the China visit of Obama, Beijing apparently acceded to Washington's demands that it use its influence with Tehran to rein in the Middle Eastern country's nuclear-weapons program. Late last month, China joined Russia and 25 other nations in endorsing an International Atomic Energy Agency resolution that called on Iran to immediately halt operations at its Qom uranium enrichment plant. The resolution also expressed "serious concern" about the military applications of the pariah state's putatively peaceful nuclear facilities.

Of course, there are limits regarding the extent to which this country with US$2.2 trillion worth of foreign-exchange reserves and a population of 1.3 billion can do for global harmony and development. One of the five theories under "Hu Jintao's Viewpoints" is that "various parties must observe the principle of mutually shared responsibilities".

This refers to Beijing's insistence that its contributions to the global commonwealth be conditional on commensurate inputs by other nations, especially developed countries and regions such as the United States and the European Union. Moreover, the Outlook Weekly article cited Hu as asking cadres to strike a balance between China's internal development and its national interests on the one hand, and its globalization commitments on the other.

Thus, Beijing has to ensure that its international contributions will not adversely affect the country's "core interests" in both the economic and diplomatic arenas. For example, given China's reliance on smokestacks industries, the CCP leadership can only do so much to curb carbon emissions. Moreover, in light of China's dependence on exports as an engine of growth, do not expect a significant appreciation of the renminbi in the foreseeable future.

These considerations will also form the parameters of Beijing's international commitments regarding Iran and North Korea. Given China's traditional quasi-alliance relationship with Iran - and its hefty investment in the latter's oilfields - it may be unrealistic to assume that Beijing will go the distance in pressuring Tehran to jettison its nuclear ambitions. How the Hu leadership will draw the line between China's dependence on Middle Eastern oil and its cooperation with the Western alliance will become clearer when the UN Security Council debates possible sanctions on Tehran early next year.

It is also significant that Beijing has flatly refused to heed repeated requests from the US, Japan, South Korea and other nations to use its clout with North Korea regarding Pyongyang's equally ambitious nuclear gambit. The November visit to the North by Chinese Defense Minister General Liang Guanglie, which came hot on the heels of the North Korean tour of Wen, has highlighted the "lips-and-teeth" relationship between the two socialist neighbors.

Both in public addresses in recent years and in speeches cited by ideologue Zhang, Hu has stressed that China's enhanced participation in global affairs will not affect its unique model of development. One of the president's favorite arguments is that globalization means countries should respect and learn from each other so as to "safeguard the world's pluralism and the multiplicity of development models".

The Fourth-Generation chieftain has also reiterated that Beijing will "ceaselessly explore and perfect a road [map] of development that is suitable to China's national conditions". In other words, Hu and his colleagues are warning critics in the US and Europe that China's enhanced globalization notwithstanding, the CCP will never introduce "Western" norms ranging from freedom of expression to multi-party politics. This perhaps explains why even as China's top cadres and diplomats are throwing their weight around the globe, the country's state-security personnel are working overtime to detain or intimidate hundreds of dissidents, activist lawyers and non-governmental organizations.

NCOA's Professor Wang has cited the possibility that "Hu Jintao's Viewpoints about the Times" may be enshrined in the CCP charter, perhaps at the 18th Party Congress slated for 2012. Given the unrestrained aggrandizement of Chinese influence around the globe, Hu might go down in history as a "foreign policy president" that has immensely raised the country's profile.

The Middle Kingdom's enhanced participation in world events, however, has hardly been greeted with universal acclaim. The popularity of the "China threat" theory has testified to fears on the part of nations with disparate backgrounds about the possibility that the CCP leadership will use its unprecedented powers to pander to the growing legions of nationalists at home.

Beijing's continuing love affair with pariah states such as North Korea and Iran has aroused suspicions about its tendency to put narrow national interests above international peace and development. The onus is on the Hu leadership to convince the world that while Beijing must juggle its "core interests" and global commitments, its "active participation" in world affairs will at least be in line with those of the UN.

Dr Willy Wo-Lap Lam is a Senior Fellow at The Jamestown Foundation. He has worked in senior editorial positions in international media including Asiaweek newsmagazine, South China Morning Post, and the Asia-Pacific Headquarters of CNN. He is the author of five books on China, including the recently published Chinese Politics in the Hu Jintao Era: New Leaders, New Challenges. Lam is an Adjunct Professor of China studies at Akita International University, Japan, and at the Chinese University of Hong Kong.

(This article first appeared in The Jamestown Foundation. Used with permission.)

(Copyright 2009 The Jamestown Foundation.)
http://www.atimes.com"


No comments:

Post a Comment