Pages

Tuesday, July 27, 2010

CỘNG SẢN ĐÀN ÁP * NHÂN DÂN NỔI DẬY


I. TIN HÀ NỘI - THANH HÓA
Sức mạnh đoàn kết toàn dân sẽ chiến thắng tất cả

(Tiếng trống Mê Linh !...)

Sau những cuộc điện thoại của quần chúng nhân dân xã Nghi sơn –Thanh Hóa, Biết được nhiều người dân ở đây đang hoang mang lo lắng bởi công an cộng sản đang tiến hành triệu tập dân lên đồn công an thẩm vấn tìm người đốt xe máy, phá đồ đạc của chủ tịch UB xã Nghi Sơn. Kẻ đã ra lệnh cho cảnh sát cơ động bắn vào những người dân bảo vệ tài sản đất đai của mình gây ra hai án mạng.

h.2 Em Lê Văn Hoàng bị công an đánh
h.3. Chị gái của cụ Thảo xác nhận công an ra lệnh bắn dân.


h.4. Chị Nguyễn Thị Nở: mẹ của cháu Dũng 12 tuổi bị bắn chết tại hiện trường.

h.5. Cụ Lê Đình Thảo : Một nạn nhân già nhất bị đánh đập

h.6. Cháu Lê Xuân Dũng con anh Long, chị Nở bị bắn chết tại công trường Nghi Sơn.

Nhân dân Nghi Sơn đang mong có sự tiếp tay của công luận, cầu cứu mọi người trong và ngoài nưới lên tiếng bảo vệ. Tôi liên tưởng đến vụ án tại huyên Mê Linh, Thủ đô Hà nôi. Nhận thấy ràng dây là một sự chiến thắng huy hoàng của nhân dân Mê Linh. Tôi nhận thấy chúng ta những người dân trên toàn đất nước Việt Nam, đang phải chịu sự đè nén cướp bóc của nhà cầm quyền cộng sản. Đặc biệt là nhân dân Nghi Sơn trong tình trạng hiện nay cần biết đến vụ án xảy ra ở xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thủ Đô Hà Nội.

Vụ án nhà cầm quyền cộng sản dùng luật rừng cất kết cùng công ty ô tô Xuân Kiên cướp đất của nhân dân xã Tiền Phong để mọi người cùng noi giương đoàn kết học tập tinh thần đoàn kết cuẩ nhân dân xã Tiền Phong, Huyện Mê Linh, Thủ Đô Hà Nội. Phát huy tinh thần đoàn kết của nhân dân xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, Thủ Đô Hà Nội : Việc NCQCS dùng luật rừng rú cấu kết với công ty ô tô Xuân Kiên ép mua rẻ đất của nhân dân( đáng trên 300 triệu/sào, trả cho dân 150 triệu/sào) tại địa bàn hợp tác xã Tiền Phong, huyện Mê Linh, thu Đô Hà Nội. nhân dân tại xã Tiền Phong không chấp nhận số tiền rẻ mạt mà công ty ô tô Xuân Kiên trả. Nhà cầm quyền cộng sản đã cho công ty ô tô Xuân Kiên bỏ số tiền mua đất rẻ mạt vào ngân hàng, buộc nhân dân phải chịu, rồi cho lực lượng cưỡng chế đất dân.




Nhân dân không chấp nhận phản ứng khiếu kiện nhưng không được giải quyết. Vào cuối năm 2009 khi NCQCS quyết định cưỡng chế đất của dân, Nhân dân tổ chức biểu tình kêu gọi đồng loại học sinh cả hai trường tiểu học cơ sở Tiền Phong B(cấp 1), và trường trung học sơ sở Tiền Phong A (cấp2), huyện Mê Linh nghỉ học đi tham gia. Nhà cầm quyền can thiệp với giáo viên hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm ra bắt học sinh nghỉ học, nhà trường không chấp nhận. Thực tế nhà không nhưng nếu muốn ngăn cũng không ngăn cản học sinh được. Theo thông tin của người dân Hà Nội tôi được biết vào những ngày tháng cuối năm 2009, khi NCQCS đưa lực lượng 800 công an đầy đủ kiên chắn, dùi gui ra dàn vòng trong bảo vệ cho công ty Xuân Kiên đóng cọc, đem tôn che chắn để xây hàng rào cướp đất của dân.

h.7. Anh Lê Hữu Nam người cứu cháu Dũng cũng bị bắn chết ngày hôm đó.

Tại hiện trường, nhân dân xã Tiền Phong cùng học sinh hai trường trên cương quyết tiếp tục biểu tình phản đối bảo vệ đất. Trưởng công an huyện Mê Linh tên là Sơn (Sơn đen) chỉ huy công an cơ động ra giải phóng mặt bằng đã ra lệnh cho Lực lượng công an huyện Mê Linh “ Ai cản trở đánh chết tao chị trách nhiệm ”. Tập thể nhân dân và các em học sinh tay không tấc sắt đã bị chúng dùng dùi gui đánh đập nhân dân rất tàn bạo, nhiều người đổ máu bị thương bị kéo lê lết trên công trường. Nhân dân phẫn nộ không biết làm cách nào để chống lại lực lượng hùng hậu của chúng. dùng chai nước giải khát levi tháo xăng xe máy hất hất thẳng vào đám công an có trang bị khiên chắn dùi cui. 800 trăm công an bỏ chạy tan tác.


h.9.Nhân dân đốt xe

Người dân tiến thẳng vào công ty xe Xuân Kiên đốt cháy gần hai chục chiếc xe ô tô, rồi kéo đến nhà riêng của tên Sơn (trưởng công an huyện) đốt trụi. Kết quả người dân Mê Linh đã chiến thắng hoàn toàn : Lưc lượng cơ động gần nghìn người phải rút lui, Sơn (Đen) trưởng công anh huyện Mê Linh kẻ đã ra lệnh đánh dân phải trốn cùng gia đình bỏ đất đi nơi khác ở không dám trở về. Nhà cầm quyền cộng sản không thể dùng quyền lực và lực lượng công an đàn áp ép dân bán đất rẻ mạt cho công ty ô tô Xuân Kiên đẻ kiếm chác lợi lộc. Kết quả phải trả lại đất đai hoàn toàn cho dân và thiệt hại gần 2chục xe ô tô, khi cấu kết với nhà cầm quyền ép giá đất nhân dân. Vụ án xảy ra gần một năm nay NCQCS và công ty ô tô Xuân Kiên không còn bén mảng đến vụ việc trên mà hoàn toàn câm họng. Đây là chiến thắng lẫy lừng nhờ sức mạnh đoàn kết của nhân dân. Là tiếng trống đã gióng lên thúc dục toàn thể nhân đân Việt Nam đâng hàng ngày bị bọ quỷ đỏ hành hạ cướp bóc. Thăm dân Nghi Sơn trong sự hoang mang sợ hãi.



*

Ngày 6 và ngày 7-7-2010 sau khi gặp vài sinh viên tại nhà theo hẹn, cũng như trước đó, tôi nhận điện thoại của một số nạn nhận Thanh Hóa trong lo lắng và có phần hoảng sợ,hoang mang. Chúng tôi lên đường đi gặp các nạn nhân. Tôi Hồ Thị Bích Khương, Ms Nguyễn Trung Tôn(Ms Tôn), cùng một sinh viên( tạm giấu tên) xuất phát từ nhà tôi lên đường. Ms Tôn và em sinh viên có mặt tại nhà tôi bởi hai ngày trước đó, tôi có hẹn gặp một số sinh viên đến nhà. Hôm đó tôi có kêu Ms Tôn đến để cùng tham gia trò chuyện tình hình đất nước với họ. Dọc đường đi xe bị hỏng nên chúng tôi đến Nghi Sơn đã buổi đêm vì vậy quyết định vào nhà cụ Lê Đình Thảo_một nạn nhận già nhất bị đánh đập tại hiện trường vụ án, người có uy tín với nhân dân Nghi Sơn. Cũng là người đã hứa sẽ bảo vệ khi chúng tôi có mặt ở địa bàn này. Vào nhà cụ Thảo thì đã gần 10 giờ đêm chúng tôi nhờ cụ Thảo kêu anh Lê Xuân Long_một người dân bị đánh đập nặng nề, bị nhiều thương tích trên người và sưng phổi trong ngày xẩy ra 2 án mạng. Anh Long cũng là người đã bị công an bắt trong ngày hôm đó.

Tôi nhờ anh Long đến nhà những người gần đây bị công an gọi đi thẩm vấn, hỏi cung để hỏi tình hình nhưng vì buổi đêm nên tôi lấy điện thoại gọi gặp những người dân đã gọi điện kêu chúng tôi đến (gọi số điện thoại chúng tôi không tiện vì bị theo dõi). Vì chúng tôi đi không hẹn trước nên tìm gặp mọi người khó khăn hơn. Đêm đã về khuya, người dân đã đi ngủ. (Tôi trao món quà nhỏ của chị Bảo Khánh của đài Radio Sydney ở Úc Châu gửi tặng anh Long trước đó, khi chị được tôi thông tin anh Long bị thương nặng sưng phổi do bận rộn nay mói có dịp gửi anh. Món quà nhỏ mà chị Bảo Khánh tặng anh Long đã được anh san sẻ cho cụ Thảo 2 trăm nghìn đồng. Anh nói rằng cụ Thảo cũng bị chúng đánh gây thương tích cùng ngày với anh nên chia sẻ). Mọi người thất vọng, thẫn thờ vì không gặp được nhân dân theo dự định.

Thời gian chúng tôi không còn, Ms Tôn thì phải về để ngày hôm sau lo việc hội thánh, em sinh viên cũng phải trở về nhà để chuẩn bị đến trường. Tôi thì có hẹn với một số người có cảm tình với phong trào tranh đấu đòi tự do dân chủ hiện sống tại Hà Nội, Hải Phòng. Trong đó có những người đang âm thầm ủng hộ công cuộc đấu tranh đòi tự do đân chủ cho đất nước. Suy nghĩ một lúc tôi quyết định sẽ ở lại một mình ngày hôm sau đi tiếp nên bảo Ms Tôn cùng em sinh viên về trước. Mọi người lo lắng cho tôi vì ở lại một mình trong địa bàn mà có liên quan đến vụ án tôi đã phanh phui sự thật thì rất có hại, phần vì sức khỏe của tôi không tốt mà lại đi bằng xe máy, khi đi có em sinh viên chở nhưng khi về thì phải đi một mình nên mọi người khuyên tôi ra về cùng họ. MS Tôn, em sinh viên hơi buồn bảo tôi ra về.

Ms bảo tôi sẽ đến dịp khác khi Ms Tôn rảnh việc sẽ đi cùng. Tôi không đồng ý, bởi một chuyến đi là một khó khăn, không chỉ khó khăn về thời gian, công việc gia đình, sự cản trở của công an mà còn rất khó khăn về tài chính. Phía cụ Thảo thì đảm bảo, khẳng định với mọi người rằng đến khi trở về chỉ sợ tôi đi xe một mình thôi, chứ còn bị hại trong địa bàn này thì cụ nói sẽ có người đưa tôi ra khỏi địa bàn khả năng có công an gây sự. Tôi quyết định ở lại đến ngày hôm sau để lắng nghe nguyên vọng của những người dân.

Hôm sau ngày 8-7-2010 từ sáng sớm cụ Thảo đem tôi đi gặp những nạn nhân bị đánh và những người đang bị công an gọi lên đồn thẩm vấn điều tra. Nhưng tôi vừa lên xe thì xe hết hơi phải vào ngay nhà sửa chữa máy trước ngõ để vá xe. Người thanh niên ra sửa hỏi tôi và giới thiệu ngay em có tên là Trọng. Trọng là người đã gọi điện cho Tôi và Ms Tôn mấy lần trước báo tình hình dân bị triệu tập thẩm vấn rất nhiều. Lúc này tôi biết em là sinh viên đang học về Hải Phòng nghỉ hè phụ giúp bố sửa xe. Tôi hỏi em về tình hình dân bị bắt thế nào em vẫn nói như nói với tôi qua điện thoại, họ triệu tập em lên hỏi cung, em trả lời những gì em biết, thì công an nói không đúng và họ đập bàn đập ghế. Tôi hỏi còn những người dân khác ra sao? Em nói em không rõ lắm. Trong khi tôi vào nói chuyện với Trọng thì một người dân trên đường đi họp vói NCQ chuyện giải quyết đất đai đi qua nhìn thấy. Phát hiện ra tôi là người đã viết lên sự thật vụ án bắn chết người dân tại đây, người này tha thiết mời tôi đến cuộc họp.

Tôi cũng muốn nghe ngóng tình hình. Trọng bảo tôi: “để xe máy lại đây em sửa, sáng nay cháu đi gọi những người bị bắt đến nhà cụ Thảo để trưa nay cho chị gặp”. Tôi gửi xe lại cho Trọng thay xăm. Sau khi bàn bạc làm thế nào để tôi có thể vào phòng họp mà nhà cầm quyền không phát hiện ra, chúng tôi thống nhất nếu có sự phái hiện thì người đó sẽ nói tôi là người nhà của người dân đó. Chúng tôi đến văn phòng UB xã Nghi Sơn,người dân đã đến đông đủ, cuộc họp đang tiến hành. Chúng tôi lặng lẽ vào phòng họp kiếm chỗ ngồi vào ghế, nhũng người dân dịch ra để có chỗ cho tôi ngồi. Mọi người không khỏi tò mò vì tôi là người lạ xuất hiện trong phòng họp. Họ ngoảnh lại hơi xôn xao. Tôi nháy mắt ra hiệu cho họ im lặng.

Người dân đem tôi đến cũng ra hiệu họ trật tự nên họ lai im nhưng vẫn chưa khỏi tò mò. Đây là cuộc họp của thanh tra với những người mất đất. Tôi cũng không thể biết đó là cấp tỉnh hay huyện tôi hỏi mấy người quanh đó không ai biết họ chỉ biết là cấp trên thôi. Tôi có máy ảnh nhưng cũng không thể chụp vì muốn theo dõi cuộc họp xem họ trả lời dân như thế nào.

Trong cuộc họp ban thanh tra hứa là sẽ xác minh phần đất của mọi người để đền bù thỏa đáng. Người dân đem tôi đến đây đi lại gần, tôi bật máy ảnh với chế độ quay phim bảo anh kín đáo quét một lượt cho hết nhũng gương mặt của cán bộ trong buổi họp bởi tôi nghĩ đây chỉ là những hứa hẹn hão huyền trong khi nhân dân đang căng thẳng chứ “cá đã vào miệng mèo”khó lấy lại (kinh nghiệm của người dân bị NCQCS cướp phá nhà đất của tôi). Người dân cầm máy ảnh lên quay thì một cán bộ đứng lên phản đối. Những người dân tội nghiệp vừa nghe được trả tiền đền bù đất đã có người lên án người dân cầm máy quay phim. Họ bảo: “ Thôi cán bộ đã hứa đền bù thì quay gì nữa, muốn quay thì ra chỗ đồng Tôm đang bị thu hồi tranh chấp mà quay”. Thật tội nghiệp cho những người dân thật thà,chất phác.

Nghe người dân kia nói vậy, người cán bộ hoạnh to hơn và tiến lại người dân đang cầm máy ảnh quay phim kia, có vẻ như muốn thu và không cho quay phim chụp hình. Người dân tắt máy ảnh ngoảnh lại nhìn tôi. Lúc này tôi buộc phải đứng lên lên tiếng. Tôi nói: “ Đây là một cuộc họp công khai trước toàn dân, cán bộ đang làm những việc tốt đẹp khắc phục hậu quả cho dân, quay phim chụp ảnh lại là điều tốt cho cả dân và cán bộ ?. Tại sao lại cấm quay phim chụp ảnh, hay là cán bộ đang có mục đính đánh lừa nhân dân để giảm búc xúc của dân mà thôi???” Người cán bộ kia quay về phía tôi gắt hỏi:“Chị là ai?..”. Tôi trả lời “Một người dân bị mất đất!! ”. Chúng nghĩ tôi là người bị mất đất trong vụ này nên quay mặt đi. Cảm thấy ở đây diễn biến sẽ không còn gì khác, và nghĩ rằng ngoài đồng Tôm đang có sự tranh chấp trực tiếp cản trở công trường thi công. Tôi nháy người dân kia ra ngoài, rồi bảo họ chở đến đồng Tôm.

Tôi được đưa đến một nơi không có ai ở đó mà là một khu đất rộng mênh mông (52 hec ta) đã được nhà cầm quyền cho xe chở đất mới đổ lên rất cao, tôi được chở tiếp theo đường mòn ô tô chạy đổ đất, quảng đừơng đất cát mới đổ nên khó đi. Trời nắng chang chang ngồi trên xe mà hơi cát bốc lên thật nóng nực. Xe chạy mãi tôi cũng được đưa đến nơi có những khoảng ao lớn nuôi tôm của nhân dân chưa bị vùi lấp. Những khoảng ao nuôi Tôm lớn được người dân đào đất bắp bờ rất công phu và đẹp mắt mà NCQCS chưa lấp xong. Tại đây tôi được người dân kể lại công lao vất vả của họ khi đổ công khai phá đất hoang để đắp lên những bờ ao lớn này, và họ cũng đã phải chi những khoản tiền lớn cho việc đào ao đắp đập, nay bị mất trắng tay không có ý kiến của nhà lãnh đạo. Trước đây khoảng đất này là một khu đất hoang được nhà nước phát động cho dân khai hoang nuôi trồng thủy sản, thu hoạch chưa được bao nhiêu.

Nhưng khi nhà nước xây dụng khu công nghiệp lọc dầu Nghi Sơn, thì nhà nước tự động đổ đất lên mà không chịu đền bù cho dân. Đất của dân ở đây chưa được cấp sổ công nhận quyền sử dụng đất, bây giờ dân khiếu kiện cũng không xác định được vị trí đất của ai nữa. Tôi chụp tấm hình những khỏang ao còn lại chưa bị lấp rồi quay lại chụp lại chụp vài tấm hình những khoảng đất tôi vừa đi qua nguyên là nhưng khoảng ao đã bị đổ đất để làm công trình. Liệu NCQ CS có thể xác minh ra vị trí của những người dân để đền như cuộc họp tôi đã tham dự hay không??? Tôi cảm thấy thương cho những người dân trong cuộc họp đã tin vào lời nói của họ. Chúng tôi trở về nhà cụ Thảo đã trưa. Tôi qua nhà em Trọng lấy xe và hỏi mấy giờ thì người dân bị bắt thẩm vấn đến nhà cụ Thảo thì tình hình đã hoàn toàn thay đổi.

Qua em tôi biết em có đi gặp mấy người dân và nói rằng đến để chị biết tình hình, nhưng bây giờ họ bị quay phim khi phá đồ của chủ tịch xã Lê Trọng Hồng thì họ nhận việc họ làm và đang sợ, và công an làm họ sợ. Không gặp những người dân đang bị thẩm vấn đàn áp và khống chế. Cụ Thảo cũng than: “ Chúng nó ác lắm! bắn chết hai mạng người, bao nhiêu người dân bức xúc căm phẫn đốt xe phá đồ đạc là chuyện thường không biết giờ họ tìm người đốt xe phá nhà để làm gì??.. không biết họ sẽ làm gì với dân nữa”.

Tôi hỏi lại cụ và những người dân ở đây có bao nhiêu người bị đánh, thì họ bảo ai có mặt tại hiện trường cũng bị đánh hết, trẻ em cũng bị đánh, người già cũng bị đánh, tàn tật cũng bị đánh, không chừa ai, chúng đánh gây thương tích,dùi gui cứ quất túi bụi ra. Tất cả mọi người ra đó đều bị đánh hết những mấy chục người bị thương.

Cụ Thảo đem tôi đến gặp thêm một số nạn nhân bị đánh đập trong vụ án :

1.Anh Nguyễn Trung Hòa: một người tàn tật, đi đứng xiêu vẹo, gương mặt méo mó, khi nói không thể phát ra một câu từ nào rõ ràng, nhưng cùng với cử chỉ của anh, và cố gắng vừa nghe vừa hỏi tôi biết được lời tố cáo của anh: “ ác hơn pôn-pốt, chúng đánh ai cũng đánh, người lớn, trẻ con ai cũng bị chúng cũng đánh hết, rồi lại bắn chết 2người”, anh đưa tay lên cao xuống thấp để thể hiện lời nói của mình chứng minh trẻ em và người lớn. Cuối cùng anh đứng lên chỉ vào bụng vào cằm nhăn nhó thể hiện sự đau đớn, rồi tập tiễng nhún đi vài bước rồi chỉ vào người mình để chứng minh người tần tật như anh cũng bị đánh, và anh nói một tuần lễ anh bị không thể ngượng người lên được.

2. Em Lê văn Hoàng : 19 tuổi bị công anh đánh rồi bắt lên đồn công an huyện Tĩnh Gia, hoạch họe ,cáo buộc vu khống đánh công an không thành,bị công an tại đồn đá vào cằm cho đến hôm gặp tôi vẫn còn vết sạm.

3. Bà Lê Thị Chít gái của cụ Thảo: cụ Chít là người mà cụ Thảo khẳng định sẽ xác nhận nghe rõ ràng ông chủ tịch ra lệnh bắn dân. Nhưng khi trong khi nói cụ Thảo nói chuyện với bà yêu cầu bà nói lại sự thật bà không dám. Cụ nói không nói sợ công an lại phiền hà cụ không còn có sức. cụ nói lại là cụ nghe nhiều người nói cũng kể rất nhiều về hình ánh nhân dân bị đánh và bắn chết nhưng chuyện chẳng khác nhau. Thời gian không có nhiều tôi phải đi 70km đến nhà Ms Tôn gửi xe để ra Hà Nội. Tôi cùng cụ Thảo đến nhà anh, chị( Long, Nở).

4. Anh Lê Xuân Long và chị Nguyễn Thị Nở: bố mẹ của cháu Dũng bị bắn chết tại hiện trường. Gia đình đang rất đau đớn trước việc mất đứa con thân yêu bé bỏng. Tại nhà bố mẹ nạn nhân cháu Dũng, anh Chim Quốc Quốc Việt Nam Cộng Hòa (Nguyễn Khắc Long) gọi điện phỏng vấn chị Nở. Chị tố cáo tội ác NCQSC đã gây ra cho gia đình chị, chị mong mỏi mọi người ai có khả năng hãy giúp chị đưa tên chủ tịch xã ra pháp luật trị tội.

Nỗi đau thương của gia đình Anh Long, Chị Nở,người dân Nghi Sơn đối với cháu Dũng anh Nam, đang đi cùng nỗi đau đớn tủi cự lầm than của người dân nhân dân Việt Nam khi sống dưới tay bè lũ cướp ngày, nỗi lo lắng sợ hãi của người dân Nghi Sơn đối với công an, với chế độ độc tài toàn trị của cộng sản Việt Nam là nỗi day dứt mãi trong lòng tôi. Qua chuyến đi nhìn thấy sự sợ hãi của nhân dân muốn đưa nhân dân thoát khỏi sự sợ hãi, nên trong thời gian ở lại Hà Nội tôi đã tìm đến người bạn biết rõ về vụ án công ty ô tô Xuân Kiên, đã được NCQCS giấu nhẹm đi gần một năm qua. Cũng như nhân dân Mê Linh đã lặng im trong chiến thắng.

Mong rằng những gì tôi nhìn thấy ở nhân dân xã Tiền Phong sẽ là bài học có ích cho nhân dân Nghi Sơn, cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam hãy noi gương nhân dân Mê Linh, thủ đô Hà Nội để nhân dân Nghi Sơn đang trong cơn sợ hãi, và cùng toàn thể nhân dân Việt Nam hãy vươn lên, tiến thẳng về phía bọn giạc cướp và cùng đốt lên những ngọn lửa hùng hồn để chiến thắng chế độ độc tài du đãng. Sự đoàn kết của nhân dân ta sẽ chiến thắng tất sự tàn bạo, hung hãn của bất kỳ thế lực nào. Xin chân thành cảm ơn người bạn đã đem tôi đến nơi tôi cần đến.


Tập ảnh đính kèm:
1.Anh Nguyễn Trung Hòa: một người tàn tật, đi đứng xiêu vẹo, gương mặt méo mó, nói không rõ bị đánh đập trong vụ án Nghi Sơn nằm liêt gường 1 tuần
2. Em Lê văn Hoàng : Bị đánh và bát lên đồn công an huyên ép cung bị công an đá vào cằm còn dấu tich.
3. Chị gái của cụ Thảo: Bà là người xác nhận nghe rõ ràng ông chủ tịch ra lệnh bắn dân( lời xác nhận trong băng ghi âm)
4. Chị Nguyễn Thị Nở: mẹ của cháu Dũng 12 tuổi bị bắn chết tại hiện trường. Đang tố cáo tội ác của NCQ cộng sản qua sự phỏng vấn của anh Nguyễn Thành Long lên điễn đàn tiếng nói tự do dân chủ.
5. Cụ Lê Đình Thảo : Một nạn nhân già nhất bị đánh đập tại hiện trường vụ án, và một người dân đến tố cáo tội ác cùng cùng thế giới qua điễn đàn tiếng nói tự do dân chủ tại nhà bố mẹ cháu Dũng. 6.Cháu Lê Xuân Dũng con anh Long, Chị Nở bị Bắn chết tại công trường Nghi Sơn.
7. Anh Lê Hữu Nam người cứu cháu Dũng cũng bị bắn chết ngày hôm đó.
8. Những khoảng ao được đào đắp công phu vuông vắn đã và đang bị lấp để xây đựng công trình. 9.Ô tô của công ty Xuân Kiên trong công ty cháy đang tàn lụi.

Nam Anh ngày 25-7-2010
Hồ Thị Bích Khương Xóm 2, xã Nam Anh, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An Thành viên của khối 8406.ĐT : 0984 980 597

*


II. Vụ công an đánh chết người ở Bắc Giang theo lời kể của người dân địa phương

Gia Minh, biên tập viên RFA
2010-07-26

Chiều Chủ nhật 25 tháng 7, rất nhiều người dân tại Bắc Giang đã kéo nhau đến trụ sở UBND tỉnh để đòi hỏi chính quyền điạ phương làm rõ nguyên nhân cái chết của anh Nguyễn Văn Khương, mà dân chúng cho là đã bị công an đánh đến chết.

Screen capture from youtube

Hơi cay được công an bắn vào hàng ngàn người dân đến trước UBND tỉnh Bắc Giang hôm 25-7-2001, phản đối công an đánh chết người. Hình chụp từ video do nhân chứng đưa lên youtube

Sau đây là phần trình bày của chính người dân tại thôn Nghi Thiết về vụ việc vừa diễn ra, cũng như ý kiến từ phía chính quyền cấp xã cho đến công an thành phố Bắc Giang.

Chết trong đồn công an

Một số báo chính thống của Nhà nước trên mạng như tờ Nông thôn, Giadinh.net… từ hôm qua đến hôm nay đều loan tin về vụ việc thanh niên Nguyễn Văn Khương bị cảnh sát giao thông huyện Tân Yên bắt giữ vì không đội mũ bảo hiểm, sau đó đã chết và gia đình cùng nhiều bà con điạ phương không đồng ý với giải thích của phía cảnh sát giao thông.

Vì bất bình, nhiều người dân đã cùng gia đình mang quan tài của người chết đến trụ sở UBND tỉnh để yêu cầu làm sáng tỏ vụ việc.

Thanh niên Nguyễn Văn Khương bị cảnh sát giao thông huyện Tân Yên bắt giữ vì không đội mũ bảo hiểm, sau đó đã chết và... Vì bất bình, nhiều người dân đã cùng gia đình mang quan tài của người chết đết trụ sở UBND tỉnh để yêu cầu làm sáng tỏ vụ việc

Tình hình đó được một người dân điạ phương trình bày lại vào sáng ngày 26 tháng 7 với Đài Á Châu Tự do như sau:

"Phía công an ký kết rồi, nói sẽ tìm ra nguyên nhân; còn người dân nói nếu không làm đến nơi đến chốn sẽ kiện lên trung ương.


Công an cơ động trấn áp bắt người biểu tình tại Bắc Giang ngày 25 tháng 7, 2010 Về vụ việc xin kể lại là hai người chở nhau đi, mà có đoạn đường không đội mũ (bảo hiểm) nên bị cảnh sát giao thông bắt


Công an cơ động trấn áp bắt người biểu tình tại Bắc Giang ngày 25 tháng 7, 2010. Hình chụp từ video do nhân chứng đưa lên youtube
vào đồn. Cô bạn gái đứng ngoài chờ, sau đó nạn nhân ra nói với bạn gái đến 6:30 ra đón không sao đâu. Nhưng khi ra đón không thấy, gọi điện cũng không thấy nên cô bạn gái vào trong đồn thấy xe mà không còn người.

Cô bạn gái về vì vội đi làm ca đêm, không nghĩ sự việc có thể xảy ra như thế. Vào khoảng 8-9 giờ, công an điện về xã, xã điện về nhà báo tin lên trên đó bị đánh chết; công an đưa vào viện đã chết rồi. Tại bệnh viện mổ xác, gần đến ba giờ đêm mới đưa về nhà.

Chiều chủ nhật mọi người mang quan tài lên uỷ ban tỉnh để đòi công lý, công bằng cho người bị chết oan uổng, không giải quyết gì cho người ta.

Vào khoảng 8-9 giờ, công an điện về xã, xã điện về nhà báo tin lên trên đó bị đánh chết; công an đưa vào viện đã chết rồi. Tại bệnh viện mổ xác, gần đến ba giờ đêm mới đưa về nhà.

Người đi dài mấy cây số, đông lắm, không có chổ chen chân. Ký kết xong thì công an cho xe chở thi hài về để mai táng.

Dân thì bảo đi về họ cũng nói việc xong thì đi về nhưng chẳng biết giải quyết xong thế nào.

Khi giải tán có bắn súng hơi cay bao lần, có người bị đánh chảy máu ở trong cơ quan. Gần nhà đây có anh bị đánh tên Hồng ( không biết họ), hôm qua phải xin ký kết mới được cho về."

Cần sáng tỏ vấn đề

Ông Phan Văn Sơn, một cán bộ tại thôn Nghi Quyết,xã Hồng Thái, huyện Việt Yên, nơi có nạn nhân qua đời cho biết những thống nhất có được tính đến sáng ngày 26 tháng 7:

"Đã làm văn bản ký kết sẽ xét nghiệm do đánh chết hay bị cảm gió. Phía cảnh sát vẫn bảo lưu ý kiến, cho rằng chết vì cảm gió. Cô bạn gái kể là nóng ruột gọi vẫn không thấy; nhưng sau được biết cảnh sát đưa đi bằng cửa sau đến bệnh viện cấp

Đoàn người biểu tình dài cả cây số, đưa quan tài lên UBND đòi giải thích sự việc công an đánh chêt người
Đoàn người biểu tình dài cả cây số, đưa quan tài lên UBND đòi giải thích sự việc công an đánh chêt người
cứu, đến đó đã chết rồi.

Dân bức xúc lắm, đem xác lên ủy ban nhân dân tỉnh rồi đập phá lung tung. Đại diện tuyên huấn tỉnh có ra gặp dân. Công an có dùng lựu đạn cay, có bắt tám người tất cả. Hôm qua thả một số, chưa về hết còn nằm ở viện.

Tình hình hôm qua dân bức xúc lắm, đem xác lên ủy ban nhân dân tỉnh rồi đập phá lung tung. Đại diện tuyên huấn tỉnh có ra gặp dân. Công an có dùng lựu đạn cay, có bắt tám người tất cả. Hôm qua thả một số, chưa về hết còn nằm ở viện."

Chúng tôi cũng đã liên lạc với ông Dương Thanh Nghị, phó trưởng Công an thành phố Bắc Giang để hỏi về thông tin tại đó vào chiều ngày 25 tháng 7; nhưng ông này từ chối nói chuyện qua điện thoại:

"Không làm việc qua điện thoại, thông cảm nhé."

Trưởng phòng tiếp dân của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bắc Giang, ông Trương Văn Nam, khi đuợc chúng tôi gọi điện đến để hỏi về ý kiến người dân trong nghi án cảnh sát giao thông huyện Tân Yên đánh chết anh Nguyễn Văn Khương, thì cũng bị từ chối yêu cầu vì bận việc:

"Tôi đang bận, sẽ gọi lại sau."

Vụ việc vưà diễn ra tại Bắc Giang không phải là lần đầu tiên mà tại một số điạ phương lâu nay đã xảy ra một số trường hợp công an khi giam giữ người đã ra tay làm thiệt mạng người dân. Dân chúng bất bình phản đối, nhưng rồi một số vụ việc vẫn bị trấn áp như ở Phú Yên trước đây.

*

No comments:

Post a Comment