Pages

Wednesday, July 21, 2010

GIA HỘI * TIN NGẮN BỐN PHƯƠNG


1.
VIỆT NAM & ASEAN

Hôm nay ngày 20-7-2010, hội nghị bộ trưởng ngọai giao ASEAN lần thứ 43 khai mạc tại Hà Nội, với sự tham dự của 10 Bộ trưởng ngọai giao ASEAN và nhiều Bộ trưởng ngọai giao của các nước trong vùng.

Một trong những họat động chính trong khuôn khổ của hội nghị là Diễn đàn khu vực An ninh khu vực ASEAN (ARF), với nội dung bàn thảo liên quan đến vấn đề hợp tác về an ninh ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Diễn đàn ARF hội tụ 27 đại diện của hầu hết các cường quốc trên thế giới như Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Hàn Quốc… Ngọai trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton cũng có mặt trong Diễn đàn ARF lần này.

Một nguồn tin ngọai giao cho biết Trung Quốc và các nước Đông Nam Á tiếp tục bất đồng về vấn đề chủ quyền trên Biển Đông. Phía Trung Quốc vẫn khẳng định chủ quyền trên tòan bộ lãnh hải khu vực.
Theo nhận định của một nhà ngoại giao trong khối ASEAN, Trung Quốc đang chờ thời cơ và họ muốn dùng con đường ngọai giao để đối phó với từng quốc gia Đông Nam Á thay vì với cả khối. Trong khi đó, ASEAN muốn là một khối thống nhất và xem vấn đề Biển Đông là vấn đề chung của cả khối.
Đó là chính sách " bẻ đũa từng chiếc" và cũng là chính sách " mền nắn, rắn buông" của Trung Quốc như Việt Nam mềm nhũn thì họ bóp cho lè lưỡi đến khi gục xuống thì thôi.
Ngòai ra, nhà ngọai giao trên cũng cho biết, các nước ASEAN muốn có một cuộc gặp gỡ với Trung Quốc vào tháng 10 sắp tới để thảo luận về vấn đề Biển Đông, tuy nhiên, chưa rõ phía Trung Quốc có nhận lời đề nghị này.

2. VIỆT NAM & CANADA

Nam Nguyên, phóng viên RFA, 2010-07-20, đưa tin một phái đoàn dân cử Canada đang viếng thăm Việt Nam đã không thể tiếp xúc như mong muốn với những thành phần cổ vũ dân chủ, dân oan. Nam Nguyên ghi nhận thông tin này.

3.MỸ & ĐÔNG NAM Á

Trọng Nghĩa Đài RFI đưa tin ngày 19-7-2010.

Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton sẽ có mặt tại Hà Nội trong hai ngày 22 và 23/07/2010 để tham dự các cuôc họp của ASEAN.

Sau các tín hiệu mạnh tung ra vào năm ngoái nhằm xác định quyết tâm trở lại vùng Đông Nam Á, cụ thể là việc ký kết văn kiện gọi là Hiệp ước bất tương xâm với Asean vào tháng 7, nối tiếp với Hội nghị thượng đỉnh Mý-ASEAN lần thứ nhất tại Singapore vào tháng 11, từ đầu năm đên nay Washington đã không ngừng bày tỏ thái độ quan tâm đến Đông Nam Á,

Đối với từng quốc gia Đông Nam Á cụ thể, Hoa Kỳ cũng đã thể hiện thái độ ân cần. Với Lào chẳng hạn, ngày 13/07 vừa qua, lần đầu tiên từ trước năm 1975 đến nay, một quan chức cao cấp của Vientiane được nghênh tiếp tại Washington. Nhân chuyến công du của phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Lào Thongloun Sisoulith, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Philip Crowley xác định là Hoa Kỳ xây dựng quan hệ với Lào như là một phần trong nỗ lực rộng lớn hơn nhằm mở rộng sự can dự của Washington vào khu vực Đông Nam Á. Ngoại trưởng Lào đã gởi lời mời bà Clinton đến thăm Lào. Lần cuối cùng một Ngoại trưởng Mỹ thăm Vientiane là vào năm 1955.

Cũng trong đia hạt quân sự, Hoa Kỳ còn mời quân đội các nước như Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Singapore tham gia cuộc diễn tập hải quân quy mô RIMPAC ở ngoài khơi quần đảo Hawaii, một cuộc thao diễn sẽ kéo dài qua tháng 8. Riêng Thái Lan và Malaysia là hai quốc gia mới tham gia tập trận năm nay. Thậm chí mới đây, theo các nguôn tin báo chí, Hoa Kỳ còn cho một chiếc tiềm thủy đỉnh nguyên tử đến Philippines.

Riêng đối với Việt Nam, các tín hiệu thể hiện sự quan tâm cũng rất nhiều. Đáng chú ý là bài diễn văn của bộ trưởng quốc phòng Mỹ Robert Gates tại Cuộc Đối Thoại Shangri La gần đây. Trong bài tham luận đó, ông Gates đã không ngần ngại tỏ rõ mối quan ngại của Hoa Kỳ trước các cản trở mà mà quyền tự do thông thương ở Biển Đông có thể vướng phải, cũng như quyền tự do phát triển kinh tế của các nước trong vùng. Thí dụ về sự kiện các công ty dầu hỏa Mỹ bị áp lực (của Trung Quốc) trong việc kinh doanh với Việt Nam đã được ông Gates nêu lên công khai, cho thấy là đối với Mỹ, Trung Quốc là căn nguyên gây trở ngại. Bắc Kinh hiện đòi chủ quyền trên 80% vùng Biển Đông.

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100719-hoa-ky-thuc-day-chinh-sach-dong-nam-a-nham-can-bang-the-luc-cua-trung-quoc

4. TÔ HUY RỨA

Mặc Lâm, phóng viên RFA, 2010-07-20
Sau vụ ông Nguyễn Trường Tô mua dâm tại Hà Giang được đưa ra ánh sáng, ông Tô Huy Rứa, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban tuyên giáo Trung ương - đã gọi điện thoại cho các tổng biên tập cũng như một số cơ quan báo chí yêu cầu ngưng đưa tin về vụ này. Văn phòng Luật sư Vì Dân của luật sư Trần Đình Triển đã chính thức gửi thư yêu cầu ông Tô Huy Rứa làm sáng tỏ, nếu không thì văn Phòng sẽ chính thức khởi kiện ông theo pháp luật hiện hành. http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vi-dan-law-office-will-sue-mr-to-huy-rua-Mlam-07202010100033.html


5.VIỆT NAM MẤT ĐỊỆN

Tình trạng mất điện kéo dài ở Việt Nam làm nổi cộm trở lại tranh cãi chung quanh quy chế độc quyền của Tập đoàn điện lực Việt Nam EVN. Bộ Công Thương đề nghị tái cơ cấu ngành điện lực trong nước và xét lại quy chế độc quyền của công ty điên lực Việt Nam.

Trong ấn bản đề ngày 28/6, nhật báo tài chính Financial Times, Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam đã khẳng định hiện tượng « thiếu điện ở Việt Nam sẽ kéo dài, trừ khi Tập đoàn điện lực EVN được cải cách”.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20100720-mat-dien-o-viet-nam-nhin-thang-vao-doc-quyen-cua-evn

6.VIỆT NAM HẠN HÁN

Tại Việt Nam, trong tháng 7-2010, nắng hạn đã lên cao độ, nhất là tại miền Trung.

Tại miền Bắc, nhiệt độ cao nhất có thể lên tới 360C- 380C. Đặc biệt, tình hình nắng nóng tại các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế sẽ trở nên gay gắt hơn, nhiệt độ từ 37-390C, có nơi lên tới 40-410C.

Đà Nẵng: Gần 50% tổng diện tích lúa có nguy cơ chết cháy
TP Đà Nẵng hiện có 3.300 ha diện tích gieo sạ, giảm 143,1 ha so với kế hoạch do tình hình khô hạn diễn biến phức tạp.
Quảng Nam: Nắng hạn khốc liệt đang hành hạ hàng nghìn nông dân
Theo dự báo, vụ hè thu này, tình trạng khô hạn, nhiễm mặn tại Quảng Nam sẽ rất khốc liệt. Gần 11.000 ha lúa, hoa màu trên địa bàn tỉnh đang thiếu nước tưới nghiêm trọng.

Tại huyện Thanh Chương (Nghệ An), cả xã không có hồ đập lớn để chứa nước, cũng không có nhiều khe suối để có thể tận dụng được nguồn nước. Từ bao đời, người dân chủ yếu sử dụng nguồn nước từ các giềng khơi.Hơn 2 tháng nay trời không mưa, hạn hán nặng nề nhất trong vòng 100 năm qua đã khiến cho hầu hết các giếng khơi trong làng đều bị trơ đáy, người dân rất khốn khổ.

Sau hai tháng nóng nực, những tháng tới sẽ là bão lụt.

Mưa lớn gây ngập lụt tại Hà Nội gây trở ngại giao thông và nhiều vấn đề khác, đó là hậu quả đáng lo nhất đối với người dân thủ đô Việt Nam sau khi nghe tin bão số 1, tức bão Côn Sơn đang hướng về miền bắc.

Trận bão Côn Sơn trong tháng 7 sau khi đi qua Trung Quốc đã hướng đến Việt Nam. Báo chí trong nước cho biết cơn bão này – tại Việt Nam được gọi là bão số 1- đã đổ bộ vào Quảng Ninh – Nam Định, làm cho nhiều tàu thuyền bị chìm và ba người mất tích.

Blog Đào Tuấn có đoạn:

Vừa qua một đợt nắng nóng với nhiệt độ lên đến 48oC. Ngay lập tức cả Hà Nội chìm trong biển nước sau một cơn mưa “be bé và ngăn ngắn” vào sáng 13-7.

Gần 100 điểm ngập trong đó có 35 điểm ngập nặng. Giao thông hoàn toàn tê liệt. Số điểm ùn tắc thì ngay cả lực lượng CSGT cũng không tính đếm nổi. Tất cả các con đường đã biến thành sông. Hàng ngàn ô tô, xe máy hoặc chết máy nằm la liệt ngổn ngang trên đường, hoặc hỗn loạn do không thể bơi như thuyền. Lực lượng CSGT chỉ đành khoanh tay đứng nhìn các phương tiện đường bộ chết đuối “trên sông”. Hoạt động tại các công sở gần như đình đốn. Hàng chục ngàn người dân kẹt cứng trên đường, dầm mình dưới mưa suốt nhiều giờ đồng hồ. Hàng không bị chậm các chuyến bay đi Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. 3 thường dân đã chết. Hầm đường bộ 400 tỷ Kim Liên trở thành một khúc sông, một cái bẫy với những tài xế liều mạng. 48 cây xanh gẫy đổ. Cả thành phố sau mưa hỗn loạn và ngổn ngang như vừa bị vỡ đê.

Có người nói nhìn vào cơn mưa, chỉ thấy sự bất lực. Người dân bất lực chôn chân hàng tiếng đồng hồ dưới trời mưa. Mạng lưới thoát nước đủ các giai đoạn với tổng vốn đầu tư 550 triệu bất lực trong việc rút nước. Và lãnh đạo TP cũng bất lực, thậm chí không dám trả lời dân xem đến khi nào thì Hà Nội sẽ hết ngập.

http://danluanvi.wordpress.com/2010/07/15/cung-suy-ng%E1%BA%ABm-ng%E1%BA%ADp-l%E1%BB%A5t-sau-c%C6%A1n-m%C6%B0a-t%E1%BA%A1i-ha-n%E1%BB%99i-va-m%E1%BB%99t-goc-nhin-khac/

Saigon ngập lụt,Hà Nội ngập lụt, cả nưóc Việt nam ngập lụt vì nhiều nguyên nhân:
-Công sản chỉ lo ăn, cướp tài sản nhân dân và tham nhũng, không loviệc xây dựng nước. Từ 1955 rồi từ 1975, cộng sản cai trị nhưng người ta ít thấy cộng sản vét nạo sông ngòi và tu bổ các cống .
-Cộng sản ngu ngốc, cứ tự tung tự tác xây dựng nhà cửa, lâu đài bất chấp nguyên tắc thiết kế đô thị, trong đó có việc bảo vệ và nâng cấp hệ thống thoát nước. (Việc này cũng như các ông đầu tỉnh, đầu huyện trình độ lớp ba chủ trương thủy lợi).
-Chính cộng sản đã chủ trương bí mật và công khai đổ rác xuống sông ngòi, phá hoại hệ thống thoát nước để sông cạn rồi chúng chiếm đất.

Trong thiên tai, còn có bàn tay của cộng sản phá hoại đất nước, gây cho dân chúng đau khổ.


No comments:

Post a Comment