Pages

Thursday, July 15, 2010

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * MỘT CHƯƠNG TRÌNH LƯU MANH (PLAN MACHIAVELIQUE) ?


Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế UNICODE:

http://viettudan.net

Geneva, 24.06.2009

Tuần trước, ngày 17.06.2010, chúng tôi đã viết bài “KHỦNG HOẢNG KINH TẾ TQ ? NHỮNG YẾU TỐ CHÍNH DẪN TỚI “, trong đó 4 yếu tố chính dẫn đến Khủng hoảng được tóm tắt như sau: 1) Cuợc đấu tranh của Công nhân đã khởi sự và lan rộng
2) Hoa kỳ và G20 đòi buộc Trung quốc nâng tỉ giá đồng Nhân dân tệ
3) Anh hưởng của Khủng hoảng hai Thị trường Hoa kỳ và Liên Âu
4) Tuột giá hàng hóa ở Thị trường đánh thẳng vào Sản xuất

Tóm tắt 4 yếu tố chính này được coi là mở đầu để chúng tôi theo rõi diễn tiến của từng yếu tố đẩy Kinh tế Trung quốc đến giao động bất ổn, và do đó chủ trương phát triển Kinh tế Trung quốc tự nó hàm chứa tính cách không bền vững và lâu dài. Trong những ngày gần đây, trước cuộc Họp G20 tại Toronto, yếu tố thứ 2) Hoa kỳ và G20 đòi buộc Trung quốc nâng tỉ giá đồng Nhân dân tệ được Trung quốc hồi đáp. Việc hồi đáp như thế nào ? Sự xuống nước của Trung quốc có thực hay không ? Chương trình tìm gian giảo khác của Trung quốc ra sao ? Hoa kỳ và G20 cấp bách đòi buộc Trung quốc nâng tỉ giá đồng Nhân dân tệ Việc đòi hỏi Trung quốc nâng tỉ giá đồng Yuan đã được Hoa kỳ nhấn mạnh ngay từ thời TT.BUSH.

Nhưng Trung quốc vẫn cù nhầy bởi vì đây là một trong hai thủ thuật độc tài bất chấp quyền lợi kẻ khác để Trung quốc hạ giá hàng hóa xuất cảng. Vào tháng 4/2010, việc đòi hỏi của Hoa kỳ trở thành cấp bách vì có sự thúc đẩy của Quốc Hội Mỹ. Nhưng chính Bộ trưởng Geithner đã xin hòa hoãn để Oâng thương lượng với Tầu. Chúng tôi đã viết 4 bài liên tiếp về việc “chiến tranh tiền tệ “ giữa Hoa kỳ và Trung quốc. Hoa kỳ đòi hỏi Trung quốc phải nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Nhưng thái độ của Trung quốc lúc đầu rất ương ngạnh và cố chấp. Dần dần, vì lo sợ Hoa kỳ trả đũa bằng những biện pháp Che chở Kinh tế (Protectionnisme économique) nên Trung quốc đã bớt thái độ cố chấp.

Bài chót về sự căng thẳng tiền tệ này giữa Hoa kỳ và Trung quốc là ngày 22.04.2010. Trước việc làm mạnh của Quốc Hội Hoa kỳ, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhân dịp Họp Thượng đỉnh về Nguyên Tử tại Hoa Thịnh Đốn, đã mặt đối mặt hứa với TT.Obama là sẽ nâng tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Chúng tôi đã viết trong bài chót ấy như sau: Thấy thái độ của Oân Gia Bảo trịch thượng, nhất là còn tấn công Hoa kỳ, Quốc Hội Hoa kỳ đòi hỏi TT.Obama và Bộ trưởng Geithner phải làm mạnh’ Đây là nội dung của Lá thư của các Nghị sĩ và một số Thượng nghị sĩ yêu cầu TT.Obama phải thi hành.

Ký giả Daniel DOMBEY từ Hoa Thịnh Đốn đã viết trên tờ Financial Times ngày 16.03.2010, trang 1, như sau: “More than 100 memebers of the US Congress yesterday called on the Obama administration to label China a currency manipulator, in a move that highlighted the pressure on Washington to take a more confrontational stance towards Beijing” (Trên 100 thành viên của Quốc Hội Hoa kỳ đã yêu cầu Chính quyền Obama phải kêu Trung quốc là người xử dụng biến hóa tiền tệ, trong một phong trào nhấn mạnh áp lực lên Washington để lấy vị trì chạm trán mạnh hơn với Bắc Kinh)

Hai Thượng nghị sĩ Chuck SCHUMER, Dân chủ New York, và Lindsey GRAHAM, Cộng hòa South Carolina, cũng lên tiếng tố cáo: “Beijing’s refusal to let its currency appreciate was damaging the US economic recovery and hurting American competitiviness”. “China’s currency manipulation would be unacceptable even in good economic times. At a time of 10 per cent of unemployment, we will simply not stand for it.” (Việc từ chối của Bắc Kinh không để tỷ do tiền của họ tăng đã làm hại việc phục hồi Kinh tế Hoa kỳ và làm tổn hại tính cạnh tranh của Mỹ) (Việc uốn nặn điên đảo đồng tiền Trung quốc không thể chấp nhận được ngay cả trong thời nền kinh tế yên lành. Ơû thời điểm có 10% thất nghiệp, chúng ta không thể đứng khoanh tay như vậy được.) (Financial Times 17.03.2010, p.3)

Bộ trường Geithner trách nhiệm làm Bản Báo Cáo và phải đặt vào trong đó những chữ “Currency Manipulator” để gọi Trung quốc. Bản Báo Cáo phải ra ngày 15.04.2010. Nhưng Geithner đã xin gia hạn thêm. Trung quốc tỏ ra vui mừng về việc gia hạn của Bản Báo Cáo này. Nhân chuyến thăm Aán Độ ngày 07.04.2010, Bộ trưởng Geithner đã qua Trung quốc gặp Phó thủ tướng để sửa sọan cho cuộc gặp giữa Hồ Cẩm Đào và Obama trong dịp Họp Thượng đỉnh về An tòan Nguyên tử tại Hoa Thịnh Đốn ngày 12.04.2010.

Tại Hoa Thịnh Đốn, Hồ Cẩm Đào đã tỏ ra hòa hõan và có những lời hứa sẽ tăng Tỷ giá đồng Nhân Dân Tệ đối với đồng Đo-la. Thái độ hòa hõan và những lời hứa này là thành thực hay đó chỉ là lùi một bước để tìm kế gian giảo lừa nữa. Hai Ký giả Shen HONG và Aaron BACK từ Bắc Kinh đã viết đăng trên tờ The Wall Street Journal ngày 14.04.2010, trang 9: “China President Hu Jintao indicated to U.S.President Barack Obama that Beijing remains committed to gradually changing its currency policy and helping to increase imports from U.S., according to the report Tuesday by the state-run Xinhua news agency.”

“Mr.Hu’s reaasurance, at the face-to-face meeting with the U.S.President on Monday, indicated an effort at conciliation and cooperation on an issue that has been a source of tension between two nations.” “Chủ tịch Trung quốc Hồ Cẩm Đào đã khẳng định với Tổng thống Mỹ rằng Bắc Kinh hứa sẽ thay đổi dần dần chính sách tiền tệ của mình và giúp tăng nhập cảng từ Hoa kỳ, đó là theo báo cáo của Tân Hoa xã hôm thứ Ba.” “Việc tái khẳng định của Oâng Hồ, trong cuộc họp đối mặt với Tổng thống Mỹ hôm thứ Hai, đã chứng tỏ sự cố gắng giảng hòa và hợp về một vấn đề đã khơi nguồn căng thẳng giữa hai nước.” Đó chỉ là lời hừa và khi viết bài ngày 22.04.2010, chúng tôi nghĩ đây chỉ là cách hoãn binh. Thực vậy, cho đến nay, tỷ giá đồng Nhân dân tệ vẫn giữ ở giá hạ làm thủ thuật cạnh tranh hàng hóa Trung quốc xuất cảng ra các Thị trường.

Chờ mãi không thấy Trung quốc giữ lời hứa, Quốc Hội Hoa kỳ lại làm mạnh trong dịp tháng 6 này, nhất nữa nhân dịp Họp G20 cuối tháng này tại Toronto. Trước lời hứa không thi hành và nhất là gần đây, nhân việc Trung quốc tuyên bố xuất cảng của họ trong tháng Năm vừa rồi tăng 48.5% sánh với tháng Năm năm ngoái, Quốc Hội Hoa kỳ đã tức bực và làm mạnh, thúc đẩy TT.Obama và Bộ trưởng Geithner phải dứt khoát yêu cầu Trung quốc tăng tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Hai Ký giả Alan BEATTLE từ Hoa Thịnh Đốn và Geoff DYER từ Bắc Kinh, dưới đầu đề CHINA EXPORT SURGE ANGERS US (Làn sóng tăng xuất cảng Trung quốc làm Hoa kỳ bực tức), đã viết trên tờ Financial Times 11.06.2010, trang 1, như sau: “A surge in Chinese exports and rising anger in the US Congress will put renewed pressure on China to allow its currency to rise against the US dollar.” (Làn sóng tăng xuất khẩu hàng Trung quốc và sự bực tức đang tăng của Quốc Hội Mỹ sẽ áp lực lại Trung quốc phải để tiền của họ tăng giá lên đối với đồng đo-la Mỹ.)

Việc áp lực Trung quốc tăng tỷ giá đồng Nhân dân tệ không phải chỉ từ phía Hoa kỳ mà còn từ phía những Quốc gia khác nữa, nhất là những Quốc gia đang muốn Công nghệ hóa nền Kinh tế của mình. Cuộc họp G20 tại Toronto trong tháng này sẽ đặt ra vấn đề tỷ giá đồng Nhân dân tệ. Về cuộc Họp này, Ký giả Irwin STELZER đã viết trên tờ The Wall Street Journal 14.06.2010, trang 2, như sau: “The Leaders will agree: China’s insistence on pegging its currency to the dollar is causing serious imbalances in the world trade “ (Các Lãnh tụ sẽ đồng ý: việc cố thủ của Trung quốc móc cứng ngắc đồng tiền của họ vào đo-la đang gây ra những mất thăng bằng cán cân thương mại thề giới) Quốc Hội Hoa kỳ nhất thiết đưa áp lực này cũng như cuộc Họp G20 , đó là cái họa vô đơn chí đến cho Trung quốc.

Cái hoạ thứ nhất là những cuộc đình công của công nhân đòi tăng lương, nghĩa là tăng giá thành sản xuất. Cái họa thứ hai là tăng tỷ giá đồng Nhân dân tệ cũng đi theo chiều hướng làm tăng giá hàng xuất cảng. Cả hai đánh vào chính hai thủ thuật độc tài Chính trị của Trung quốc can thiệp vào Kinh tế/Thương mại, nghĩa là làm giảm tính cạnh tranh của hàng hóa Trung quốc. Hai cái họa này làm thành hai yếu tố đánh vào yếu huyệt của Kinh tế Trung quốc để đẩy đến Khủng hoảng cho chính Lãnh vực thực Kinh tế.

Cuộc Khủng hoảng khi xẩy ra, đó là Lãnh vực Kinh tế thực, chứ không phải Lãnh vực Ngân Hàng và Tài chánh. Trung quốc Hồi đáp và Phản ứng lúc đầu trên Thế giới Thứ Bẩy 19.06.2010, một tuần trước ngày khai mạc Hội nghị G20 tại Toronto, Trung quốc Hồi âm qua Thông báo của Ngân Hàng Trung Ương. Thông báo của Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc có thể coi như một sự chấm dứt chính sách tỷ giá để cho đồng nhân dân tệ bám chặt vào đồng đô la, nghĩa là để cho đồng Yuan lên xuống theo thời giá. Phản ứng của Thế giới lạc quan, nhưng cũng có những dè dặt bởi lẽ tỉ giá đồng Yuan vẫn nằm dưới quyền quyết định độc tài và kinh nghiệm trong thời gian qua cho thấy Trung quốc có thể đưa ra những trường hợp hạn định một quyết định đã tuyên bố trước. Người ta cũng không quên rằng tỉ giá đồng Yuan là một yếu tố chính cho chủ trương Kinh tế xuất cảng của Trung quốc.

TT. Obama gọi quyết định của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc là một bước xây dựng , hoan nghênh loan báo hôm thứ Bảy của Trung Quốc sẽ để cho đồng tiền của họ có tỷ giá trao đổi linh hoạt hơn, gọi quyết định của Ngân hàng Trung ương Trung Quốc là một bước xây dựng, giúp cho kinh tế toàn cầu hồi phục. Lãnh đạo Quỹ Tiền Tệ Quốc tế cũng hoan nghênh động thái của Trung Quốc sẽ để cho đồng Nhân dân tệ được định giá lại, sau gần hai năm giữ đồng tiền này ở mức khoảng 6,8 ăn một đôla Mỹ. Tuy nhiên, theo một số quan sát viên về Tiền tệ, đây cũng chỉ là một bước lùi chiến thuật, một động tác mang tính biểu tượng, để làm giảm căng thẳng, tránh được những chỉ trích tại hội nghị thượng đỉnh G20, bởi vì Ngân Hàng Trung Ương Trung Quốc là cơ quan ấn định tỷ giá cơ bản và việc điều chỉnh tỷ giá được tiến hành từng bước do sự quyết định về biên độ giao động.

Theo ông Fred Bergsten, giám đốc Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc tế Peterson, được AFP trích dẫn thì đương nhiên, Trung Quốc muốn chứng tỏ là đã làm một số việc trước hội nghị G20. Phản ứng của G20 trước sáng kiến Trung Quốc phụ thuộc vào mức độ dao động tỷ giá từ nay đến khi khai mạc hội nghị. Ông Eswar Prasad, giáo sư đại học Cornell, New York, Hoa Kỳ nhận định rằng có nhiều chỉ số cho thấy việc tăng giá đồng nhân dân tệ sẽ rất khiêm tốn, bởi vì trong thông báo, Ngân Hàng Trung Uơng Trung Quốc cho rằng kinh tế thế giới đang ổn định và dư thừa cán cân vãng lai của Trung Quốc đã giảm một cách đáng kể.

Do vậy, nếu đồng nhân dân tệ không tăng giá nhanh và mạnh so với đô la thì cần phải tiếp tục làm áp lực chính trị đối với Bắc Kinh. Công ty tư vấn kinh tế Anh Quốc Capital Economics thẩm định là từ nay đến cuối năm, giá trị đồng nhân dân tệ so với đô la Mỹ chỉ tăng khoảng 2%. Thay vì treo chặt đồng Yuan vào đồng Đo-la với tỉ giá cứng ngắc để Hoa kỳ và Thế giới có thể xử dụng những biện pháp chế tài Thương mại, Ngân Hàng Trung Ương Trung quốc tuyên bố một tỉ giá uyển chuyển, nhưng chỉ uyển chuyển trong biên độ được định bởi Ngân Hàng Trung ương. Hãy tưởng tượng con rắn đút vào một cái ống cứng ngắc không thể cựa quậy được. Ngày nay Trung quốc tuyên bố con rắn ấy có thể cựa quậy trong một cái ống có cỡ rộng hơn. Độ rộng của cái ống là do Ngân Hàng Trung ương quyết định nới rộng đường kính (biên độ).

Ngày 19.06.2010, tuyên bố để cho con rắn (tỉ giá đồng Yuan) di động, thì Hoa kỳ, G20 và Thế giới hoan hỉ, nhưng khi buộc con rắn phải chui vào cái ống, thì Thế giới phải nghĩ đến cái mưu tàng ẩn trong cái ống đó. Chương trình tìm gian giảo của Trung quốc (Un plan machiavelique)

Ký giả Marie De VERGES, ngày 24.06.2010, viết trên Le Monde, trang 13, và không ngần ngại gọi đây là UN PLAN MACHIAVELIQUE (MỘT CHƯƠNG TRÌNH LƯU MANH). Ký giả viết: “Vraie concession ou simple manoeuvre ? Aux Etats-Unis comme en Europe l’enthousiasme le dispute à la méfiance et à l’incrédulité quant aux réelles motivations de Pékin, qui vient d’annoncer un assouplissement des règles de fluctuation du Yuan. Avides d’y voir un peu plus clair sur les perpectives d’une réévaluation, investisseurs et analystes scrutent à la loupe les variations de la monnaie chinoise. La Banque populaire de Chine s’emploie consciencieusement à brouiller les pistes. Mercredi 23 Juin, elle a fixé le cours pivot du Yuan – ou Renminbi (RMB – en baisse de 0.18% par rapport à la veille, à 6.8102 yuans pour un dollar. Mardi, au contraire, la Banque Centrale avait laissé la devise signer sa plus forte appréciation depuis Juillet 2005: en hausse de 0.43% face au billet vert, à 6.69 yuans pour un dollar. Le RMB est autorisé à fluctuer quotidiennement dans un couloir de plus ou moins 0.5% autour de ce cours de référence.” (Nhượng bộ thật hay chỉ là lèo lái tráo trở ?

Tại Hoa kỳ cũng như ở Aâu châu, sự hăng hái biện luận về điều ấy với sự ngờ vực và khó tin vào những viện lý thực của Bắc Kinh, mà một sự giảm nhẹ đi những nguyên tắc lên xuống của đồng Yuan vừa mới tuyên bố. Ham muốn nhìn vào đó cho thấy rõ viễn tượng của việc nâng tỉ giá, những nhà đầu tư và những nhà phân tích rà soát với kính phóng lớn những thay đổi của tiền Tầu. Ngân Hàng Nhân dân Trung quốc đã chủ ý làm lộn xộn những dấu vết tìm kiếm. Thứ Tư 23.06, Ngân Hàng đã định giá trụ cốt của đồng Yuan – hay đồng Nhân Dân Tệ (RMB) – hạ cuống 0.18% đối với đêm trước, tức là 6.8102 yuan cho một đo-la. Thứ Ba, ngược lại, Ngân Hàng Trung Ương đã để cho đồng tiền tăng lên rất mạnh kể từ tháng Bẩy 2005: tăng 0.43% đối với giấy bạc xanh, tức là 6.69 yuan cho một đo-la. Đồng Nhân Dân Tệ được phép lên xuống hàng ngày trong một hành lang hơn kém 0.5% chung quang tỉ giá cột trụ) Theo Ký giả Marie De VERGES, thủ đoạn lưu manh của Trung quốc không tránh khỏi sự quan sát với khinh khi của nhóm G20. Việc tuyên bố một tuần trước ngày Họp G20, 25-27.06.2010, cho đồng Nhân Dân Tệ thay đổi theo thời giá chỉ là một thủ đoạn làm giảm những công kích có thể đi đến quyết định mạnh tại cuộc Họp đối với xuất cảng Trung quốc. Nó cũng được xử dụng như một cái cớ để Trung quốc lòng vòng bào chữa sự lưu manh thương mại của mình trong Hội Nghị. Kinh tế gia trưởng của NATIXIS, Oâng Patrick ARTUS, cũng tuyên bố : “Certains (économistes ) ne sont pas loin de prêter aux chinois un “plan machiavélique “ (Một số người (Kinh tế gia) không xa việc gán cho người Tầu “một Chương trình lưu manh “ (Le Monde 24.06.2010, p.13). Không lạ gì mà Quốc Hội Hoa kỳ đã thúc đẩy Bộ trưởng GEITHNER phải ghép cho Bắc Kinh danh hiệu “Giảo hoạt Tiền tệ “ (Currency Manipulator). Sở dĩ Trung quốc phải giảo hoạt xử dụng độc tài để khống chế tỉ giá tiền tệ vì sự cạnh tranh hàng hóa Trung quốc không dựa trên phẩm chất hàng hóa, mà dựa trên giá cả liên quan mật thiết với đồng lương nhân công và tỉ giá đồng tiền chi tiêu ở quốc nội (Nhân Dân Tệ) và đồng tiền thu nhập vào từ nước ngoài (85% là đồng Đo-la). Việc cố tình hạ thấp tỉ giá đồng Yuan đối với Đo-la đưa đến cho Trung quốc hai ngườn lợi: => Một mặt: Hà Trung quốc được mua để xuất khẩu với giá rẻ vì mua trong nuớc và người mua trả bằng đồng Yuan. Đây là việc cổ võ khách hàng mua hàng Trung quốc. => Mặt khắc: Hàng nước ngoài được mua để nhập cảng vào Trung quốc phải trả bằng Đo-la. Như vậy khi hàng nhập cảng bán ra cho Dân chúng Trung quốc phải tính với giá mắc. Đây cũng là một trong những biện pháp hạn chế nhập cảng hàng ngoại quốc vào Trung quốc. Để kết luận bài viết, Ký giả Marie De VERGES nhắc đến thái độ của Quốc Hội Hoa kỳ: “Les Sénateurs doutent que les modestes concessions de Pékin puissent contribuer à réduire le colossal déficit commercial vis-à-vis de la Chine. Ils ne comptent pas renoncer à leur projet de loi visant à imposer des sanctions sur les importations chinoises” (Các Thượng Nghị sĩ nghi ngờ rằng những nhượng bộ nhỏ bé của Bắc Kinh có thể đóng góp vào việc làm giảm sự mất cân bằng khổng lồ thương mại đối với Trung quốc. Những Thượng Nghị sĩ không từ bỏ Dự Luật của họ nhằm những chế tài trên những nhập cảng từ Trung quốc.) (Le Monde 24.06.2010, trang 13). Những bài báo Thời sự tài liệu * Financial Times 24.06.2010, trang 1: SCHAUBLE DEFENDS ECONOMIC STRATEGY * Le Monde 24.06.2010, trang 13: L’ASSOUPLISSEMENT DU YUAN, UN PLAN MACHIAVELIQUE ? * Le Figaro 24.06.2010, trang 21: G20: WASHINGTON A L’OFFENSIVE CONTRE L’AUSTERITE * The Wall Street Journal 24.06.2010, trang 20: CHINA STRIKES BESET HONDA’S STRATEGY * The Wall Street Journal 23.06.2010, trang 15: THE HIDDEN COST OF CHINA’S MORAL HAZARD * Financial Times 23.06.2010, trang 3: BEIJING ALLOWS RENMINBI FALL TO DETER SPECULATORS * Le Monde 22.06.2010, trang 1: A QUELQUES JOURS DU G20, LA CHINE ENTRE EN SCENE ET SOIGNE SA COMMUNICATION * Le Monde 22.06.2010, trang 15: AVANT LE G20, PEKIN REEVALUE EN DOUCEUR LE YUAN * Le Monde 22.06.2010, trang 3: QUAND LA CHINE SE RUINERA * Financial Times 22.06.2010, trang 1: END TO RENMINBI PEG DRIVES UP ASIAN CURRENCIES * Le Figaro 22.06.2010, trang 16: YUAN: UNE REFORME BIENVENUE MAIS LIMITEE * Le Temps (Suisse) 22.06.2010, trang 1: LA CHINE REDONNE DU SOUFFLE A LA CROISSANCE MONDIALE * Le Temps (Suisse) 22.06.2010, trang 17: LE MONDE APPLAUDIT LE CHANGEMENT DE REGIME DE CHANGE PROMIS PAR PEKIN * The Wall Street Journal 22.06.2010, trang 5: U.K.GOVERNMENT PREPARES DEEP CUTS

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 24.06.2010


No comments:

Post a Comment