Pages

Wednesday, July 21, 2010

PHẢN ĐỐI ĐÀI BBC THIÊN CỘNG



Truyền thông và hội đoàn Việt Nam tại San Jose (Hoa Kỳ) họp bàn gởi hàng ngàn thư phản đối BBC xúc phạm dân tộc Việt Nam

14-05-2010 14:06
Truyền thông và hội đoàn Việt Nam  tại San Jose (Hoa Kỳ) họp bàn gởi hàng ngàn thư phản đối BBC xúc phạm dân tộc Việt Nam
Truyền thông SJ và hội đòan họp bàn gởi thư phản đối BBC

Theo Cali –Today New Trưa thứ ba 11-5-2010, tại nhà hàng Cao Nguyên, nhóm truyền thông phản đối đài BBC đã có cuộc họp báo cùng với các hội đoàn về công tác thu nhận 1000 lá thư phản đối đài BBC ban Việt ngữ đã đăng bài viết xúc phạm dân tộc Việt Nam.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2010/04/100417_do_ngoc_bich.shtml

Ông Lê Văn Hải, chủ bút tuần báo Mõ và ký giả Trần Củng Sơn đã lần lượt trình bày việc đài BBC ban Tiếng Việt vào ngày 17-4-2010 đã đăng bài viết của Đỗ Ngọc Bích xuyên tạc lịch sử Việt Nam và xúc phạm đến danh dự của tòan thể dân tộc Việt Nam. Bài viết trên BBC nói là “Một thực tế là lịch sử Việt Nam suốt hơn 2000 năm từ thời Triệu Đà đến thời Nguyễn, cho dù thỉnh thỏang có tuyên bố ‘Sông núi nước Nam, vua Nam ở’ thì Việt Nam vẫn luôn là một phần của Trung Quốc.”

Truyền thông SJ và hội đòan họp bàn gởi thư phản đối BBC

Đã có rất nhiều ý kiến phản đối từ trong nước cho đến hải ngoại về bài viết xuyên tạc lịch sử và mạ lị dân tộc Việt Nam được đài BBC phổ biến nhưng Ban Việt ngữ vẫn giữ nguyên bài này và cho đây là tự do tranh luận.

Trong hoàn cảnh Trung Quốc đang bành trướng thế lực xâm chiếm biển đảo, thuê mướn rừng, lấn chiếm biên giới Việt Nam, bắn giết ngư phủ miền Trung đánh cá khu vực Hòang Sa và Trường Sa thì bài viết của Đỗ Ngọc Bích đăng trên đài BBC là công cụ tuyên truyền cho ý đồ tham vọng của Trung Quốc.

Lá thư viết bằng tiếng Anh được nhóm truyền thông nói trên gởi đến ông Mark John Thompson, Tổng giám đốc BBC, để yêu cầu BBC phải chính thức xin lỗi độc giả và thính giả Việt Nam và cách chức ông Nguyễn Giang được viết và in ra cho mọi người trong cuộc họp báo xem và tất cả đều đồng ý.

Mục tiêu của công tác là thu gom ít nhất 1000 lá thư có chữ ký và ghi tên họ địa chỉ của các đồng hương ký tên bỏ vào phong bì và ban tổ chức sẽ đem tới bưu điện để gởi bảo đảm đến tay ông tổng giám đốc BBC. Mọi chi phí in và cước phí bưu điện để gởi các lá thư do tuần báo Mõ ủng hộ.
Một số nhà báo và hội đoàn đứng ra nhận công việc phổ biến lá thư tiếng Anh phản đối BBC và thu nhận để tiếp tay với Nhóm Truyền thông phản Đối BBC.

Thủy Giang ( Theo nguồn Cali Today News)

Ban Việt ngữ đài BBC và Việt Nam
Nguyễn Tường Tâm
Nguon :
http://vietbf.com/forum/showthread.php?s=43d4675f3efa1fe669ac5f22ece4c6a0&p=919153&posted=1#post919153

Kỳ 1

Trong thời gian gần 10 năm trở lại đây, người Việt hải ngoại nhận xét với nhiều bất mãn cho rằng các nhân viên ban tiếng Việt của đài BBC là Việt Cộng, ý nói họ là nhân viên của nhà cầm quyền Việt nam, chuyên loan tin một chiều. Nhưng đó chỉ là những đồn đãi và bất mãn mà chưa ai nêu lên một bằng chứng nào. Nhưng qua dip tiếp xúc trực tiếp, một thành viên trong ban Việt Ngữ đài BBC đã vô tình hé lộ cho người viết rằng gần như họ làm việc khá chặt chẽ với sự chỉ đạo của nhà cầm quyền Cộng sản Việt nam.


Tác giả và Ban Việt Ngữ đài BBC 2001. Tác giả đứng thứ 3 từ bên phải - người đối đáp
với tác giả đứng thứ 3 từ bên trái. HÌNH DO TÁC GIẢ CUNG CẤP


Nghe giọng nói của các xướng ngôn viên trong ban tiếng Việt BBC trong gần 10 năm trở lại, người Việt hải ngoại nhận ra ngay đó là giọng nói của những người miền Bắc hay từ miền Bắc vào Nam sau 1975 hay con cháu của những người này dù được sinh đẻ trong Nam. Kể từ ngày 30/4/1975, cùng với hàng triệu người miền Bắc tràn vào Nam là giọng nói đặc biệt của họ, giọng của người Hà Nội hiện nay mà họ tự hào là một giọng nói chuẩn. Cộng đồng người Việt hải ngoại thì không cho rằng đó là giọng nói chuẩn của người Hà Nội trước 1954.

Nhưng với chương trình phát thanh Việt Ngữ của một đài hải ngoại như đài VOA mà người viết có thời gian làm việc thì nhận định của người Việt hải ngoại về giọng nói của người miền Bắc hiện nay không thành vấn đề. Điều quan trọng là các chương trình đó đang nhắm tới các thính gỉa trong nước và họ thấy rằng người Việt hải ngoại xa nước lâu ngày rồi, giọng nói không còn dễ nghe đối với người trong nước nữa, vì thế về lâu về dài họ muốn tuyển các xướng ngôn viên và biên tập viên từ trong nước để dễ tiếp cận thính giả trong nước hơn. Tuy nhiên hiện nay đại đa số nhân viên kỳ cựu của ban Việt ngữ đài VOA vẫn là người Việt hải ngoại thế hệ thứ nhất và cộng đồng người Việt hải ngoại thế hệ thứ nhất tại Hoa Kỳ, thông thạo cả tiếng Anh và tiếng Việt vẫn còn thừa khả năng cung ứng nhân lực cho nên ban Việt ngữ đài VOA chưa tuyển nhiều nhân viên từ trong nước.

Có lẽ đài BBC cũng có mục tiêu tuyển dụng nhân viên ban Việt ngữ từ trong nước như đài VOA. Đồng thời tại Anh quốc, đa số thuyền nhân thế hệ thứ nhất đều gốc miền Bắc, trình độ văn hóa thấp, lại không chịu và không có khả năng theo học đại học Anh quốc nên không cung cấp được đủ nhân lực thông thạo cả hai ngôn ngữ cho ban Việt ngữ đài BBC. Hai lý do vừa nêu khiến BBC phải tìm mướn những người trẻ tốt nghiệp đại học trong nước. Trong 10 năm qua, những giọng nói quen thuộc với thính giả từ trước 1975 của các xướng ngôn viên người miền Nam đã biến mất, chỉ còn các xướng ngôn viên gốc miền Bắc với giọng nói của đặc thù của họ.

Việc tuyển dụng người từ trong nước chính là đầu mối để nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam thực hiện 2 mục tiêu: 1-Lợi ích cá nhân: Chỉ cho phép các con cái những cấp lớn được thu dụng vào BBC. 2-Lợi ích tình báo: Thực hiện chiến thuật cổ điển về tình báo của miền bắc là “Nằm sâu, leo cao” để thu thập tin tức của nước ngoài và dần dần tiến tới khuynh đảo cơ quan truyền thông nước ngoài, biến cơ quan truyền thông nước ngoài thành cái loa tại hải ngoại của truyền thông “lề phải” ở trong nước. Chiến thuật tình báo “nằm sâu, leo cao” đã được chính quyền miền Bắc áp dụng thành công trong rất nhiều trường hợp trong chiến tranh Việt nam, ví dụ họ đã cài được cả nhân viên tình báo làm cố vấn tổng thống miền Nam (điệp viên Huỳnh Văn Trọng) và cài được một nhà báo có uy tín trong giới báo chí quốc tế (điệp viên Phạm Xuân Ẩn.)

Việc đòi hỏi văn bản qui định trọng trách đảng giao cho các nhân viên ban Việt ngữ đài BBC gốc miền Bắc sẽ không bao giờ có. Nhưng tất cả những ai từng làm việc trong đảng hay chính quyền cộng sản đều biết một qui luật bất thành văn là đảng cộng sản có thói quen và khả năng lãnh đạo hữu hiệu không cần văn bản. Ví dụ mới nhất của lối cai trị không cần văn bản là vụ cấp trên (không biết là ai) chỉ thị miệng cho nhà thơ Phạm Sĩ Sáu, trưởng ban Giám Khảo phải hủy bỏ giải nhất mà Liên Chi Hội Nhà Văn Đồng Bằng Sông Cửu Long đã trao cho bài thơ “Trăng Nghẹn” của Hoài Tường Phong (1)

Chính quyền Việt nam hiện nay có cơ quan chuyên quản lý những người làm việc cho cơ quan nước ngoài. Về mặt hành chánh không chính phủ ngoại quốc nào có thể chê trách việc nhà nước Việt Nam tổ chức một cơ quan như thế. Nhưng các cơ quan nước ngoài, với truyền thống tự do và trong sáng (transparency), họ không biết rằng nhiệm vụ chính thức của cơ quan này thực là đáng lên án. Với quyền điều tra lý lịch những người trong nước trước khi được cơ quan nước ngoài thuê mướn, trên danh nghĩa là để bảo vệ cơ quan nước ngoài, cơ quan an ninh & tình báo của nhà nước đã có quyền tuyệt đối trong việc quyết định ai được BBC tuyển dụng. Thật dễ dàng nhận ra rằng cơ quan an ninh Việt nam sẽ lợi dụng quyền tuyển dụng tối thượng này để gài đặt, ép buộc những người này phải làm thêm nhiệm vụ tình báo, thu thập các tin tức liên quan tới cơ quan nước ngoài để báo cáo về cơ quan an ninh trong nước.

Ở những văn phòng tại Việt Nam của nước ngoài hay cơ quan quốc tế, ngay cả những nhân viên thường như nhân viên hành chánh, hay lao công cũng bị ép buộc nhận thêm nhiệm vụ báo cáo định kỳ những tin tức của cơ quan họ làm việc. Đối với những cơ quan quan trọng về chính trị, truyền thông như Phòng thông tin Hoa Kỳ ở Hà Nội hay BBC, thì việc cơ quan an ninh Việt Nam cài người và ép buộc người được thu nhận phải làm thêm việc thu thập tin tức cho cơ quan an ninh là điều đương nhiên.

Bằng chứng của việc nhà cầm quyền Việt nam đã thành công trong việc gài các con ông cháu cha của họ vào ban Việt ngữ đài BBC thật dễ thấy khi thính gỉa còn nhớ cách nay khoảng hơn một năm, trong cuộc phỏng vấn một bộ trưởng trong nước, thay vì trả lời lịch sự với một phóng viên của cơ quan truyền thông có uy tín quốc tế như BBC, ông bộ trưởng nọ lại ăn nói với người phóng viên đó như với chính con em của ông ta. Ông ta dõng dạc lên tiếng dậy dỗ người phóng viên BBC phỏng vấn ông là, “Này, cần phải học hỏi thêm về văn hóa Việt nam đi nhá!” Tôi không nhớ chính xác câu “dậy dỗ” của ông ta, nhưng đại khái là như vừa trích dẫn. Rõ ràng vì anh phóng viên nọ là người của chính quyền cài vào cho nên vị lãnh đạo trong chính quyền mới coi thường và dám có giọng kẻ cả như vậy.

Việc muốn được Phòng thông tin Hoa Kỳ tại Hà Nội hay BBC thu dụng, thì người trong nước phải bị điều tra lý lịch và thi hành nhiệm vụ gián điệp do cơ quan an ninh trao phó đã được một thanh niên làm việc cho Phòng thông tin Hoa Kỳ tại Hà Nội và một thành viên trong ban Việt ngữ đài BBC xác nhận với tôi.

Năm 2000, khi tôi còn làm việc tại đài VOA ở Washington D.C., chợt thấy một thanh niên trẻ tới thăm đài tôi hỏi anh ta ở đâu tới thì anh ta cho biết làm việc tại Phòng thông tin Hoa Kỳ tại Hà Nội cho nên được cho sang Hoa Kỳ tham quan. Tò mò tôi hỏi trước khi vào làm cho Phòng thông tin Hoa Kỳ anh ta có bị điều tra lý lịch không thì anh ta nói là không. Tôi không tin nên nói với anh ta rằng trước 1975, ở miền Nam, rất là tự do, nhưng cho dù chỉ xin vào làm quét dọn cho các căn cứ Mỹ cũng phải qua cơ quan cảnh sát điều tra lý lịch, huống chi là ngày nay với đảng cộng sản mà anh lại được Phòng thông tin Hoa Kỳ tuyển dụng thì làm sao không khỏi bị cơ quan an ninh điều tra lý lịch. Anh ta cười thật thà cho biết, “Với em thì mấy bác ấy không phải điều tra nữa vì trước kia em làm ở cơ quan khác các bác ấy đã điều tra lý lịch của em rồi.” Tôi không hỏi trước kia anh ta làm cơ quan gì. Nhưng tôi hỏi tiếp, “Thế vào làm ở Phòng thông tin Hoa Kỳ tại Hà Nội anh có phải báo cáo thường xuyên cho cơ quan an ninh không?” Lần này thì anh ta không cố dấu nữa mà thú thật ngay, “Khi nào có gì thì mới báo cáo.” Như thế là đã quá rõ, và tôi không hỏi tiếp nữa.

Vài tháng sau, năm 2001, khi đi du lịch London, tôi ghé thăm ban Việt Ngữ đài BBC. Anh trưởng ban và các anh chị em trong ban tiếp tôi với thái độ niềm nở. Lúc bấy giờ trưởng ban là con em miền Nam và là một tiến sĩ ở Úc. Anh này rất trẻ, có lẽ mới ngoài 30, công dân Úc nhưng là thường trú nhân Hoa Kỳ. Anh cho biết sau khi hết khế nước với BBC anh sẽ tới sinh sống tại Nam California. Tất cả 8 nhân viên còn lại gồm có 5 nam và 3 nữ, đều rất trẻ. Tôi không thấy một nhân viên phát thanh nào người miền Nam trước kia mà tên tuổi đã được độc giả biết tới. Người miền Nam duy nhất tôi gặp là chị Lê Phan, con bác sĩ Phan Huy Quát. Nhưng lúc đó tôi thấy chị không làm phần hành phát thanh mà lại đang lo về mặt kỹ thuật, tức là cắt và lắp ráp các cuốn băng thu trước để chuẩn bị cho phát thanh.

Một thanh niên trẻ đang làm việc bên computer cho tôi biết anh đang theo học đại học tại London. Tôi không biết ai là sinh viên du học được BBC thu nhận ai là người được BBC thuê từ trong nước.

Trong câu chuyện, chị nhiều tuổi nhất có vẻ lanh lợi tiếp chuyện nhiều với tôi. Nhân đó tôi hỏi chị một câu như trước kia tôi đã hỏi anh thanh niên làm việc cho Phòng thông tin Hoa Kỳ tại Hà Nội, “Khi vào làm cho BBC anh chị có phải thường xuyên báo cáo cho công an không?” Tôi hỏi rất nhỏ nhẹ vì tò mò. Nhưng khi nghe câu hỏi, dường như chị bị sốc, bèn lên giọng “tấn công” tôi: “Báo cáo thì cũng như các anh phải báo cáo với CIA vậy.” Các anh chị khác nghe vậy không nói gì. Với tôi, câu nói của chị cũng là quá đủ để xác nhận “Quí anh chị làm cho ban Việt ngữ đài BBC đều phải thường xuyên báo cáo cho công an.” Tôi không giải thích sự hiểu lầm của chị về CIA mà chuyển sang đề tài khác vui vẻ hơn. Các anh chị trong ban Việt ngữ đài BBC không biết rằng, tại Hoa Kỳ, một xứ sở tự do, không một cơ quan an ninh nào (CIA hay FBI) có thể cưỡng ép một người nào làm việc cho họ. Thêm nữa tất cả các anh chị trong ban Việt Ngữ đài VOA trưởng thành trong nền giáo dục tự do của miền Nam, tương tự của mọi quốc gia tiền tiến phương tây, nên hiểu rõ đạo đức nghề nghiệp của người làm truyền thông cũng như hiểu rõ quyền tự do cá nhân trong một xã hội dân chủ Hoa Kỳ nên họ không bị đảng phái hay chính quyền nào ép buộc phải báo cáo mà chỉ chú tâm làm tròn nhiệm vụ truyền thông trung thực khách quan theo hướng dẫn của đài mà thôi.

Với quyền sưu tra an ninh, đảng cộng sản Việt nam đã thủ đắc một quyền tối thượng trong việc quyết định sự tuyển dụng người của BBC để khuynh đảo ban Việt ngữ đài này. Điều này thật dễ hiểu bởi vì lâu nay bằng biên pháp tương tự nhà cầm quyền Hà Nội đã khuynh đảo hàng giáo phẩm lãnh đạo giáo hội Thiên chúa tại Việt nam. Bài “Vatican, Việt Nam hy sinh một con người của chúa” của the Hanoist đăng trên trang mạng Asia Times Online ngày mùng 7-5-2010 viết, “Hà Nội chỉ cho phép một giáo hội Thiên chúa dưới sự kiểm soát của toà Thánh Vatican trên danh nghĩa. Trên thực tế nhà cầm quyền hạn chế việc phong chức các linh mục và chấp thuận tất cả mọi bổ nhiệm các tu sĩ. Điều này đưa tới việc hình thành một hàng giáo phẩm lãnh đạo giáo hội Thiên Chúa dễ bị khuynh loát tại Việt nam
(Hanoi allowed a Catholic church to exist under nominal Vatican control. In practice, Vietnamese authorities restricted the ordainment of clergy and cleared all appointments. This led to a generally pliant Catholic church leadership in Vietnam.-Nguồn: Vatican, Vietnam sacrifice a holy man Asia Times Online, by the Hanoist, 7 May 2010)

Một khi đã là công cụ của nhà cầm quyền Việt nam thì việc loan tin một chiều có lợi cho cộng sản Việt nam là điều đương nhiên.


Kỳ 2

Xét trên toàn bộ, các tin tức và bình luận của ban Việt ngữ đài BBC đã có tính cách một chiều khi giảm nhẹ những điểm yếu của xã hội Việt nam về mọi mặt nhất là về sự tôn trọng nhân quyền nói chung, trong đó có sự đàn áp các người bất đồng chính kiến, đàn áp các phong trào công nhân và nông dân khiếu kiện, đàn áp các tín đồ đòi tự do tôn giáo, đàn áp các người đòi tự do dân chủ v.v… Trái lại qua các bài vở của ban Việt ngữ đài BBC, thính giả thấy xã hội, chính trị Việt nam sáng sủa hơn thực tế. Nhưng để giúp giới lãnh đạo cao cấp nhất của BBC nhận ra được tính cách một chiều, không trung thực này thì thực là khó. Phải là người Việt nam chính gốc thì mới nhận ra được cái bầu không khí ngụy tạo của bản tin. Cho nên cổ nhân mới có câu “Ý tại ngôn ngoại”. Và người phương tây cũng có câu “Đọc giữa hai hàng chữ” (Read between the lines).

Nhưng thỉnh thoảng, nhân viên ban Việt ngữ đài BBC cũng để lộ rõ khuyết điểm loan tin không trung thực, một chiều. Tình trạng loan tin một chiều đó đã đủ nhiều để trong một chương trình phát thanh của người Việt hải ngoại
Little Saigon Radio” do chị Mai Hân phụ trách đã phải mở cuộc phỏng vấn trưởng ban Việt Ngữ Nguyễn Giang về vấn đề này khi anh viếng thăm tiểu bang California cách nay vài năm. Trước câu hỏi này của chị Mai Hân, thay vì trả lời, anh Nguyễn Giang đã cao giọng, hỏi lại một cách thách thức những bằng chứng của việc loan tin một chiều đó. Vì người hỏi chỉ phản ảnh suy nghĩ của thính giả cho nên không có chuẩn bị các bằng chứng để trả lời Nguyễn Giang. Cuộc phỏng vấn cũng không sắp xếp cho thính giả gọi vào cho nên bằng chứng về việc ban Việt ngữ đài BBC loan tin một chiều lần đó không đưa đến một kết luận nào.

Nhưng lần này, bằng chứng rõ ràng nhất của việc loan tin một chiều là bài viết của ban Việt ngữ đài BBC về ngày 30/4/2010, có tựa đề “Nhớ về một ngày 30/4”, (cập nhật: 08:44 GMT – thứ Sáu, 30 tháng 4, 2010.) Bài viết mở đầu với một tấm hình mô tả “rất là hoành tráng” cuộc diễu hành ăn mừng ngày “Giải Phóng Miền Nam” do chính quyền Saigon tổ chức.
Dưới tấm hình là cuộc phỏng vấn những người thuộc phe chiến thắng mà không một ghi nhận nào về tâm tư, suy nghĩ về ngày này của phe miền nam chiến bại. Ban Việt ngữ đài BBC cũng không có một ghi nhận nào về hành động, phát biểu của người Việt tị nạn cộng sản ở hải ngoại liên quan tới ngày này.

Bài báo khiến những người thuộc phe miền Bắc chiến thắng hồ hỡi khi đọc những phát biểu về chiến cuộc và tình hình chính trị tại miền nam trước 1975 của mấy nhân vật nằm vùng là các ông Triệu Quốc Mạnh, luật sư, đảng viên cộng sản, từng giữ chức chỉ huy trưởng cảnh sát Sài Gòn-Gia Định trong chính phủ Dương Văn Minh, ông Nguyễn Thành Tài, cựu sinh viên nằm vùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Thanh Tùng, cựu biệt động Sài Gòn, anh hùng lực lượng vũ trang.

Để cho có vẻ cân bằng, bài báo có phỏng vấn ông Hoàng Văn Cường, một phóng viên nhiếp ảnh từng làm việc cho hãng thông tấn UPI của Hoa Kỳ. Nhưng để tránh hình ảnh chế độ mới đối xử tàn nhẫn với các cựu nhân viên nước ngoài tại miền Nam trước 1975, bài báo viết với những thông tin ngụy tạo rằng:
“Sáng 30/4, từ rất sớm tôi có mặt ở quốc lộ 1. Đến ngay ngã ba Vũng Tàu – Biên Hòa, tôi gặp một đoàn xe tăng T54 của Nga và linh cảm bảo tôi đó là đoàn tăng của Việt Cộng. Tôi vội vàng bỏ hết các quân trang mà tình cờ có trên người, chỉ đeo máy hình để đón chiếc xe tăng đầu tiên. Tôi trở thành người chỉ đường bất đắc dĩ vì họ không biết đường trong thành phố. Ngay cả quãng đường từ Ngã tư Hàng Xanh vào Dinh Tổng thống họ cũng không biết nên tôi đi theo xe tăng 390 để chỉ đường cho họ. Thực ra tôi đã từng gặp bộ đội Bắc Việt rồi nên không quá bỡ ngỡ. Năm 1972, tôi đã được đưa vào mật khu Hố Bò để tiếp xúc với bộ đội trong đó, xem họ sinh hoạt khó khăn vất vả như thế nào để chụp hình và viết bài.
Tháng Tư 1975, các phóng viên làm cho báo chí nước ngoài và người nước ngoài lần lượt đi nhiều, nhưng tôi quyết định ở lại vì nghĩ rằng mình là người Việt Nam.
Chiến tranh sắp chấm dứt, tôi phải có quyền ở lại, có quyền hưởng độc lập tự do.
Những năm đầu sau chiến tranh, tất nhiên tôi cũng gặp nhiều sự nghi ngờ, đố kỵ vì tôi làm cho hãng của Mỹ. Cải tạo thì chưa phải đi, nhưng mà cũng khổ lắm.”

Trong khi thực ra bài “Dưới bia hồi niệm” trên Tuổi trẻ online, một tờ báo của đảng xuất bản ở trong nước ngày Chủ Nhật mùng 1/5/2005, (http://tuoitre.vn/chinh-tri-Xa-hoi/7...-hoi-niem.html) tường thuật nguyên văn, “Trong ngày đó, văn phòng hãng tin UPI tại Saigòn chỉ còn lại hai nhà báo tác nghiệp và một trưởng văn phòng. Từ tinh mơ, Hoàng Văn Cường đã lái xe ra xa lộ Biên Hòa để tìm kiếm sự kiện trước giờ G. Đến ngã ba Vũng Tàu, anh bắt gặp xe tăng giải phóng ầm ầm tiến vào Sài Gòn… Sợ bị bắn lầm, chàng phóng viên ảnh này bỏ xe và ra đứng giữa đường với máy ảnh đầy ngực vẫy tay chặn đoàn xe tăng rồi quá giang trở lại Sài Gòn. Quân giải phóng ngỡ anh là một phóng viên nước ngoài nên đã cho anh tham gia (một cách bất ngờ) vào lịch sử, và đó là cách để có mặt tại dinh Độc Lập của phóng viên Hãng UPI duy nhất.” Như vậy ông Cường mang đồ nghề phóng viên nhiếp ảnh đi đón đoàn quân giải phóng Sai Gòn từ ngã ba Biên Hoà-Vũng Tầu để tác nghiệp và ông chặn chiếc tăng đi đầu để xin quá giang trở ngược lại Saigon là để thu thập hình ảnh làm phóng sự cuộc tiến quân chứ không phải ông tình cờ tới đó hay ông hân hoan đi đón giải phóng quân như giọng văn của đoạn mở đầu tạo ra.

Vì tác giả bài báo của BBC cố tình bóp méo sự kiện nên để lộ mâu thuẫn ở hai giòng trong cùng một đoạn văn: Giòng trên BBC viết “Đến ngay ngã ba Vũng Tàu – Biên Hòa, tôi gặp một đoàn xe tăng T54 của Nga và linh cảm bảo tôi đó là đoàn tăng của Việt Cộng.”
Dưới đó 4 giòng, BBC lại viết, “Thực ra tôi đã từng gặp bộ đội Bắc Việt rồi nên không quá bỡ ngỡ. Năm 1972, tôi đã được đưa vào mật khu Hố Bò để tiếp xúc với bộ đội trong đó…”

Tác giả bài báo của BBC cũng bịa ra một chi tiết quan trọng mà mấy bài báo khác viết về sự kiện ông lái xe tới Ngã ba Biên Hoà –Vũng Tầu ngày hôm đó không nói tới là “Ông vội vàng bỏ hết các quân trang mà tình cờ có trên người.”
Cũng theo bài “Dưới bia hồi niệm”, ông Cường ở lại để tiếp tục làm công việc của một phóng viên nhiếp ảnh của UPI chứ không phải như bài báo của BBC bịa đặt rằng ông Cường “quyết định ở lại vì nghĩ rằng mình là người Việt Nam.” Ông cũng không suy nghĩ “Chiến tranh sắp chấm dứt, tôi phải có quyền ở lại, có quyền hưởng độc lập tự do.” như bài viết của BBC. Bài “The Stories: Cuong” trên mạng http://www.pbs.org/vietnampassage/st....coung.01.html viết nguyên văn, “Cuối cùng khi hoà bình lập lại vào năm 1975, Cường nghĩ rằng đất nước cuối cùng sẽ hàn gắn đau thương (heal). Nhưng thay vì vậy, ông cùng 300,000 đồng bào miền nam của ông bị đau khổ và nhục nhã thêm bởi chế độ cộng sản mới thiết lập.” Những đau khổ và nhục nhã đó được mô tả chi tiết hơn trong bài “ONE JOURNALIST’S STORY của GRACE CUTLER, phóng viên đài VOA-TV, (http://ibb7.ibb.gov/thisweek/library...00/jounal.html). Theo bài này thì khi chiến tranh chấp dứt, chính quyền mới ở Việt nam coi ông ta như gián điệp. Chính bởi những tấm hình ông ấy chụp “gương mặt âu lo của một bà mẹ chạy nạn chiến tranh…một em bé đau khổ và sợ hại…các hình ảnh thù ghét chiến tranh… đã biến ông trở thành kẻ có tội (crime) khiến ông phải chịu 7 năm trong trại tù cải tạo. Ông nói rằng chính quyền mới canh chừng những kẻ như tôi vì họ không hiểu UPI là gì. Mà họ coi UPI, API, CIA đều như nhau. Họ gọi chung là những tên CIA.” Sau khi cộng sản chiếm miền Nam thì ông Cường, lúc đó là một phóng viên nhiếp ảnh trẻ có liên hệ mật thiết với kẻ thù cũ, phải chạy xuống đồng bằng sông Cửu Long ẩn trốn. Ông Cường thuật, “Trong năm năm tôi đi cầy ruộng, đi đánh cá, tôi mua một cái thuyền nhỏ và sống trên đó một mình…” Tới năm 1983 ông ta mới ra khỏi vùng ẩn trốn trở lại thành phố Saigon sống với gia đình. Chẳng bao lâu sau ông ta bị bắt và gửi đi tù cải tạo. Trong đó nhờ triết lý sống của ông (thiền) giúp ông sống sót. Như vậy kể từ sau ngày “giải phóng miền Nam” ông Cường bị đau khổ tổng cộng 12 năm chứ không phải như bài báo của ban Việt Ngữ đài BBC ngụy tạo là “Những năm đầu sau chiến tranh, …Cải tạo thì chưa phải đi, nhưng mà cũng khổ lắm.”

Tất cả những chi tiết vừa nêu cho thấy rõ bài báo “Nhớ về một ngày 30/4” của ban Việt ngữ đài BBC chỉ nhằm tô vẽ một chiều cho cho đảng cộng sản đương quyền tại Việt nam nhân ngày 30-4.
Trong khi đó, mỗi năm ngày 30-4 lại được hai cộng đồng người Việt Quốc Cộng đối lập nhau giải thích theo hai hướng khác nhau. Trong khi chính quyền tổ chức lễ hội ăn mừng ở trong nước thì ở hải ngoại cộng đồng người Việt lại tổ chức một ngày mà họ gọi là “để tang ngày đau thương cho đất nước”.

Vậy mà bài báo của ban Việt ngữ đài BBC tuyệt nhiên không đả động tới một người nào ở phía đối nghịch, là phe đang chiếm đa số tại miền nam và tuyệt đại đa số tại hải ngoại. Thành phần không “hồ hỡi” này thường gọi cái ngày lịch sử đó là ngày “30 tháng Tư Đen”. Thành phần đối nghịch với chính quyền hiện tại này rất đông đảo, nếu không muốn nói là chiếm đại đa số người dân miền Nam, không kể đến những người mới từ miền Bắc vào Nam sau 1975. Chính cố thủ tướng Võ Văn Kiệt, một trong những người có công đầu trong việc đưa bộ đội miền Bắc vào miền Nam, cũng phải công nhận “ngày 30/4/1975 có nhiều triệu người vui thì cũng có nhiều triệu người buồn”. Không cần khó khăn để ước tính khá chính xác số lượng đông đảo người không hồ hỡi với ngày 30-4. Con số chính thức được Cao ủy tị nạn Liên Hiệp Quốc công bố cho thấy ngay sau ngày 30-4-1975 lúc chiếc xe tăng đầu tiên của quân Bắc Việt húc đổ cổng sắt Dinh Độc Lập, biểu tượng của chính quyền miền Nam, đã có gần 200 ngàn người được Hoa Kỳ giúp di tản ra khỏi nước. Và liên tục trong 20 chục năm sau đó, mặc cho nguy cơ chết chóc vì bão tố và hải tặc, đã có 1 triệu 436 ngàn 556 người (1,436,556) vượt biển thành công.

Dư luận quốc tế cũng ước lượng có con số tương đương những người bỏ xác trên biển khơi. Ngoài ra chắc chắn nhà nước Việt nam nắm rất rõ bao nhiêu triệu người vượt biên bất thành bị bắt cầm tù. Với từng đó triệu con người cùng với thân nhân họ, không ai có thể bảo rằng họ hồ hỡi với ngày 30-4. Thế nhưng ban Việt ngữ đài BBC làm ngơ tâm tư của số người đông đảo “bị thất trận” này trước những lễ lạc “hoành tráng” do nhà cầm quyền tổ chức trên toàn quốc.
Dư luận bất mãn với bài “Nhớ về một ngày 30/4” của ban Việt ngữ đài BBC thì khá nhiều. Dưới đây là 2 trong nhiều email người viết nhận được từ những diễn đàn (email group) mà tác giả là những người không quen biết:

Email 1: “Hinh nhu dai BBC ngay cang xuong cap? Xem ho tuong thuat ve ngay 30/4 http://www.bbc. co.uk/vietnamese /vietnam/ 2010/04/100430_ 30april_faces. shtml”

Email 2: “Đây là một điều xấu xa và nhục nhã cho dân tộc VN trong thời buổi tìm đúng lối đi cho đất nước khi có một cơ quan thông tin quốc tế nhưng lại chỉ loan tin một chiều, phỏng vấn một chiều, công bố những chuyện có lợi cho độc tài Cộng sản.

Đáng lý ra, BBC phải làm gương cho báo chí trong nước thay vì chỉ truyền thông như chính mình là công cụ là cái loa của nhà nước.

Tôi đề nghị mọi người ký tên một kiến nghị lên ban quản lý BBC, khiếu kiện ban Việt ngữ BBC, đề nghị thay đổi Ban Trị sự.”


Những bực bội của thính giả quả thực có duyên cớ bởi vì ban Việt ngữ đài BBC trong gần 10 năm nay ngày càng loan tin thiếu chuyên nghiệp, không trung thực, sai đường lối cố hữu của đài BBC, và nhiều khi bịa đặt (như đoạn báo vừa viện dẫn). Uy tín quốc tế lâu nay của của ban Việt ngữ đài BBC đang dần dần bị sói mòn làm tổn thương uy tín của BBC, một cơ quan truyền thông quốc tế có uy tín lâu đời. Chỉ khi nào ban lãnh đạo cao cấp nhất của BBC biết được điều này và tìm cách chống đỡ các biện pháp xâm nhập và khuynh đảo của cơ quan an ninh tình báo của Việt nam thì uy tín của BBC mới hy vọng được phục hồi.

Các thính giả của BBC, đặc biệt các thính giả Anh quốc, là những người đóng thuế tài trợ cho BBC, có thể viết thư cảnh báo về tình trạng này gửi về ban lãnh đạo BBC tới văn phòng của hai vị hiện trực tiếp lãnh đạo đài là ông Sir Michael Lyons (Chairman) BBC Trust và ông Mark Thompson (General-Director) (Chairman of the Executive Board). *

(1) Đọc ‘Trăng nghẹn’, nhớ ‘Lời mẹ dặn’ Trùng Dương Thứ Ba, 09 tháng 3 2010 (VOA) http://www1.voanews.com/vietnamese/n...rang-nghen-nho -Loi-me-dan-03-09-10-87153522.html


Nguồn: Viet-Tribune
21.5.2010


Bookmark and Share

No comments:

Post a Comment