Pages

Sunday, August 1, 2010

DANIEL BLUMRENTHAL * TRUNG QUỐC & MỸ


*
ĐÀN CHIM VIỆT

Trái với hành vi gần đây của Trung Quốc, Washington vẫn còn mạnh hơn Bắc Kinh

Điều gì đã xảy ra với “quyền lực mềm” được Trung Quốc hồ hởi và chính sách ngoại giao “láng giềng tốt” mà chúng ta đã nghe nói khá nhiều trong những năm gần đây? Quyền lực được Trung Quốc gọi là “mềm dẻo,” lúc nào cũng là một cường điệu, đã bị chìm xuồng một cách nhanh chóng trên hiện trường.

Trong vài tháng qua, Trung Quốc đã từ chối ra mặt không mời Bộ trưởng Quốc phòng Gates đến thăm Bắc Kinh; gọi Biển Đông/Nam Trung Quốc là một “quyền lợi cốt lõi” (chẳng khác nào tuyên bố: Biển Đông này chính là lãnh thổ của Trung Quốc); đe dọa trả đũa nếu Hoa Kỳ tiến hành việc bán thêm F-16 cho Đài Loan; và từ chối không cả lên án Bắc Triều Tiên trong vụ họ thẳng tay tàn sát 46 thủy thủ Nam Hàn.

Tại sao lúc này người Trung Quốc lại nhào ra đánh loạn xạ như thế? Hai lý do. Một là ngửi thấy mùi yếu kém của Mỹ, mà Obama có vẻ như bắt đầu sửa chữa. Thứ hai, tất cả mọi chuyện không được êm xuôi bên trong Trung Quốc.

Về lý do thứ nhất: Là bậc thầy trong chuyện thao dợt điểm này, Đảng Cộng sản Trung Quốc hiểu và nể sợ sức mạnh. Không phải là điều ngẫu nhiên mà quan hệ Trung-Mỹ được ổn định, và nhiều lúc thậm chí khả quan, trong khi Tổng thống Bush cân bằng quyền lực của Trung Quốc bằng cách nâng cấp quan hệ với Nhật Bản, bán vũ khí cho Đài Loan, và phát triển quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ.

Tổng thống Obama tiếp cận Trung Quốc một cách khác, thường tránh sự cân bằng quyền lực chính trị và cố tìm cách nhân nhượng để tránh không bới lông tìm vết với Bắc Kinh. Ví dụ, mối quan hệ của Mỹ với Ấn Độ đã không được coi là một phần quan trọng của sự cân bằng quyền lực ở Châu Á, vi phạm nhân quyền của Trung Quốc được bỏ qua, và chính quyền Obama cố trì hoãn chuyện bán vũ khí cần thiết cho Đài Loan hay gặp gỡ với Đức Đạt Lai Lạt Ma càng lâu càng tốt. Trong khi Obama cho rằng những động thái như thế giúp tăng cường quan hệ đối tác với Bắc Kinh, thì Trung Quốc đã chồm lấy cơ hội để dứt chỉ những hành vi mà họ cho là khó chịu của Mỹ như hội đàm với lãnh đạo tâm linh của Tây Tạng hoặc giúp Đài Loan tự vệ.

Cộng thêm vào các chính sách sai lầm này, Nhật Bản lại kinh qua những bất ổn chính trị riêng của mình, cũng chẳng phải do lỗi của Tổng thống Obama, vì thế không ở trong tư thế giúp duy trì sự cân bằng quyền lực.

Một cách dễ hiểu, Bắc Kinh đã nhận ra một chính phủ Hoa Kỳ có thể hiếp đáp được nên muốn yêu sách hơn nữa. Hiện giờ Trung quốc đang đánh mạnh vào yếu huyệt, đòi Mỹ chấm dứt chuyện bán vũ khí cho Đài Loan và tuyên bố Biển Đông là một ao hồ của Trung Quốc.

Các vấn đề đa tạp trong nội bộ của Trung Quốc cũng là một nguyên nhân đưa đến sự hiếu chiến của Trung Quốc. Với sự thừa kế chính trị vào năm 2012 sắp tới, bao gồm cán bộ đảng không có bất kỳ một quan hệ nào với các cuộc cách mạng cộng sản đang tranh giành vai trò lãnh đạo, Bộ Chính trị đã có mọi lý do để lo lắng. Tình trạng dân tình bất ổn càng ngày càng mang nhiều chất chính trị, có tổ chức và tinh vi hơn, như nhiều công nhân nhập cư đã làm việc ở nhiều nơi khác nhau, và đã chứng kiến sự bất bình đẳng và bất công trên cả nước (xem bài báo gần đây của Minxin Pei trong tạp chí The Diplomat/Nhà ngoại giao).

Có thể là Quân đội Giải phóng Quốc dân và những người Trung hoa quốc gia có tinh thần chống Mỹ nhận thấy một thời cơ chín muồi để đặt áp lực lên hệ thống chính trị và đòi hỏi chính phủ họ phải có những biện pháp “cứng rắn” hơn. Điều người ta nghe được từ một người Trung Quốc là, “chúng tôi đang mạnh và sẽ không chịu thụ động được nữa.” Chịu hay thụ động “chuyện gì”, ta có thể đoán nằm trong vụ bán vũ khí cho Đài Loan và hoạt động quân sự của Hoa Kỳ trong phạm vi Trung Quốc.

Chính quyền Obama dường như đã nhận được thông điệp. Họ đã bán một số vũ khí cần thiết cho Đài Loan. Bộ trưởng Gates đã không ấp úng với ngôn từ khi nói về quyền lợi của Hoa Kỳ và lợi ích của liên minh ở Biển Đông/Nam Trung Hoa và chính quyền dường như đang tiến hành vụ thao tác chiến tranh chống tàu ngầm với Nam Triều Tiên mặc dù kêu gào chống đối từ Trung Quốc.

Washington vẫn còn con bài mạnh để chơi. Trung Quốc đang tăng trưởng mạnh mẽ hơn, nhưng với những chuyện đấm ngực xưng hùng, sức mạnh họ vẫn bị lu mờ trước lực lượng của Hoa Kỳ và các đồng minh ở Á châu. Và không ai trong số các đồng minh châu Á của chúng ta lại muốn có một Trung Quốc giữ vai thống trị. Thật vậy, một trong những câu chuyện chưa được kể ở châu Á là sự hiện đại hóa quân sự trong vùng. Hầu như tất cả các đồng minh của chúng ta đang mua các phản lực tác chiến tiên tiến (chủ yếu là F-35), khả năng giám sát hàng hải, và tàu ngầm diesel – để đối phó với một Trung Quốc đang lên. Tình thế đã chín muồi để chúng ta bắt đầu tạo một mạng lưới liên minh bán chính thức nhằm hoạt động chặt chẽ với nhau hơn, đặc biệt kể từ khi đa số những gì các đồng minh của chúng ta mua là thiết bị của Mỹ. Washington nên bắt đầu thiết lập các định chế ngày nay cho phép các đồng minh tập luyện với nhau trên phản lực cơ tác chiến thuộc thế hệ thứ năm của họ, tuần tra Biển Đông, và truy lùng các tàu ngầm. Hay là thông báo việc chế tạo một “trung tâm xuất sắc” cho phản lực cơ tác chiến thuộc thế hệ thứ năm tại Singapore, nơi mà tất cả các đồng minh có thể thao tác?

Vấn đề là chúng ta vẫn còn một cơ hội để trình bày với Trung Quốc với sự một lựa chọn: cư xử như một cường quốc có trách nhiệm hoặc phải đối đầu với một lực lượng chống đối lớn. Một tin lành là có rất nhiều người Trung Quốc đang muốn chọn điều thứ nhất.

© Thái Anh chuyển ngữ

Nguồn: Daniel Blumenthal

http://shadow.foreignpolicy.com/posts/2010/07/21/contrary_to_china_s_recent_behavior_washington_is_still_stronger_than_beijingcontrary_to_china_s_recen

http://www.danchimviet.com/archives/14613
*

No comments:

Post a Comment