Pages

Tuesday, August 10, 2010

HOÀNG NGỌC LIÊN * TƯỞNG NIỆM MAI LÂM



Tưởng Niệm Cụ Mai Lâm (1915 - 1995)

Một trong những mối duyên tao ngộ dành cho cuộc đời luân lạc, trôi nổi của tôi, là đã hân hạnh được gặp Mai Lâm Đoàn Văn Thăng, người đã khóc Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, lúc Thi Sĩ miền sông Đà núi Tản còn đang khỏe mạnh.

Bài thơ đăng trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy (TTTB) hồi năm 1933, như sau:

Viếng Tản Đà

Ôi thôi! hỡi bác Tản Đà,
Suối vàng nay đã lánh xa cõi đời!
Xa trông mây nước ngậm ngùi,
Tấm lòng thương nhớ, mấy lời viếng thăm.
Nhớ ai vấn vít tơ tằm,
Nước non bao kẻ đồng tâm hẹn hò.
Thơ đầy túi, rượu lưng bồ,
Dẫu nho kiết, cũng danh nho nước nhà.

Ôi thôi! hỡi bác Tản Đà,
Suối vàng nay đã lánh xa cõi đời!
Bác với tôị.. Bác với tôi,
Tuy không quen biết, cũng người đồng bang.
Lại thêm cùng mối văn chương,
Chung tình non nước, tơ vương bên lòng.
Bấy lâu tôi những ước mong,
Có phen dun dủi tương phùng hai ta.

Ôi thôi! hỡi bác Tản Đà,
Suối vàng nay đã lánh xa cõi đời!
Làm chi vội mấy, bác ơi!
Chí cao, nghiệp cả, ai người nối theo?
Thuyền nan ai giữ mái chèo?
Con tàu bản quốc ai liều sóng khơi?
Bức dư đồ rách, ai bồi?
Báo An Nam nghỉ, ai rồi lại ra?

Ôi thôi! hỡi bác Tản Đà,
Suối vàng nay đã lánh xa cõi đời!
Than ôi! Còn đất, còn trời,
Còn non, còn nước, đâu người nước non?
Đà dù cạn, Tản dù mòn,
Danh thơm thi sĩ vẫn còn truyền lâu.
Hồn thơ phảng phất nơi đâu?
Chút tình có thấu cho nhau chăng là.

Ôi thôi! hỡi bác Tản Đà,
Suối vàng nay đã lánh xa cõi đời!

Mai Lâm Đoàn Văn Thăng
(Hoàng Mai, Hè 1933)

Khóc lầm, vì 6 năm sau, cu. Tản Đà mới đem thơ lên bán chơ. Trời, nên Cũng trên TTTB, sau đó đăng bài “Cười Ông Mai Lâm” của Tản Đà:

Nực cười cho bác Mai Lâm,
Thương nhau chi mấy mà lầm khóc nhau?
Suối vàng ai đã vội đâu?
Mà cho ai nhớ ai sầu, hỡi ai!
Tóc tơ vương vít còn dài,
Con tằm còn trả nợ đời chưa xong.
Lửa hương còn chất bên lòng,
Nho tàn còn vẫn trong vòng trăm năm.

Nực cười cho bác Mai Lâm,
Thương nhau chi mấy mà lầm khóc nhau?
Đôi ta đồng quốc, đồng châu,
Lại trong thanh khí tương cầu tương thân.
Gặp nhau rồi cũng có lần,
Cùng nhau còn ở cõi trần trăm năm.

Nực cười cho bác Mai Lâm,
Thương nhau chi mấy mà lầm khóc nhau?
Cõi đời đã lánh xa đâu?
Mà cho ai tiếc, ai sầu, hỡi ai?
Bức dư đồ rách chưa bồi,
Báo An Nam nghỉ, biết đời nào ra?
Hủ nho vô ích nước nhà,
Rượu thơ còn vẫn la cà trăm năm.

Nực cười cho bác Mai Lâm,
Thương nhau chi mấy mà lầm khóc nhau?
Hồn thơ đã mất đi đâu,
Mà cho ai khóc, ai sầu hỡi ai?
Dưới trên còn đất, còn trời,
Còn non, còn nước, còn người nước non.
Đà chưa cạn, Tản chưa mòn,
Còn ai Thi sĩ, lại còn Tri âm.

Nực cười cho bác Mai Lâm,
Thương nhau chi mấy mà lầm khóc nhau?

Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu

Đầu thập niên 50, trong những năm vừa chạy loạn, vừa học thêm ở một tỉnh nhỏ miền châu thổ sông Hồng Hà, tôi có xin được một chân dạy học tại xã Liên Thủy, quận Xuân Trường, tỉnh Nam Định. Trong số học sinh lớp Nhì, niên khóa 1951-1952, có một cô bé xinh xắn tên là Đoàn Ngọc Kiều Nga. Ít năm sau, khi đã di cư vô Nam, một bữa tình cờ cô bé gặp lại ông thầy cũ ở sân nhà Thờ đường Tôn Đản và mời về nhà chơi. Sở dĩ tôi vui vẻ nhận lời, là vì cô học trò này nói rằng: “ Thầy con nghe con kể lại chuyện đi học ngoài Bắc, đã nhiều lần bảo con tìm địa chỉ thầy để đến thăm, và rất mong được gặp thầy. Nhà con cũng gần đây, xin mời thầy quá bộ đến chơi, nhưng...” Câu nói ngập ngừng, chưa dứt đọan của Kiều Nga làm tôi chú ý. Được tôi hỏi nhưng làm sao, cô bé mới mạnh dạn nói tiếp:

-Ai đến nhà con, trước khi ra về cũng phải họa xong một bài thơ Đường...”

Lúc đó tôi mới 26 tuổi, còn hăng, nên... thử thời vận coi sao, nhân tiện đáp lễ lời hỏi thăm của ... cựu phụ huynh học sinh, bèn lái xe chơ? Kiều Nga về nhà, trên đường Tôn Thất Thuyết, Khánh Hội.

Ngay từ lúc sơ kiến, tôi được biết ông già của Đoàn Ngọc Kiều Nga chính là Mai Lâm Đoàn Văn Thăng, người từng khóc... trật Tản Đà Tiên Sinh trước kia!

Ngày 17 tháng 6 năm 1939, trước Tết Đoan Ngọ năm Ky? Mão 4 ngày, Tản Đà tiên sinh gánh thơ lên bán Chơ. Trời.

Hàng loạt câu đối viếng được gửi tới Ngã Tư Sơ? Hà Nội, nơi Tiên Sinh thất lộc. Tôi chỉ nhớ được hai câu của quý cu. Đồng Sơn và Nguyễn Văn Luận - đều ơ? Nam Định - chánh quán của tôi, do gia phụ ghi lại:



- Nặng “Khối tình con, tài tử giai nhân trời khéo cợt;

- Còn “Thề Non Nước”, văn chương sự nghiệp đất khôn vùi!

(Đồng Sơn, Nam Định)

- Côi Vị ngày nào, chếnh choáng giang sơn ba chén rượu;

- Hà Đồ số hẳn, rỡ ràng sự nghiệp mấy vần thơ.

(Nguyễn Văn Luận, giáo học Nam Định)

Từ năm Tản Đà Tiên Sinh cỡi hạc về trời, cho đến khi tôi được hân hạnh diện kiến cu. Mai Lâm, là 17 năm, nhưng trông Đoàn Tiên Sinh rất tráng kiện lắm. Như vậy, lúc làm thơ xướng họa với nhà thơ sông Đà, núi Tản, ông còn rất trẻ.

Thật là một dịp may, vì nhân cơ hội này, tôi mới biết là cu. Mai Lâm đã gửi đôi câu đối khóc Tản Đà, khi Nguyễn Tiên Sinh thực sự trăm tuổi.

Đây là một đôi câu đối Nôm:

- Bác thật “về” ư? Tiệc Rượu Thần Tiên mong đãi khách;

- Tôi còn ở mãi! Tình Thơ Non Nước vẫn lưu người!

Mai Lâm dùng chữ “thật” chỗ này, thật đắc địa, vì ông đã từng khóc Tản Đà lúc Nguyễn Tiên Sinh chưa về... thật.

Ông cười nói với tôi:

- Thầy giáo đừng khen câu đối nôm của tôi là hay. Hai câu dịch ra chữ Hán của điêu khắc gia Đới Ngạn Quân còn hay hơn nguyên tác nhiều lắm!

Mắt tôi sáng ra:

- Tiên sinh cho nghe đi!

Mai Lâm cầm phấn trắng, viết trên bảng đen, 2 dòng chữ Hán:

- Công quả quy hồ? Tửu Tịch Thần Tiên phương đãi khách!

- Ngã do tại dã! Thi Tình Sơn Thủy vĩnh lưu nhân!

Mãi đến năm 1992, trước khi xuất ngoại, tôi mới tìm được địa chỉ cu. Mai Lâm để đến thăm tiên sinh một lần, có thể là lần chót. Cụ đã già lắm - gần 40 năm rối còn gì -, lại không còn nghe được nữa!

Đoàn Ngọc Kiều Nga, cô học trò nhỏ bé của tôi năm nào, lúc đó đã là bà xã của người bạn thơ văn của tôi: Anh Trần Thúc Vũ, có 3 cháu đã lớn.

Rất may là hôm đó, Kiều Nga cũng đến thăm ông già. Cô “bé” mở cửa, rất ngỡ ngàng, mãi mới nhận ra tôi, vì lúc đó - cũng như bây giờ, hẳn vậy - tôi vừa già, vừa quá xấu, Kiều Nga nhất thời chưa nhận ra ngay.

Cu. Mai Lâm dĩ nghiên cũng không nhận ra tôi. Tôi cầm tay cụ, nghẹn nào:

- Đoàn tiên sinh, tôi đến vấn an tiên sinh đây!

Kiều Nga buồn rầu nói với tôi:

- Hai tai thầy con điếc nặng rồi, không còn nghe được nữa!

Vừa nói, Kiều Nga vừ trao cho tôi cuốn sổ và cây viết vẫn để săAn trên bàn. Cu. Mai Lâm vừa đọc tên tôi là cụ ôm chặt lấy tôi:

- Bác Hoàng! Thầy giáo! Không ngờ còn được gặp lại bác.

Trong buổi sơ kiến năm 1956, cụ đã nói với tôi:

- Chúng ta là những người làm thơ, không cần câu nệ về tuổi tác. Cứ xưng hô bác, tôi với nhau cho thân mật.

Từ đó, cụ luôn gọi tôi là bác Hoàng. Còn tôi, vì trọng cụ là bậc trên, nên vẫn kêu cụ la Đoàn tiên sinh.

Hôm ấy, trong căn nhà của cu. Mai Lâm, cạnh Nhà Thờ của xứ Đạo Hoàng Mai, Gò Vấp - Tôi “bút đàm” với cụ suốt một buổi chiều, khi nhìn ra ngoài thấy trời đã tối, mới đứng lên từ giã cụ. Cụ và con gái tiễn tôi ra phía ngoài. Cụ nắm tay tôi:

- Bác đi bình an, mạnh giỏi! Trước khi lên đường, nhớ ghé thăm cu. Vi Huyền Đắc ở căn nhà cũ tại Ngã Năm Bình Hòa!

Cu. Mai Lâm chưa được biết là cu. Vi đã thất lộc. Nhưng tôi chỉ gật đầu và quay lại nói với Kiều Nga điều này để thưa lại với cụ. Tôi cúi đầu chào cụ, người đã dành cho tôi vinh dự được là bạn vong niên với nhiều hảo cảm.

Mồng 1 tháng 5 âm lịch là ngày giỗ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, tôi là kẻ hậu sinh chẳng có tên tuổi gì đáng kể trong làng thơ, hàng năm vẫn nhớ ngày giỗ cụ. Bởi tôi vẫn nhớ những câu đối kính viếng Cụ, khi Cụ trăm tuổi, trong đó có câu đối của cu. Mai Lâm Đoàn Văn Thăng.

Sau đó, nhiều lần gửi thư về xứ đạo Hoàng Mai, Gò Vấp,để vấn an Cụ nhưng không được hồi âm.

Mãi đến ngày 27 tháng 3 năm 1998, tôi mới tìm được số điên thoại của xứ đạo Hoàng Mai, Gò Vấp để hỏi thăm và được tin cu. Mai Lâm Đoàn Văn Thăng đã thất lộc năm 1995, trong căn nhà mà tôi đã đến thăm.

Cụ để lại những tác phẩm: “Bảy Thánh Vịnh Thống Hối”, “Ngôi Sao Lạ”, “Duyên Thơ” và tập thơ dịch “Sấm Truyền” .

Hoàng Ngọc Liên
Back Next

http://www.saigongate.com/tac-gia.aspx?id=673

No comments:

Post a Comment