Pages

Friday, September 10, 2010

MẸ NẤM * ĐÂU MỚI LÀ SỰ THẬT?

Blog EntryĐÂU MỚI LÀ SỰ THẬT?Sep 9, '10 10:56 PM
for everyone

Trong năm học cuối cấp 2, mình có một buổi ngoại khóa tìm hiểu về dân ca - ca dao Việt Nam, cô giáo mình đã hát và giới thiệu bài hát "Lời Bác dặn trước lúc đi xa" - của nhạc sỹ Trần Hoàn - để làm ví dụ minh họa cho giá trị tinh thần vô giá của kho tàng ca dao - tục ngữ - dân ca Việt Nam. Khi Internet xuất hiện, mình có đọc ở đâu đó bản tin về việc "nghe nhạc trên giường bệnh của Hồ Chí Minh, nó hoàn toàn trái ngược với những gì mình được nghe, được học. Mình nhớ là mình có đem việc này trao đổi với vài người lớn và họ bảo mình thật là vớ vẩn khi đi tin vào mấy tờ báo "phản động". Khi search trên Google sự ra đời của nhạc phẩm "Lời Bác dặn trước lúc đi xa" nó ra thế này: “Chuyện kể rằng trước lúc Người đi xa... Bác muốn nghe một đôi làn quan họ. Ôi may sao bỗng có em gái nhỏ... Rồi căn phòng xao động trong nước mắt. Những lời ca nức nở tái tê, rằng Người ơi Người ở đừng về...” - Những ca từ trong bài hát: “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” của nhạc sỹ Trần Hoàn mỗi khi cất lên đã làm lay động hồn người bao thế hệ kể từ khi Bác Hồ đi xa mãi mãi. Nhưng hẳn nhiều người còn chưa rõ, nhân vật “em gái nhỏ” ngoài đời đó là ai?...


Hạnh phúc bất ngờ Chúng ta đều biết rằng, ngày 2-9-1969, Bác Hồ - vị Cha già của dân tộc đã vĩnh biệt đồng bào, đồng chí, mãi mãi đi vào cõi vĩnh hằng. Những giây phút cuối cùng bên giường bệnh của Người là một câu chuyện thật giàu chất nhân văn, mỗi lần nghe đến, ai cũng thấy nao lòng. Một trong những câu chuyện lịch sử thật cảm động này là nguồn cảm hứng cho nhạc sĩ Trần Hoàn sáng tác ca khúc “Lời Bác dặn trước lúc đi xa”. Trong ca khúc của Trần Hoàn có nhân vật “em gái nhỏ” đã hát khúc dân ca trong một hoàn cảnh đặc biệt, chính là chị Ngô Thị Oanh, quê ở vùng đất bãi Yên Lạc - Vĩnh Phúc, nguyên y tá Viện Quân y 108 (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108).

Về những giờ phút cuối cùng bên Người, chị Ngô Thị Oanh kể, năm đó, chị vừa tròn 20 tuổi, là y tá công tác tại khoa phòng mổ Bệnh viện 108. Ngày 22-8-1969, Chính uỷ Viện 108, Lê Đình Lý gọi 4 người, gồm có bác sĩ chủ nhiệm khoa Nguyễn Xuân Bích, bác sĩ Lê Phúc và 2 y tá Trần Thị Quý và Ngô Thị Oanh chuẩn bị đi làm nhiệm vụ đặc biệt. Khoảng 18 giờ ngày 23-8, cả đoàn lên chiếc xe hồng thập tự đi làm nhiệm vụ mà không biết đi đâu. Vào đến Phủ Chủ tịch, mọi người mới biết được vinh dự vào chăm sóc sức khoẻ Bác. Một lát sau, đồng chí Vũ Kỳ, thư ký của Bác Hồ đến nói với mọi người trong tổ công tác: “Mấy hôm nay Bác mệt, cấp trên yêu cầu các cô, các chú đến chăm sóc sức khoẻ Bác”.

Nghe đồng chí Vũ Kỳ phổ biến về nhiệm vụ chăm sóc sức khoẻ Bác Hồ thì chị Oanh và mọi người... run lên vì hạnh phúc đến quá bất ngờ. Đêm đầu tiên tại Phủ Chủ tịch, mọi người không ai ngủ được vì niềm hạnh phúc sắp được ở bên người Cha kính yêu của dân tộc. Sáng hôm sau, đồng chí Vũ Kỳ đưa đoàn vào gặp Bác. Bác mệt, nằm trên chiếc giường gỗ. Đồng chí Vũ Kỳ vẫy hai chị em gồm Oanh và Quý đến bên giường, giới thiệu với Bác: “Đây là hai y tá của Bệnh viện Quân đội 108 vào chăm sóc sức khoẻ Bác”. Bác xua tay nói: “Chú đừng làm phiền đến các cháu. Còn chiến tranh, để các cháu phục vụ thương bệnh binh. Sức khoẻ Bác chưa đến nỗi...”. Nhưng hai nữ y tá Oanh, Quý vẫn được ở lại phục vụ Bác thường xuyên, cho đến ngày Người ra đi...


“Những lời ca nức nở, tái tê...” Chị Oanh còn nhớ, sáng sớm 2-9, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào thăm Bác. Bác hỏi: “Sáng nay các chú tổ chức đồng bào mít-tinh thế nào?” Một lần, Bác đang hỏi chuyện về vùng quê Yên Lạc, Vĩnh Phúc của chị thì đồng chí Vũ Kỳ đi vào. Là người giúp việc Bác từ những ngày đầu cách mạng, nên đồng chí Vũ Kỳ hiểu được tâm nguyện của Bác lúc này. Ông nói với chị Oanh: “Cô có biết hát thì hát Bác nghe?” Tuy chưa bao giờ hát đơn ca, chỉ thỉnh thoảng tham gia văn nghệ quần chúng ở đơn vị, nên chị Oanh có vẻ ngập ngừng. Thấy vậy đồng chí Vũ Kỳ động viên: “Cô cứ mạnh dạn lên”.

Chị Oanh thoáng nghĩ điều hạnh phúc được vào phục vụ Bác, giờ lại được hát cho Bác nghe, hạnh phúc càng được nhân lên. Chị mạnh dạn xin phép Bác hát bài: “Chiến sĩ quân y làm theo lời Bác” của nhạc sỹ Đỗ Niệm. Hát xong, đồng chí Vũ Kỳ động viên: “Cô có thuộc bài dân ca nào thì hát tiếp đi nhé!...”. Lần này, mạnh dạn hơn, chị Oanh hát bài dân ca quan họ Bắc Ninh: “Người ơi, người ở đừng về”.


Trong tâm trạng bùi ngùi, lo lắng trước sức khoẻ của Người, chị Oanh chẳng thể hát trọn khúc dân ca, nhưng vẫn được Bác động viên, vỗ tay và bảo đồng chí Vũ Kỳ lấy bông hồng đang cắm trong lọ tặng chị. Được Bác tặng hoa, chị Oanh sung sướng và hạnh phúc vô cùng, cứ đứng ngây ra, ấp úng mãi mới nói được nên lời cảm ơn Bác...


Sau này, trong một lần nhạc sĩ Trần Hoàn được nghe đồng chí Vũ Kỳ kể câu chuyện về cô y tá hát dâng Bác khúc dân ca quan họ “Người ơi người ở đừng về”, tâm hồn người nghệ sĩ bỗng dâng trào cảm hứng sáng tác. Không lâu sau đó bài hát “Lời Bác dặn trước lúc đi xa” ra đời với những cảm xúc thiết tha, lay động lòng người. Điều đáng nói là dù giai điệu mà hầu như người dân nước Việt nào cũng thuộc lòng: “Bác muốn nghe một đôi làn quan họ.

Ôi may sao bỗng có em gái nhỏ... Rồi căn phòng xao động trong nước mắt. Những lời ca nức nở tái tê, rằng Người ơi Người ở đừng về...” mà Nhạc sĩ Trần Hoàn sáng tác ra khi mới chỉ nghe kể về cô gái, chưa một lần gặp mặt. Một thời gian sau, ông quyết định đi tìm cô gái để thoả mãn lòng mong mỏi của khán thính giả nghe nhạc. Và nhạc sĩ đã gặp cô tại Viện Quân y 108 trong trang phục nữ chiến sĩ áo trắng... Bông hồng trắng buổi ấy cùng một vài kỷ vật khác trong những ngày cuối cùng bên Bác, chị Ngô Thị Oanh giữ gìn như báu vật. Cho đến tận bây giờ, mỗi lần nghe ca khúc của nhạc sĩ Trần Hoàn, chị lại chan chứa nước mắt..."

http://bbp.bienphong.com.vn/nd5/detail/trang-nhat/ho-so-tu-lieu/chuyen-ke-rang-truoc-luc-nguoi-di-xa/36888.001055.html

Hôm qua, được đọc một bài báo cũng nói về "hoàn cảnh nghe nhạc" trước lúc ra đi của Hồ Chí Minh, trên trang Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, mình thấy phân vân quá. Ba lần Bác cười trước lúc đi xa QĐND - Thứ Hai, 25/01/2010, 20:33 (GMT+7) “...Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đã rời xa chúng ta, nhưng hình ảnh ba lần nhìn thấy nụ cười hiền hậu của Người mãi khắc sâu trong tôi. Sự nhẹ nhàng thanh thoát, những ngôn ngữ, cử chỉ thân thiết của Người, tôi luôn mang theo suốt cuộc đời...”.


Là y tá trưởng của Bệnh viện Bắc Kinh, từ những năm 60 của thế kỉ trước, tôi làm công tác chăm sóc sức khỏe bên cạnh Thủ tướng Chu Ân Lai. Tiếp nhận chỉ thị của Thủ tướng Chu Ân Lai, tôi được phân công vào đội ngũ chăm sóc sức khỏe Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 24-8-1969, trời Bắc Kinh oi nồng, không một chút gió. Đêm xuống, tôi giội ào một cái cho mát, chuẩn bị lên giường đi ngủ. Đột nhiên nghe tiếng gõ cửa dồn dập. Tôi vội dậy mở cửa.

Thì ra là người của bệnh viện tới, nói rằng: “Có việc khẩn, lập tức lên đường”. ......... Bác mỉm cười sau khúc hát của tôi Ngày 31-8-1969, bệnh tình của Bác đột nhiên tăng lên. Hôn mê không tỉnh. Các chuyên gia bình tĩnh, kịp thời đưa ra biện pháp cấp cứu phù hợp. Bác sĩ Hồ Húc Đông xuyên kim vào tim Bác để bơm thuốc trợ lực tim. Thành công rồi! Chủ tịch Hồ Chí Minh từ từ tỉnh lại, Bác mở mắt ra, nhìn khắp một lượt các y, bác sĩ trong phòng. Mọi người cảm động không nói nên lời. Tổ trưởng Trương Hiếu lại gần bên Bác, khẽ gọi: "Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh, Người thấy trong mình hiện giờ thế nào? Còn chỗ nào chưa thấy thoải mái?". Bác khẽ lắc đầu, một lúc sau Bác ra hiệu muốn ăn một chút.


Chiều hôm đó sức khỏe của Bác đã có chuyển biến tốt lên một chút, Bác nói muốn nghe một câu hát Trung Quốc.

Các đồng chí đề nghị tôi hát. Tôi nói thật là hát cũng không tốt lắm, nhưng để vui lòng Bác, vì tình hữu nghị Trung-Việt, tôi đã hát một bài hát mà nhiều người thuộc và hát được, bài hát có nội dung chính là ra khơi xa phải vững tay chèo. Bác nghe xong rất vui, Bác nở nụ cười hiền từ. Bác nắm nhẹ tay tôi, tặng tôi một bông hoa biểu thị cảm ơn. Đó là lần thứ ba tôi thấy Bác cười. Và đó cũng là nụ cười cuối cùng của Người. Sáng ngày 2-9-1969, trái tim Chủ tịch Hồ Chí Minh ngừng đập. Người đã vĩnh viễn đi xa.


Chúng tôi không cầm được nỗi buồn, nước mắt tuôn trào. Đứng bên giường bệnh của Người, vô cùng buồn thương… và từ biệt Người. Ngày 9-9-1969, toàn bộ tổ chữa trị đã cùng lãnh đạo và nhân dân Việt Nam tham gia lễ truy điệu được cử hành tại Hội trường Ba Đình. Hai ngày sau chúng tôi rời Hà Nội về nước. Để ghi nhận công lao của các bác sĩ, y tá trong các tổ y tế đã tham gia chữa trị cho Bác Hồ, Chính phủ Việt Nam đã tặng nhiều huân chương cao quý cho thành viên trong tổ y tế. * Vương Tinh Minh, y tá trưởng Bệnh viện Bắc Kinh, thành viên Tổ bác sĩ Trung Quốc sang Việt Nam chữa bệnh cho Bác Hồ, tháng 8-1969. NGUYỄN HÒA biên dịch

http://www.qdnd.vn/QDNDSite/vi-VN/61/43/242/242/242/101538/Default.aspx

Thế là thế nào nhỉ? Đâu mới là sự thật? Không lẽ nước lạ sử dụng chiêu "diễn biễn văn hóa" gây hoang mang cho những người thần tượng Hồ Chí Minh qua báo Quân Đội Nhân Dân hay sao?

No comments:

Post a Comment