Pages

Monday, November 22, 2010

GIA HỘI * DANH NHÂN MIỀN TRUNG



DANH NHÂN MIỀN TRUNG
GIA HỘI
VUA GIA LONG
(1762- 1820)


Vua Gia Long 皇帝嘉隆 là vị hoàng đế đã thành lập nhà Nguyễn, vương triều phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Ông tên thật là Nguyễn Phúc Ánh (阮福映; thường được gọi tắt là Nguyễn Ánh), trị vì từ năm 1802 đến khi qua đời năm 1820.


VUA TỰ ĐỨC

( 1829 – 1883),


Vua Tự Đức 嗣德 húy Nguyễn Phúc Hồng Nhậm (阮福洪任), còn có tên Nguyễn Phúc Thì (阮福蒔) là vị Hoàng đế thứ tư của nhà Nguyễn, trị vì từ năm 1847 đến 1883. Ông là vị vua có thời gian trị vì lâu dài nhất của nhà Nguyễn. Ông chú trọng việc viết sử, và yêu văn học.



VUA HÀM NGHI
(1871 – 1943)


Vua Hàm Nghi 咸宜; là vị Hoàng đế thứ 8 của nhà Nguyễn. Ngày nay, Việt Nam xem ông, cùng với các vua chống Pháp Thành Thái, Duy Tân là ba vị vua yêu nước trong thời kỳ Pháp thuộc. Vua Hàm NGhi với Tôn Thất Thuyết mở ra Phong Trào Cần vương, kéo dài đến năm 1888 thì Hàm Nghi bị bắt. Sau đó, ông bị đem an trí ở Alger (thủ đô xứ Algérie). Ông qua đời tại đây năm 1943 vì bệnh ung thư dạ dày.


VUA THÀNH THÁI
( 1879 – 1954)


Vua Thành Thái 成泰 là vị vua thứ 10 của nhà Nguyễn, tại vị từ 1889 đến 1907. Do chống Pháp nên ông, cùng với các vua Hàm Nghi và Duy Tân, là 3 vị vua yêu nước trong lịch sử Việt Nam thời Pháp thuộc bị đi đày tại ngoại quốc.


VUA DUY TÂN
(1900 – 1945)



Vua Duy Tân 維新 là vị vua thứ 11 của nhà Nguyễn (ở ngôi từ 1907 tới 1916), sau vua Thành Thái. Khi vua cha bị thực dân Pháp lưu đày, ông được người Pháp đưa lên ngôi khi còn thơ ấu. Tuy nhiên, ông dần dần khẳng định thái độ bất hợp tác với Pháp. Năm 1916, bí mật liên lạc với các lãnh tụ Việt Nam Quang Phục Hội như Thái Phiên, Trần Cao Vân, ông dự định khởi nghĩa. Dự định thất bại và Duy Tân bị bắt ngày ngày 6 tháng 5 và đến ngày 3 tháng 11 năm 1916 ông bị đem an trí trên đảo Réunion ở Ấn Độ Dương. Trong Thế chiến thứ hai (1939 - 1945) ông gia nhập quân Đồng Minh chống phát xít Đức. Ngày 26 tháng 12 năm 1945, ông mất vì tai nạn máy bay ở Cộng hoà Trung Phi, hưởng dương 45 tuổi. Ngày 24 tháng 4 năm 1987, thi hài ông được đưa từ đảo Réunion về Việt Nam, rồi đưa về an táng tại An Lăng, Huế cạnh lăng mộ vua cha Thành Thái.


VUA BẢO ĐẠI

( 1913 – 1997)

Chân dung Hoàng đế Bảo Đại


Vua Bảo Đại 保大 tên là Nguyễn Vĩnh Thụy, là vị vua thứ mười ba và cuối cùng của triều Nguyễn. Năm 1945, Việt Minh nổi dậy, ông thoái vị, ra Ha Nôi rồi sang Hongkong.
Năm 1947,người Pháp tiếp xúc với Bảo Đại tại Hồng Kông, ngỏ ý mời ông về nước nắm quyền, hình thành nên "giải pháp Bảo Đại" để chống lại cuộc chiến giành độc lập của phong trào Việt Minh. Bảo Đại tán thành sự thành lập Chính phủ Trung ương Lâm thời Việt Nam do tướng Nguyễn Văn Xuân điều khiển "để giải quyết vấn đề Việt Nam đối với Pháp và dư luận Quốc tế".



Ngày 5 tháng 6 năm 1948, Bảo Đại đã gặp gỡ Cao ủy Pháp Bollaert ở vịnh Hạ Long, trên chiến hạm Duguay Trouin, bản tuyên ngôn Việt - Pháp được công bố, theo đó nước Pháp thừa nhận nền độc lập và thống nhất của Việt Nam. Ngày 8 tháng 3 năm 1949, Tổng thống Pháp Vincent Auriol và Cựu hoàng Bảo Đại đã ký Hiệp ước Elysée, thành lập một chính quyền Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp, gọi là Quốc gia Việt Nam, đứng đầu là Bảo Đại. Bảo Đại yêu cầu Pháp phải trao trả Nam Kỳ cho Việt Nam và Pháp đã chấp nhận yêu cầu này.
Ngày 1 tháng 7 năm 1949, Chính phủ Lâm thời của Quốc gia Việt Nam được thành lập theo sắc lệnh số 1-CP của thủ tướng, tấn phong Bảo Đại là Quốc trưởng, trung tướng Nguyễn Văn Xuân làm Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Quốc phòng

Ngày 11 tháng 1 năm 1954, Chính phủ mới do Bửu Lộc thành lập trình diện Bảo Đại nhưng đến ngày 16 tháng 6 năm 1954, Bửu Lộc từ chức. Quốc trưởng Bảo Đại mời Ngô Đình Diệm về nước, ngày 6 tháng 7, Ngô Đình Diệm thành lập chính phủ mới. Người Mỹ đưa Ngô Đình Diệm làm tổng thống.

Bảo Đại sống lưu vong ở Pháp khi mới 40 tuổi cho đến khi qua đời vào ngày 31 tháng 7 tại Paris.

PHAN ĐÌNH PHÙNG
(1847- 1895)

Phan Đình Phùng quê ở làng Đông Thái, huyện La Sơn (nay là xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ), tỉnh Hà Tĩnh, trong một gia đình nho học. Năm 1876, Phan Đình Phùng đỗ cử nhân. Năm sau (1877), ông thi đậu đình nguyên tiến sĩ, được bổ làm tri huyện Yên Khánh (tỉnh Ninh Bình). Năm 1883, do bất đồng quan điểm với Tôn Thất Thuyết về việc phế vua Dục Đức, lập vua Hiệp Hòa, ông bị phụ chính Thuyết cách chức đuổi về quê nhà. Năm 1884, Phan Đình Phùng được phục chức, rồi được bổ làm tham biện Sơn phòng Hà Tĩnh. Hưởng ứng dụ Cần vương Năm 1885, vua Hàm Nghi mưu việc kháng Pháp không thành phải chạy ra Tân Sở (Quảng Trị) lẩn tránh.

Phan Đình Phùng đã quên nỗi hiềm khích riêng, để cùng với Tôn Thất Thuyết chống Pháp, chiêu tập lực lượng từ khắp các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, để chống ngoại xâm. Phan Đình Phùng được nhà vua phong chức tán lý quân vụ, lãnh đạo nghĩa quân xây dựng căn cứ tại hai huyện Hương Sơn, Hương Khê, thuộc Hà Tĩnh. Người Pháp lại dùng Nguyễn Thân và những cộng sự khác ra sức đàn áp, bắt thân nhân và khai quật mồ mả tồ tiên ông, vẫn không làm ông sờn lòng. Năm 1893, Cao Thắng tử trận khiến Phan Đình Phùng bị mất đi một cộng sự đắc lực. Trong một trận giao tranh ác liệt, Phan Đình Phùng bị thương nặng, rồi hy sinh vào ngày 28 tháng 12 năm 1895.


PHAN BỘI CHÂU
(1867-1940)

Tranh Hiếu Đệ


Phan Bội Châu sinh tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.Cha ông là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Năm 17 tuổi, ông viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần Vương” (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán. Gia cảnh khó khăn, ông đi dạy học kiếm sống và học thi, nhưng thi suốt 10 năm không đỗ, lại can tội hoài hiệp văn tự (mang văn tự trong áo) nên bị kết án chung thân bất đắc ứng thí (suối đời không được dự thi). Năm 1896, Phan Bội Châu vào Huế dạy học, do mến tài ông nên các quan đã xin vua Thành Thái xóa án. Nhờ vậy, khoa thi hương năm Canh Tý (1900) ở trường Nghệ An và đậu Giải nguyên.




Trong vòng 5 năm sau khi đỗ Giải nguyên, Phan Bội Châu bôn ba khắp nước Việt Nam kết giao với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại,... Năm 1904, ông cùng Nguyễn Hàm và khoảng 20 đồng chí khác thành lập Duy Tân hội ở Quảng Nam để đánh đuổi Pháp, chọn Kỳ Ngoại hầu Cường Để - một người thuộc dòng dõi nhà Nguyễn - làm hội chủ. Năm 1905, ông cùng Đặng Tử Kính và Tăng Bạt Hổ sang Trung Quốc rồi sang Nhật Bản, để cầu viện Nhật giúp Duy Tân hội đánh đuổi Pháp. Tại Nhật, ông gặp Lương Khải Siêu, một nhà cách mạng người Trung Quốc, và được khuyên là nên dùng thơ văn (nghe lời Phan Bội Châu viết Việt Nam vong quốc sử) để thức tỉnh lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam.

Lại nghe hai nhân vật quan trọng của Đảng Tiến Bộ đang cầm quyền ở Nhật Bản, là Bá tước Ôi Trọng Tín (Okuma Shigenobu) và Thủ tướng Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi) khuyên là nên cổ động thanh niên ra nước ngoài học tập để sau này về giúp nước. Tháng 6 năm 1905, Phan Bội Châu cùng Đặng Tử Kính mang theo một số sách Việt Nam vong quốc sử về nước. Tháng 8 năm 1905 tại Hà Tĩnh, ông và các đồng chí nồng cốt trong Duy Tân hội bàn bạc rồi đưa ra kế hoạch hành động đó là: Nhanh chóng đưa Kỳ Ngoại hầu Cường Để ra nước ngoài.Lập các hội nông, hội buôn, hội học để tập hợp quần chúng và để có tài chánh cho hội.Chọn một số thanh niên thông minh hiếu học, chịu được gian khổ, đưa đi học ở nước ngoài.Từ đó mà có phong trào Đông Du.

Tháng 10 năm 1905, Phan Bội Châu trở lại Nhật Bản cùng với ba thanh niên, sau đó lại có thêm 45 người nữa. Năm 1906, Cường Để qua Nhật, được bố trí vào học trường Chấn Võ. Kể từ đó cho đến năm 1908, số học sinh sang Nhật Bản du học lên tới khoảng 200 người, sinh hoạt chung trong một tổ chức có quy củ gọi là Cống hiến hội...

Căn nhà tranh là nơi ở của ông già Bến Ngự


Tháng 3 năm 1908, phong trào "cự sưu khất thuế" (tức phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổi lên rầm rộ ở Quảng Nam rồi nhanh chóng lan ra các tỉnh khác. Bị thực dân Pháp đưa quân đàn áp, nhiều hội viên trong phong trào Duy Tân và Duy Tân hội bị bắt, trong số đó có Nguyễn Hàm, một yếu nhân của hội. Lúc nằy, Pháp và Nhật vừa ký với nhau một hiệp ước (tháng 9 năm 1908), theo đó chính phủ Nhật ra lệnh trục xuất các du học sinh người Việt ra khỏi đất Nhật. Tháng 3 năm 1909, Cường Để và Phan Bội Châu cũng bị trục xuất. Đến đây, phong trào Đông Du mà Phan Bội Châu và các thành viên khác đã dày công xây dựng hoàn toàn tan rã, kết thúc một hoạt động quan trọng của hội.

Ông bị Nguyễn Ái Quốc bán cho Pháp nên Pháp bắt ông ngày 30 tháng 6 năm 1925., đem về Việt Nam an trí tại Bến Ngự (Huế). Trong 15 năm cuối đời, ông (lúc bấy giờ được gọi là Ông già Bến Ngự) vẫn giữ trọn phẩm cách cao khiết, không ngừng tuyên truyền tinh thần yêu nước bằng văn thơ, nên rất được nhân dân yếu mến. Phan Bội Châu mất ngày29 tháng 12 năm 1940 tại Huế.

PHAN CHU TRINH
(1872- 1926 )


Phan Châu Trinh người làng Tây Lộc, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kỳ (nay thuộc xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam. Cha ông là Phan Văn Bình, làm chức Quản cơ sơn phòng, sau tham gia phong trào Cần Vương trong tỉnh, làm Chuyển vận sứ đồn A Bá (Tiên Phước) phụ trách việc quân lương. Sau khi cha mất vì bị thủ lĩnh Nguyễn Duy Hiệu sai người chết ngày 15 tháng 6 năm 1886, vì ngờ ông mưu phản, ông trở về quê sống với anh là Phan Văn Cừ và tiếp tục đi học. Ông nổi tiếng học giỏi, năm 27 tuổi, được tuyển vào trường tỉnh và học chung với Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng.

Khoa Canh Tý (1900), Phan Châu Trinh đỗ cử nhân thứ ba ở trường Thừa Thiên. Năm sau (1901) triều đình mở ân khoa, ông đỗ phó bảng (đồng khoa với tiến sĩ Ngô Đức Kế và phó bảng Nguyễn Sinh Sắc). Khoảng thời gian này, người anh cả mất nên Phan Chu Trinh về để tang, ở nhà dạy học đến năm Qúy Mão (1903)thì được bổ làm Thừa biện Bộ Lễ.

Sau khi chán cảnh quan trường. tiếp xúc với nhiều người có tư tưởng canh tân và đọc được các tân thư, năm 1905, ông từ quan, rồi cùng với hai bạn học là Trần Quý Cáp và Huỳnh Thúc Kháng (cả hai đều mới đỗ tiến sĩ năm 1904) làm một cuộc Nam du, với mục đích xem xét dân tình. Sau đó ông sang Trung Quốc và Nhật Bản, gặp Phan Bội Châu, Lương Khải Siêu bàn về duy tân.



Khi về nước ông viết thư chữ Hán (quen gọi là Đầu Pháp chính phủ thư) cho Toàn quyền Jean Beau vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước . Sau đó, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân. Hưởng ứng, ở Quảng Nam và các tỉnh lân cận, nhiều trường học, thư xã, thương hội, hội nghề nghiệp...lần lượt được lập ra. Tháng 7 năm 1907, Phan Châu Trinh nhận lời mời ra Hà Nội tham gia diễn giảng mỗi tháng 2 kỳ ở Đông Kinh nghĩa thục.


Tháng 3 năm 1908, phong trào chống sưu thuế Trung Kỳ nổ ra, và bị nhà cầm quyền Pháp sai quân đi đàn áp dữ dội. Phan Châu Trinh cùng nhiều thành viên trong phong trào Duy Tân bị bắt ở Hà Nội, đày đi Côn Lôn ngày 4 tháng 4 năm 1908, sau bị an trí tại Mỹ Tho . Ông viết thư cho Toàn quyền Đông Dương đòi được sang Pháp hoặc trở lại Côn Lôn. Vì vậy, nhân có nghị định ngày 31 tháng 10 năm 1908 của chính phủ Pháp về việc lập một nhóm giảng dạy tiếng Hán tại Pháp, năm 1911, chính quyền Đông Dương cử một đoàn giáo dục Đông Dương sang Pháp, có cả Phan Châu Trinh và con trai là Phan Châu Dật (1897-1921). Sang Pháp, ông viết thư tố cáo tội ác thực dân Pháp. Thế chiến thứ nhất, ông và Phan Văn Trường bị Pháp vu là gián điệp của Đức để rồi bắt giam hai ông từ tháng 9 năm 1914 rồi được thả. Ngày 19 tháng 6 năm 1919, Phan Châu Trinh cùng với Phan Văn Trường, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành soạn bản "Yêu sách của nhân dân An Nam" gửi cho Hội nghị Versailles, ký tên chung là "Nguyễn Ái Quốc", và đã gây được tiếng vang.

Ngày 29 tháng 5 năm 1925, Phan Châu Trinh cùng nhà cách mạng trẻ Nguyễn An Ninh (1900 - 1943) xuống tàu rời nước Pháp, đến ngày 26 tháng 6 cùng năm thì về tới Sài Gòn. Sau đó, ông Ninh đưa Phan Chu Trinh về thẳng khách sạn Chiêu Nam Lầu (tại nhà số 49, đường Nguyễn Huệ ngày nay) của Nguyễn An Khương (cha ông Ninh và là một thành viên của phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ). Đang lúc Phan Chu Trinh nằm trên giường bệnh, thì hay tin Nguyễn An Ninh vừa bị mật thám Pháp đến vây bắt tại nhà vào lúc 11 giờ 30 trưa ngày 24 tháng 3 năm 1926. Ngay đêm hôm đó, lúc 21 giờ 30, Phan Chu Trinh trút hơi thở cuối cùng tại khách sạn Chiêu Nam Lầu, và được đem quàn tại nhà số 54 đường Pellerin (nhà của Huỳnh Đình Điển, nay là đường Nguyễn Thị Minh Khai - tức đường Pasteur trước 1975). Toàn dân Sài Gòn khoảng 60 ngàn người, không phân biệt chính trị, đảng phái, tôn giáo tham dự, đưa linh cữu cụ Phan Chu Trinh đến nơi an nghỉ cuối cùng vào lúc 6 giờ sáng ngày 4 tháng 4 năm 1926 tại nghĩa trang của hội Gò Công tương tế.



HÀN MẶC TỬ
(1912-1940)



Hàn Mặc Tử hay Hàn Mạc Tử (tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình; trú ngụ ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định từ thủa nhỏ. Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh, Phong Trần là các bút danh khác của ông. Ông có tài năng làm thơ từ rất sớm khi mới 16 tuổi. Ông cũng đã từng gặp gỡ Phan Bội Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sỹ này.



Ông quyết định vào Sài Gòn lập nghiệp, năm ông 21 tuổi; lúc đầu làm ở Sở Đạc Điền. Đến Sài Gòn, ông làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Công luận. Khi ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và ông quyết định ra Phan Thiết gặp Mộng Cầm. Một tình yêu lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người. Ít lâu sau, ông mắc bệnh phong - một căn bệnh nan y thời đó, Ông bỏ tất cả quay về Quy Nhơn vào nhà thương Quy Hòa (20 tháng 9 năm 1940) mang số bệnh nhân 1.134 và từ trần vào lúc 5 giờ 45 phút rạng sáng 11 tháng 11 năm 1940 tại nhà thương này khi mới bước sang tuổi 28.



PHAN KHÔI
(1887-1959)


Phan Khôi là một học giả tên tuổi, cháu ngoại của Tổng đốc Hà Nội Hoàng Diệu, đỗ Tú tài chữ Hán năm 19 tuổi nhưng lại mở đầu và cổ vũ cho phong trào Thơ mới. Ông còn là một nhà báo tài năng, một người tích cực áp dụng tư tưởng duy lý phương Tây, phê phán một cách hài hước thói hư tật xấu của quan lại phong kiến và thực dân Pháp.



Phan Khôi tại Lễ kỷ niệm Lỗ Tấn ở Bắc Kinh năm 1956

Ông cũng là một trong số ít nhà báo tiếp thu nhiều tư tưởng mới, đa văn hóa từ Hồng Kông, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp... Ông còn nổi tiếng vì sự trực ngôn, trước 1945 được mang danh là Ngự sử văn đàn.
Ông là một người sớm chịu ảnh hưởng Tây học nhưng bản chất là một nhà nho yêu nước, cương trực của Chu An, Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông là một chiến sĩ tự do, dân chủ trong phongv trào Nhân Văn Giai Phẩm.




HỮU LOAN
(1916-2010)




Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận Bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa). Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn.

Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn học, xuất bản tại Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Uỷ viên Văn hóa trong Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian.

Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm lên tiếng chỉ trích chế độ. Sau khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương. Cuối đời ông về sống tại quê nhà. Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến .




PHÙNG QUÁN
(1932- 1995)



Phùng Quán quê xã Thuỷ Dương, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên - Huế. gọi Tố Hữu bằng cậu. Năm 1945, ông tham gia Vệ quốc quân, là chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân). Sau đó ông tham gia Thiếu sinh quân Liên khu IV, đoàn Văn công Liên khu IV. Đầu năm 1954, ông làm việc tại Cơ quan sinh hoạt Văn nghệ quân đội thuộc Tổng cục chính trị Quân đội nhân dân Việt nam (tiền thân của tạp chí Văn nghệ quân đội). Phùng Quán tham gia phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm.

Khi phong trào này chấm dứt dưới tác động của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Phùng Quán bị kỷ luật, mất đi tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi. Từ đó đến khi được nhìn nhận lại vào thời kỳ Đổi mới, Phùng Quán hầu như không có một tác phẩm nào được xuất bản, ông phải tìm cách xuất bản một số tác phẩm của mình dưới bút danh khác. Phùng Quán còn sáng tác thơ và có nhiều bài thơ nổi tiếng như: Lời mẹ dặn, Hôn, Đêm Nghi Tàm đọc Đỗ Phủ cho vợ nghe... Ông mất ngày 22 tháng 1 năm 1995 tại Hà nội. Tác phẩm " Trăng hoàng cung" , và "Ba phút sự thật" (ký, 2006)
rất có giá trị.


No comments:

Post a Comment