Pages

Sunday, November 7, 2010

RFA * LUT MIỀN TRUNG



Hồ thủy điện xả lũ gây lụt nặng
2010-11-04

Tình hình lũ nặng tại các tỉnh nam Trung bộ phần lớn do các hồ thủy điện đồng loạt xả lũ khi mưa lớn kéo dài và triều cường dâng lên.

Photo courtesy of khoahoc.com.vn

Nhà máy thủy điện sông Ba Hạ xả lũ hôm 2/11/2010


Thực tế hoạt động xả lũ ra sao? Và phản ứng cuả các điạ phương ở hạ du các hồ thuỷ điện thế nào?

Truyền thông trong nước hôm 2 tháng 11 có những bài viết loan tin việc các hồ chứa nước thủy điện tại Phú Yên đồng loạt xả lũ trong tình hình mưa lớn khiến cho nước lũ dâng cao khiến các điạ phương phải lên tiếng và có biện pháp đón trước lũ đến.

Tuy nhiên các hồ thủy điện lại cho rằng họ xả lũ theo đúng qui định của nhà nước.

Thực trạng xả lũ

Ông Dương Quốc Vương, phụ trách khu vực Thủy điện Sông Hinh ở Phú Yên, vào sáng ngày 3 tháng 11 vừa qua, cho biết "các hồ thủy điện ở hạ lưu xả để đón lũ thôi chứ không xả nhiều. Đầy rồi phải xả để đón lũ, đầy tràn thì phải xả…"

Cũng vào sáng ngày 3 tháng 11, ông Nguyễn Bá Lộc, phó chủ tịch tỉnh Phú Yên cho biết tình hình không đáng lo ngại, và địa phương đang phối hợp với các hồ thủy điện để điều tiết xả lũ:

Nước ngập do mưa quá nhiều ở thượng và hạ lưu, chứ chưa có triều cường, và chưa có xả lũ lớn. Mưa quá lớn cần làm việc với các hồ để có phối hợp giữa ban phòng chống lụt bão trung ương và điạ phương để điều tiết lũ.

Ô. Nguyễn Bá Lộc - PCT tỉnh Phú Yên

"Tình hình mới bắt đầu thôi, mưa nhiều ngày và nước trong thành phố bắt đầu dâng lên dần, thiệt hại chưa tổng kết được. Nước ngập do mưa quá nhiều ở thượng và hạ lưu, chứ chưa có triều cường, và chưa có xả lũ lớn. Việc lên tiếng đấu tranh bước đầu theo qui chế phân luồng lũ. Mưa quá lớn cần làm việc với các hồ để có phối hợp giữa ban phòng chống lụt bão trung ương và điạ phương để điều tiết lũ. Thông báo này đã được chính phủ đưa ra cả tháng rồi. Hiện chúng tôi đang trực 24/24, có di chuyển một số dân ở vùng thấp."

Tờ Tuổi Trẻ loan tin vào chiều ngày hôm qua 3 tháng 11, ông Nguyễn Bá Lộc đã ký văn bản báo cáo thường trực tỉnh ủy khẳng định rằng Công ty Cổ Phần Thủy Điện Sông Ba Hạ vi phạm qui chế vận hành liên hồ chứa khi xả lũ với lưu lượng lớn trong ngày 2 tháng 11 gây ngập cho vùng hạ lưu.

000_Hkg3638263-250.jpg
Máy phát điện trong các phòng máy của Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hôm 26/5/2010. AFP photo
Người dân trong khu vực cho biết đến chiều ngày 2 tháng 11 họ mới được thông báo về tình hình các hồ thủy điện xả lũ:

"Trên hệ thống TV, phát thanh của Nhà Nước từ chiều hôm qua báo cho dân biết chương trình xả lũ. Nhưng chắc chắn sẽ không đến được những vùng sâu, vùng xa nơi mà người ta không có radio, không có phát thanh- truyền hình."

Về qui trình vận hành liên hồ chứa thủy điện trên một sông như Sông Ba Hạ được giáo sư Phạm Phụ, một chuyên gia về thủy điện của Việt Nam trình bày:

"Vận hành hồ chứa là một vấn đề hết sức phức tạp, gần đây người ta gọi là vấn đề điều tiết liên hồ. Theo tôi biết lực lượng có thể thực hiện bài toán điều tiết liên hồ hết sức hạn chế. Đây là những bài toán hết sức phức tạp, sử dụng những công cụ toán hết sức phức tạp, chỉ có những người đầu tư thời giờ nhiều mới có thể giải quyết những bài toán đó. Tuy nhiên nếu đầu tư thời giờ cho công việc đó mà Nhà Nước không sử dụng thì không biết dùng vào việc gì hết.

Trên hệ thống TV, phát thanh của Nhà Nước từ chiều hôm qua báo cho dân biết chương trình xả lũ. Nhưng chắc chắn sẽ không đến được những vùng sâu, vùng xa...

Người dân vùng lũ

Ở Việt Nam lực lượng hiểu biết chuyên ngành đã hạn chế, trong khi đó liên ngành thì các ngành phải hiểu biết nhau; phải có lời giải thỏa hiệp, nhưng ở Việt Nam, sự phối hợp giữa trung ương và địa phương, giữa các bộ rất hạn chế. Chính vì sự phối hợp hạn chế như thế nên những bài toán mang tính cách liên ngành cao không giải quyết nổi."

Cách đây một năm, cũng vào tháng 11, Sông Ba Hạ xả lũ khi cơn bão Mirinae thổi qua tỉnh Phú Yên này.Việc xả lũ lúc ấy bị cho là không đúng thời điểm và không thông báo cho dân chúng khi mà gần 70 người dân trong khu vực Phú Yên thiệt mạng vì bão lũ.

Theo dòng thời sự:

No comments:

Post a Comment