Pages

Sunday, November 7, 2010

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ THẾ GIỚI


CHIẾN TRANH TIỀN TỆ:

G20 TẠI GYEONGJU

TẠM NGƯNG CHIẾN

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 27.10.2010

Web: http://VietTUDAN.net

Trong hai ngày cuối tuần rồi, 22-23.10.2010, tại Gyeongju Nam Hàn, các Bộ trưởng Tài chánh và các Thống đốc Ngân Hàng Trung ương của G20 họp để thảo luận dọn đường cho cuộc Họp Thượng đỉnh G20 vào 11-12.11.2010 tại Seoul.

Tuần rồi, thứ Năm 21.10.2010, chúng tôi đã viết về tình hình căng thẳng của một cuộc Chiến tranh Tiền tệ mà mọi người lo sợ nếu không có giải quyết toàn diện thỏa đáng, có thể chuyển thành một cuộc Chiến Tranh Thương Mại.

Hai Giáo sư Kinh tế, Alain FAUJAS và Marie De VERGES, chính ngày khai mạc cuộc Họp, 22.10.2010, đã viết:

“Partout dans le monde, les dirigeants s’inquietent du risque de voir éclater une guerre des monnaies susceptible de se muer en guerre commerciale…

Le risque d’un retour au protectionnisme ? Une guerre des monnaies peut dégénérer en guerre commerciale. Pour protéger leurs produits et leurs emplois, les Etats puisent dans l’arsenal composé de droits de douane, contingents d’importation, réglementations techniques et subventions à l’export ou à la production.” (Le Monde 22.10.2010, p.16)

(Khắp nơi trên Thế giới, những nhà lãnh đạo lo lắng về nguy hiểm nhìn thấy đổ bể ra một cuộc chiến tranh tiền tệ để chuyển thành một cuộc chiến tranh thương mại…

Mối nguy trở lại chủ trương Che Chở Kinh tế ? Một cuộc chiến tranh tiền tệ có thể trở thành một cuộc chiến tranh thương mại. Để che chở những hàng hóa và việc làm, những quốc gia moi móc từ xưởng vũ khí gồm thuế quan, hạn chế lượng nhập cảng, kiểm soát kỹ thuật và trợ cấp xuất cảng và sản xuất)

Những vấn đề tồn đọng

cơ bản tại các nước.

Chiến tranh Tiền tệ hay Chiến tranh Thương mại chỉ là những phản ứng nhất thời. Quỹ Tiền Tệ Quốc tế được giao trách nhiệm tìm một giải quyết chung cho cân bằng việc phục hồi Kinh tế Thế giới. Trọng trách được giao này không phải chỉ từ cuộc Họp thường niên IMF/FMI mới đây tại Hoa Thịnh Đốn, nhưng đã từ cuộc Họp G20 Pittburgh.

Kinh tế gia trưởng của Quỹ Tiền Têä, Ông Olivier BLANCHAR, tuyên bố:

“Assurer une reprise mondiale forte, équilibrée et durable qui était l’objectif fixé par le G20 à Pittsburgh, ne sera pas chose facile. “ (Le Monde 19.10.2010, p.2)

(Bảo đảm việc phục hồi mạnh của thế giới, cân bằng và lâu dài, điều mà G20 Pittsburgh đã đặt như tiêu chuẩn, không phải là chuyện dễ dàng).

Oâng đưa ra những vấn đề tồn đọng cơ bản tại những quốc gia như sau:

=> Trước hết, tại những nước đã mở mang như Hoa kỳ và Liên Aâu, chi tiêu công đã quá nhiều khiến nợ nần chồng chất. Thời gian thoát khỏi nợ nần không thể một sớm một chiều mà làm được. Tiến trình thoát nợ lại làm giảm phía Tiêu thụ, yếu tố căn bản để phục hồi Kinh tế.

=> Tại những quốc gia bắt đầu phát triển, vì dồn sức vào sản xuất để xuất cảng, nên không tạo mãi lực nội địa để có thể tiêu thụ những phụ trội sản xuất hàng hóa. Chính điểm này còn là ngăn cản cho việc tăng xuất cảng từ những nước đã mở mang.

Những nước bắt đầu phát triển muốn lợi dụng mãi lực tiêu thụ của những nước đã mở mang, nhưng chính những nước này, vì quá nhiều nợ nần, nên phải giảm thiểu tiêu thụ. Cái khó khăn là phải điều hợp những vấn đề cơ bản ấy giữa những nước mở mang và những nước bắt đầu phát triển.

Thực ra Thế giới Kinh tế lúc này là một việc tương quan lệ thuộc giữa nước này và nước khác, phải giải quyết toàn bộ, chứ không giải quyết tách rời mỗi nước. Hệ thống sản xuất kỹ nghệ là hệ thống ráp nối những linh kiện. Công ty này tùy thuộc vào Công ty khác (Sytème de sous-traitance). Nói về Kỹ nghệ toàn cầu, thì nước này tùy thuộc nước khác (Système de sous-traitance internationale).

Oâng Pascal LAMY, Tổng Giám đốc Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO / OMC) đã lấy một tỷ dụ cụ thể để nói về tính cách liên đới tùy thuộc này:

“Chaque fois qu’un iPod est importé aux Etats-Unis, l’intégralité de la valeur déclarée en douanes (USD.150.-) est imputée comme importation en provenance de la Chine, creusant un peu plus le déséquilibre commercial entre deux pays. Or, les salaríes de Foxconn, l’usine chinoise travaillant pour le compte de la socíeté américaine Apple, n’ont fait qu’assembler les composants dont la plupart ont été importés du Japon, de Corée, de Taiwan, et même des Etats-Unis. Sur les USD.150.- moins de 10 proviennent réellement de Chine, tout le reste n’est que réexportation. “ (Le Figaro 25.10.2010, p.27)

(Mỗi lần một chiếc iPod nhập cảng vào Mỹ, giá tổng quát khai ở quan thuế (150 Đo-la) được ghi như nhập cảng từ Trung quốc, như vậy tạo thêm một chút mất cân bằng thương mại giữa hai nước. Vậy hãy tính xem, những công nhân của Foxconn, nhà máy Trung quốc làm việc cho Công ty Hoa kỳ Apple, chỉ làm công việc ráp nối những thành phần linh kiện nhập cảng từ Nhật, Đại Hàn, Đài Loan, và ngay cả từ Hoa kỳ. Trong số 150 Đo-la, chỉ có dưới 10 Đo-la thực sự đến từ Trung quốc, phần lớn còn lại chỉ là việc tái xuất cảng mà thôi).

Điều chỉnh một sự tùy thuộc quốc tế như vậy không phải là điều dễ dàng đúng như lời Oâng Olivier BLANCHARD, Kinh tế gia trưởng của IMF/FMI, tuyên bố trên đây.

Các Bộ trưởng Tài chánh G20

tuyên bố Đình chiến tại cuộc Họp Gyeongju

Trước khi đến cuộc Họp, Trung quốc đã yêu cầu đừng động chạm đến Tỷ giá đồng Yuan để tạo căng thẳng thêm cho Chiến tranh Tiền tệ.

Chiến tranh khai mào và căng thẳng

Khi đồng Đo-la hạ giá xuống bằng biện pháp QE (Qantitative Easing/ Planche à Billets/ Rót Tiền mới vào Khối lương tiền lưu hành) từ FED, những nước khác làm việc cho xuất cảng như Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Uùc, Ba Tây… thấy đồng tiền của mình lên cao sánh với Đo-la. Như vậy khả năng cạnh tranh xuất cảng của những nước này giảm xuống. Tất nhiên Ngân Hàng Trung ương của những nước này phải can thiệp vào mua Đo-la để làm giảm phía CUNG đo-la tại nước mình, như vậy để tỷ giá Tiền nội đối với Đo-la giảm xuống.

FED tuyên bố việc đổ Tiền thêm nữa vào lưu hành. Tỷ giá đồng Tiền của mỗi nước càng giao động và ảnh hưởng đến xuất cảng. Tình trạng Chiến tranh Tiền tệ mỗi ngày mỗi tăng. G20 tại Nam Hàn có nhiệm vụ tìm giải quyết chung cho tình trạng giao động Tỷ giá này.

Đình chiến hay sợ chính mình bị công kích

Trung quốc lo ngại bị công kích nặng nề vì chính sách cố thủ giữ Tỷ giá đồng Yuan thấp. Hoa kỳ cũng không muốn bị công kích là mình đổ tiền mới vào lưu hành khối lương Đo-la để hạ giá đồng Đo-la làm nguyên cớ cho các nước xuất cảng khác phải dùng Ngân Hàng Trung ương tham chiến để hạ Tỷ giá tiền quốc nội.

Một bầu không khí tại Hội nghị Gyeongju là mọi nước đều sợ những mổ xẻ công kích nhằm vào chính mình. Mà không có một đề nghị làm lối thoát tránh né việc bị công kích thì không được.

Tổng thống Nam Hàn vừa đuà vừa đe dọa: “Nếu không có giải quyết chung, thì sẽ không cho phương tiện chuyên chở để Bộ trưởng các nước trở về nhà “

Bộ trưởng GEITHNER đề nghị một lối thoát, đó là không thảo luận về Chiến tranh Tiền tệ đang căng thẳng hiện nay, mà chuyển việc tranh cãi sang vấn đề Điều chỉnh việc mất cân bằng Thương mại giữa các nước.

Nội dung lối thoát đình chiến

Không thảo luận về Tiền tệ vì mỗi nước đều sợ bị công kích. Bộ trưởng Tài chánh Mỹ GEITHNER chuyển hướng “lạc đề “ cuộc Họp về những vấn đề sau đây xoay quanh việc Mất Cân Bằng Thương Mại:

1) Điều chính việc mất Cân Bằng Thương Mại để tránh đưa đến tình trạng Chiến tranh Thương mại sau này. Những nước có cán cân Thương mại phụ trội cao, phải tìm cách tăng mãi lực nội địa để tiêu thụ và như vậy rút phụ trội ngoại thương xuống khoảng 4% của PIB. Những nước có cán cân thương mại âm, cũng tìm cách giảm đi tới khoảng -4% PIB.

“Les pays du G20 ayant des excédents persistants doivent entreprendre des réformes structurelles , budgétaires et de politiques de taux de change pour renforcer les sources intérieures de croissance et soutenir la demande mondiale. Il a été discuté la possibilité de limiter progressivement la fluctuation des excédents (et des déficits) en la matìere à +4% et -4% de leur produit intérieur brut (PIB). (Le Monde 25.10.2010, p.12)

(Những quốc gia của G20 đang có phụ trội cán cân thương mại thường xuyên phải tìm cách làm những cải cách cơ cấu, ngân sách và chính sách hối đoái để tăng cường nguồn nội nội địa tăng trưởng và trợ lực phía cầu thế giới. Cũng đã thảo luận khả năng hạn chế lần hồi việc thăng trầm những phụ trội cán cân thương mại (và những thiếu hụt) ở khoảng +4 và -4% của Tổng sản lượng thô mỗi nước (PIB).

2) Khi giảm việc mất cân bằng cán cân thương mại giữa các nước, thì tỷ giá các đồng tiền theo đó mà giảm sự quá chênh lệch giữa các đồng tiền. Tỷ giá Tiền tệ lúc ây được định theo Thị trường Tiền tệ.

“Etablir des taux de change davantage déterminés par le marché et résister à toutes les formes de mesures protectionnistes “ (Le Figaro 25.10.2010, p.24)

(Định những tỷ giá hối đoái chính yếu theo thị trường và chống lại tất cả những hình thức của các biện pháp Che Chở Kinh tế)

3) Quỹ Tiền tệ Quốc tế được trao nhiệm vụ kiểm soát những cán cân thương mại về việc mất cân bằng. Điều quan trọng hơn cả là định lại đại diện quản trị và bầu phiếu của Quỹ Tiền Tệ Quốc tế. Aâu châu chấp nhận dành hai ghế và thêm 6% quyền bầu phiếu cho những nước bắt đầu phát triển. Hoa kỳ vẫn duy trí quyền phủ quyết của mình (veto). Như vậy, theo chấp nhận của cuộc Họp Gyeongju kỳ này, 10 thành viện quan trọng nhất của IMF/ FMI là: Hoa kỳ, Nhật, 4 nước Aâu châu (Đúc, Pháp, Anh và Ý ) và 4 nước bắt đầu phát triển (Ba Tây, Nga, Aán Độ và Trung quốc).

IMF/FMI được giao quyền kiểm soát tình trạng mất cân bằng cán cân thương mại, nhưng không có quyền chế tài.

Những chấp nhận của cuộc Họp Bộ trưởng và Thống đốc G20 tại Gyeongju chỉ là tổng quát trên nguyên tắc, nhưng còn tuỳ điều kiện áp dụng đặc thù của từng nước.

Nhận xét về những chấp nhận này, Ông Marco ANNUNZIATA, Kinh tế gia thuộc Tập đoàn Unicredit Luân Đôn, đã nói:

"L'impact positif (de l'accord de Gyeongju) sera-t-il durable ? Cela sera conditionné au changement dans les politiques nationales, afin de se mettre en conformité avec les termes de l'accord. Cela sera considéré comme une simple déclaration de principe" (AFP 240743 PPP OCT 10/ GYEONGJU 24.10.2010 par Jitendra JOSHI)

(Khía cạnh tích cực (của Thỏa thuận Gyeongju) sẽ lâu bền hay không ? Điều đó s4 tùy thuộc vào những thay đổi của những Chính trị quốc gia, hầu có thể phù hợp với Thỏa thuận. Đây sẽ chỉ được coi như lời tuyên bố trên nguyên tắc)

Những bài báo thời sự tài liệu

* The Wall Street Journal 27.10.2010, p.14:

GEITHNER’S GLOBAL CENTRAL PLANNING

* Financial Times 27.10.2010, p.1:

CHINA WARMS TO G20 TARGETS

* Financial Times 27.10.2010, p.8:

SIZE AND SCALE OF FED’S QE2 COME UNDER SCRUTINY

* Financial Times 26.10.2010, p.2:

DOLLAR’S DECLINE FORCES JAPAN TO PONDER LIVING WITH STRONG YEN

* Financial Times 26.10.2010, p.2:

DOLLAR HEADS DOWN AGAIN FOLLOWING G20 MEETING

* The Wall Street Journal 26.10.2010, p.11:

THE G20’S “REBALANCING” ACT

* Le Figaro 25.10.2010, p.27:

GUERRE DES CHANGES: LE G20 DECRETE LA TREVE

* Le Figaro 25.10.2010, p.24:

LES ETATS-UNIS POINTENT DU DOIGT TOUS LES PAYS A “EXCEDENTS PERSISTANTS”

* Le Monde 25.10.2010, p.12:

ARMISTICE DANS LA GUERRE DES MONNAIES AU G20 FINANCE

* Financial Times 25.10.2010, p.1:

TARGETS ON TRADE IMBALANCES ELUDE G20

* Financial Times 25.10.2010, p.4:

ACCORD ON IMF BOARD MASKS LACK OF PROGRESS

* The Wall Street Journal 25.10.2010, p.1:

G20 PURSUES NEW MEASURES ON CURRENCIES

* The Wall Street Journal 25.10.2010, p.1:

NEXT FOR G20:TRADE IMBALANCES

* Le Monde 22.10.2010, p.17:

LE SECRETAIRE AMERICAIN AU TRESOR VEUT DES NORMES SUR LES TAUX DE CHANGE

* Le Monde 22.10.2010, p.16:

LA GUERRE DES MONNAIES MENACE LE COMMERCE MONDIAL

* The Wall Street Journal 22.10.2010, p.11:

GEITHNER TO PRESS G20 ON EXCHANGE RATES

* Financial Times 22.10.2010, p.4:

G20 FINANCE CHIEFS FACE CURRENCY STRUGGLE

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

Geneva, 27.10.2010

Web: http://VietTUDAN.net

No comments:

Post a Comment