Pages

Monday, November 8, 2010

VẠN MỘC CƯ SĨ * LONG MẠCH THĂNG LONG





I.XÂY DỰNG TÒA NHÀ QUỐC HỘI

Ngày 29 tháng 3 năm 2010, UB thường vụ QH Việt Cộng đã khai mạc phiên họp bằng việc bàn về phương án chọn địa điểm xây dựng Nhà QH mới . Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân đã báo cáo Ủy ban thường vụ QH ba phương án lựa chọn địa điểm xây dựng Nhà QH mới.
+Phương án thứ nhất: xây tại lô D (khu hội trường Ba Đình hiện nay) gắn với việc bảo tồn một số hố khai quật di tích hoàng thành tại khu vực này.
+Phương án hai: Nhà QH mới sẽ nằm tại lô H6 (khu nhà khách 37 Hùng Vương, nhà khách 8 Chu Văn An và trụ sở Bộ Tư pháp) với tổng diện tích sàn 39.000m2, cạnh Trung tâm Hội nghị quốc tế, 11 Lê Hồng Phong.
http://vietbao.vn/Xa-hoi/Xay-dung-nha-quoc-hoi-moi-o-dau/40072396/157/
Tờ Việt Báo nói ba phương án mà chỉ kể ra hai mà thôi.



Tờ INFOTV, loan tin UBND Thành phố Hà Nội vừa quyết định thu hồi 56.034m2 đất tại các phường Điện Biên và Quan Thánh (quận Ba Đình) để chuẩn bị mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng Nhà Quốc hội mới.
Theo đó, diện tích 15.197m2 đất khu vực đường Bắc Sơn trong tổng diện tích đất thu hồi trên sẽ được xây dựng, cải tạo thành quảng trường Bắc Sơn. Diện tích 15.065m2 đất khu vực đường Độc Lập và vườn hoa Bà Huyện Thanh Quan sẽ được xây dựng, cải tạo và mở rộng đường theo quy hoạch chi tiết Khu trung tâm chính trị Ba Đình.
www.infotv.vn/.../49290-ha-noi-thu-hoi-56000m2-dat-xay-nha-quoc-hoi-moi

Tin CDC, sáng 12/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố khởi công xây dựng Nhà Quốc hội, gồm 2 tầng hầm và 5 tầng nổi. Đây sẽ là nơi diễn ra các kỳ họp Quốc hội và đón tiếp khách quốc tế cấp cao của Đảng, Nhà nước.Tòa nhà Quốc hội cao 39 m, có kiến trúc hình vuông, phòng họp hình tròn ở giữa, gồm 2 tầng hầm và 5 tầng nổi, kích thước mặt bằng 102m x 102m, tổng diện tích sàn trên 60.000 m2.

Ngoài ra, tòa nhà còn có khu vực đỗ xe ngầm quy mô 3 tầng hầm với sức chứa 500 ôtô với diện tích trên 17.000m2; đường hầm nối Nhà Quốc hội và Bộ Ngoại giao dài 60 m, có 2 phần đường dành cho người đi bộ và dành cho ôtô.

Đường Bắc Sơn sẽ được xây dựng thành Quảng trường, đảm bảo tổ chức đón tiếp các nguyên thủ quốc gia theo nghi lễ nhà nước khi tổ chức ngoài trời, có hệ thống đài phun nước chìm tạo cảnh quan phía trước Nhà Quốc hội.

http://www.cdc.biz.vn/index.php?action=news&cat_id=1&news_id=136

Theo Việt Lý Số, Nguyễn Tấn Dũng chủ trương phá hoại rất nhanh, rất mạnh khu di tích lịch sử dù kế họach có thay đổi chút it. Y muốn thực hiện trước đai lễ Thăng Long ngày 1-10-2010.

Vẫn giữ vị trí trong lô D của khu trung tâm chính trị Ba Đình (nằm trong giới hạn các phố Hoàng Văn Thụ - Độc Lập - Bắc Sơn - Hoàng Diệu), nhưng địa điểm xây dựng Nhà Quốc hội đã có điều chỉnh quan trọng so với phương án đã đề xuất trước đây (xây trên khu C, D theo bản đồ khai quật khảo cổ học). Báo cáo này cũng khẳng định, nếu có phát lộ các di tích khảo cổ trong quá trình xây Nhà Quốc hội thì sẽ lựa chọn các di vật để đưa vào bảo tàng.





Địa điểm mới là ô vàng sẫm ở mép trong Khu vực khai quật khảo cổ 18 Hoàng Diệu


http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=8196


Mối đại lợi của Việt Cộng là chiếm đất và bán đất lấy tiền cho nên nay chúng cứ tiến hành việc này. Nay chúng tiến hành hai phương án đồng thời là lấy cớ dụng nhà QH mới để chiếm đất. Đất này phần lớn cũng đã nằm trong tay cộng sản nhưng là cộng sản cấp nhỏ, một số là nhà cửa nhân dân. nay cấp cao muốn cướp lấy mà giành độc quyền ăn uống, cướp phá. Phương án thứ hai thì cướp được nhiều đất nhưng phải dời tới 490 hộ dân, một số đơn vị thuộc Bộ Bưu chính - viễn thông và TP Hà Nội. Và một chủ trương khác là mượn danh mở rộng thủ đô lên Ba Vì để bọn đầu gấu có nhiều đất hơn.

Tin tức trước đây cho biết Việt Cộng cấp tốc xây dựng khu hoàng thành cũ. Nay lại có tin dự án đang đưa ra QH bàn cãi và QH đã chọn phương án thứ hai. Nay lại có tin hoãn việc xây dựng tòa nhà QH mới. Tại sao vậy? Tại vì việc khảo cổ tìm thấy di tích hoàng thành Thăng Long. Người ta sợ xây nhà QH ở đấy sẽ phá phong thủy tốt đẹp của Thăng Long.



II. CÔNG CUỘC KHAI QUẬT HÒANG THÀNH THĂNG LONG




Hình ảnh khảo cổ di tích Thăng Long trong khu trung tâm chính trị Ba Đình

Việt Báo đăng tin:
Phát lộ quần thể nền móng nhiều loại hình kiến trúc cổ ở Hoàng thành Thăng Long





Ngày 9-2, tại Đại học Quốc gia Hà Nội, Hội Sử học Hà Nội đã tổ chức thông báo các kết quả nghiên cứu mới về di tích Hoàng thành Thăng Long tại 18 Hoàng Diệu sau hai năm nghiên cứu (2005-2006).

Kết quả khai quật (2002-2004) đã phát lộ được quần thể nền móng của nhiều loại hình di tích kiến trúc: nền nhà của các cung điện, lầu gác, hệ thống giếng nước, đường cống tiêu thoát nước... cùng với số lượng lớn và phong phú khoảng vài triệu loại hình di vật: đồ gốm sứ, đồ kim loại, di cốt mộ táng... có niên đại kéo dài 1.300 năm (từ thời An Nam đô hộ phủ đến thời Lý - Trần - Lê - Nguyễn), phản ánh lịch sử lâu dài, độc đáo của Thăng Long - Hà Nội.(1)



Dân chúng bàn tán xôn xao. Một số cho là một cộng sản thân Tàu muốn xây nhà QH để phá long mạch Thăng Long và di tích Thăng Long. Nếu chúng có chút hiểu biết, và có lòng yêu nước, chúng phải tôn trọng khu di tích lịch sử này, phải bảo tồn khu này, không xây dựng cũng không bán cho ai.
Một số cho rằng xây nhà QH là để ngăn chận bàn tay lông lá của Trung Cộng muốn chiếm cứ và phá hủy. Xây QH lên trên là tự mình phá hủy rồi, đâu cần đến Trung Cộng?

Trong cuộc họp báo chiều 5-11, Bộ trưởng Bộ VHTT Phạm Quang Nghị đã thông báo kết luận mới nhất của Bộ Chính trị:
Lùi tiến độ xây dựng toà nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới, tìm địa điểm mới xây dựng Trung tâm Hội nghị quốc gia (Hội trường Ba Đình mới) thay vì để chung trong tòa nhà Quốc hội như thiết kế hiện nay, khu vực Ba Đình sẽ tiếp tục được khai quật để có đánh giá đầy đủ hơn trước khi quyết định có xây nhà Quốc hội mới ở đây hay không. (2)






Tại sao bọn đầu gấu thay đổi như thế? Tin CDC, sáng 12/10, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố khởi công xây dựng Nhà Quốc hội, nay ngày 5-11 lại loan tin trì hoãn?
Nguyên nhân chính là sự khám phá hoàng thành Thăng Long vào lúc này. Nhưng nguyên nhân sâu xa hơn nữa là việc khám phá bùa chú trấn yểm ở sông Tô Lịch năm 2002 mà báo chí trong nước đã nhộn nhịp đưa tin.

III. TRẤN YỂM Ở SÔNG TÔ LỊCH

Nhiều tờ báo trong và ngoài nước nàn tán việc này. Bách Khoa từ điển Wikipedia viết như sau:

Thánh vật ở sông Tô Lịch



Khu vực sông Tô Lịch nơi xảy ra sự kiện "thánh vật"




Thánh vật ở sông Tô Lịch là tên chuỗi bài viết được đăng trên báo Bảo vệ Pháp luật tại Việt Nam trong các số 13, 14, 15 ra từ ngày 31 tháng 3 đến 14 tháng 4 năm 2007.

Chuỗi bài viết này thống kê một loạt các sự việc không lành diễn ra trong cùng thời gian xử lý các di vật cổ, được phát hiện vào năm 2001 dưới lòng sông Tô Lịch tại Hà Nội, Việt Nam mà có nhiều người cho rằng giữa các sự kiện này có mối liên hệ với nhau.

Đề tài này tiếp tục nổi lên sau khi bài báo của đội trưởng xây dựng, ông Nguyễn Hùng Cường, người trực tiếp phát hiện di vật cổ được đăng trên tờ báo Bảo vệ pháp luật của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam.

Liên quan những vấn đề trên, ngày 9 tháng 5 năm 2007, Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam đã ra quyết định số 15/QĐ-XPHC xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin đối với Tổng biên tập báo Bảo vệ Pháp luật, với số tiền phạt là 20 triệu đồng

Theo quyết định đó, Tổng biên tập báo Bảo vệ Pháp luật đã có hành vi "thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống xã hội, không nộp lưu chiểu sản phẩm thông tin báo chí", hai hành vi này vi phạm Khoản 11 Điều 10 và Khoản 2 Điều 14 của nghị định 56/2006/NĐ-CP ngày 6/6/5006 của Chính phủ Việt Nam về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa thông tin.


Tóm tắt các sự kiện được nêu ra trong báo

Vào tháng 9 năm 2001, một đội thi công xây dựng, do ông Nguyễn Hùng Cường làm đội trưởng, thi công kè bờ, nạo vét một đoạn sông Tô Lịch thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội - nơi đây xưa thuộc thôn Đoài Môn (nghĩa là "cửa phía Tây", một số người cho là Cửa Tây thành Đại La). Trong quá trình thi công, đội đã tìm thấy một số di vật cổ, trong đó có tám bộ hài cốt, nhiều xương răng động vật (voi, ngựa, trâu), hơn mười cái liễn lớn nhỏ bằng sành, nhiều đồ gốm, đồ sắt, đồ dùng như bát đĩa, dao, liềm, kim khâu, một số mảnh gốm men ngọc đã bị vỡ được cho là thuộc đời nhà TrầnLê Sơ, tiền cổ hình tròn có lỗ vuông. Tại khu vực này còn phát hiện thấy nhiều vật liệu xây dựng cổ xưa như ngói cổ, đá, nhiều gạch cổ, đặc biệt là gạch vồ thời nhà Lê. Quanh chỗ phát hiện hài cốt là các cọc gỗ lim đóng theo những hàng ngắn, bố trí lạ.

Công trình được dừng lại một thời gian để các nhà khoa học nghiên cứu. Giám đốc Bảo tàng Hà nội và các nhà khoa học được mời tới, trong đó có giáo sư Trần Quốc Vượng. Giáo sư Vượng cho rằng đây là trận đồ bát quái[3] yểm trấn giữ cửa thành Đại La từ thế kỷ thứ 9. Trong quá trình thi công, ông đã thuật lại những hiện tượng:

  • Các công nhân xây dựng gặp các hiện tượng như động kinh, mơ gặp ma.
  • Thân nhân của họ gặp nhiều chuyện bất hạnh liên tiếp.
  • Các công việc thi công không tiến triển được như đê đắp lên thì đê vỡ, kè thép không vỡ nhưng nước xói từ dưới lên, đặt đá xuống thì đá chìm, nhiều mũi khoan bị gãy nhanh khi khoan thăm dò ở giữa sông.
  • Một số người khác có liên quan đến các di chỉ và những người được mời tới làm lễ giải bị ốm nặng hoặc chết trong vòng một vài tháng. Theo lời ông Nguyễn Hùng Cường, Thượng tọa Thích Viên Thành khảo sát xong và có nói sức ông không giải được nhưng vận ông đã hết và trách nhiệm vẫn phải làm, sau đó ba tháng thượng tọa Thích Viên Thành cũng qua đời.
  • Cũng theo lời ông Nguyễn Hùng Cường, giáo sư Trần Quốc Vượng có đề cập đến lực lượng âm binh tại đây và dặn các công nhân phải cẩn thận kẻo ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng...

Ý kiến



Miếu thờ tại vị trí xảy ra sự kiện "thánh vật"


Các nhà khoa học, nghiên cứu lịch sử và các nhà nghiên cứu phong thủy Việt Nam khác cho rằng đây có thể là nơi trấn yểm của Cao Biền. Theo truyền thuyết, mục đích Cao Biền trấn yểm chặn long mạch là để làm cho đất cứng hơn cho thành xây lên không bị đổ, và cũng để ngăn chặn người tài sinh ra tại đất Việt Về các hiện tượng thân nhân của các công nhân xây dựng gặp nhiều chuyện bất hạnh liên tiếp, ông Đỗ Văn Ninh (Viện Sử học (Việt Nam)) nói: "Là người làm khảo cổ, đã từng tham gia đào hàng trăm ngôi mộ các loại, các thời, nhưng tôi và đồng nghiệp chưa ai bị ốm đau vì lý do khai quật mộ táng cả.


Còn quan điểm của Giáo sư Trần Quốc Vượng là "nên có những tìm hiểu, suy nghĩ thêm và đưa ra lời giải thích hợp lý"[2]. Về hiện tượng việc thi công gặp khó khăn, theo nhà sử học Dương Trung Quốc, một trong các cách giải thích có thể là do địa điểm thi công là nơi hợp thủy của 3 con sông nên có địa tầng không ổn định, dẫn tới việc khảo sát thiết kế, xây dựng dự án xây dựng tuyến kè không sát với thực tế; tuy nhiên, vì là nơi hợp thuỷ của ba dòng sông nên cũng có thể có yếu tố phong thuỷ. Ông không loại trừ khả năng đây là di tích của một sự yểm nào đó của thời kỳ tiền Thăng Long - thời Cao Biền làm Tiết độ sứ. Tuy nhiên ông cũng khẳng định: "...


Thế nhưng, vận nó vào giữa những yếu tố được giải thích dưới góc độ chuyên môn và hiện tượng xã hội gắn liền với vụ việc cụ thể thì tôi nghĩ rằng thiếu căn cứ. Không ai có thể kết luận được rằng, vì cái vùng đất ấy mà dẫn đến hệ quả mang tính chất thuần tuý là cái sự trả giá về mặt tâm linh..."

Rất nhiều tờ báo đã đăng vụ này như tờ Việt Lý Số (3)



IV. VÀI SUY NGHĨ VỀ VIỆC TRẤN YỂM

Trước kia, theo Cộng sản , những việc trấn yếm, phù phép là mê tín dị đoan. Nay bọn Cộng sản, một mặt lấy cớ mê tín dị đoan để bịt miệng dân chúng và báo chí, một mặt cuống cuồng, sợ hãi, lo lắng cho địa vị, tài sản và tính mạng chúng không an toàn trong những tháng ngày sắp tới.
Qua những sự kiện trên, ta thấy những điều sau:

1. Việc trấn yểm, bùa chú là có thật

Ngày xưa, chúng ta nghe chuyện bọn Tàu để của nào là giết gái đồng trinh để yểm. Quanh nơi để của có ma quỷ canh giữ, không ai có thể lấy được.
Gần đây, việc khám phá các ngôi mộ cổ của vua chúa, quan đại thần, tể tướng, ta thấy có việc giết người để trấn yểm ( cũng có việc giết người để bảo vệ bí mật).

2. Bùa chú, trấn yểm để làm gì?

Người ta làm bùa chú là để bảo vệ, để làm lợi hay làm hại.
Làm hại người này tất làm lợi cho người khác. Như bọn thợ mộc, đóng cả chục cái đinh vào nóc nhà, cột nhà, kèo nhà và các chỗ kín trong nhà để làm hại chủ nhà. Luật chơi của họ là cứ vài nhà thì đóng đinh hay làm phép trấn yểm để gia chủ chết, phá sản, bệnh tật thì cho ma quỷ sẽ phù hộ cho thợ ăn ra làm nên.
Việc người Tàu để của có cả ba mục đích:
-bảo vệ của cải
-dĩ nhiên cũng có mục đích làm lợi cho chủ nhân kho tài vật.
-làm hại những ai xâm phạm hay có ý phá hay lấy trộm tài sản của họ.

3. Bùa chú ở sông Tô Lịch

Trước khi có ý kiến, chúng ta phải xem các di tích này có từ thời đại nào. Khoa học hiện nay có thể cho biết niên đại của những vật này. Cao Biền (821–887) là một viên tướng của nhà Đường, sang cai trị Giao Châu từ năm 866 đến năm 875 với chức vụ Tiết độ sứ. Sau lại làm phản nhà Đường và bị giết năm 887. Nếu khoa học xác nhận những chứng liệu trên ở thế kỷ thứ IX thì có thể do Cao Biền trấn yểm. Nếu những sử tích có niên đại sau đó thì không phải Cao Biền.

Tuy nhiên sau thời Trần, quân Minh sang cai trị nước ta, họ có trấn yểm không?
Nếu việc trấn yểm là do Trung Quốc thì là có ý hướng xấu, phá hủy đi là tốt cho ta. Nên biết rằng từ đời Lý, nước ta có nhiều nhân tài, tinh thông pháp thuật. Vua Lý Thái Tổ đời đô có thể do sự xem phong thủy của các bậc đại sư. Sau này, các vua Trần, Lê có thể trấn yểm để giữ nước. Trong trường hợp này, phá hủy trấn yểm là nguy hại. Do đó, việc xác nhận niên đại và chủ nhân các bùa chú là cần thiết và phải tiến hành thận trọng.

4. Oai lực của buà chú trấn yểm

Như đã nói, việc làm bùa chú có thể gây hại cho những ai vô tình hay cố ý phá hủy nơi này. Tuy nhiên việc này cũng còn tùy.
Cần phân biệt nhiều điều.
+Khi đã chết nhiều người hay gây tai hại nhiều người do việc khám phá, phá hủy nơi linh thiêng thì không phải là ngẫu nhiên.
+Nhiều người nói rằng họ tham dự phá nhiều cổ mộ mà không sao. Đúng vậy, không phải phá ngôi mộ nào cũng bị hại. Hại hay không là do nơi này thiêng hay không thiêng, có trấn yểm hay không trấn yểm.
+Có thể sửa chữa, tái lập lại nơi trấn yểm không? Nghe nói Hà Nội định tái thiết nơi trấn yểm ở sông Tô Lịch.
Chuyện này khó được vì hiện nay ai có thể làm việc này? Nay cả việc giải thích nguyên nhân trấn yểm, và nói về thuật trấn yểm trên các mạng cho thấy là không ai nắm vững vấn đề. Môn học này thất truyền từ lâu, lại nữa ai dám truyền dạy trong hơn nửa thế kỷ dưới ách cộng sản? Nếu không sách, không thầy, ai dám mạo hiểm để làm việc này? Dễ chết như chơi, Pháp sư mà không cao tay ấn là hộc máu ngay. Thái Lan ,Indonesia, Mán, Mường cũng có pháp sư nhưng chỉ là thứ xoàng xỉnh kiều thầy vườn, không có thể làm việc trấn yểm tầm mức quốc gia.

Tôi tin có thần linh và phép mầu nhưng không phải ai cũng có và có thể làm được việc triển thi pháp thuật và trấn yểm như kiểu trấn yểm ở sông Tôn Lịch.
Sau 1975, tại nghĩa địa Chí Hòa (Saigon), tôi thấy cộng sản đem ba, bốn cần cẩu nhổ tượng đức Địa Tạng mà không được. Hôm sau, nghe nói cộng sản nhờ một vị sư tụng kinh mà nhổ được tượng này.
Vị sư này có thể làm được như vậy, còn việc khác thì chưa chắc. Ma quỷ thì ghê gớm và khó chơi lắm vì họ thì ẩn kín, ta không thấy họ mà họ thấy ta. Ta chọc họ giận, họ không dám làm gì ta vì ta có pháp thuật cao, thì họ hại con ta, vợ ta và cháu ta. Người ta bảo rằng các thấy phù thủy sẽ bị mạt mấy đời vì bị ma quỷ quấy phá và trả thù. Thượng tọa Thích Viên Thành khảo sát xong và có nói sức ông không giải được nhưng vận ông đã hết . Như vậy là chỉ mới sờ vào mà ông bị phỏng nặng.

Điều này cho thấy bùa chú trấn yểm rất mạnh. Ai xâm phạm vào nơi để của và lăng mộ sẽ bị trừng phạt. Những người tham gia vét sông Tô Lịch đã bị ma quỷ, thần linh trừng phạt. Những người khám phá Kim Tự Tháp Ai Cập đã bị trừng phạt rồi. Nhiều tài liệu đã nói việc này (3)


Tuy nhiên, bùa chú trấn yểm không phải là sức mạnh tuyệt đối. Vì luật biến thiên của tạo hóa. Bùa chú không giúp con người sống hai năm năm và giữ cho các triều đại tồn tại ngàn năm. Cao Biền nổi tiếng là giỏi phong thủy nhưng ông không làm vua, cũng không làm công hầu, khanh tướng, mà rốt cuộc bị chết chém! Cao Biền đã trấn yểm Việt Nam nhưng Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ vẫn đại thắng quân Trung Quốc xâm luợc, và Lý, Trần Lê, Nguyễn vẫn giữ ngai vàng vài trăm năm. Và nếu người Trung Quốc gỉỏi phong thủy, sao lại để cho Nguyên, Thanh , và Anh, Pháp, Mỹ Nhật cai trị và chia cắt?

Vạn sự đều do thiên số. Việc phá hủy công cuộc trấn yểm sông Tô Lịch là ngẫu nhiên. Tốt hay xấu cũng đã rồi. Việt Nam nay đứng trước nguy cơ bị Trung Cộng tiêu diệt và cuộc thế chiến sắp tới. Sau vụ Nhật băt tàu đánh cá Trung Cộng mà Trung Cộng xuống nước. Đây là xuống nước thật hay nén giận để chờ ngày phục thù? Nước ta sẽ đi về đâu? Những dấu hiệu trên là những báo động cho một tai họa lớn sắp đến.

_____

(1). Viện Khảo cổ học Việt Nam đề xuất: Dự án chỉnh lý, nghiên cứu hệ thống các loại hình di vật Hoàng thành Thăng Long thực hiện trong 10 năm (2005-2015). Đến nay Dự án đã thu được 3 kết quả lớn. Thứ nhất là xây dựng lưới tọa độ Thăng Long theo tiêu chuẩn quốc tế dưới sự trợ giúp của các chuyên gia Nhật Bản (nghĩa là xác định được chuẩn mặt bằng và phương hướng của các dấu tích kiến trúc) trong phạm vi 19.000 m2.

Bên cạnh đó đã nghiên cứu mặt bằng để bước đầu nhận diện năm di tích kiến trúc cung điện tiêu biểu thời Lý - Trần (thế kỷ 11-17), bao gồm: kiến trúc nhiều gian ở phía bắc khu A (đã xuất lộ 10 gian); tổ hợp kiến trúc ở phía nam khu A (rộng 1.400 m2) có quy mô rất lớn với kiến trúc ba hàng cột nằm ở phía bắc đã xuất lộ năm gian với lòng nhà rất rộng (7,45 m); kiến trúc nhà dài 13 gian; kiến trúc lớn ở phía bắc khu B và kiến trúc "lầu lục giác" (tên tạm gọi).

Những nền móng di tích kiến trúc này là cơ sở khoa học để khẳng định nơi đây chính là trung tâm Cấm thành Thăng Long xưa. Đáng chú ý nhất là kiến trúc "lầu lục giác" được các chuyên gia Việt Nam suy đoán là các trà đình (nơi thưởng trà) còn các chuyên gia Nhật Bản suy đoán đây là các tháp nhiều tầng mái.. . . .

http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Phat-lo-quan-the-nen-mong-nhieu-loai-hinh-kien-truc-co-o-Hoang-thanh-Thang-Long/40186804/200/

(2).Theo Bộ trưởng, kết luận liên quan đến việc khai quật khảo cổ khu xây dựng nhà Quốc hội vừa được Bộ Chính trị ký hôm nay (5-11) bao gồm năm điểm:
- Đồng ý cho khai quật khảo cổ trên toàn diện tích 21.000 m2 của khu đất dự định xây dựng toà nhà Quốc hội
- Lùi tiến độ xây dựng công trình toà nhà Quốc hội và Hội trường Ba Đình mới, tạm thời vẫn dùng toà nhà hội trường Ba Đình hiện nay để hội họp
- Giao các cơ quan chức năng chọn một địa điểm mới trên đường Láng - Hoà Lạc, gần sân vận động Quốc gia Mỹ Đình để tiến hành khẩn trương mọi công tác liên quan để tiến hành xây dựng Hội trường Quốc gia, kịp phục vụ Hội nghị APEC vào năm 2006
- Các cơ quan chức năng khẩn trương xây dựng phương án bảo tồn và gìn giữ di tích, một năm sau phải có được kết luận khoa học, có lợi, phù hợp với điều kiện đất nước
- Giao cho Ban Tư tưởng Văn hoá Trung ương, Bộ VHTT chỉ đạo các báo đưa tin đúng, khách quan, trung thực về vấn đề này.

Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng, nhận định: "Đây là quyết định khó khăn". Còn tiến sĩ Trần Đức Cường, Viện trưởng Viện Sử học, nhận xét: "Quyết định như vậy là phù hợp và thận trọng".

Với quyết định này, chưa thể khẳng định nhà Quốc hội mới có được đặt tại khu vực khảo cổ không. Việc này sẽ phải chờ khoảng 1 năm nữa, để Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia cùng Viện Khảo cổ và các cơ quan liên quan hoàn tất việc khai quật tiếp hơn 5.000 m2 còn lại (hiện đã khai quật được 16.000m2 của khu di tích này, tổng diện tích khai quật sẽ là 21.400 m2). Lúc đó các cơ quan chuyên môn sẽ có đánh giá đầy đủ hơn về giá trị lịch sử, cũng như đề xuất phương án bảo tồn hiện vật. Trong thời gian chờ có hội trường mới, Quốc hội sẽ tiếp tục sử dụng Hội trường Ba Đình hiện tại.. .
http://tuoitre.vn/Van-hoa-Giai-tri/7695/Hoan-viec-xay-dung-toa-nha-Quoc-hoi-moi.html

(3). Việt Lý Số viết rất dài, sau đây là những đoạn chính:

Vào ngày 27/9/2001,Ðội thi công số 12 -Thuộc Công ty xây dựng VIC ,trong khi nạo vét sông Tô lịch,thuộc địa phận làng An phú -Phường Nghĩa đô -Quận Cầu giấy -HÀ NỘI đã phát hiện được di vật cổ rất lạ và huyền bí.Ðó là 7 cây gỗ được chôn đứng dưới lòng sông,tạo thành một đa giác đều,tại đó có các bộ hài cốt bị đóng đinh bả vai,táng giữa các cọc gỗ đó.Ngoài ra còn phát hiện được tấm gỗ Vàng tâm có hình Bát quái,một số đồ Gốm,xương Voi,Ngựa,dao,tiền đồng.

Sau khi đã rút những cọc gỗ đó lên,lấy các bộ hài cốt đem lên Bát bạt -Hà tây (là nơi nghĩa trang chôn cất chung của TP.Hà nội.),thì có rất nhiều hiện tượng kỳ lạ xẩy ra.Nào là các việc chuẩn bị tiến hành thi công bị rối tung lên,máy xúc KOMASU tự nhiên lao xuống sông;Nào là một số người đang làm việc tự nhiên ngã lăn ra đất,chân tay co rúm,cứng đờ,lưỡi thè ra ngoài và trở nên hoàn toàn mất ý thức trong nhiều giờ;Ðịa tầng của cả khu vực thi công tự nhiên biến đổi,không giống như khảo sát ban đầu;Thử đưa La bàn vào khu vực đó thì kim La bàn quay tít.Một năm sau sự việc trên,có hàng loạt sự kiên ngẫu nhiên xẩy ra ,gây kinh hoàng cho toàn đội xây dựng số 12,là đội đã trực tiếp thi công khu vực trên.


Bản thân,gia đình,anh em của những người Công nhân trực tiếp ngụp lặn vớt hài cốt,nhổ cọc đóng dưới lòng sông liên tục bị các tai nạn thảm khốc như chết,bệnh tật,tai nạn.Sự việc lên đến đỉnh cao khi có tới 43 người thợ bỏ không dámtiếp tục làm việc tại Công trường nữa.Trong số đó nhiều người không nói rõ lý do,cũng không đòi hỏi vật chất mà đáng ra họ được hưởng.Ngày 9/10/2001 những người thợ đã mời một thày theo đạo Tứ phủ đến gỉai thich,theo nhận định của Thày thì đây là một đạo Bùa Bát quái trận đồ được chôn yểm lâu đời để chấn yểm Long mạch của khu vực này.Sau đó các Công nhân lại tiếp tục mời Thượng tọa Thích Viên Thành tới .

Thượng tọa Thích Viên Thành đã cho 5 đệ tử lập đàn tràng ,làm lễ Hàn lại Long mạch.Theo một số người nói lại (tôi không có điều kiện kiểm tra ):Chỉ hơn 1 tháng sau ,Thượng tọa Thích Viên Thành đã bị bệnh chết.
Các nhà khoa học đã có những đánh giá sơ bộ,song cho đến nay vẫn chưa có kết luận nào khả dĩ có thể lý giải và khắc phục các sự việc trên.


Giáo sư Trần Quốc Vượng có kết luận như sau :" Trước đây,cổng Hoàng thành ngoài lính còn có Thần chấn giữ 4 cửa (Thăng long tứ trấn ) và có yểm bùa hay còn làm lễ Hiến sinh .Như vậy đây là cổng thành phía Tây của La thành.Thông qua tính tương đối thống nhất giữa niên đại của Tiền và đa số đồ Gốm: Bát,hòn kê.cho thấy niên đại của địa điểm này trong khoảng thế kỷ 11 cho đến 14,thuộc vào thời Lý -Trần Việt nam hay thời Tống của Trung quốc..


.Sự trùng hợp ngẫu nhiên giữa hiện tượng sông Tô bị lở do đổi dòng và mắt nhà Vua bị đau ,đã tạo ra một lễ trấn yểm,trong đó có những bộ xương người cùng những hiện vật khác chăng.(Ở đây GS Trần Quốc Vượng muốn nhắc đến sự tích Ông Dầu bà Dầu trong chuyện cổ tích Việt nam -Người viết ).

Ðó là một phần của những gì đã đăng tải trên tờ báo.Gần đây,một người bạn của dienbatn có cho biết :Ðài truyền hình có phát tin người ta đã chuẩn bị khôi phục lại hiên trạng di vật như lúc ban đầu.


Người viết bài này lại có ý kiến khác hẳn,mong các Cao thủ trên Diễn đàn TUVILYSO cùng trao đổi :Theo thiển ý của người viết,đây là một hiện tượng chấn yểm nhằm cắt và bế Long mạch,chận đường của Khí (Khí đây là Khí trong bộ môn Phong thủy -Hoàn toàn không phải là Không khí ).Ai đã chấn yểm vị trí này và mục đích sự chấn yểm này để làm gì ?Theo thiển ý của người viết :Ðây là tác phẩm của Cao biền,Tiết độ sứ của TQ vào thế kỷ 8 -Tức là trước thời nhà Lý khoảng 200 năm.


Người viết xin được chứng minh như sau :Trước hết nói về ý kiến của GS Trần Quốc Vượng;người viết cũng đồng ý rằng đây là một sự chấn yểm sông Tô lịch,song không chỉ căn cứ vào niên đại của một số đồ Gốm nhặt được mà cho rằng sự việc xẩy ra vào thời Lý Trần.


Nếu theo Truyền thuyết "Tại sao sông Tô lịch và sông Thiên phù hẹp lại " hay truyền thuyết " sự tích Ông Dầu bà Dầu ",tác giả của sự việc trên là các vị Vua nhà Lý,nhằm trấn yểm sự Báo thù của Ông bà Dầu,thì không có sự việc sông Tô lịch và Thiên phù cứ ngày càng hẹp lại,đến nay chỉ còn là một con sông nhỏ xíu,làm nhiệm vụ thải nước bẩn cho Hà nội.Ta nhớ rằng theo sử sách sông Tô lịch ngày xưa rất rộng,trên bến,dưới thuyền,là trục Giao thông chính thủa ấy.Mặt khác thời Lý Trần có rất nhiều nhà Phong thủy Việt nam tài giỏi như :Thiền sư Ðịnh không làng Cổ pháp (Sư thọ 79 tuổi -Năm Bính tý 808 ),Sư La chân Nhân (852 -936 ),Sư Vạn Hạnh..


Theo Việt sử lược :Thành Ðại la được xây dựng vào Thế kỷ 7 có tên là Tống bình .Năm thứ 2 niên hiệu Trường khánh (Nhâm Dần -822 ),Vua Mục Tông nhà Ðường dùng Nguyên Hỷ làm quan đô hộ.Nguyên Hỷ thấy cửa thành có dòng nước ngược sợ rằng dân ở thành có ý đồ phản nghịch,liền sai Thầy bói gieo 1 quẻ.Thầy bói nói rằng :Sức ông không đủ để bồi đắp thành lớn,50 năm sau,có một người họ Cao đóng đô tại đây mà xây dựng Vương phủ .


Tới đời vua Ðường Y Tôn (841 -873 ),Cao biên được cử sang đất Việt làm Tiết Ðộ sứ.Cao biền là một con người đa hiệu: Vừa là một vị Tướng,vừa là một nhà Phù thủy,một Ðạo sĩ,cũng là một nhà Phong thủy có tài.La thành được Cao biền sửa chữa,chỉnh đốn lại cho hợp Phong thủy vào các năm :866,867,868.Theo truyền thuyết,khi Cao biền xây dựng lại Thành Ðại la,thì khu vực thi công có hiện tượng sụp lở đất.Cao biền liền tiến hành chấn yểm Thần sông Tô lịch và một số điểm khác như đền thờ Thần Bạch mã,núi Tảng viên.Sau đó công viêc xây dựng mới có thể hoàn tất.


Tới đây ta nhớ lại một truyền thuyết khác của Dân tộc Việt nam.Ðó là " Truyền thuyết Thành Cổ loa ".Tương truyền rằng khi xây dựng thành Cổ loa,An Dương Vương cũng xây mãi mà thành vẫn bị đổ.Khi đó Rùa Thần hiện ra chỉ cách cho xây và cho một cái móng chân ,lúc đó thành Cổ loa mới có thể xây dựng xong.
Về mặt địa lý,La thành và Thành Cổ loa cách nhau không xa (Theo đường chim bay chỉ vài chục km ).
Tới đây, ta buộc phải tự đặt câu hỏi : Có gì trùng hợp giữa hiện? tượng sụp đất của Thành Cổ loa,sự sụp đất của thành Ðại la và sự sụp lở đất không thể khắc phục được trên công trìng nạo vét sông Tô lịch


Qua hai Truyền thuyết trên,bỏ qua các sự việc có tính chất dị đoan,chúng ta phải chấp nhận một sự thực là :Vùng đất từ đầu nguồn sông Tô lịch kéo dài đến Cổ loa -Đông anh HÀ NỘI là một vùng đất có địa tầng địa chất không ổn định.Ta cũng cần phải nhớ rằng :Núi Tản viên nằm ở hướng Tây Hà nội.

Trở lại,đạo Bùa tìm thấy trên lòng sông Tô lich,có rất nhiều lý do để có thể kết luận rằng :Đó là tác phẩm của Cao biền ,chứ không phải là của các nhà vua Lý.Tác phẩm đó là của Cao biền đời nhà Đường,thuộc về Cao biền thế kỷ 9,tức là trước thời các nhà Lý khoảng 200 năm (Lý thái Tổ -Năm 1010 ).Nếu xét về niên đại của cổ vât tìm thấy,thì trong khoảng 200 năm các cổ vật trên cũng không có sự thay đổi nhiều.Cũng không loại trừ trường hợp,các cổ vật trên rớt xuống lòng sông thời gian sau, khi Cao biền chấn yểm.

http://www.vietlyso.com/forums/showthread.php?t=5673

(4). Tháng 11 năm 1922, nhà khảo cổ nổi tiếng nước Anh, ngài Hôvađơ Catơ, sau 7 năm thăm dò tìm kiếm đã phát hiện và mở cửa lăng mộ Pharaông Tutancamôn tại vùng thung lũng Đế vương; Từ trong đó đã đào được hơn 5.000 hiện vật gồm có châu báu, đồ trang sức, quần áo, binh khí, công nghệ phẩm, dụng cụ gia đình,... Thành công đó đã làm chấn động thế giới. Ngày 18 tháng 2 năm sau, khi công việc khai quật đang đứng trước thắng lợi mới, huân tước Canaphen, người đã đầu tư rất nhiều tiền của giúp Catơ tiến hành công việc, đi vào trong hầm mộ và sau đó bỗng mắc bệnh nặng, rồi qua đời. Chị gái của ông ta, trong hồi kỹ đã viết rằng: "Trước lúc chết, ông bị sốt cao và luôn miệng kêu gào: Tôi đã nghe tiếng thở của nó, tôi phải cùng đi với nó đây!".


- Cách đó không lâu sau, một nhà khảo cổ khác, ngài Môsơ trong khi khai quật đã giúp đẩy đổ bức tường đá chủ yếu trên đường vào hầm mộ cũng qua đời vì mắc phải một chứng bệnh lạ giống như thần kinh rối lọan. Đaoglat chuyên gia chiếu chụp X quang cho xác ướp Pharaông, không bao lâu cũng trở thành vật hy sinh cho các lăng mộ Pharaông, ông ta ngày càng suy nhược và qua đời. Trong 2 năm sau khi khai quật lăng mộ đó, có tới 22 người trong đội khai quật chết một cách bí ẩn, không rõ nguyên nhận Từ đó tin tức về việc Pharaông làm chết người lan truyền khắp nơi. Lời bùa chú trên bia mộ càng khiến người ta phân vân khó nghĩ...

Nhiều người giải thích khác nhau. Họ cho rằng những người trên chết vì trúng độc, nhưng độc là một chất dễ khám phá nhưng không ai cho biết là chất gì. Vì vậy đa số tin rằng những nhà khảo cổ và những người tham gia việc khám phá Kim Tự tháp chết là do bùa chú, thần linh trấn ngự nơi đấy.


- Năm 1924, nhà sinh vật học người Ai Cập quốc tịch Anh ngài Oaitơ, đưa theo một số người hiếu kỳ đi vào hầm mộ. Điều khiến người ta khiếp sợ là, sau khi vào tham quan về, ông ta treo cổ tự tử. Trước lúc chết, ông ta cắn đầu ngóntay viết thư để lại, nói rằng cái chết của ông ta là do bùa chú của lăng mộ Pharaông tạo ra, bản thân rất hối hận, nên phải ôm lòng ân hận ấy đi gặp thượng đế. Điều khiến người ta kinh ngạc và khó hiểu hơn nữa là cái chết của giám đốc nhà bảo tàng Cairo, ông Khamin, Maihơlairơ.

Xưa nay Khamin không hề tin lời bùa chú của lăng mộ Pharaông lại có thể linh nghiệm. Ông ta nói: "Cả đời tôi đã từng nhiều năm giao thiệp với xác ướp và lăng mộ cổ Ai Cập. Chẳng phải tôi vẫn đang sống mạnh khỏe đấy ư?". Thế nhưng sau khi nói lời đó chưa đầy 4 tuần, ông bỗng nhiên mắc bệnh và qua đời. Lúc đó ông ta còn chưa đầy 52 tuổi. Hơn nữa người ta còn phát hiện ra rằng, cùng ngày ông qua đời, trước lúc chết, ông vẫn chỉ huy một đội công nhân đóng gói một lô hiện vật quý giá, mà lô hiện vật đó được khai quật và thu lượm từ lăng mộ Pharaông Tutancamông. Tất cả những điều đó khiến cho truyền kỳ về Pharaông càng được phủ thêm bức màn đen bí ẩn.

http://forum.vuilen.com/showthread.php?t=72884





No comments:

Post a Comment