Pages

Saturday, December 25, 2010

ASIA PROGRAMS * ĐẠI HỌC VIỆT NAM



http://www.scribd.com/doc/19695726/Vietnam-Higher-Education-Crisis-and-response-Reviewed-by-Harvard-Kennedy-School-



ASIA PROGRAMS
79 John F. Kennedy Street, Cambridge, MA 02138
Tel: (617) 495-1134 | Fax: (617) 495-4948

Thomas J. Vallely
thomas_vallely@harvard.edu
&
Ben Wilkinson
ben_wilkinson@harvard.edu

NỀN GIÁO DỤC ÐḀI HỌC : KHŰNG HOÃNG VÀ ÐÁP ỨNG

I. Nhìn chung

Phúc trình ngắn này nhằm cung cấp cho các thành viên người Mỹ của Ủy Ban song phương về giáo dục đại-học với một phân tách cùng quan điểm về cuộc khủng hoảng trong nghành giáo dục đại-học Việt Nam. Chúng tôi bắt đầu phân tích tầm quan trọng của cuộc khủng hoảng và nguyên nhân gốc của nó. Tiếp theo, chúng tôi xem xét các yếu-tố chính - Chính phủ Việt Nam, nhân dân Việt Nam, và cộng đồng quốc tế - đã đáp ứng tình hình ra sao. Chúng tôi kết luận bằng cách nhấn mạnh tầm quan trọng của sự đổi mới thể chế như một thành phần cần thiết của một nền tảng cải cách hiệu quả. Một bài thảo luận ngắn về giáo dục đại-học và khoa-học Việt Nam của một nhà khoa học Việt nổi tiếng được bao gồm như là tài liệu tham khảo trong một phụ lục.


Biên bản này dựa trên kinh nghiệm xây dựng và điều hành các Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright của Harvard , một trung tâm công giảng dạy và nghiên cứu tại thành phố Hồ Chí Minh.1
Hiện nay Viện Ash là một thành viên trong một dự án nghiên cứu dẫn đầu bởi The New School nhằm nghiên cứu các cản trở về thể chế trong việc cải cách giáo dục đại học ở Việt Nam.
--------

1 Chương trình Việt Nam nằm trong Chương Trình Châu Á của Viện Ash
thuộc trường Kennedy.
Sứ mệnh của viện Ash là thúc đẩy cải tiến trong chính sách chính phủ và công cộng. Tại Châu Á Thái Bình Dương, điều này được thực hiện thông qua các sáng kiến rộng rãi tại Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác.



II. Kích thước của cuộc khủng hoảng

Thật khó để có thể phóng đại mức độ nghiêm trọng của những thách thức đối đầu với Việt Nam trong nền giáo dục đại học . Chúng tôi tin rằng nều không có cải cách cấp bách và cơ bản cho hệ thống giáo dục đại học , Việt Nam sẽ không đạt được tiềm năng to lớn của nó.2 Sự phát triển kinh tế của Đông và Đông Nam Á cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa phát triển và giáo dục đại học .

Mặc dù mỗi quốc gia thịnh vượng nhất trong khu vực-Hàn Quốc, Đài Loan, các quốc gia thành phố , và gần đây Trung Quốc đã đi theo con đường phát triển riêng tư, ý chí duy nhất nhằm theo đuổi ưu hạng về giáo dục đại học và khoa học là chủ đề chung trong sự thành công của họ. Việc tương đối ít thành công hơn của các nước Đông Nam Á-Thái Lan, Philippines, và Indonesia- cung cấp một lời cảnh cáo. Các nước này nói chung không đạt được sự xuất sắc trong giáo dục đại học và khoa học và họ đã thất bại trong việc phát triển nên nền kinh tế tiên tiến. Việc này báo trước không tốt cho tương lai là nền đại học Việt Nam thậm chí còn tụt thua xa so với các nước Đông Nam Á láng giềng tầm thường .

*****

2
Về phương diện phân tích và so sánh có hệ thống những thách thức đối với chính sách của Việt Nam, xem "Thành công về chọn lựa: Sự phát triển của khu vực Đông Á và Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam " tại
http://www.innovations.harvard.edu/showdoc.html?id=98251.


Bảng 1. Ấn phẩm trong Peer-Review tạp chí, 2007

Tổ chức Quốc gia Ấn phẩm

Đại học Seoul National Nam Hàn 5,060

Đại học National Singapore Singapore 3,598

Đại học Bắc Kinh Trung Quốc 3,219

Đại học Fudan Trung Quốc 2,343

Đại học Mahidol Thái Lan 950

Đại học Chulalongkorn Thái Lan 822

Đại học Malaya Malaysia 504

Đại học Việt Nam Việt Nam 220

Đại học Quốc Gia Việt Nam Việt Nam 52
(Hanoi và TP HCM)

Học viện Việt Nam Khoa học Việt Nam 44
và Công nghệ

Nguồn: Chỉ số Trích dẫn Khoa học mở rộng, Thomson Reuters

Việt Nam thậm chí còn thiếu một trường đại học duy nhất với danh tiếng được công nhận. Không một tổ chức Việt nào xuất hiện trong bất kỳ bảng xếp hạng được sử dụng rộng rãi (dù có bị tranh cải) của các trường đại học hàng đầu châu Á. Về phương diện này Việt Nam khác xa thậm chí cả các nước Đông Nam Á mà đa số ít nhất cũng tự hào có được một số ít tổ chức ưu hạng. Các trường đại học của Việt Nam chủ yếu là bị cô lập khỏi trào lưu kiến thức quốc tế, như tình trạng yếu kém trong Bảng 1 cho thấy và như giáo sư Hoàng Tụy nhấn mạnh trong bài tiểu luận của mình.3


**********
3

Hệ thống đại học Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều bởi hệ thống của Liên Xô, trong đó các trường đại học chủ yếu chỉ là các tổ chức để giảng dạy , trong khi việc nghiên cứu thì được thực hiện bởi các viện nghiên cứu. Chính phủ Việt Nam đang nỗ lực để thúc đẩy việc nghiên cứu tại trường đại học. Những nỗ lực này đã gặp ít thành công, vì các lý do sẽ thảo luận dưới đây. Như Bảng 1 cho thấy, các viện nghiên cứu của Việt Nam cũng không thành công mấy.

Các trường đại học Việt Nam không cung cấp được thành phần có học mà nền kinh tế và xã hội của Việt Nam đang cần. Các khảo sát tiến hành bởi các hiệp hội liên chính phủ đã tìm thấy rằng 50 phần trăm sinh viên tốt nghiệp đại học Việt Nam không thể tìm được việc làm trong lãnh vực chuyên môn của họ, bằng chứng cho thấy các khác biệt giữa lớp học và các nhu cầu của thị trường quả rất lớn. Với hơn 25 phần trăm chương trình học dành cho các môn học bắt buộc nhằm nhồi sọ chính trị, thật qua không gì là ngạc nhiên sinh viên Việt Nam không được chuẩn bị tốt cho cả cuộc sống chuyên nghiệp lẫn học đại học ở nước ngoài.


Cái gương Intel khó khăn cực kỳ để thuê các kỹ sư cho cơ sở sản xuất của mình tại Thành phố Hồ Chí Minh là điển hình . Khi công ty cho thi đánh giá thử nghiệm với 2.000 sinh viên CNTT Việt Nam thì chỉ có 90 thí sinh, hay 5%,đủ điểm đậu, và trong nhóm này chỉ có 40 đủ thành thạo tiếng Anh để được thuê. Intel khẳng định rằng đây là kết quả tồi tệ nhất họ đã gặp phải trong bất cứ nước nào họ đầu tư. Các nhà đầu tư Việt Nam và quốc tế trích dẫn vấn đề thiếu công nhân và quản lý lành nghề là một cản trở chính yếu cho việc mở mang. Chất lượng kém của giáo dục đại học có một hệ quả khác: ngược lại với các đồng nghiệp Ấn Độ và Trung Quốc của mình, chuyên viên Việt Nam thường không thể cạnh tranh dành các chổ trống của các môn học nổi tiếng ở Hoa Kẏ và Âu châu

Bảng II. Chỉ số đổi mới

Quốc gia Bằng sáng chế Trao tặng trong năm 2006

Hàn Quốc 102,633
Trung Quốc 26,292
Singapore 995
Thái Lan 158
Malaysia 147
Việt Nam 0

Nguồn: Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới năm 2008 Tổng kết Thống kê

III. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng

A. Di sản lịch sử

Những vấn đề Việt Nam phải đối mặt trong giáo dục đại học ngày hôm nay là một phần hậu quả của bi kịch lịch sử đất nước hiện đại. Chế độ thực dân Pháp cai trị Việt Nam từ nửa sau của thế kỷ XIX cho đến năm 1945 đã đầu tư rất ít vào nền giáo dục đại học, ngay cả khi so với chính quyền thuộc địa khác. Kết quả là Việt Nam đã bỏ lỡ những làn sóng đổi mới thể chế về giáo dục đại học đã xẩy ra trong phần lớn châu Á vào đầu thế kỷ 20, khi nhiều đại học hàng đầu đã được thành lập. Kết quả là, sau khi độc lập Việt Nam đã có rất ít đại học căn bản làm nền móng để xây dựng. (Điều này trái ngược hoàn toàn với Trung Quốc, nỏi mà thậm chí ngày nay, hầu hết các trường đại học hàng đầu đều đã được thành lập trước cuộc cách mạng.) Thời kỳ này đã bị hoen ố trước là bởi chiến tranh và sau đó bởi một kỷ nguyên cai trị hà khắc theo xã hội chủ nghĩa, đã không thuận lợi để xây dựng các đại học cho có chất lượng cao hơn.

B. Quản trị
Nguyên nhân chính của cuộc khủng hoảng hiện nay là thất bại sâu xa về quản trị. Các trường đại học nổi tiếng, từ Boston đến Bắc Kinh, đều có các đặc tính căn-bản mà hiện còn thiếu ở Việt Nam.
4

Tự chủ: Các đại-học Việt Nam đều là đối tượng của một hệ thống tập trung kiểm soát từ cấp cao. Chính quyền trung ương quyết định bao nhiêu sinh viên có thể ghi danh, và (ở trường hợp của các trường đại học công lập) lương giảng viên là bao nhiêu. Ngay cả đến những quyết định cốt lủy đến hoạt động của một trường đại học như thúc đẩy các giảng viên cũng bị trung ương kiểm soát. Hệ thống này khiến các trường đại học và viện nghiên cứu không thích cạnh tranh hoặc đổi mới. Thù lao dựa trên thâm niên, và tiền lương chính thức thấp đến nổi các giáo sư đại học phải dạy chuôi để sống qua ngày . Trái ngược với Trung Quốc, Việt Nam không ưu đãi các người Việt Nam có bằng cấp cao của nước ngoài .

Bằng khen dựa trên lựa chọn:Tham nhũng lan tràn và ai cũng biết rằng bằng cấp và các chức tước đều có thể mua được .5 Hệ thống nhân sự đại học rất mù mờ và các quyết định thăng cấp đều thường căn cứ nơi tiêu chuẩn không dính líu gì tới khã năng trí thức chẳng hạn như thâm niên, gia đình và gốc tích chính trị, cùng với các liên hệ quen biết cá nhân. Các phân khoa và các cấp trưởng về quản trị thường bị thống trị bởi các cá nhân được đào tạo ở Liên Xô hoặc Đông Âu mà không nói được tiếng Anh, và trong không ít trường hợp, lại thù địch với các đồng nghiệp trẻ tốt nghiệp phương Tây.


******
4
Phân tích của chúng tôi về những thất bại quản trị ở Việt Nam đã bị ảnh hưởng bởi những phát hiện của Nhóm công tác về Giáo dục Đại học, được triệu tập bởi Ngân hàng Thế giới và UNESCO và đồng chủ trì bởi Giáo sư Henry Rosovsky của Harvard và Mamphela Ramphele, Giáo sư của Đại học Cape Town. Trong phần báo cáo cuối cùng, Nguy hiểm và Hứa Hẹn: Những thách thức của nền giáo dục đại học, ở các nước đang phát triển, Nhóm công tác kết luận rằng việc quản trị thường là cản trở chính để đem lại kết quả tốt hơn. (Có sẵn tại
http://www.tfhe.net.) Giáo sư Rosovsky là một cố vấn của Viện Ash về chương trình đổi mới thể chế tại Việt Nam.

5
Cần phải nhấn mạnh có một bộ phận trong hệ thống đại học không bị tham nhũng và bè phái ảnh hưởng là các kỳ thi vào đại học. Chính quyền đã bỏ nhiều tài lực đáng kể để bảo đãm cho việc thi cử đươc tốt. Kết quả là các sinh viên thi đậu đều có tài và nhiều người đã thành công trong việc tự học để bổ túc cho chương trình đã lổi thời.


Các liên kết và các tiêu chuẩn quốc tế: Kiến thức tổng quát là một nghiệp vụ không biên giới, nhưng các định chế khoa bảng Việt Nam thiếu các liên kết quốc tế có ý nghĩa. Thật vậy, các học giả trẻ được đào tạo ở nước ngoài thường xuyên nêu mối quan tâm sẽ không thể cập nhật hóa trong các lĩnh vực của họ như là một lý do tại sao họ muốn tránh làm việc trong các đại học Việt Nam. Như Giáo sư Hoàng Tụy mô tả, các đại học Việt Nam rất hướng nội và không tự đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế.

Trách nhiệm: Các trường đại học Việt Nam không bị kiểm soát bởi các thẫm quyền phát thưởng ở ngoài trường, và điều rất đáng chỉ trích, ngay cả luôn các phần hành sáng lập. Trong hệ thống công, tài trợ không có nghĩa là phải gắn liền với hiệu quả hoặc phẫm chất. Tương tự như vậy,việc tài trợ nghiên cứu của chính phủ không cần phải tranh đua và chủ yếu là một hình thức bổ sung tiền lương. Bởi vì được vào đại học là như một giấc mơ, chỉ có một phần mười trong lứa tuổi vào đại học đã được ghi danh - các trường đại học Việt-Nam không bị áp lực để đổi mới. Họ có một thị trường bị giam hãm, mà việc du học chỉ khã dỉ cho một thiểu số rất nhỏ.

Tự do về đại học đường: Ngay cả khi so sánh với Trung Quốc, Việt Nam đáng được lưu ý ở mức độ các đại học thiếu tính năng động trí tuệ.
Ngay cả khi các đại học đã dần dần được giao phó cho không gian lớn hơn, một mạng nhện đầy kiểm soát chính thức và phi chính thức cùng những hạn chế đã bảo đảm cho các đại học chết dần về phương diện trí tuệ trong khi các diễn đàn công cộng đã phát triển rực rỡ hơn.


Cuộc thảo luận ở trên có nhiều hệ quả.Trước hết, việc cản trở chính để cải thiện kết quả hệ thống giáo dục đại học không phải là chủ yếu là tài chính. Trong thực tế, như là một tỷ lệ phần trăm của Gross Domestic Product (Tổng Sản Phẫm Trong Nước), Việt Nam tốn nhiều tiền cho việc giáo dục hơn nếu so với nhiều nước khác trong khu vực. Con số này không bao gồm các khoản tiền lớn mà gia đình Việt Nam đầu tư vào việc giáo dục con em của họ, trong quốc nội hay khi du học. Làm thế nào tiền được chi tiêu là một vấn đề khác.Thứ nhì, việc đầu tư về du học không đủ để cải thiện hệ thống. Trừ khi môi trường chuyên nghiệp được thay đổi toàn diện, thì sẽ có một số rất ít người Việt được đào tạo nước ngoài sẽ trở về với đại học.

IV. Câu trả lời

A. Chính sách của Chính Quyền

Phần nhiều trong giai đoạn từ 1986 khi Việt Nam bắt tay vào đổi mới, quá trình về cải cách kinh tế và tự do hóa, tốc độ cải cách trong giáo dục đại học đã bị tê cứng. Trong thời gian này chất lượng bị đình trệ đến mức mà một số nhà khoa học Việt Nam nghỉ là chất lượng giảng dạy trong các lĩnh vực trọng tâm như các ngành khoa học cơ bản đã giảm.

6

Trong ba năm qua chính phủ đã dành một ưu tiên cao hơn về cải cách giáo dục. Năm 2005, chính phủ đã thông qua Nghị quyết 14 tuyên bố chính sách nhằm "đổi mới giáo dục đại học một cách bao quát " vào năm 2020. Đây là một bước ngoặt, kêu gọi cải cách , bao gồm cả quyền tự chủ cao hơn về thể chế và cơ chế lựa chọn dựa trên khã năng nhiều hơn. Trong khi khó để đánh giá tác động của Nghị quyết 14 về quá trình hoạch định chính sách, nhưng tốc độ của sự thay đổi vẫn còn chậm.


Gần đây hơn, chính phủ đã công bố một sáng kiến thành lập một loạt các định chế mới với các thành viên quốc tế và đã bày tỏ sẵn sàng cam kết vốn vay từ những chủ nợ đa phương như Ngân hàng Thế giới. Trong khi chính sách này công nhận nhu yếu xây dựng định chế mới cho đại học, nhiều câu hỏi vẫn tồn tại. Thẫm quyền Việt Nam về giáo dục đại học vẫn giữ cứng cách nhìn "nhà nước-trung tâm" về giáo dục đại học mà theo đó các chính phủ, chứ không phải các định chế, là những đối tác chính.


Cách giải quyết này này đặc biệt không thích hợp để làm việc với các hệ thống phân quyền sâu xa của Mỹ mà theo đó cá nhân các trường đại học là những đối tác chính và vai trò của chính phủ thì hạn chế. Thứ hai, chính phủ đã hiển thị một tâm lý "kế hoạch tập trung" trong việc thiết kế các sáng kiến nhằm phát triển thể chế , kể cả việc quyết định trước các lĩnh vực trong đó mỗi trường đại học mới sẽ chuyên chú (đề xuất ban đầu gợi ý cho thấy một chú tâm rõ rệt về các ngành liên quan đến khoa học và kỷ nghệ, có thể cả tới việc loại trừ các khoa nhân văn và nhiều khoa học xã hội ). Thứ ba, mặc dù sáng kiến này được xác định trên khái niệm rằng các đối tác quốc tế sẽ cung cấp quản trị viên và giảng viên, việc tài trợ vẫn không gì chắc chắn; không rõ vốn vay từ các nhà tài trợ đa phương có sẽ được dùng để trả cho các đối tác quốc tế hay không. Cuối cùng, vẫn chưa rỏ ràng là các tổ chức mới này sẽ thực sự được tự trị bao nhiêu.7

B. Exchange
Người Việt đã đi du học nước ngoài với số lượng ngày càng lớn từ năm 1986. Trong những năm đầu năm của đổi mới, hầu hết đều du học theo các chương trình học bổng song và đa phương như các chương trình Fulbright, Ngân hàng Thế giới, v. v. . . Khi xã hội Việt Nam đã trở nên giàu có thì các gia đình Việt đã bắt đầu tự tài trợ việc học của con em họ. Những năm gần đây đã chứng kiến một sự gia tăng đặc biệt việc các sinh viên sang Mỹ học; theo Viện Phụ Trách

********

6 Trong những năm gần đây các đại học tư đã phát triển mạnh. Tuy nhiên, các tổ chức này vẫn còn chịu nhiều kiểm soát như các trường đại học công lập. Hầu như tất cả là kinh doanh kiếm lời và đều dựa vào học phí như lợi tức nên chất lượng nói chung đều thấp.


7 "Đại học Việt Nam Đức" là trường đầu tiên được mở ra thuộc loại này . Nó được mô tả như là một chương trình chung của chính phủ Việt Nam và Đức.
về Giáo Dục Quốc Tế, Việt Nam đứng trong số hai mươi các quốc gia hàng đầu gửi sinh viên sang Mỹ. Các kinh tế gia Việt ước tính các gia đình Việt chi tiêu ít nhất một tỷ đô la Mỷ cho mổi năm học ở nước ngoài của con em.


Việc du học là một đáp ứng quan trọng đối với cuộc khủng hoảng trong giáo dục đại học Việt Nam, nhưng nó không có phải là một giải pháp. Trước hết, du học chỉ là một giải pháp cho một thiểu số rất nhỏ hoặc có khả năng trả tiền hoặc may mắn giành được một học bổng. Hiện có một hố ngăn cách càng ngày càng sâu rộng giữa thành thị và nông thôn, và giữa một tầng lớp giàu có với đa số lớn những người vẫn còn nghèo. Việt Nam là một nước rộng và không thể "thuê các đại học nước ngoài" để phụ trách nền giáo dục đại học.

Thứ hai, khi mà các đại học Việt Nam tiếp tục chỉ có những điều kiện kinh khủng để làm việc và những khuyến khích không gì là hấp dẫn, các du học sinh sẽ tiếp tục không về phụ trách chương trình đại học. Các cuộc thăm dò không chính thức trong số sinh viên Việt Nam tốt nghiệp tại Mỹ cho thấy một đa số lớn sẽ không trở về các đại học Việt Nam, nhưng sẽ xem xét lại việc này nếu môi trường chuyên nghiệp được hấp dẫn hơn.

C. Đóng góp quốc tế
Các nhà tài trợ quốc tế đã hỗ trợ trao đổi cá nhân trong nhiều năm. Theo yêu cầu của Chính phủ Việt Nam, các nhà tài trợ hiện đang đầu tư mạnh vào hệ thống giáo dục đại học. Chúng tôi nhận thấy là các nỗ lực của họ trong lĩnh vực này đã không hiệu quả bởi vì họ đã làm được rất ít, nếu không nói là không làm gì cả để giải quyết các vấn đề do chính phủ gây ra. Nhân quỹ đã không được trao theo tiêu chuẩn phải cạnh tranh, và các nơi nhận tiền đã báo cáo là họ đã không có quyền quyết định về cách chi tiêu.


Các trường đại học quốc tế được khuyến khích thành lập các chương trình đào tạo tại Việt Nam, hoặc độc lập hoặc (thường nhất) phối họp với các đại học trong nước. Với vài ngoại lệ, các sáng kiến này đều nhằm sinh lợi và kết quả là chỉ tập trung vào một số ít ngành nghề thực dụng nhằm đáp ứng các nhu cầu đang có (như tiếp thị, quản lý, lập trình máy vi tính, v.v. . .). Việc nhận ghi danh phần lớn dựa vào khả năng trả học phí, và vì vậy nằm ngoài khả năng của đa số. Nếu ráng nói tốt thì có thể cho là chúng phụ trách một lĩnh vực riêng trong hệ sinh thái về giáo dục đại học. Chúng không thỏa mãn nhu cầu nâng cao chất lượng về giáo dục.


Chính phủ rất muốn thu hút sự tham gia của các trường đại học hàng đầu quốc tế, đặc biệt là Mỹ. Chúng tôi đã lập luận rằng có ít nhất ba điểm chính để thực hiện mục tiêu này. Trước hết, Chính phủ phải nhận thức là các trường đại học sẽ không vào Việt Nam trong vai trò của các nhà đầu tư. Hơn nữa, trong cuộc đua tranh toàn cầu về tài năng, các đại học Mỹ thường được đánh giá cao để hợp tác.

Đặt thẳng vấn đề thì có nghĩa là Việt Nam phải sẵn sàng để chi. Thứ hai, và cũng không kém phần quan trọng , chúng tôi đã nhấn mạnh các đại học có uy tín sẽ không nhân nhượng về tiêu chuẩn giáo dục của họ và chính phủ phải cam kết tuyệt đối để quản trị tốt, bao gồm cho phép thêm tự do về đại học đường và về tự trị hơn là như hiện nay đang có tại Việt Nam. Thứ ba, bởi vì hệ thống giáo dục hậu trung học của Mỹ rất là tản quyền, nên chính phủ Mỷ dĩ nhiên giữ một vai trò hạn chế hơn, chỉ nhằm cách thúc đẩy sự tham gia của các đại học Mỹ.

IV. Kết luận: Nhu cầu đổi mới thể chế

Để cải thiện nền giáo dục đại học Việt Nam, cần phải có nhiều cải cách tòan diện. Tuy nhiên, cải tổ nền giáo dục đại học là một tiến trình trường kỳ. Đó là lý do tại sao chúng tôi tin rằng Việt Nam phải xây dựng một định chế mới về giáo dục đại học mà ngay từ ban đầu phải kết hợp tính cách quản trị tốt vào sắc thái DNA về tổ chức của họ.8 Nỗ lực này sẽ có tác động biến đổi nền giáo dục đại học Việt Nam.

Một tổ chức mới sẽ có thể cung cấp một nơi làm việc hấp dẫn đối với các học giả và khoa học gia trẻ Việt Nam mà hiện đang không quan tâm đến việc tiếp tục sự nghiệp tại Việt Nam. Thứ nhì, một tổ chức mà sẽ là mô hình cho các trường đại học khác có thể học hỏi và thi đua, cũng như là một nguồn cạnh tranh lành mạnh và rất đang cần. Chúng tôi tin rằng Lực Lượng Phụ Trách về Giáo dục Đại học đang ở vị trí riêng biệt để khã dỉ vừa có thể thúc đẩy quá trình cải cách ở Việt Nam bằng cách phát triển một lộ trình hữu lý và vừa hành động tích cực cho việc cải cách thể chế.

************

Phụ lục I.
Giáo sư Hoàng Tụy được phần đông coi là một trong những khoa học gia thành tựu nhất ở Việt Nam trong thế kỷ 20. Là một nhà toán học, ông đã viết nhiều bài được phát hành rộng rãi trong các tạp chí quốc tế và đã có một định lý mang tên ông. Giáo sư đã nổi tiếng như một trong những nhà phê bình sắc bén nhất của nền giáo dục đại học và khoa học Việt Nam . Tiểu luận sau đây được đăng trên Tia Sáng, một tạp chí của Bộ Khoa học và Kỷ thuật Việt Nam. Bài đã được dịch từ Việt ngữ bỡi Chương trình Việt Nam của Harvard.

Năm Mới, Chuyện Củ
Một vài tháng trước đây, trong bài phát biểu trước Quốc hội để tuyên bố từ chức, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải thừa nhận rằng họ đã thất bại về giáo dục và khoa học. Và một vài tuần trước đây, Lý Quang Diệu, chính trị gia xuất sắc của Singapore, nhắc nhở chúng ta rằng sự thành công trong giáo dục là một điều kiện tiên quyết cho sự thành công kinh tế.

************


8 Chúng tôi đã đề nghị với chính phủ Việt Nam nên thánh lập một ủy ban gồm các trường đại học Mỹ để xây dựng một đại học về nghiên cứu, mà khởi đầu
nhằm cung ứng giáo dục đại học và sau đó, từ từ cung cấp giáo dục hậu đại học.

Trong không khí nhộn nhịp của việc gia nhập WTO và các chuẩn bị cho việc hội nhập với quốc tế, chúng tôi hy vọng các ý kiến từ hai nhà lãnh đạo này sẽ như một luồng điện giật mới cho nền khoa học và giáo dục Việt Nam .
Sự trì trệ vô tận trong khoa học và giáo dục Việt Nam mà đã xẩy tại trong nhiều năm qua thực sự là một thực tế khách quan khã dỉ dễ thấy được. Nhưng đây là lần đầu tiên trong một quá trình dài mà sự thật này đã chính thức được công nhận bởi các quan chức cao cấp nhất trong chính phủ. Nếu chúng ta trung thực với bản thân và không tự ru ngủ với những thành tựu ảo hay phóng đại, một điều kiện tiên quyết cho sự thành công, thì nhận định của vị cựu Thủ tướng không nên làm cho chúng ta bi quan, nhưng ngược lại, đã cho chúng ta một niềm tin hơn trong tương lai của nước ta. Đó là bởi vì nó cho chúng ta biết rõ ràng hơn, là chúng ta đang ở giai doạn nào và những gì chúng ta cần phải làm gì để bù đắp cho thời gian đã mất mát.


Sự phát triển như sấm sét của Singapore từ trạng kém phát triển đển hiện đại hóa chỉ trong vòng ba hoặc bốn thập niên nhờ chủ yếu tập trung vào giáo dục. Do đó, lời cố vấn của họ đúng là có tính cách thuyết phục hơn bất kỳ lý thuyết nào. Chúng ta phải thừa nhận rằng đã có các nhà lãnh đạo sáng suốt mà đã hiểu được tầm quan trọng của việc phát triển nền giáo dục, khoa học và kỷ nghệ và đã xem đó như là một "ưu tiên quốc gia." Tuy nhiên, việc thực hành trong những năm qua cho thấy rằng quả không phải dễ để biến ưu tiên này thành hành động. Trong khi các tuyên bố và nghị quyết về chính sách nhấn mạnh vào ưu tiên này, đã có quá nhiều chính sách về khoa học và giáo dục mà trong thực tế, đã phản ảnh một tinh thần khác hẳn. Chúng tôi hy vọng lần này rằng hai tuyên bố hiệp đồng này từ hai chính trị gia Việt Nam và Singapore sẽ là một tiếng chuông cảnh tỉnh cho các công chức trong mọi lĩnh vực để họ quyết tâm cam kết mạnh mẽ hơn cho tiến trình phát triển khoa học và giáo dục vì lợi ích của sự thịnh vượng quốc gia.

1. Nhu cầu của một tầm nhìn chiến lược.

Tiền không phải là trở ngại lớn nhất để nâng cao nền giáo dục và khoa học. Sự suy đồi của nền khoa học và giáo dục của chúng ta không phải do thiếu tiền mà là do chúng ta không biết phải làm gì hoặc làm thế nào để quản lý. Khoa học và giáo dục là một hệ thống phức tạp mà chỉ có thể được quản lý tốt khi các nét đặc trưng được hoàn toàn thấu hiểu và cung cấp dữ kiện qua kinh nghiệm của thế giới và của các thế hệ trước. Quan trọng hơn hết là một tầm nhìn chiến lược nhắm vào các mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài, chiều hướng, nhu cầu, khã năng cần thiết cho các khuynh hướng phát triển, hướng dẫn lý tưởng, và một tiến trình chung về hành động; điều này tạo thành một triết lý khoa học và giáo dục trong thế giới ngày nay.

Nếu thiếu một tư duy có hệ thống và một tầm nhìn chiến lược bao quát, thì ta có thể dễ dàng bị bận rộn với những việc không quan trọng và với cách giải quyết cấp thời, luôn luôn không ngừng "cải cách" một cách rời rạc mà lại mâu thuẩn, gây nên những chi phí lớn nhưng kết quả chỉ là làm phức tạp thêm một hệ thống đã từng bị tê liệt và không có sức sống. Với sự kiện là thế giới ngày nay đổi thay rất nhanh, việc phát triển khoa học và giáo dục đòi hỏi những nhà lãnh đạo không những chỉ có thiện chí và trung thực mà còn phải có khả năng nhận thức được mau lẹ nhu cầu đổi thay cũng như biết suy nghĩ một cách sáng tạo để tìm ra được chiến lược phát triển thích ứng nhất .

2. Các lỗi lầm về hệ thống phải được sữa chữa.

Không ở đâu mà bốn đức tính cần cù, hiệu quả, chân thật, và thanh-liêm lại cần thiết hơn là với giáo dục và khoa học. Một hệ thống giáo dục và khoa học mà thiếu các nguyên tắc đạo đức sẽ, tất nhiên, không hoạt động y như đòi hỏi và, sớm hay muộn, sẽ đình trệ. Các điều chỉnh nội bộ nho nhỏ căn cứ trên một cơ chế quản lý bằng báo cáo sẽ không thể cứu cả hệ thống, thay vào đó, cách duy nhất để cứu hệ thống khỏi khủng hoảng là phải tìm cho ra để sửa chữa các lỗi lầm. Vậy thì những lầm lỗi nào đã làm cho nền khoa học và hệ thống giáo dục của chúng ta thiếu chuyên cần, hiệu quả, trung thực và thanh liêm?

Câu hỏi này nên được nêu lên không chỉ cho khoa học và giáo dục mà còn luôn cho toàn bộ nguồn máy nhà nước. Những lỗi này cho đến nay đã vô hiệu hóa các chương trình chống tham nhũng của chúng ta. Chìa khóa nằm ngay ở nghịch lý lương phạn/thu nhập: lương chính thức chỉ là một phần rất nhỏ của những lợi tức ngoài lương phạn. Khi điều này xảy ra, lẻ dĩ nhiên các nhà khoa học và giáo dục sẽ dành tất cả trí tuệ và tài năng của mình để theo đuổi nguồn lợi tức ngoài tiền lương, một loại lợi tức mà lại được phân phối một cách hỗn loạn và bất công, và không thể được kiểm toán rỏ ràng, và cũng là nghuyên nhân của nhiều tệ nạn mà mọi người đều biết rỏ. Tại sao điều này được gọi là một lỗi lầm về hệ thống?

Bởi vì nghịch lý lương phạn/thu nhập chi phối và bóp méo tất cả các mối quan hệ trong hệ thống. Nó xấu tới mức mà nếu tăng lương cho đủ sống mà không sửa lỗi lầm thì vẫn không cải thiện được tình hình. Lỗi lầm về hệ thống này đã tạo ra những mối quan hệ mà với thời gian đã trở thành một phần cấu trúc ngay cả của hệ thống, khiến cho sau khi sửa chữa lỗi thì cũng sẽ phải chờ một thời gian, và ngay cả có thể sẽ phải sửa thêm các lỗi bổ sung, trước khi hệ thống bắt đầu hoạt động được bình thường trở lại.


Cuối cùng thì, loại bỏ nghịch lý lương phạn/thu nhập là điều kiện tiên quyết để bảo đảm cho các đặc điểm về chuyên cần, hiệu quả, chân thật và thanh liêm và do đó cải tiến được các tiêu chuẩn về khoa học và giáo dục. Tôi sẽ dám khẳng định là ngày nào mà nghịch lý còn thì ngày đó nền khoa học và giáo dục của chúng ta vẫn sẽ là một thất bại. Tất nhiên, sữa đổi nghịch lý là khả thi về tài chính, nhưng về khía cạnh ý thức hệ thì khá khó khăn bởi nó ảnh hưởng đến một số đáng kể cán bộ đang hưởng thụ qua việc cai trị không minh bạch. Nói chung, câu hỏi là: chúng ta có thực sự cam kết gây dựng nên một hệ thống khoa học và giáo dục vững mạnh tráng kiện? Câu hỏi phải được trả lời một cách trung thực.

3. Phải suy nghĩ theo quan niệm toàn cầu.

Nếu chúng ta muốn thắng trong một thế giới toàn cầu hóa, tất cả suy tư và hành động của chúng ta phải tuân theo các quy luật chung của trò chơi. Chúng ta phải hướng theo và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động nếu chúng ta muốn hợp tác và cạnh tranh. Thật không may, là từ việc đào tạo tiến sĩ , đến việc lựa chọn giáo sư, hay ấn định tiêu chuẩn để định lượng một công trình khoa học, một nhà khoa học, hoặc một đại học ... chúng ta sử dụng những tiêu chuẩn riêng hoàn toàn không giống với những gì được áp dụng ở các nơi khác.


Thậm chí chúng ta có những công trình khoa học và luận án tiến sĩ trong các lĩnh vực quan trọng đối với quốc tế như về khoa học căn bản, kinh tế, v. v. . . mà sẽ không đáng giá hơn các tấm giấy dùng để in chúng nếu xét qua tiêu chuẩn quốc tế.

Nhiều giáo sư của chúng ta không xứng đáng với địa vị mình và một số lớn ở xa dưới các tiêu chuẩn cơ bản quốc tế. Trớ trêu thay, có nhiều người khác, đặc biệt là giới trẻ, với trình độ chuyên môn và khã năng xuất sắc, nhưng bị loại bởi vì các tiêu chuẩn tầm thường của chúng ta mà hoàn toàn không có ảnh hưởng gì ở các nước khác. Kết quả là không có gì đáng ngạc nhiên khi biết rằng ông A hay bà B là người tại Việt Nam được coi như khoa học gia nổi tiếng, trong thực tế quốc tế hoàn toàn không biết đến. Gần đây, một số lượng lớn các quan chức đã mua bằng cấp gian; họ hoàn toàn không xứng đáng với những danh hiệu mà đến nay nhiều người vẫn tin rằng chỉ dành cho những cá nhân tài năng nổi bật.


Các tiêu chuẩn của chúng ta quả là hỗn độn, ấy vậy mà hôm trước tôi đã nghe Chủ tịch Hội đồng Giáo sư tuyên bố trên một tờ báo rằng để được xem như một giáo sư thì ... phải lập chính lấy trường học bổng cho mình! Thực sự thì tôi cũng không biết cái mà vị Chủ tịch đề cập đến như là một "trường học của học bổng" có cái gì đồng nghĩa với khái niệm về một "Trường học của học bổng" ở các nước khác. Với tiêu chuẩn đặc biệt như vậy làm sao chúng ta có thể hy vọng để hội nhập?


Sự nguy hiểm của việc phách lối rổng tếch mà không quan tâm đến các tiêu chuẩn quốc tế khiến chúng ta dễ dàng tự lừa dối và cuối cùng những gì là đúng hay sai sẽ lẫn lộn và rốt cuộc chúng ta không thể phân biệt giữa tài năng và ngu đần. Các chức vị giáo sư và phó giáo sư ở Việt Nam đã trở nên vô giá trị đến mức mà khi trong một cuộc thảo luận về tài năng, lúc nghe đề cập đến giáo sư này hay giáo sư kia, hầu hết mọi người đều cảm thấy buồn nôn.

4. Trách nhiệm.

Một nền kinh tế dựa trên tri thức trong thực tế là một nền kinh tế dựa vào trí tuệ và tài năng. Do đó, để thành công hội nhập cần phải đặc biệt chú trọng thu hút nhân tài. Đã nhiều năm nay chính phủ lớn tiếng kêu gọi người Việt Nam đã thành công ở nước ngoài trở về. Quan niệm này chính xác và cần thiết.

Tuy nhiên trong thực tế, nó đã gặp phải một số trở ngại, mà lớn nhất là trong khi chính sách rất minh bạch, ở bên dưới môi trường cho chính sách lại hoàn toàn bít kín. Từ các quan chức hàng đầu đến người dân thường, không ai có phương tiện để hiểu chính sách này. Ví dụ, một vài cơ quan quan trọng chính phủ như Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ và Văn phòng Chính phủ, tất cả đều có những quy định kỳ quái phản ảnh những nhận thức rất bảo thủ, lạc hậu mà không góp phần chút gì cho các điều kiện cơ bản tối thiểu của các nhà khoa học .

Một vài ví dụ ... Theo một quy định của Bộ Tài chính, một giáo sư được hưởng ít thước vuông không gian làm việc hơn là một cán bộ trung cấp. Làm sao vị giáo sư có thể tiến hành nghiên cứu, hay gặp gỡ và thảo luận với các sinh viên khi họ bị nhét vào văn phòng chật hẹp như vậy. Trớ trêu thay, giá ngạch giảng dạy theo giờ của giáo sư được xác định theo thứ hạng của mình trong hệ thống quan lại (có nghĩa là một bộ trưởng hoặc thứ trưởng được trả cho một giờ giảng dạy nhiều hơn là giáo sư ). Trên nấc thang lương phạn của chính phủ, các giáo sư thâm niên nhất bị trả lương ít hơn so với một cán bộ trung cấp. Có quá nhiều bậc lương nên phần lớn các nhà khoa học siêng năng và có tài không bao giờ có thể đạt đến cấp cao nhất ... trừ khi họ làm việc cho đến 90 hoặc 100 tuổi.


Hôm nọ, tôi đọc một lá thư in trong một tờ báo phàn nàn về sự cả gan của một người Việt tốt nghiệp nước ngoài và chưa hề đóng góp gì cho đất nước nhưng đã yêu cầu được ưu đãi đặc biệt. Không ai dám tranh cải bình luận này, nhưng nó mang âm hưởng rất giống như thái độ "những giáo sư nào mà đòi hỏi văn phòng cá nhân?" hoặc "bạn là một nhà khoa học Việt kiều và đã được hưởng một cuộc sống đặc quyền trong nhiều năm, bây giờ bạn đang phục vụ quốc gia của bạn vậy tại sao bạn lại yêu cầu đặc quyền này nọ? ". Với thái độ như vậy thì tốt hơn chúng ta nên từ bỏ chính sách thu hút nhân tài và đình hoãn việc thoát khỏi nghèo đói và lạc hậu cho đến thế kỷ thứ 22 -hoặc thậm chí ngay cả sau đó.

5. Tốc độ.

Thành công hội nhập vào thế giới ngày nay đòi hỏi cả hiệu quả và tốc độ, hoặc, chính xác hơn, khả năng phản ứng nhanh chóng đã trở thành một lợi thế đáng kể trong việc kinh doanh, và đôi khi quan trọng hơn cả hiệu quả. Đó là bởi vì cho đến gần đây, tiêu chhẩn đầu tiên về kinh doanh đã là hiệu quả, và các công ty đặt ưu tiên nhằm dự đoán nhu cầu của khách hàng với tăng hiệu quả vốn đầu tư.

Luận lý về kinh doanh này thích hợp khi thị trường ổn định hoặc thay đổi từ từ. Tuy nhiên ngày nay, khi thị trường không thể đoán trước được và thế giới thay đổi với tốc độ chóng mặt thì luận lý này đã trở nên lạc hậu và được thay thế bởi một luận lý mới nhằm đặt ưu tiên về phản ứng nhanh hơn là về hiệu quả. Nếu chiến lược trước đây là "làm-và-bán" thì tiến trình của các hành động được ưa thích bây giờ là "thăm-dò-và-trả lời." Tốc độ và khả năng đáp ứng
nhanh chóng là trọng tâm nếu không muốn bỏ lỡ cơ hội.

Trong một thế giới đang thay đổi với tốc độ rất nhanh,, cách làm việc lè phè của chúng ta không thể chấp nhận được. Những cải cách hành chính của 10 năm qua đã không đem đến bất kỳ kết quả nhưng trong thực tế, còm làm cho thủ tục đơn giản phức tạp thêm hơn. Các lỗi về hệ thống là nguyên nhân chính của tham nhũng, quan liêu, lãng phí quá mức mà vẫn tồn tại từ năm này sang năm khác. Mỗi Đại Hội Toàn Quốc đề cực lực lên án tội tham nhũng nhưng tai ương này không bao giờ bị giảm bớt lại.

Cách thức dùng phong bì tiền là một cá tính văn hóa đáng xấu hổ của xã hội chúng ta mà đã tồn tại trong nhiều thập niên qua; trong thực tế, ngay cả văn phòng của một cơ quan chính phủ hàng đầu đã làm gương xấu. Khoa học và giáo dục trì trệ trong khi tài năng bị lãng phí một cách vô lý. Năm này qua năm khác, vô số các hội nghị và hội thảo được tổ chức để thảo luận về vấn đề này nhưng vẫn chưa có một chính sách đơn giàn cụ thể khã thi nào được nêu ra ngõ hầu có thể đem lại một tia sáng hy vọng.

Chúng tôi đã thảo luận gần như là một cách bệnh hoạn về tầm quan trọng của việc kích thích gia tài nhân sự nhưng cuối ngày thì điều duy nhất chúng ta đã làm là khắc tên các đại biểu vào danh sách vàng treo ở Văn Miếu! Trong hơn mười năm qua đã có rất nhiều khuyến nghị hợp lý về cải cách và phát triển giáo dục, từ việc đào tạo các sinh viên soạn thi tiến sĩ đến việc chấp thuận giá trị giáo dục đại học của nhiều đề xuất đặc biệt liên quan đến việc tổ chức các kỳ thi tuyển sinh, theo dõi, lựa chọn sinh viên, quyền tự chủ của đại học, v. v. . .

Đối với mọi vấn đề chúng ta phải đối mặt, không thiếu gì các nội dung cải cách đã được đề xuất, nhưng chỉ rất gần đây thôi thì chúng mới được nghiên cứu tới. Cải cách luôn luôn là một chủ đề nóng trong khoa học và giáo dục, nhưng không có phạm vi nào chậm chân hơn là phạm vi cải cách. Gần đây nhất là ý tưởng xuất sắc của Thủ tướng Phan Văn Khải nhằm xây dựng một trường đại học hàng đầu mà đã nhận được sự hỗ trợ của các học giả Mỹ. Trong hai năm kể từ khi khái niệm này lần đầu tiên được nêu ra, không có chút tiến bộ nào cả. Một người bạn của tôi đã kể là Thủ tướng Trung Quốc gần đây đi thăm một quốc gia phương Tây và đồng ý cho một trong những trường đại học uy tín của họ mở chi nhánh tại Bắc Kinh; chỉ trong vòng vài tháng trường bắt đầu tuyển sinh. Khung cữa cơ hội không luôn luôn mở mãi.


Trong thế giới của Internet, phi thuyền và điện thoại di động nếu chúng ta bám víu vào cách suy nghĩ chậm chạp của chúng ta và tiếp tục làm việc theo tốc độ rùa, cơ hội sẽ bỏ qua chúng ta. Không ai đủ kiên nhẫn để chờ đợi chúng ta. Thời đại kỷ thuật thông tin vừa mới bắt đầu mà người ta đã đang thảo luận về chuyển tiếp sang thời đại của công nghệ một phần tỷ (nano); không có khã năng để lường trước những bất ngờ có thể xẩy ra, cho dù nếu chúng ta suy nghĩ, hành động, và chạy cùng một lúc, chúng ta vẫn có thể không "thăm-dò-và-trả lời" được.


************
Chuyển ngữ: Lê Bá Hùng , lehung1948@gmail.com


No comments:

Post a Comment