Pages

Friday, December 24, 2010

PHỤ NỮ VIỆT NAM





Năm 2001, cả dòng họ nhà em chắt mót lắm mới đủ tiền cho em đi Singapore du
học tự túc. Thời gian mới qua em rất bất ngờ vì người dân bên đó hòa đồng và mến khách còn hơn cả cái kiểu tiếp khách của các bác trong các chương trình du lịch bên mình nhiều lắm. Em có một cô bạn gái người Singapore bên đấy. Hôm nọ, cô ấy rủ em đến nhà mấy người bạn Singapore chơi. Cô ấy lại dặn em là ‘khi người ta hỏi thì đừng bảo là người Việt Nam nhá!’

Em ức lắm và vì tự
ái dân tộc nữa nên đến lúc mấy người kia hỏi em cứ nghênh mặt lên và trả lời ngay: ‘I am Vietnamese.’ Úi giời ơi! Sau câu trả lời ấy thái độ của cả nhóm thay đổi ngay. Cả buổi chẳng có ma nào hỏi han gì đến em câu nào nữa. Khi về cô bạn kia mới giải thích cho biết phụ nữ Singapore rất có ác cảm với phụ nữ Việt Nam bởi vì 80% phụ nữ Việt Nam qua Singapore đều làm điếm hết. Họ không muốn thân với em vì sợ em......




Kính thưa quý niên trưởng, quý anh chị, các bạn, và các em, Dưới đây là một bài được đăng ngày 14 tháng 12, trong tờ báo chính của Singapore, tờ Straits Times, giống như tờ Globe and Mail của Canada. Phụ nữ từ Việt Nam sang, ngay cả nữ sinh viên, bị khinh rẻ, và bị chặn xét ở phi trường Changi là chuyện thường. Tại vì có quá nhiều chuyện tai tiếng liên quan đến đĩ điếm, cho nên nhân viên phi trường "thà bắt lầm, hơn bỏ xót", làm tổn thương danh dự nhiều em nữ sinh viên VN.

Theo GS. Nguyễn Văn Tuấn, Úc châu, thì "Hơn 30 năm trước, các đại học ở miền Nam Việt Nam là những trung tâm đào tạo sinh viên có uy tín trong vùng Đông Nam Á và Á châu nói chung. Thuở đó, có sinh viên từ Đông Nam Á, kể cả Thái Lan, sang Sài Gòn du học. Ngày nay, trong khi một số đại học Thái Lan đang trên đường trở thành “đẳng cấp quốc tế” và thậm chí sang Việt Nam chiêu sinh, còn các đại học Việt Nam thì đang loay hoay tìm kiếm một mô hình phát triển và mong muốn có tên trong danh sách “top 200". Nay thì sinh viên Việt phải tứ tán khắp nơi, tốt có, xấu có, và bị khinh rẻ như hạng đĩ điếm. Buồn cho một dân tộc có hơn 4000 năm văn hiến. Vì ai nên nông nỗi này? LMT





Tuesday

Viet women here to make a quick buck

Many who come know what they are getting into, but some are coerced into prostitution Teh Joo Lin

SHE flew in from Ho Chi Minh City to Singapore as a tourist earlier this month, but for Kong (not her real name), her only places of interest are the pubs in Joo Chiat and nearby budget hotels. The single mother, 26, was a hairdresser back home. But she decided to come here to work illegally as a pub hostess to make fast cash to bring up her eight-year-old son, she said. Gaudily attractive in a black miniskirt, pumps and fake eyelashes, she sidles up to patrons in the pubs, drinking with them and letting them cop a feel. Her aim is to provide the 'girlfriend effect' before collecting $10 or $20 from the patron, who may eventually ask her for sex. She 'sometimes' agrees, charging $150 for an overnight stay. She told The Straits Times: 'I hope I can make more than $1,000 before I go back later this month.'

Kong is one of many Vietnamese women who have come here to make a quick buck as pub hostesses or prostitutes in recent years. They came under the spotlight recently after a Vietnamese court jailed four members of a trafficking ring last week for selling 10 women to a brothel here run by a Vietnamese woman. The four included a pair of 19-year-old Vietnamese twin sisters, who started luring others into vice after they were reportedly tricked into becoming prostitutes in Singapore. Vietnamese in the vice trade here gained notoriety about six or seven years ago, when many of them started thronging the Joo Chiat pubs, aggressively soliciting patrons for paid sex. This drew strict police enforcement, beating back much of the sleaze.

As business in Joo Chiat declined, some of the women moved on to pubs in Geylang. With frequent raids, some pimps also resorted to hawking the prostitutes online. Customers would send an SMS to the pimp, who would arrange for them to visit the prostitute in a hotel. Singapore is a popular destination because of its stronger currency, proximity to Vietnam and word-of-mouth from those who returned after making quick money here. But it is difficult to keep track of their numbers because many arrive on social visit passes and work illegally. Last year, the police made 7,614 arrests of foreign women suspected of involvement in vice-related activities - up from 5,047 arrests in 2008.

The police did not give a breakdown by nationality. Unlike the twin sisters and the other women in the recent court case, it seems many Vietnamese women knew what they were getting into. They were also not forced to have sex with customers. 'To be honest, I would say the majority of them know what they are doing. They know they are here to work as hostesses, and not in a restaurant,' said a Vietnamese woman who helped many of these women. The woman, who is now a permanent resident here, declined to be named. Many of these women are from rural areas in the southern parts of Vietnam, she said. The issue of 'forced' prostitution arises when the women struggle to earn enough from tips to pay off their agents during their one or two months here.

The debt may run up to $2,000 in some cases. This is when the agents would issue veiled threats indicating they should sleep with the customers. Said the woman: 'Some of them are okay. Some of them don't want. When they refuse, the agent will tell them you cannot go back to Vietnam if you don't pay me. 'Actually, the agents are wrong in the sense that when the girl cannot pay them back, they suggest they work as prostitutes. In such cases, when they refuse to work, they threaten them to scare them.'

Some of the women turn to the police. Kong claimed she flew in on her own, but many other Vietnamese women increasingly rely on agents who belong to organised rackets with links in both countries. Another Vietnamese pub hostess, known as Tao, said she paid $1,400 to an agent to fly here after hearing about the opportunity from her sister, who also worked here. '

The first time, you will need an agent to help. After that, you don't need,' said the divorcee in her 20s who has a five-year-old son back home. She reckons she can fly back with about $1,000 after deducting agent fees and money spent on food, clothes and accommodation. She pays $10 a day to stay in a rented Joo Chiat apartment she shares with other women. For Tao, the pub hostess job is lucrative enough so she does not need to sleep with clients. She claims to earn $100 to $200 in tips from pub patrons a night. 'Unless you are old and ugly, and they don't want you at the table,' she said.

When contacted, Unifem Singapore - the United Nations Development Fund for Women - said the organisation was 'aware of cases of women being sex-trafficked to Singapore not just from Vietnam but from other countries around the region as well'. It added: 'We hope the Singapore government authorities will work closely with their counterparts in the region to take enforcement action against traffickers, and provide adequate training for victim identification as well as the necessary protection and support for victims so identified.'

In response to queries from The Straits Times, the Ministry of Home Affairs said last week that when sex trafficking cases are reported or prostitutes arrested, the police will interview the women to see if they were brought here against their will or tricked into coming. The police received 32 reports of human trafficking last year, but only two were confirmed as trafficking cases and prosecuted. In some cases, investigations were hampered by a lack of substantiating evidence. joolin@sph.com.sg
Additional reporting by Melissa Kok




Lấy chồng Hàn Quốc

Phụ nữ Việt Nam không có cái ngu nào giống cái ngu nào

- Như chúng ta đã biết Campuchia cấm phụ nữ lấy chồng Hàn Quốc. Đây là sự tiến bộ của CamPuChia, thế nhưng còn Việt Nam, Việt Nam mình hơn hẳn Campuchia mà lại không làm được. Vậy còn mở cả “Lò luyện” lấy chồng ngoại quốc ở Hải Phòng:

Lại thêm một vụ mua vợ bị cảnh sát hình sự phát hiện tại TP HCM hôm 27-8. 17 cô gái vùng ĐBSCL tuổi mới đôi mươi xếp thành một hàng uốn éo, khua chân đập tay...múa để cho 2 chú rể Hàn Quốc- người trẻ 45 tuổi, người già 56 tuyển chọn.



http://www.voh.com.vn/Data/News/201008/20100828104735han280810-0.jpg

17 cô gái chờ lấy chồng Hàn Quốc


http://www.voh.com.vn/Data/News/201008/20100828104745han280810-1.jpg

Nguyễn Thị Tước, Diệp Xuân Trường và Mai Thanh Tuyền (từ trái qua)


Không biết đây là vụ thứ bao nhiêu bị phát hiện, cũng không biết sẽ còn bao nhiêu vụ mua bán nữa sẽ diễn ra bởi số bị lộ thường ít hơn rất nhiều so với thực tế. Nhưng rõ ràng đây không còn đơn thuần là câu chuyện xã hội nhỏ của 17 cô gái và 2 ông "chồng" già. Vấn đề nằm ở nguyên nhân xô đẩy các cô vào cuộc bán thân đầy phiêu lưu và không ít tủi nhục.

Phí môi giới chỉ 25 USD. Tiền thưởng cho việc chọn được hàng: 3 triệu đồng. Riêng các cô gái và gia đình họ được bao nhiêu là do "thỏa thuận" với mức chung bình khoảng 1.000 - 2.000 USD/cô tùy theo độ tuổi và nhan sắc. Những con số được hé lộ trong vụ "mua vợ bán thân" cho thấy giờ đây đối với nhiều cô gái hoàn toàn không còn gì gọi là nhân phẩm để có thể nói là rẻ mạt.

http://tin180.com/wp-content/blogs.dir/13/files/2010/03/Thi-tuyen-lay-chong-ngoai-Thuc-trang-buon_Tin180.com_001.jpg

Các cô gái chờ "dự tuyển" lấy chồng Hàn Quốc.

Trong những vụ "hôn nhân"này không thể không đặt ra những câu hỏi: Các cô lấy các "ông già ngoại" vì tình yêu? Vì để có một tấm chồng? Hay lấy chồng vì 1-2 ngàn USD để "báo hiếu"? Câu trả lời rất dễ trả lời nếu chúng ta nhìn những bức ảnh các cô bị Cảnh sát hình sự bắt quả tang ngồi dúm dó giơ tay áo che ống kính phóng viên. Các cô chẳng khác gì các cô cave bị bắt trong các cuộc truy quét tệ nạn. Sự cam chịu đó đang cho thấy từ trong ý thức, các cô cũng coi đây là một thương vụ bán mình, có xem chọn, có mặc cả. Chắc chỉ còn thiếu mỗi nước các "chú rể" bắt các cô gái "há miệng xem răng" thì sự man dợ đủ để coi nhiều cảnh đời trong xã hội ngày nay chẳng khác gì các cuộc mua bán nô lệ của một thời kỳ dã man trong lịch sử.


Xóm bên sông nhiều cô gái rời quê, Về thăm nhà xênh xang lụa là hàng hiệu. Vài căn nhà xây, đổi đời nhờ những đồng tiền báo hiếu, Khởi sắc một vùng quê sao nghe có chút bùi ngùi. Đồng bằng quê hương tôi nhiều cái nhất ngậm ngùi: Sản lượng lúa nhiều, vùng cá ba sa lớn nhất, Đầu tư văn hóa thấp và khó nghèo cũng nhất, Và cũng dẫn đầu, những cô gái lấy chồng xa.

Đây là những câu đau xót trong bài thơ "Trăng nghẹn" của nhà thơ hành nghề "trồng răng giả" Hoài Tường Phong.

Vầng trăng nghẹn với những cô gái lấy chồng xa đang cho thấy nghèo đói và thất học chưa bao giờ buông tha số phận những cô gái, những người dân ĐBSCL.

Cách đây chưa lâu, đã có hẳn một cuộc hội thảo về bức tranh nghèo đói ở ĐBSCL. Rất nhiều con số còn tồi tệ hơn là cái giá bán thân rẻ mạt đã được đưa ra. Ở chính vùng đồng bằng phì nhiêu cò bay thẳng cánh đó, nông dân đang mất dần ruộng đất, trở thành tôi đòi trên chính mảnh ruộng cũ của mình.

Báo cáo của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn cho thấy 99% số người nghèo là do "không một mảnh đất cắm dùi". Khu vực hàng năm cung cấp 90% lượng gạo xuất khẩu này cũng đang dẫn đầu trong các khu vực về tỷ lệ nghèo đói. Nơi có tới 70% sản lượng trái cây các loại; chiếm gần 60% kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản cũng lại là nơi có tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cao nhất; nông dân tích luỹ thấp và tỷ lệ hộ dân sống nhà tạm bợ cao nhất nước…Tiền Giang, tỉnh duy nhất dám công bố số liệu này đã đưa ra con số tỷ lệ hộ nghèo sống trong nhà tạm bợ lên đến 54%.

Nói về đào tạo nguồn nhân lực, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, GS TS Bùi Chí Bửu có lần đã đưa ra những con số đầy bức xúc: Sinh viên đại học và sau đại học của đồng bằng sông Cửu Long chỉ chiếm hơn... 4% dân số ở độ tuổi 20 – 24.

Trong lúc bình quân cả nước gần 1 triệu dân có 1 trường đại học thì ở đồng bằng sông Cửu Long 3,3 triệu dân mới có 1 trường. Và, không ai nghĩ rằng, dân miền sông nước chi tiêu cho giáo dục lại "khiêm tốn" tới mức chỉ hơn 130.000 đ/người/ năm. ĐBSCL đói dạ dày một, thì đói tri thức mười. 89,28% lực lượng lao động chẳng có một thứ nghề ngỗng gì ngoài nghề ăn nhậu. Ngay cả phương tiện sản xuất chủ yếu tại vùng sản xuất lúa hàng hóa lớn nhất nước vẫn chỉ là đôi bàn tay trắng với cái sào xua vịt. Liệu ĐBSCL sẽ tiến bằng cái gì khi 38,9% người nghèo mù chữ và chỉ có khoảng 40% là tốt nghiệp cấp I, thực chất cũng là một hình thức khác của thất học.





Giả danh khách du lịch để buôn người

Ðể kiếm lời, bọn tội phạm buôn người không từ bất kỳ thủ đoạn nào lừa phỉnh các cô gái nhẹ dạ, cả tin. Ngón nghề tinh vi chúng thường áp dụng là tổ chức cho đi du lịch nước ngoài, sau đó lừa bán cho các chủ chứa ở xứ người.
Cũng bằng con đường du lịch, nhiều đối tượng người nước ngoài nhập cảnh vào nước ta đã móc nối các đối tượng trong nước, hình thành mắt xích các đường dây buôn người quốc tế.


Trong xu thế hội nhập hiện nay, du lịch phát triển mạnh mẽ. Ðến nay, đã có hơn bốn triệu khách du lịch nước ngoài tới Việt Nam và 20 triệu lượt khách du lịch nội địa năm qua, mỗi năm có tới một triệu lượt người Việt Nam đi du lịch nước ngoài. Tuy nhiên, lợi dụng sự thông thoáng trong chính sách của Nhà nước tạo điều kiện cho công dân đi du lịch nước ngoài, bọn tội phạm tổ chức đưa người đi du lịch để ngụy trang cho những chuyến buôn người với thủ đoạn tinh vi. Thông thường, các đối tượng chọn những nước bỏ vi-sa là điểm đến hoặc trung chuyển, cá biệt còn sử dụng giấy tờ giả đi du lịch, thậm chí còn buôn bán cả đàn ông.




Theo con số thống kê chưa đầy đủ từ các doanh nghiệp tổ chức đưa khách du lịch ra nước ngoài cho thấy, mỗi năm gần 1.000 phụ nữ, trẻ em và đàn ông đi du lịch rồi "lặn" luôn. Bằng chiêu bài dụ dỗ tìm việc làm thu nhập cao ở nước ngoài, nhất là các nước thiếu nguồn nhân lực, bọn buôn người đưa những người này đi du lịch trốn ở lại bán cho các động mại dâm, hoặc cho chủ sử dụng lao động. Lợi dụng vi-sa du lịch vào lúc cấp trong thời hạn ba tháng, cho nên các tổ chức buôn bán người đưa sang qua con đường xuất khẩu lao động bất hợp pháp.


Có công ty tổ chức đoàn du lịch 23 người sang Australia nhưng chỉ có bảy người trở lại. Sau khi được "chấm" làm vợ trong những lần coi mắt, chọn vợ, các cô gái được xuất cảnh theo chồng qua con đường du lịch.

Theo thông báo của phía Hàn Quốc, hiện có hơn 100 nghìn người Việt Nam ở lại bất hợp pháp, trong đó có hàng trăm người qua con đường du lịch. Cô Nguyễn Thị T ở Gò Dầu (Tây Ninh) chỉ khi sang đến nơi đất khách quê người mới biết rằng mình đã vỡ mộng. Qua người mai mối, T đi du lịch sang Ðài Loan để lấy chồng. Chồng đi đánh cá ngoài biển biền biệt, lại bị giam ở nhà một mình, bất đồng ngôn ngữ, T bị khủng hoảng tinh thần. Sau nhiều ngày van xin về nước, cuối cùng T may mắn được trở về nhà.


Trước tình hình trên, ngành du lịch đã có hiệp định hợp tác du lịch, đề nghị các nước cấp vi-sa du lịch chặt chẽ, quán triệt các công ty du lịch tổ chức quản lý chặt chẽ các đoàn du lịch. Ðã có công ty bị rút giấy phép lữ hành quốc tế do không có biện pháp phòng ngừa, để khách du lịch trốn ở lại.

Ở trong nước, các điểm du lịch, khu du lịch là môi trường tác động đến phụ nữ và trẻ em nghèo. Họ thường choáng ngợp trước việc có thể kiếm được khoản tiền lớn một cách nhanh chóng, làm tăng thêm nguy cơ phụ nữ và trẻ em bị các đối tượng tội phạm lợi dụng. Không ít kẻ buôn người lừa các cô gái thích đi picníc, đi chơi xa, khám phá những vùng đất lạ nhưng trên đường đã lừa bán cho các "mẹ mìn" đẩy vào các ổ chứa, nhà hàng, khu du lịch, bãi tắm phục vụ khách du lịch nội địa.

Kha Thị Ðoàn ở xã Tam Thái, huyện Tương Dương (Nghệ An) bị bắt giữ trên đường đưa chị Moong Thị Hà (sinh năm 1991), Moong Thị Anh (sinh năm 1981) ra khu du lịch biển Quất Lâm, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Ðịnh để khi có điều kiện bán sang Trung Quốc.

Cũng bằng thủ đoạn dỗ ngon các cô gái đi du lịch Ðồ Sơn (Hải Phòng), Vi Thị Quốc (sinh năm 1960, trú tại bản Na Sành, xã Tiền Phong, huyện Quế Phong) cũng đã lừa phỉnh Vi Thị Hà, Vi Thị Sinh và cháu Hà Thị Mười đều trú ở Nghệ An đem bán vào động mại dâm và quán ka-ra-ô-kê.

Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có khoảng 1.500 người nước ngoài thông qua con đường du lịch móc nối với các doanh nghiệp làm vi-sa thương mại ở lại Việt Nam sinh sống và làm thuê cho các công ty du lịch của nước ngoài hoạt động trái pháp luật tại Việt Nam.

Số khách đến nước ta để tham quan càng nhiều, nhưng trong đó vẫn có những du khách bất đắc dĩ muốn tìm cảm giác lạ với các cô gái, thậm chí cả trẻ em. Thông thường, những vị khách này đến từ một số nước có mức chi tiêu cao... Bãi đáp và điểm hoạt động thường là quán bar, sàn nhảy, nhà nghỉ, khách sạn ở các thành phố du lịch như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,Nha Trang...


Nhiều em nhỏ vì hoàn cảnh cá nhân tự nguyện để người nước ngoài bóc lột tình dục. Tại khu phố có nhiều người nước ngoài du lịch như Phạm Ngũ Lão (phố Tây) quận 1 (TP Hồ Chí Minh), nhiều em nhỏ hành nghề bán dâm cho người nước ngoài... Ðiển hình Ga-ry Glít-tơ, cựu ca sĩ người Anh dụ dỗ để quan hệ tình dục với sáu bé gái, trong đó, có em chỉ hơn 10 tuổi. Mức án đối với hành vi bệnh hoạn của hắn là 5 năm tù.

Hiệu quả phòng, chống buôn bán người ở nước ta trong thời gian qua đã góp phần "hạ nhiệt" nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em vốn ngày càng nóng bỏng và phức tạp. Thời gian tới cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho nhân dân, tập trung ở các điểm đến, các khu du lịch có nhiều du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng; trong đó phát tờ rơi cho du khách nước ngoài bằng cả tiếng Việt và ngoại ngữ; tăng cường tuyên truyền trên các trang web về du lịch để ngay khi du khách truy cập có thể đọc được những thông tin về phòng, chống buôn bán người.


Mỗi cán bộ, nhân viên hoạt động trong ngành du lịch cần nâng cao tinh thần trách nhiệm về hoạt động phòng, chống buôn bán người, nâng cao trách nhiệm quản lý khách du lịch, nhất là đối với khách du lịch là người nước ngoài theo tua, tuyến của các doanh nghiệp du lịch. Tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống buôn bán người và có kế hoạch cụ thể để đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ tham gia phòng, chống buôn bán người.


No comments:

Post a Comment