Pages

Friday, December 24, 2010

TRUYỆN KÝ * LẤY CHỒNG ĐÀI







Mỹ Dung

Lấy chồng Đài Loan


Quê Bé Bảy ở Vĩnh Long, một tỉnh sông nước ở miền Tây . Muốn đến được nhà Bé Bảy phải đi một đoạn đường sông khá xa bằng ghe hoặc đò . Sông rất rộng, nước chảy siết, nhất là mùa lũ, nước ngập trắng xóa tràn cả vào nhà. Sinh ra và lớn lên ở miền sông nước, cũng như tất cả những người khác Bé Bảy bơi rất giỏi . Gia đình Bé Bảy có tất cả 9 chị em, đều là gái . Ba má đã cố gắng sanh con trai nhưng ... có lẽ trời chẳng thương .

Đến đứa thứ 9 thì ba đành phải chấp nhận cảnh một "đàn vịt trời" và không bắt má phải sanh thêm nữa . Người ta gọi những gia đình có 5 cô con gái là "Ngũ long công chúa", gia đình Bé Bảy thì có tới 9 cô công chúa vì thế không biết nên gọi là gì ? Chỉ cần nghe tên, khỏi nói cũng biết Bé Bảy là chị bảy trong nhà. Là một gia đình miền Tây Nam bộ chị Bảy tức là con thứ Sáu trong gia đình . Chị Hai và các chị Tư, Năm, Sáu thì đã có gia đình . Chị Ba mất vì căn bệnh hiểm nghèo khi mới 16 tuổi . Chị Hai, chịTư và chị Sáu làm dâu bên nhà chồng. Còn Chị Năm thì từ ngày anh Năm bỏ đã hóa điên nên cùng Cu Tí trở về sống với ba má. Em Tám cũng như Bé Bảy đã nghỉ học và phụ ba má kiếm tiền . Em Chín, và em Út vẫn còn đi học .

Gia đình Bé Bảy rất nghèo, ba má cực khổ suốt mấy chục năm trời làm lụng nuôi 9 chị em nhưng vẫn không đủ ăn . Nhà Bé Bảy chỉ có hơn 1 xào đất của ông nội để lại, ba má vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi tần tảo sớm hôm để có tiền nuôi mấy chị em bé Bảỵ Ở đây đã có điện từ lâu nhưng nhà Bé Bảy hầu như không có món gì sài điện, đôi lúc đèn cũng không dám mở vì không có đủ tiền trả tiền điện .

Căn nhà nhỏ đã không không sơn phết lại nhiều năm trông thật cũ kỹ, mái ngói bám đầy rêu phong . Mỗi mùa mưa chị em Bé Bảy lại phải dùng đủ mọi thau chậu có trong nhà để hứng nước mưa . Cuộc sống nghèo khó đã khiến các chị em hòa thuận, thương yêu đùm bọc lẫn nhau . Trong nhà bây giờ Bé Bảy coi như là chị Hai vì các chị lớn đã có gia đình riêng . Học hết lớp 5 dù đã rất cố gắng nhưng ba má không kiếm đâu ra đủ tiền đóng tiền học . Bé Bảy và em Tám phải nghỉ ở nhà lo phụ ba má kiếm tiền nuôi các em ăn học .


Cả xóm ai cũng nói trong nhà Bé Bảy là cô gái đẹp nhất . Bé Bảy cũng cao nhất nhà, nước da mịn màng màu nâu bánh ích . Mái tóc Bé Bảy từ nhỏ đã để dài, đen dày, óng mượt và thơm mùi hoa bưởi . Bé Bảy có nụ cười rất tươi và duyên dáng với chiếc răng khểnh và cả hai má lúm đồng tiền . Dì Tám cạnh nhà thường chọc Bé Bảy "người ta có một cái (ý nói hoặc răng khểnh, hoặc lúm đồng tiền) đã hốt hồn đàn ông, con Bảy có cả hai sau này đàn ông chết hết" .

Từ nhỏ Bé Bảy đã ý thức được rằng mình đẹp nên mới 14 tuổi đã biết điệu đà, thỉnh thoảng lại ngắm mình trong gương và cười một mình . Năm 16 tuổi Bé Bảy đã có rất nhiều chàng theo đuổi . Mỗi lần ra chợ phụ má bán rau và trái cây đều có người tình nguyện chở hàng dùm . Bé Bảy không để ý tới ai chỉ chú tâm vào việc giúp má buôn bán kiếm tiền .


Bây giờ Bé Bảy đã 20 tuổi, ở quê tuổi này chưa lấy chồng đã được xếp vào hàng ế . Mỗi lần có người tới nhà coi mắt ba má lại muốn gả bé Bảy cho xong . Ba nói "Có con gái lớn trong nhà như có bomb nổ chậm" . Nhưng Bé Bảy vẫn muốn ở nhà với ba má ... vì mỗi lần nghĩ tới hoàn cảnh của Chị Năm là Bé Bảy lại muốn ở giá cho xong .

Năm ngoái chị Liễu con bác Ba hàng xóm lấy chồng Đài Loan . Ở đây nhà nào cũng có hoàn cảnh nghèo giống nhau . Từ khi gả con gái , nhà bác Ba sắm sửa đủ thứ TV, đầu máy, tủ lạnh, ... Còn nhà thì trước đám cưới đã sửa lại thật khang trang: nâng nền, lót gạch bông, lợp lại ngói ... mọi người ai cũng cảm thấy thèm muốn.

Ba má không nói gì , nhưng Bé Bảy biết ba má cũng thầm mơ ước được như người ta . Ba má suốt đời làm lụng cực khổ và có làm tới chết cũng không bao giờ được như vậy . Đêm đêm Bé Bảy nằm nghĩ, thương cho cảnh nhà nghèo túng bấng, thương cho ba má đã già mà vẫn phải lam lũ, Bé Bảy thường khóc một mình . Bé Bảy muốn làm một cái gì đó để giúp ba má đỡ vất vả, lo cho các em ăn học tới nơi tới chốn.

Xóm trên mấy đứa bạn cũng có cùng ý nghĩ như Bé Bảy thế là một ngày hè nóng nực Bé Bảy theo bạn dự tuyển để mong kiếm được một tấm chồng Đài Loan, mong đổi đời và giúp ba má, giúp gia đình . Ngoài Bé Bảy, chị Tâm, chị Tuyền còn có khoảng hai mươi mấy cô gái trạc tuổi Bé Bảy hoặc nhỏ hơn . Tất cả xếp hàng dọc như hồi còn đi học .

Sau đó có người hỏi tên từng người một và ghi vào một cuốn sổ . Một bà Hoa Kiều to mập tới nhìn sát vào mặt từng người, bà ta độ trên dưới 50 tuổi, trắng xanh, đôi mắt một mí sụp xuống nhìn lom lom từng người một như muốn ăn tươi nuốt sống, như soi mói, xuyên suốt vào tận bên trong . Có người bà ta lắc đầu, những người này sẽ tách sang đứng hàng bên tráị Có người bà ta gật đầu có vẻ đồng ý, những người này theo hướng dẫn đứng qua hàng bên phải . Khi tới lượt Bé Bảy đôi mắt ti hí của bà ta như mở to hơn, sáng quắc . Cặp môi căng mọng đánh môi son đỏ chót của ba ta trề ra nở một nụ cười, bàn tay múp míp của bà ta bất ngờ nắm lấy cằm Bé Bảy hơi đưa lên cao một chút như để có thể nhìn rõ hơn .

Bà ta cười khoái trá và vỗ bôm bốp vào lưng và mông Bé Bảy làm cô giật mình và lạnh toát sóng lưng . Bé Bảy thoáng nhíu mày tỏ vẻ khó chịu nhưng bà ta cũng không thèm để ý . Quay sang cô "thư ký" vừa cười vừa nháy mắt và nói "con này" . Bé Bảy đã được chấm và đứng sang hàng bên phải ngay phía sau lưng chị Tuyền . Còn chị Tâm thì bị loại đứng hàng phía trái . Chị Tâm cùng khoảng mười mấy người khác kẻ thì buồn rầu, người tấm tức khóc . Chị Tuyền quay ra phía sau vừa cười vừa hớn hở nói với Bé Bảy


- Bé Bảy, vậy là mình đậu rồi !
Chị Tuyền không đẹp nhưng nhờ có nước da trắng như bông bưởi . Chị lại đã có chồng và có con nên ăn nói khá mạnh dạn .

Hôm đó Bé Bảy về nhà mừng rỡ khoe với ba má . Ba má cũng mừng ra mặt . Ba không nói gì chạy ra sau nhà bắt một con gà mái nấu cháo và kêu chị em Bé Bảy chèo xuồng tới nhà chồng chị Hai, chị Tư và chị Sáu, mời anh rể và các chị về ăn cơm chung vui với gia đình . Bé Bảy không biết mình đang vui hay đang buồn, nhưng trong lòng cảm thấy lo lắng không yên . Cô có cảm giác mình sắp phải xa ba má, xa các chị em, xa cái miền sông nước mà Bé Bảy đã sinh ra và lớn lên .

Hai ngày sau bà Hoa Kiều - nghe cô "Thư Ký" gọi là A Kíu và cô "thư ký" tên A Hoàng cùng hai người đàn ông nữa tìm tới nhà Bé Bảy . Họ bàn bạc , thì thầm với ba má ở nhà trước . Bé Bảy băm rau muống cho heo ăn ở nhà sau, thỉnh thoảng lại ngừng lại nghe ngóng xem họ nói gì . Họ đi rồi ba má kêu Bé Bảy lại và nói :
- Ba Má đã đồng ý với họ rồi . Con sẽ ở nhà hết tuần này, thứ hai tới tập trung ở ngoài huyện người ta sẽ đưa mấy đứa lên Sài Gòn .


Bé Bảy không nói gì cả chỉ gật đầu . Bé Bảy cố nén để nước mắt đừng trào ra . Cô đang nghĩ không biết cuộc đời mình sẽ trôi về đâu và sẽ như thế nào khi phải sống thiếu vòng tay đùm bọc của ba má và xa mãi mãi cái miền quê sông nước này . Nhưng nghĩ tới ba má, nghĩ tới các em, nghĩ tới gia đình , Bé Bảy lại tự nhủ phải vui mới phải ,vì mình sắp làm được một việc lớn để trả hiếu .


Sáng thứ hai, Bé Bảy diện bộ đồ đẹp nhất của Chị Sáu cho . Ba chèo xuồng đưa Bé Bảy ra huyện . Chị Tuyền cũng có mặt và một vài người đang đứng lố nhố bên bến sông . Hôm nay trông chị Tuyền rất đẹp, môi chị còn đánh chút son, nụ cười tươi roi rói . Chị Tuyền có đứa con gái 2 tuổi, chồng chị Tuyền chết khi con chị chưa đầy 1 tuổi . Đứng cạnh chị Tuyền là ba má và con gái của chị . Bé Bê vô tư cười nói, nó không hề biết mẹ nó sắp xa nó đi lấy chồng .

Ba cũng đứng bên cạnh Bé Bảy . Má ra chợ từ sớm, Bé Bảy biết má không dám đưa tiễn Bé Bảy, vì má không chịu nổi cảnh chia ly . Mọi người đã đến đủ . Bà A Kíu và cô A Hoàng cũng có mặt . Một chiếc xe mang biển số 51 cũng đang đứng chờ gần đó . A Hoàng bắt đầu điểm danh . Ba Bé Bảy quay sang nói với con .


- Thôi con đi mạnh giỏi nghen , nhớ cẩn thận và giữ gìn sức khoẻ . Ba má trông chờ tất cả ở con .
Nói xong, chưa kịp nghe Bé Bảy trả lời Ba đã vội vã quay đi . Bé Bảy biết ba đang cố kìm nén không cho Bé Bảy thấy những giọt nước mắt . Ở cái miền sông nước đi lại rất khó khăn này, mọi người sinh ra và lớn lên chẳng đi đâu xa, và không bao giờ đi đâu ra khỏi huyện , vì vậy cảnh chia ly như thế này thật hiếm và khiến cho người ta cảm thấy là một mất mát lớn . Một vài gia đình khác có mặt đưa tiễn con gái cũng bùi ngùi, có người đã không kiềm được nước mắt .

Bé Bê con chị Tuyền khóc thét khi thấy mẹ nó sắp rời xa nó, nó chưa bao giờ phải xa mẹ . Má chị Tuyền vừa khóc vừa ẳm con bé đang giãy đành đạch . Chị Tuyền cũng không còn vui cười hớn hở như hôm trước và hồi sáng nữa mà cũng giọt ngắn giọt dài ướt đẫm hai má . Bé Bảy nhìn theo bóng Ba gầy gò lê bước xuống xuồng vội vã như trốn chạy . Bé Bảy nhìn xuồng Ba chông chênh trên mặt nước và trôi xa dần ra giữa sông, nước mắt chợt trào ra làm cảnh vật trở nên mờ nhạt nhòa trong dòng lệ . Bà A Kíu thét mọi người mau chóng lên xe :
- Mau lên xe đi, khóc lóc hoài, sắp giàu sang rồi cười tươi lên . Mặt mày ủ rũ như đưa đám vậy ai mà thèm .
Bé Bảy ngồi chung với Chị Tuyền, chị Tuyền vẫn khóc, có lẽ vì nhớ bé Bê . Bé Bảy nhìn ra bên ngoài cửa sổ xe . Cảnh vật quê hương thân thương đang lùi dần về phía sau . Nước mắt lăn dài trên má ... Cả xe không ai nói lời nào, bà A Kíu đã ngủ và ngáy đều đều . Thỉnh thoảng lại có tiếng nấc của ai đó cùng với tiếng hỉ mũi sụt sịt . Vẫn nhìn ra ngoài cửa sổ xe, Bé Bảy nhớ tới ba má, nhớ tơi cảnh lưng ba ướt đẫm mồ hôi dưới cái nắng gay gắt của những trưa hè quần quật cuốc đất . Nhớ tới khuôn mặt gầy gò của má ướt mồ hôi ngồi giữa trưa nắng ngoài chợ bán mớ rau kiếm chút tiền đổi gạo nấu cơm .

Bé Bảy gạt lệ quay sang chị tuyền nói :
- Tuyền ơi, sắp đổi đời rồi, đừng khóc nữa . Mai mốt có tiền gởi về cho ba má và các em bớt khổ, phận tụi mình như thế nào cũng được mà...


Hơn 6 tiếng đồng hồ ngồi trên xe, cuối cùng thì cũng đến một khu phố sầm uất ở quận 5 . Mọi người đã tỉnh hẳn, quên cả buồn ngủ và mệt mỏi khi nhìn thấy Sài Gòn hoa lệ . Ở đây nhà cửa san sát và cao ngất không như ở miệt sông nước quê Bé Bảy . Ngoài đường xe cộ và người đông đúc chạy ngược chạy xuôi như những đàn kiến .

Xe ngừng, mọi người được hướng dẫn mang hành lý đi vào một con hẻm sâu và phân ra ở hai nhà nhỏ sát nhau . Cạnh đó cũng có rất nhiều nhà và cũng có những cô gái cùng cảnh ngộ đến từ các tỉnh khác ở miền Tây . Chiều hôm đó một người phụ nữ mang một bao quần áo màu sắc sặc sỡ đến từng nhà yêu cầu mọi người thử xem ai vừa cái nào thì chọn mỗi người một bộ .

Những bộ quần áo lạ lẫm mà những cô gái quê mùa như Bé Bảy chưa bao giờ nhìn thấy, nó thiếu trước, hụt sau, lủng chỗ này, khoét chỗ nọ . Các cô lay hoay thử và phì cười vì không biết mặc vào bằng cách nào . Cô nào cũng e thẹn đỏ mặt vì những mảng da thịt không đủ che bởi thứ quần áo thiếu vải đó . Bé Bảy cao nhất nhưng cuối cùng cũng chọn được một bộ đầm vừa ngắn vừa hở hết phần ngực . Mọi người đều trầm trồ khen Bé Bảy đẹp qúa .


Hôm sau các cô lại được ba người phụ nữ dắt ba nhóm đi xe ôm tới một ngôi nhà lầu 5 tầng ở trung tâm thành phố . Có lẽ là khách quen nên người phụ nữ dắt các cô lên thẳng lầu 3, nhóm của Bé Bảy có 6 người . Hai người một được đẩy vào một phòng kín . Một cô nhân viên còn khá trẻ yêu cầu họ thay quần áo .

Bé Bảy và chị Tuyền ngơ ngác và lo sợ không biết họ định làm gì mình, cuối cùng cô nhân viên nói :
- Mấy chị thay đồ ra đi, không sao đâu , chút nữa em sức thuốc và chỉ sau hai tiếng đồng hồ da các chị sẽ trắng mịn như da em bé .
Bé Bảy và chị Tuyền nhìn nhau, cả hai đều thở phào . Và sau hơn hai tiếng đồng hồ bôi trét đủ mọi thứ lên toàn thân . Sợ nhất là chất gì màu trắng vừa hôi như mùi thuốc tẩy vừa ngứa không chịu nổi . Cuối cùng thì công nghệ tẩy trắng toàn thân cũng hoàn tất .

Cô nhân viên xúyt xoa :
- Mấy chị thấy không trắng và mịn đẹp hơn nhiều ...
Bé Bảy nhìn chị Tuyền rồi lại nhìn mình . Đúng là có trắng hơn và mịn màng hơn thật . Cả hai cũng cảm thấy vui vui và chợt hiểu ra rằng đây là khâu chuẩn bị, khâu "tân trang" để biến những cô gái đồng quê chân chất đẹp mượt mà hơn bởi công nghệ làm đẹp . Sau đó các cô được hướng dẫn mỗi người nằm trên một chiếc giường êm ái, lại một cô nhân viên khác giúp họ rửa mặt và bắt đầu qúa trình tẩy da chết, đắp mặt nạ chăm sóc da ...

Đến chiều họ lại được đưa về phòng . Tất cả mọi người đều cảm thấy vui vẻ và tự tin hơn sau một ngày đi tân trang sắc đẹp .
Hôm sau họ lại được dắt tới một tiệm cắt uốn tóc . Hết nhuộm đủ màu, lại uốn và sấy, chải tạo kiểu ... Cũng xế trưa các cô mới được dắt về phòng . Vừa ăn trưa vừa khen nhau đẹp, thì bà A Kíu tới, hôm nay bà ta có vẻ vui vẻ và thân mật hơn :


- Ngày mai sẽ có người tới chỉ có mấy cưng cách đi đứng, cách cười chào . Ngày mốt nghỉ xả hơi một ngày . Sáng Chủ Nhật làm ơn thức sớm và thay đồ đẹp . Khoảng 8 giờ sẽ có chuyên viên trang điểm tới trang điểm cho mấy cưng và 10 giờ thì đi "biểu diễn"


Nói xong bà ta ngắm nghía lại từng người có vẻ rất hài lòng và đi ra khỏi phòng . Đúng như bà A Kíu nói hôm sau có một người đàn ông và một người phụ nữ tới hướng dẫn cho các cô cách đi đứng giống hệt như các người mẫu trên sàn diễn thời trang vậy . Các cô đã quen với việc tất bật kiếm sống, quen với những bước đi vững chãi khoẻ mạnh và vội vàng, tất bật thì nay phải thay đổi tướng đi, phải tha thước ẻo lả, uốn éo như con rắn, phải ưỡn mông, ưỡn ngực, hóp bụng, nín thở và mặt lúc nào cũng phải tươi cười . Khổ nhất là khâu mang giày cao gót cứ trẹo tới trẹo lui muốn trật cả chân .

Cuối cùng thì giờ phút quan trọng nhất cũng đến . Đêm hôm đó, vì hồi hộp hầu như không cô nào ngủ được, họ lo lắng hồi hộp suốt đêm .

Đúng 8 giờ có ba "chuyên viên makeup" tới, họ tỉa lông mày và trang điểm rất kỹ lưỡng cho từng ngườị . Sau đó những người đã chuẩn bị xong được dắt ra xe taxi và được đưa đến một nơi khác . Ở đây như một cái chợ . Có rất nhiều cô gái quê như Bé Bảy và chị Tuyền, cô nào cũng được ăn mặt và trang điểm xanh đỏ thật lộng lẫy, họ xếp hàng và đi ra từng tốp chậm rãi ... ai cũng cố gắng đi thật yểu điệu như bài đã học cách đó vài hôm .

Một căn phòng rộng bày những hàng ghế dọc hai bên . Có khoảng mười mấy người đàn ông đứng ngồi lố nhố, già có, trẻ có, ốm có, mập có, cao có, lùn có , có người còn bị tật chân phải chống nạng . Họ xí xa xí xồ với nhau bằng thứ ngôn ngữ mà Bé Bảy chưa bao giờ nghe thấy . Bé Bảy quan sát hết lượt và nhìn thấy A Kíu và A Hoàng đang đứng xen lẫn trong đám đàn ông Đài Loan vừa cười vừa nói rôm rả . Bé Bảy siết chặt tay chị Tuyền, tay cô lạnh toát . Cô cảm giác tay chị Tuyền cũng đẫm mồ hôi, cả hai đều qúa hồi hộp chờ đến lượt mình, trống ngực đập thình thịch liên hồi .


Tới lượt mình, Bé Bảy giật thót mình khi có ai đó vừa đẩy mạnh vai vừa nói mau đi ra đi . Bé Bảy luống cuống bước đi như kẻ mộng du, quên cả bài học ưỡn mông, ưỡn ngực, nín thở, hóp bụng . Tim đập liên hồi Bé Bảy xuýt ngã nhào ra phía trước vì chân này vấp phải chân kia . Ra đên giữa "sân khấu" như 4 cô nữa trong tốp Bé Bảy bình tĩnh đứng lại vừa xoay mấy vòng, vừa cố nở một nụ cười gượng gạo . Có lẽ được chọn ngay, vì khác những cô kia, Bé Bảy được đưa vào bên trong, không phải biểu diễn nhiều vòng nữa .

Người ta đưa Bé Bảy và 2 cô nữa về lại chỗ ở, trong đó có một cô bé mới 18 tuổi rất xinh xắn cùng phòng với Bé Bảy . Chị Tuyền không may mắn vì chưa có ai chọn nên chưa được về . Chiều hôm đó trở về chỗ ở trông chị phờ phạc và mệt mỏi, gương mặt tỏ rõ nỗi thất vọng . Sáng hôm sau chị Tuyền lại đi lần nữa và đến trưa chị đã về vui cười hớn hở .


- Cám ơn Trời Phật, tao đậu rồi Bé Bảy ơi ! Chị la toáng lên mừng rỡ khi chưa bước chân vào đến phòng .
Ở cùng phòng với Bé Bảy có 12 người thì có 7 cô không được chọn sau khi đã đi "biểu diễn" ba ngày liên tục . Những người này nghe nói sẽ bị trả về quê và phải trả lại toàn bộ chi phí ăn, ở , đi lại và các chi phí "tân trang" sắp đẹp, quần áo , trang điểm,...

Thật khổ cho họ vì mộng đổi đời tan vỡ mà còn bị mang nợ . Nếu gia đình nào khá giả hoặc vay mượn được đủ số tiền trả nợ thì họ được về quê . Còn gia đình nào không lo nổi số tiền trả nợ thì phải ở lại Sài Gòn làm việc cho đến khi trả hết nợ . Đa số các cô trong hoàn cảnh này sẽ bị dụ dỗ vào con đường mại dâm .

Bé Bảy, chị Tuyền và 3 cô khác cùng phòng được đưa tới nơi ở mới khang trang, sạch sẽ hơn . Ngay hôm sau các chú rể Đài đã đến gặp các cô dâu tương lai . Người chồng tương lai của Bé Bảy là một người đàn ông khoảng 45 tuổi, vừa mập lại vừa lùn, miệng ông ta luôn nhóp nhép nhai trầu và nhổ một thứ nước đỏ quạch như máu vào một ly nhựa .

Bé Bảy cảm thấy lợm giọng vàkhông dám nhìn ông ta . Tim cô vẫn đập liên hồi và lạnh toát rùng mình mỗi khi ông ta đặt bàn tay ngắn ngũn, no tròn như nải chuối sứ vào lưng Bé Bảy . Chú rể của chị Tuyền chính là người đàn ông có nước da tái, cao gầy và chống nạng mà Bé Bảy đã nhìn thấy hôm đi "trình diễn" . Chị Tuyền có vẻ thất vọng, mặt buồn so, nhưng không thể thay đổi được gì . Bé Bảy có cảm giác cái nơi ra mắt và "trình diễn" để các chú rể Đài Loan chọn cho mình một cô dâu, như là một cái chợ buôn người không hơn không kém . Và cái chợ đó đã hoạt động xôm tụ công khai giữa lòng thành phố .


Chồng tương lai của Bé Bảy có vẻ rất bận rộn, ông ta liên tục có điện thoại và nhóp nhép nhai trầu vàhút thuốc . Bỏ điện thoại xuống lại nói huyên thuyên với bà A Kíu . Họ trao đôi gì với nhau, Bé Bảy không thể hiểu . Hôm sau nữa ông ta cùng với bà A Kíu dắt Bé Bảy về nhà. Vì không được báo trước nên ba bá Bé Bảy đều không có nhà. Bé Bảy và em Út vội chạy đi kêu ba má về và họ lại ngồi ở nhà trước bàn bạc với nhau . Lần này không phải băm rau muống cho heo nên Bé Bảy đã nghe ngóng toàn bộ câu chuyện . Họ đưa trước cho gia đình Bé Bảy một số tiền để chuẩn bị đám cưới vào ngay tháng sau gồm tiền quét vôi lại nhà và làm tiệc cưới .


Họ đi rồi Bé Bảy từ nhà sau chạy lên vừa khóc vừa ôm chặt tay má . Má cũng rưng rưng . Ba Bé Bảy bình tĩnh hơn :
- Có gì đâu mà khóc, thằng đó hơi già một chút nhưng giàu có . Cô Kíu nói nó là ông chủ ở bển . "Củi tre dễ nấu, chồng xấu dễ xài", già nó mới thương yêu, chiều chuộng . Má con mày cạn nghĩ qúa . Thôi vô nhà rửa mặt đi rồi lo công chuyện, 1 tháng mau lắm coi chừng không kịp đâu .


Một tháng chờ đến ngày đám cưới sao mà trôi qua vùn vụt . Bé Bảy thay vìvui và mong sớm về nhà chồng như các cô dân khác thì lại lo lắng âu sầu, đêm nào cũng mất ngủ và mơ thấy những giấc mơ khủng khiếp . Mới có 1 tháng mà trông Bé Bảy khác xưa, trầm lặng, ít nói, lúc nào cũng như người mất hồn . Cuối cùng thì ngày cưới cũng đến . Nhà cửa được quét vôi lại . Ngói cũng được thay những viên nứt, bễ . Nhà cửa cũng được trang trí từ cổng vào đẹp và trang trọng hơn hẳn đám cưới các chị của Bé Bảy . Nghe bà A Kíu nói chỉ tổ chức đại khái ở đây để chụp hình quay phim thôi, mai mốt qua đó sẽ tổ chức lại linh đình hơn nữa .


Đúng 11 giờ Chú rể tới, đàn trai không có ai, vẫn bà A Kíu, cô A Hoàng và một số người khác . Họ cũng chuẩn bị qủa và xính lễ như một đám cưới truyền thống . Đám cưới có vẻ đầy đủ hơn những đám cưới khác ở quê Bé Bảy, nhưng sao mà buồn bã như một đám ma . Ăn xong mọi người đều vội vã ra về chứ không ngồi lại ăn nhậu chuyện trò đến khuya vì cô dâu ngay sau buổi tiệc phải theo chú rể về Sài Gòn .


Vẫn Ba đưa Bé Bảy ngược dòng nước chèo xuồng qua sông như lần trước . Nhìn những cánh lục bình trôi trên sông, mắt Bé Bảy cay cay vànhạt nhòa lệ , chợt nghĩ đời mình chẳng khác gì những cánh lục bình không biết trôi về phương nào .

Cái xóm nghèo, thưa thớt những mái nhà thấp lè tè phủ đầy rêu phong đã dần xa khuất sau những bụi cây um tùm mọc bên sông . Lúc nãy Bé Bảy đã không dám nhìn cảnh má và các chị đứng bên chiếc cầu bắc từ vườn nhà ra sát mé sông để cột ghe . Bé Bảy sợ nhìn thấy những giọt nước mắt nóng hổi chảy ra từ đôi mắt nhăn nheo đầy những vết chân chim, dấu tích của thời gian, của những năm tháng cơ cực hy sinh tất cả cho đàn con của má . Người đàn ông được gọi là chồng ngồi ngay bên cạnh Bé Bảy, miệng vẫn nhóp nhép nhai trầu, thỉnh thoảng lại nhoài người ra bên ngoài phun phì phì xuống dòng sông chất nước đỏ quạch gớm ghiếc .


Lên đến bến sông vẫn bóng ba gầy gò lưng đã cong cong bước xiêu vẹo dưới bóng nắng xế chiều . Không kềm được nước mắt như lần trước, mắt ba đỏ hoe, ba vội lấy tay áo quẹt giọt nước mắt vừa lăn dài ra khỏi cái hố mắt sâu hoắm nhăn nheo . Ba không dặn dò gì cả vì cả đêm qua ba và má đã nói chuyện rất nhiều với Bé Bảy . Ba chỉ choàng vai ôm chặt Bé Bảy như hồi còn bé và vỗ vỗ nhẹ vào vai như vỗ về con gái . Người được gọi là chồng nắm tay Bé Bảy kéo đi về phía chiếc xe màu trắng phủ đầy hoa . Vừa bước đi theo chồng Bé Bảy vừa ngoảnh mặt lại nhìn theo bóng ba đang đứng bất động nơi bến sông . Bé Bảy òa khóc và gọi lớn Ba ơi !....


Những người dân bên sông dứng nhìn theo cô dâu xinh đẹp lên xe theo chồng, kẻ chê, người khen ... Theo chồng bước lên xe, Bé Bảy cúi gầm mặt không dám nhìn ai . Chiếc xe đưa dâu lộng lẫy đưa Bé Bảy xa dần vùng quê sông nước, nơi mà Bé Bảy đã sinh ra và lớn lên, nơi đã nuôi nấng v` ôm ấp cả tuổi thơ không sung sướng đầy đủ, nhưng hồn nhiên một màu tinh khiết .


Người ta đưa Bé Bảy đén một khách sạn ở một con đường nhỏ gần Nguyễn Tri Phương, cái khách sạn không lớn lắm nhưng cũng khá sang trọng . Một phòng cưới được trang hoàng khá công phu . Trước cửa phòng được trang trí bằng những chữ Hoa và khung vải màu đỏ rực rỡ . Bé Bảy thẫn thờ như người mất hồn cùng chồng bước vào phòng, nước mắt vẫn lăn dài trên má .


Chồng Bé Bảy còn nói cười ha hả với Bà Kíu và vài người khác bên ngoài hành lang . Bé Bảy không hiểu họ nói gì với nhau . Bé Bảy vào phòng tắm đóng chặt cửa lại và lặng lẽ khóc . Bé Bảy vẫn để mặc cho những dòng lệ lăn trên má, trôi cả những lớp phấn son nhoè nhoẹt .
Tiếng cửa đóng ầm và tiếng lách cách khóa cửa bên ngoài làm Bé Bảy giật mình . Cô đứng co quắp nép sát vào góc phòng tắm, chân tay run lẩy bẩy như sắp lên cơn sốt . Nước mắt vẫn chảy dài trên hai má, trống ngực đ^.p thình thịch . Bé Bảy cắn chặt môi cố nén tiếng nấc, cô khẽ gọi Ba ơi ..! Má ơi ... !


Tiếng đập cửa thình thình làm Bé Bảy choàng tỉnh . Chân tay cô lạnh cóng, người co quắp như muốn tự vệ . Cô thực sự hốt hoảng khi nghĩ tới ngưòi đàn ông xa lạ được gọi l` chồng đang chờ cô ở bên ngoài . Chuyện gì sẽ xảy ra sau đó, cô cảm thấy ghê sợ ông ta, cảm thấy con người đó thật xa lạ đối với cô . Gặp nhau vài lần ngắn ngủi nhưng chưa bao giờ có thể chuyện trò, tất cả đều thông qua bà A Kíu . Bé Bảy vẫn đứng nép vào xó phòng run rẩy, mặc cho những tiếng đ^.p cửa ngày càng dôn`dập bên ngoài . Bỗng cánh cửa bật mở, ông ta xuất hiện và nói gì đó Bé Bảy không hiểu, có vẻ như năn nỉ, trấn an, thái độ của ông ta rất từ tốn và dịu dàng . Bé Bảy nhìn ông ta bằng đôi mắt sợ hãi, ông ta tién tới gần, nắm lấy tay cô, Bé Bảy cảm thấy yên tâm hơn vì thái độ của ông . Bé Bảy bước theo ông ra ngoài một cách vô thức ...


Sống với chồng 3 ngày ở căn phòng tân hôn trong khách sạn . Chồng Bé Bảy phải trở về Đài Loan, nghe nói là lo công việc . Bé Bảy lại trở về quê với ba má, chờ làm xong thủ tục mới theo chồng về Đài Loan .
Vừa xuống xe nhìn thấy dòng sông quen thuộc, trong lòng Bé Bảy cảm thấy bòi hồi đến lạ kỳ, mới xa quê có vài ngày mà Bé Bảy có cảm giác như đã xa lâu lắm rồi . Ngồi trên xuồng nhìn dòng sông lặng lờ trôi, những cánh hoa lục bình tím trôi theo dòng nước, Bé Bảy cảm thấy nhớ nhà, nhớ ba má da diết ... Về đến nhà, mọi người đều đi vắng, con Vàng chạy ra ngoắc đuôi lia lịa mừng rỡ . Bé Bảy chưa kịp leo lên bờ nó đã nhảy tót lên liếm vào mặt cô và kêu lên mừng rỡ . Hôm đó Ba lại bắt gà làm thịt và mời các anh chị sang chơi .


Hơn hai tháng sau, mọi thủ tục đã hoàn tất . Chồng Bé Bảy không thể trở lại Việt Nam đón Bé Bảy được . Ông ta đã chuẩn bị sẵn mọi thứ, mua sẵn vé máy bay và nói sẽ đón Bé Bảy ở phi trường bên Đài Loan . Càng gần tới ngày ra đi Bé Bảy càng cảm thấy yêu quê hương, yêu mái nhà còn nhiều thiếu thốn nghèo nàn . Bé Bảy càng thương ba má và các chị em hơn . Chuyến bay khởi han`h lúc 11 giờ nên cả gia đình bé Bảy phải lên xe từ 2 giờ sáng khi trời cò tối . Ba má và các chị đã dặn Bé Bảy đủ mọi chuyện tu mấy ngày hôm trước . Trên xe mọi người đều im lặng, không ai dám đả động tới sự chia tay, mọi người sợ Bé Bảy khóc và nhất là sợ má sẽ không chịu nổi vì đau khổ .


Vì gia đình, vì muốn Ba má và các em đỡ cơ cực, Bé Bảy đã phải liều mình lấy người không có tình cảm, đã chấp nhận sống nơi dad^ t khách quê người mà không hề biết số phận sẽ đi đâu, về đâu . Đường vắng, xe chạy rất nhanh, những lũy tra làng, những hàng dừa, hàng cau, những vườn nhãn, vườn cam ... vun vút lướt qua . Trời cũng bắt đầu sáng Bé Bảy lại dõi mắt ra ngoài của sổ xe, như muốn nhìn lần cuối những cảnh vật thân thương đã nuôi cô lớn lên .

Có lẽ đã qúa mệt nên má đã ngủ hay má cố kềm chế sự đau khổ phải xa con ? Đôi mắt má khép hờ . Ánh sáng bên ngoài chiếu vào xe Bé Bảy nhìn thật sâu vào khuôn mặt má, nhìn mái tóc đã điểm nhiều sợi bạc bay lòa xòa trước trán, nhìn khoé mắt vẫn còn đọng những giọt lệ sáng nay, nhìn đôi vai gầy run run đều đều mỗi khi xe vượt qua những quảng đường xấu , nhìn đôi tay má nhăn nheo, chai sạn vì làm lụng vất vả . Đôi vai Bé Bảy lại run lên và những giọt nước mắt nóng hổi lại trào ra .


Đến phi trường đã có nguời của công ty dịch vụ chờ sẳn họ dặn dò Bé Bảy rất nhiều chuyện . Ba lo lắng vì Bé Bảy chưa bao giờ xa nhà và nhất là chưa bao giờ xuất ngoại va đi máy bay . Ba chạy theo người đàn ông vừa dặn dò Bé Bảy mong ông ta giúp đỡ chỉ dẫn tận tình cho Bé Bảy . Nguời đàn ông đó nhìn Bé Bảy bằng một cặp mắt thương hại . Cuối cùng ông ta nói với Ba rằng sẽ tìm ai đó chung chuyến bay dắt Bé Bảy .

Ông ta đưa cho Bé Bảy passport, visa vào Đài Loan va vé máy bay, ngoài ra còn có tờ khai xuất cảnh đã khai sẳn và dặn dò rất kỹ . Bé Bảy chia tay mọi người mắt vẫn nhạt nhòa lệ . Chị Hai đã dìu má lên xe ... vì sợ má sẽ xỉu . Ba cũng quay mặt đi không dám nhìn . Bé Bảy lừng chừng mãi không thể bước đi . Người đàn ông liên tục hối Bé Bảy mau vào làm thủ tục . Chị Hai, Chị Tư, Chị Sáu và các em đều khóc . Bé Bảy nhìn với theo bóng ba giữa dòng người chen lấn, bóng ba nhỏ bé, ốm yếu, tay Ba vẫn vẫy và mất hút trong dòng người đông đúc . Bé Bảy đã vào trong phi trường, vẫn ngoảnh đầu lại nhìn các chị em, chân bưóc đi nhưng hồn còn ở lại .


Cuối cùng người đàn ông cũng tìm được một người đàn bà để gởi Bé Bảy, đó là một bà Người Hoa, Bà ta sang Đài Loan thăm con gái . Bé Bảy chỉ biết đi theo người đàn bà tốt bụng đó và làm theo sự chỉ dẫn của bà . Cùng chuyến bay có nhiều cô gái khác cũng về Đài Loan đoàn tụ với chồng . Và có hai cô khác cũng được bà người Hoa tốt bụng dắt chung với Bé Bảy . Một cô tên Hồng ở Cần Thơ, một cô khác tên Hương ở Long An .


Hơn 3 giờ đồng hồ trên chuyến bay, họ đã có dịp trò chuyện với nhau ... và vì gặp được người cùng cảnh ngộ, nên Bé Bảy cũng cảm thấy nguôi ngoai va an tâm phần nào . Bà người Hoa dắt 3 cô đến cửa thì cáo từ, con gái và con rể bà ấy đã đến đón . Bé Bảy nhìn dáo dác tìm chồng nhưng không thấy . Hồng đã nhìn thấy chồng và tạm biệt hai bạn, cô ta có vẻ rất vui vẻ vội vã theo chồng mất hút . Còn lại Bé Bảy và Hương vẫn đứng chờ chồng đến đón, ở cửa bên kia có 3 cô khác cũng đang đứng đón chồng . Nửa giờ sau, một trong ba cô đó lại có người đến đón .

Các cô còn lại đã có cô bật khóc vì lo sợ . Bé Bảy cố gắng giữ bình tĩnh, cố gắng không khóc và vẫn kiên nhẫn đứng chờ . Không ai nói ai câu nào, túm tụm đứng thành một góc buồn rũ rượi . Hơn một tiếng sau Bé Bảy nhìn thấy chồng từ xa, ông ta chạy đến và cũng nhìn thấy Bé Bảy . Bảy vội vã đẩy xe hành lý bưóc vội theo chồng . Cô ngoảnh lại vẫy tay chào mọi người . Cả 4 cô đều khóc, họ lo lắng vì bị bỏ lạc lõng bơ vơ giữ nơi xa lạ, không quen biết ai, không biếng tiếng tăm ... lo lắng vì trời cũng đã sắp tối, lo lắng không biết đêm nay họ sẽ ngủ ở đâu ? Bé Bảy cảm thấy mừng vì đã gặp được chồng, mừng vì số phận của cô vẫn còn may mắn hơn những người khác .


Bước vội vã theo chồng lên một chiếc xe bus hai tầng và ngồi trên xe suốt 4 giờ đồng hồ, xe chạy trên đường cao tốc với tốc đồ. rất nhanh . Nhìn những cảnh vật lạ lẫm lướt qua bên đường, Bé Bảy chợt nhớ quê, nhớ nhà da diết, nước mắt lại trào ra . Bên cạnh người chồng đã ngủ và ngáy đều đều . Bé Bảy nhin`những ánh đèn lấp lánh bên đường, có những đoạn đường xe chạy bên trên, phía dưới là thành phố rực rõ ánh đèn màu xanh đỏ . Có những đoạn chui xuyên qua vách núi ... Bé Bảy thấy mình đã đi về một nơi qúa xa, khong biết đến bao giờ mới có thể trở về nhà.

Trời đã tối hẳn, xe ngừng lại và mọi người lặng lẽ xuống xe . Bé Bảy cùng chồng cũng xách hành lý xuống xe . Ông ta nói gì đó với Bé Bảy nhưng cô không hiểu . Họ đứng bên lề đường . Ông dùng cellphone gọi cho ai đó và lại cùng Bé Bảy đứng chờ . Bé Bảy cảm thấy tay chân mỏi mệt, mắt đỏ và xưng húp vì khóc nhiều . Qúa mệt cô cũng không thèm để ý đến người chồng dadng đứng bên cạnh mình . Khoảng 15-20 phút sau thì có một chiếc xe hơi trờ tới, chồng Bé Bảy chất hành lý vào cốp xe . Người lái xe trông rất giống chồng Bé Bảy, Bé Bảy đoán là em trai ông ta .

Hai người đàn ông nói chuyện với nhau suốt dọc đường . Họ rời thành phố, đường rất vắng vẻ và nhiều đèo dốc, một bên là vách núi cao chót vót, một bên và vực sâu và phía xa xa là những ngọn núi san sát nhau . Họ cứ đi như thế, đi mãi ... đi mãi . Bé Bảy cũng không biết họ dad~ đi bao lâu . Cô cảm thấy rùng mình vì không gian lạnh lẽo, vắng lặng và núi non ngày càng hun hút hiểm trở . Chiếc xe trờ lên leo hết ngọn núi này đến ngọn núi khác . cuối cùng nó rẻ vào con đường nhỏ và dừng trước cổng . Chồng Bé Bảy xuống xe mở cổng, xe chạy vào sân v` ngừng hẳn . Bé Bảy bước xuống xe, xung quanh tối đen, cây lá xum xuê . Bé Bảy nhìn lên trời không một ánh trăng sao . Phía xa khuất dưới tàn cây có ánh đèn hắt ra từ một ngôi nhà . Bé Bảy theo hai người đàn ông bước vào ngôi nhà ấy .

Ngồi trong nhà là hai ông bà già khoảng trên dưới 80 tuổi, ông cụ có vẻ ốm yếu ngồi trên xe lăn . Bà cụ ngồi ở sofa bên cạnh có vẻ còn khoẻ mạnh .

Chồng Bé Bảy ra hiệu bảo cô bước vào nhà . Cô đoán hai ông bà già là Ba má chồng nên khoanh tay lễ phép chào . Chồng Bé Bảy đưa cô vào một căn phòng nhỏ phía sau phòng khách . Bé Bảy ngạc nhiên vì cuộc sống của họ ở đây cũng khá đơn giản chứ không cao sang như cô từng tưởng tượng . Nền nhà cũng lót gạch bình thường chứ không lót gạch bóng loáng và trải thảm như căn phòng tân hôn ở khách sạn hôm nào . Tường cũng có vẻ cũ kỹ và chỉ quét vôi giản dị như nhà Bé Bảy .

Nhà cũng chỉ có 1 tầng trệt chứ không cao chót vót như những căn nhà ở Sài Gòn . Ngoài hai ông bà già gia đình còn có thêm người em chồng, cô em dâu và con trai của họ, ngoài ra còn có cô em gái chưa chồng cũng ở chung nhà. Bé Bảy cảm thấy sợ những người đàn bà, vì cặp mắt họ luôn nhìn Bé Bảy có vẻ dò sét và khinh miệt .

Đêm đó Bé Bảy ngủ rất ngon vì qúa mệt mỏi sau chuyến đi vất vả . Sáng hôm sau khi giật mình tỉnh giấc thì mặt trời đã lên cao . Cô lo lắng vì sợ mọi người mắng . Chồng cô đà dậy từ lúc nào và đi làm không có nhà. Bé Bảy chạy xuống bếp thấy ba má chồng đang ăn sáng . Cô cố nở một nụ cười tha6n thiện và khép nép bước ra ngoài . Tối hôm qua vì trời tối nên không nhìn thấy rõ. Xung quanh nhàhọ xum xuê cây lá, những cây cam thấp lè tè nhưng qủa trĩu cành, chen lẫn là những cây bưởi . Ra khỏi vuờn cây Bé Bảy có thể nhìn bao quát khu vục xung quanh, nhìn thấy những dãy núi nhấp nhô cũng trồng đầy cam, chín vàng .


Thì ra gia đình chồng cô sống trên một ngọn núi trồng đầy cam, Bé Bảy tìm quanh, không có một ngôi nhà nào ở gần . Phóng tầm mắt thật xa đến dãy núi phía xa xa mới có một căn nhà khác . Nhà chồng Bé Bảy ở miền núi và cách thành phố khá xa . Bé Bảy cũng cảm thấy yên tâm và thích quang cảnh ở đây, cô nghĩ sẽ phù hợp hơn với một cô gái quê sống ở miền sông nước như cô . Và cô sẽ bắt đầu một cuộc sống mới .


Ba má chồng đã già, nhất là ba chồng sức khoẻ rất yếu, sau một lần bệnh nặng ông không còn đi lại được mà suốt ngày ngồi trên xe lăn . Từ ngày về làm dâu nhà chồng Bé Bảy trở thành người chăm sóc chính cho ông . Từ việc lo cơm nước cho ông ăn đến việc thay quần áo, tắm rửa, vệ sinh đền một tay Bé Bảy lo . Cục khổ mấy cũng không sao, nhưng ông hay cáu gắt không hài lòng, thường la mắng cằn nhằn Bé Bảy, dù cô đã cố gắng hết sức chăm sóc ông .

Có lẽ vì căn bệnh hành hạ, có lẽ vì không đi lại được, có lẽ vì suốt ngày ông phải ngồi trong nhà, vì tuổi đã cao ... hoặc vì muôn ngàn lý do nào khác nữa mà Bé Bảy không lý giải được, nhưng hình như lúc nào ông cũng không vui và luôn miệng chửi mắng mọi người .

Bé Bảy là người gần gũi vì phải chăm sóc lo lắng hàng ngày cho ông, nên bị ông mắng chửi nhiều nhất . Giặt quần áo cho ông, ông cũng không mặc chê ngứa, vứt xuống đất bắt Bé Bảy nhặt đi giặt lại . Nấu cơm cho ông ăn hôm thì chê mặn, khi chê lạt, lúc lại chê daị chê cứng . Nói chung Bé Bảy đã cố gắng mọi cách như vẫn không thể làm vừa lòng ông .


Má chồng Bé Bảy rất hiền, dù tuổi cũng đã cao nhưng lúc nào Bà cũng làm hết việc này đến việc nọ . Không thể nói chuyện được với bà, nhưng lúc nào ánh mắt hiền từ của bà đầy vẻ thông cảm cũng nhìn Bé Bảy một cách trìu mến . Trong gia đình chỉ có Bà là người quan tâm và yêu thương Bé Bảy . Mỗi lần nhận được sự quan tâm của bà, Bé Bảy lại nhớ tới người mẹ tần tảo sớm hôm nơi quê nhà và trào nước mắt . Bé Bảy cả m thấy thương bà và nghĩ rằng cuộc đời của bà chắc chắn cũng chịu nhiều bất hạnh . Thương bà Bé Bảy cắn răng chịu đựng và hết lòng chăm sóc ba chồng để bà bớt phải nghe những lời mắng chửi của ông chồng khó tính .


Hai vợ chồng em chồng Bé Bảy cũng ở một căn phòng đối diện . Cậu em chồng thì có vẻ vô tư không để ý chuyện gì . Tuy nhiên cô em dâu thì khá đanh đá, hay dòm nhó và ganh tị với Bé Bảy , hất là khi thấy má chồng có vẻ cưng chiêù Bé Bảy hơn . Đã có nhiều lần cô ta rắp tâm hại Bé Bảy bằng cách thêm muối vào nồi canh, bật lửa lớn cho khét cá Bé Bảy đang chiên ... Và ác độc nhất là cô ta hay lân la nói xấu Bé Bảy với ba chồng khiến càng ngày ông càng ghét Bé Bảy hơn . Cô em gái thì cũng không hơn gì cô em dâu, họ hợp tác với nhau chống lại Bé Bảy, bày ra đủ mọi chuyện để hãm hại cô .


Tất cả những chuyện như vậy lúc đầu làm Bé Bảy rất buồn phiễn, cô cảm thấy cô độc trong căn nhà không ai đứng về phía mình và hoàn cảnh như vậy càng làm Bé Bảy nhớ nhà hơn . Nhưng vẫn không khổ tâm bằng việc chồng cô không có chút tình cảm gì với cô . Anh ta không phải là ông chủ như Bà A Kíu nói mà chỉ là một tài xế lái xe tải . Anh ta hầu như rất ít thời gian ở nhà. Hôm nào về tới nhà cũng say xỉn và mắng chửi đập phá .

Bản tánh của anh ta có lẽ giống hệt cha anh ta . Ngoài chứng mê rượu chè nhậu nhẹt, anh ta còn rất mê cờ bạc . Bao nhiêu tiền bạc đều đổ vào xòng bạc hết . Thua bài, buồn bã, chán nản lại đi uống rượu ... cứ như vậy ngày nào cũng rất khuya mới về nhà. Có những đêm chờ cửa đến gần sáng vẫn không thấy chồng về, không dám chợp mắt vì sợ về tới nhà cửa khó anh ta sẽ đập cửa là la hét ầm ĩ làm ba chồng thức giấc . Bé Bảy chỉ biết ngồi trong bóng tối làm mồi cho bầy muỗi bu kín chân và khóc thương cho phận mình .


Rồi Bé Bảy có thai, đứa con trai chào đời trong sự thiếu thốn tình cảm của cha . Nó èo uột và thường đau ốm luôn . Bé Bảy cũng lo lắng đứa con của mình sẽ nhiễm những tính xấu của ba nó . Những đêm con bệnh, một mình Bé Bảy vừa ôm con vừa khóc, chạy ra chạy vào không biết phải làm sao . Người chồng vô trách nhiệm lo cho thân hắn còn không xong, chẳng bao giờ hắn thèm đả động tới mẹ con Bé Bảy xem chết sống thế nào . Khi con 7 tháng tuổi, nó bị sởi rất nặng, nóng sốt liên tục cả tuần không thuyên giảm .

Một đêm trời mưa bão, con lên cơn động kinh vì sốt qúa cao . Bé Bảy hoảng sợ khóc lóc cầu cứu mọi người, cuối cùng người em chồng thương tình đã đưa con Bé Bảy đến bệnh viện, may mà cứu kịp . Lúc đó, người cha vô trách nhiệm của nó vẫn ngồi ở sòng bạc, mặc cho Bé Bảy ba lần bảy lượt điện thoại cầu cứu hắn về đưa con đi bệnh viện nhưng hắn đều giả điếc giả câm như không nghe thấy gì . Sau lần đó, con Bé Bảy đã trở thành đứa trẻ kém phát triển đo bị ảnh hưởng trực tiếp đến não trong cơn động kinh .


Người duy nhất thương yêu và quan tâm đến Bé Bảy thì lại sớm từ bỏ cõi đời . Bà ra đi bất ngờ bởi chứng tai biến mạch máu não, bà nằm hôn mê ở bệnh viện khoảng một tuần và mất . Cái chết của Bà khiến cho Bé Bảy suy sụp tinh thần, vì chỗ dựa duy nhất về tinh thần của Bé Bảy cũng không còn . Cô khóc thương mẹ chồng như khóc chính mẹ ruột của mình vậy . Mộ của bà được chôn sau vườn cách nhà không xa lắm . Từ khi bà mất, ngày nào hai mẹ con Bé Bảy cũng ra mộ thấp nhang cho mẹ và mong bà phù hộ để cuộc sống của Bé Bảy và con trai đỡ vất vả hơn .


Từ ngày mẹ chồng mất, mọi người càng mắng chửi Bé Bảy nhiều hơn, con Bé Bảy cũng luôn bị đứa con em chồng ăn hiếp và đánh đập . Bé Bảy chẳng biết phải làm gì để có thể trở về quê hương, cũng không có cơ hội gặp ai mong được giúp đỡ , càng không thể trốn khỏi cái nơi núi rừng trùng điệp này . Từ ngày về làm dâu, chỉ duy nhất một lần chồng Bé Bảy chở cô ra thành phố , còn lại quanh năm suốt tháng cô chỉ đi ra đi vào trên ngọn núi trồng cam của gia đình chồng . Đã có nhiều lần cô xin phép chồng về thăm cha mẹ, nhưng anh ta đều không nói gì và giận dữ bỏ đi .


Bé Bảy cũng nhiều lần viết thư về nhà cho ba má nhưng không dám than khổ sở vì sợ chỉ làm cho ba má lo lắng thêm . Hơn nữa ở đây việc gởi thơ cũng không thận tiện, có khi cả hai tháng bên nhà mới nhận được thư . Cuộc sống của Bé Bảy cứ lặng lẽ trôi đi như vậy và tuổi xuân của cô cũng sẽ lặng lẽ trôi qua nơi mảnh đất xa lạ vắng người và thiếu thốn tình thương này . May mà còn có đứa con trai, hai mẹ con suốt ngày thủ thỉ bên nhau làm niềm vui .


Lại một năm nữa trôi qua, cái Tết ở đây cũng không giống như quê nhà, và cứ mỗi lần Tết đến Bé Bảy lại buồn não nề và nhớ nhà. nhớ Ba Má nhất . Tết năm nay, thiếu vắng má chồng, đã buồn đã tủi, lại càng buồn tủi hơn . Mùa đông năm nay nơi xứ người trời cũng trở lạnh hơn những năm trước, nhất là vù ng núi cao hẻo lánh như thế này nhiệt độ xuống rất thấp, tuy không có tuyết rơi nhưng ở đây gió rất lớn, những cơn gió mang cái lạnh buốt da thịt thật khó chịu .

Nhưng cái lạnh bên ngoài vẫn không thấm vào đâu so với cái lạnh từ tâm hồn . Ẳm con trên tay, Bé Bảy đứng nơi góc vườn ngóng về phương trời xa, nơi mà chiều chiều thường có những chiếc máy bay xé mây ầm ầm bay qua ... Bé Bảy nghĩ rằng hướng đó là hướng quê mẹ . Chiều nay cũng vậy, gió thổi thật mạnh, cái lạnh bên trong và cái lạnh của thời tiết bên ngoài quện vào nhau làm trái tim nhỏ bé của Bé Bảy buốt đau, nước mắt lại nhạt nhòa nhưng cô vẫn đứng đó lặng câm nhìn trân trân về quê mẹ và mong ước sẽ có một lần trở về để lại được bàn tay sạm nắng, chai sần của ba mẹ vỗ về như ngày xưa ...




Lục bình trên dòng kinh đen

Tôi rời Đài Loan mang theo hình ảnh những đứa bé Đài gốc Việt nheo nhóc. Và những cánh lục bình nổi trôi trên dòng kinh đen. Chuyện cô dâu cũng như những chuyện tang thương của đất nước, có lúc bùng lên rồi cũng lắng xuống và mất hút trong những lo toan đời sống của từng người. Nhưng mỗi ngày trôi qua, vẫn còn đó những đêm có cô gái nằm trên nhà kho sân thượng trằn trọc ngó chừng ra cửa, những bàn tay ngủ gục bị cắt đứt, những cuốn phim nô lệ tình dục tiếp tục quay, và những vết tím bầm trên mắt trên môi…

* Mỗi sáng vào khoảng 9 giờ, khi chiếc xe hốt rác trỗi bản nhạc Für Elise chạy quanh xóm, khi cụ già ở khoảng sân um tùm cỏ bên kia con kinh đầy rác vừa xong thế Taiji cuối cùng, và bà Hui Xin tưới xong những chậu kiểng xếp dọc theo lề đi, thì cô gái bước ra khỏi nhà. Nhìn lên ban công gác trọ chỗ tôi ngồi, cô gái vẫy tay cười.

Tôi gặp Trang hôm Chủ nhật, một ngày sau khi tôi đến Chung Li. Mặt trời buổi sáng chưa qua khỏi đỉnh cây sung mà trời đã oi bức. Lúc ấy tôi ngồi ở ghế đá cạnh đình làng, loay hoay chụp hình những người đàn bà Đài đang thắp nhang vái lạy Quan Công. Một bóng dáng chắc chắn không phải là người bản xứ lọt vào khung nhìn máy ảnh tôi. Bỏ máy xuống, nhìn lên tôi hỏi: em Việt Nam hở? Trang 26 tuổi. Lần cuối nắm tay mẹ trước khi làm cô dâu theo ông Cheng về Đài là ngày sinh nhật thứ 18 của Trang. “Sinh nhật em dễ nhớ lắm, ngày hai tháng mười hai.”


Trang cười nói với tôi vào sáng Chủ nhật tuần sau. “Em nhớ hồi mới qua, trời cuối năm ở đây lạnh hết biết luôn. Em dân Cà Mau cả đời đâu biết lạnh kiểu này. Em trùm mền, nhớ má khóc cả tuần.” Có thể nói Trang là một trong những cô dâu Đài Loan thời “tiền trạm” và tương đối nhiều may mắn so với những cô dâu khác. Đó là theo lời của Trang. Sáng Trang dậy lúc 6 giờ, làm điểm tâm cho ông chồng, bà mẹ chồng, hai đứa con riêng của ông Cheng, giặt quần áo và phơi trên những sào tre gắn từ cửa sổ chĩa ra đường.


“Ngày nào cũng phải giặt chớ nếu không hổng có chỗ phơi“. 9 giờ sáng Trang rời nhà ra chợ phụ bà em gái ông Cheng bán cá đến chiều.


Nấu ăn tối, chuẩn bị sẵn cơm trưa ngày hôm sau, dọn cơm, rửa chén, quét nhà, tắm cho bà mẹ chồng, chùi rửa nhà cầu, Trang lên giường là ngày đã qua ngày. “Lúc đó ông chồng em ngủ mất tiêu rồi, hổng biết ổng lấy em qua đây làm gì.” Trang cười nói. “Cứ vậy đó anh, từ thứ Hai cho tới thứ Bảy. Chủ nhật bà Li nghỉ bán hàng nên em được nghỉ theo. Anh muốn gặp mấy đứa cô dâu với ô sin để tìm hiểu sự tình hở? Hi hi, anh hên gặp em là thổ địa ở đây. Để tuần tới em dắt anh đi. Chủ nhật nghe. Anh tới mà chưa thấy em thì cứ ngồi đó chụp hình mấy bà Tàu và chờ em“.

Lệ và Thi là dân Long Xuyên. “Con này nó mới qua được hai năm, tình cảnh nó cũng bi đát lắm. Lệ, mày kể cho ảnh nghe đi“. Lệ ngồi bó gối một hồi lâu. Tôi nhìn quanh căn phòng nhỏ mà Lệ được một cô dâu khác đã bỏ chồng ra riêng cho ở tạm. Im lặng chờ. “Khác với chị Trang, thằng chồng của em nó còn trẻ, lái tắc xi. Lúc mới qua nó nghỉ một ngày lái xe chở em đi chơi núi, chơi biển. Được đâu hai tuần thì nó dắt một con nhỏ Đài khác về phòng. Sau đó em mới biết trước đây con này là bồ của nó.

Tụi nó gây lộn nhau sao đó, thằng chồng em nó nổi sùng qua Việt Nam cưới em. Bây giờ tụi nó làm lành với nhau và thằng chồng em kéo con bồ nó về sống chung luôn. Tối nào thằng chồng em cũng bắt em làm chuyện đó với hai đứa nó. Rồi còn quay phim nữa. Em không chịu thì cả hai đứa nó xúm vào đánh đập em tàn nhẫn. Lúc đó, em ở bên Đài Trung, không có điện thoại di động, không biết tiếng Hoa, không quen ai, em không biết làm sao. Hai tháng sau thì em có bầu“. Những ngày khởi đầu của dịch vụ cô dâu, mỗi chú rể Đài thường phải trả cho công ty môi giới Đài và Việt từ sáu ngàn tới mười ngàn đô.

Sau khi khấu trừ các chi phí trả cho môi giới, chi phí đám cưới, gia đình của cô dâu còn được hai tới ba ngàn đô. Khi con số cô dâu gia tăng hơn tới gần 100 ngàn người thì giá cả cũng theo đà đi xuống. Gia đình của cô dâu nhiều khi không được đồng nào và chỉ mong con gái của mình có cơ hội ra nước ngoài làm ăn có tiền gởi về. Nhiều chú rể Đài sau này không cần phải trả trước chi phí mà chỉ cần trả góp sau khi cưới vợ về. “Lúc biết em có bầu thì nó không còn bắt em làm chuyện đó nữa. Nhưng em phải chứng kiến cảnh tụi nó với nhau mỗi đêm. Nhà nhỏ xíu chỉ có một phòng ngủ anh à. Có lần em ra bếp nằm ngủ thì nó lôi em vào và sau đó mua ổ khóa khóa cửa luôn. Lúc em sanh con xong thì chuyện cũ lại tiếp tục.


Em chịu không nổi nên đành bỏ con trốn đi“. Còn em thì sao, em qua đây mấy năm rồi? Tôi quay sang hỏi chuyện cô gái ngồi cạnh Lệ. “Nó mới qua có mấy tháng hà anh“. Lệ trả lời giùm cho Thi. “Nó là em gái út của em, mới 17 tuổi hà. Nó chỉ tới thăm em bữa nay. Chồng nó già khụ rồi anh. Không có tiền nên ký giấy trả góp cho tụi môi giới. Bây giờ ông già bắt nó đi chạy bàn ở karaoke để trả nợ cho ổng. Ổng nói trả nợ xong hết thì ổng mới cho gởi tiền về nhà“. Tôi nhìn hai chị em vừa xót thương vừa không hiểu nổi.

Hỏi Lệ là biết qua đây khổ sở, bị đối xử như nô lệ mà lại còn kéo em gái mình qua. Lệ trả lời bằng những câu chuyện về đời sống hoàn toàn không có gì ở quê mình. Những người đàn ông đã rời khỏi mảnh đất không còn gì để mà sống. Những đứa con gái tới tuổi mười bảy, mười tám là bỏ cái làng không còn gì mơ ước để mà đi. Lấy chồng Đài đã trở thành con đường thoát. Chỉ còn đâu vài đứa trai làng buồn bã nhìn người bạn gái từ thời thơ ấu leo lên chiếc xe hơi với gã đàn ông Trung Hoa già nua, để lại đằng sau một đám bụi mù.

Vài đứa may mắn, được nhà chồng cho ra ngoài đi làm, dành dụm một khoản tiền riêng gởi về, cha mẹ thay nhà mái tranh thành nhà ngói đỏ. Những bà mẹ nhà mái tranh khác, thúc giục đứa con gái vừa đủ tuổi đi ra khách sạn đứng xếp hàng. “Lúc tôi tới nơi thì đã có hơn 50 cô gái Việt Nam đang đứng xếp hàng và hơn 10 người đàn ông Đài Loan tới từng cô ngắm nghía, sờ soạng“. Anh bạn người Đài tên Ken ngồi trầm ngâm kể. Anh là người về Việt Nam dự trù cưới vợ theo lời mời gọi quảng cáo của công ty môi giới. Là một tín đồ Công giáo, anh đồng ý gặp tôi qua sự giới thiệu của một linh mục để thuật lại những gì anh đã chứng kiến. “Những cô gái này đều rất trẻ và son phấn không che giấu được nét nhà quê, chất phác và dáng vẻ ngượng ngập của họ. Nhưng có lẽ tôi mới là người ngượng ngùng và xấu hổ nhất lúc đó.


Nhìn những người Đài bản xứ của tôi ngắm nghía, sờ mó các cô gái ấy và cười với nhau hô hố mà tôi hổ thẹn“. Ken nói sau lần đó, anh về lại khách sạn và không đi nữa. Nhưng những người Đài khác ở cùng chỗ trọ đã kể cho anh nghe những chuyến “cô dâu ra mắt” ấy như thế nào. Có những nơi, đám môi giới bắt cả 100 cô gái Việt Nam xếp hàng, không một mảnh vải trên thân để những gã đàn ông lựa chọn. Có nơi, nhiều cô gái xếp hàng đứng ngoài hành lang chờ đến phiên mình. Có những cô gái được chọn là chú rể tiến hành ngay đám cưới. Có cô sau đó phải đi với chú rể tương lai, gọi là để tìm hiểu nhau thêm, ở nhà hàng lẫn khách sạn.


Không hài lòng thì trở lại chọn cô khác. Có chú rể cố tình trải qua nhiều vòng chọn lựa chỉ vì thích thú những màn miễn phí này. “Những cô gái Đài ngày hôm nay trông được một chút thì không bao giờ đoái hoài tới những người đàn ông trung bình như tôi“. Ken tiếp tục kể. “Thấy những bảng trên xa lộ quảng cáo dịch vụ kết hôn, nhìn hình ảnh những cô gái Việt Nam dễ thương, tôi muốn kiếm một người vợ trước khi quá muộn. Tôi cũng đã quá 30 rồi. Nhưng tôi không ngờ con người lại bị đối xử như con vật như thế.


Tôi về lại Đài Loan không vợ mà còn mất hết tiền vì công ty môi giới không chịu trả. Họ nói hoặc là tôi lấy đại một cô hoặc là không được gì hết. Tôi không đi kiện tụng ai được vì tôi nộp tiền và ký giấy cho họ, tôi chẳng có gì hết. Tôi cũng không dám nói với ai vì không dám đụng đến đám xã hội đen“. Có nhiều loại chú rể Đài lấy vợ Việt khác nhau. Ken là một đóa sen trong ao bùn. Đa số những người đàn ông Đài qua Việt Nam lấy vợ là những người không lấy được vợ Đài. Nói khác hơn là phụ nữ Đài họ chê.


Đài Loan bên trong là một xã hội kỳ thị giữa những tầng lớp khác nhau. Lái tắc xi ăn trầu thì khó mà lấy được những cô gái trẻ sinh viên mới ra trường. Bên cạnh, người Đài cũng kỳ thị với những người gốc Việt cô dâu, gốc Phi ô sin, ngay cả người từ Lục địa đến. Vì thế một người đàn ông Đài Loan thành công cũng không muốn lấy phụ nữ Việt Nam dù đó là phụ nữ đẹp. Phụ nữ Đài Loan không đẹp như các tài tử đóng phim. Những người đàn ông bị gái Đài chê mà lại thích vợ đẹp và qua Việt Nam lấy vợ, vì thế, là những tài xế tắc xi miệng ăn trầu ngồm ngoàm, là những ông già lụm khụm, là bảy tên chồng du đãng gom tiền lại cưới một cô dâu đem về chia nhau làm tình, là đám xã hội đen buôn người cho ổ chứa.


Và là những người tàn tật. “Lúc về tới nhà em mới biết người em cưới không phải là chồng em. Cái tên đàn ông trẻ trung làm đám cưới bên Việt Nam bây giờ nó gọi em là má. Ba nó mới thiệt là chồng em“. Sao vậy? Chứ hồi ở bển em không biết sao? “Sao biết được! Tụi công ty môi giới nó đưa giấy tờ tên họ chữ Hoa em có biết đứa nào là đứa nào. Và em ký thôi. Được người cưới là mừng hết lớn rồi anh. Còn được đám cưới linh đình. Nó còn cho má em ba ngàn đô. Ai mà ngờ được anh. Qua đây mới biết là tên trong giấy tờ là tên của ba nó.


Ổng già hơn 60 và bị tàn tật, không cử động đi đứng gì được. Đi ăn, đi tắm, đi tiêu, đi tiểu gì cũng phải có người chăm sóc. Trước đây, mỗi tháng nó trả 20000 Đài tệ để mướn người tới nhà làm mấy chuyện đó. Bây giờ thì là em. Nó bỏ ra tổng cộng 7000 đô Mỹ để lừa cưới em cho ba nó, tính ra chưa tới một năm là nó huề vốn. Còn lại là em phải làm kiếp ô sin không lương cho ông chồng già tới khi ổng chết“. Buổi chiều về tôi và Trang đi bộ dọc theo bờ con kinh nước đen. Hai anh em không nói gì nhiều với nhau. Trang như đoán được tâm trạng của tôi nên ráng an ủi: “Anh đừng buồn, tụi nó có khổ lắm thì cũng 5 năm là có thể vào quốc tịch.


Lúc đó đứa nào cũng bỏ mấy thằng chồng cà chớn. Tuần tới em dắt anh tới chỗ mấy đứa loại đó. Chuyện con Lệ kéo thêm con Thi anh cũng đừng trách nó. Đứa nào qua đây khấm khá thì nổ như lựu đạn về bên nhà, đứa bị đánh đập, giày vò thì giấu. Anh biết tại sao tụi nó phải giấu không? Có đứa sợ ba má nó buồn. Có đứa sợ ba má nó chưởi là không biết chìu chồng, thua con Tư hàng xóm mỗi tháng gởi tiền về mấy trăm. Có đứa thì sợ bị quê vì trước khi đi tuyên bố huênh hoang. Nên ở nhà cứ tưởng tụi em qua đây yên bề yên bến và thúc hối những đứa còn lại ra đi. Anh nói tụi em khổ còn hơn nô lệ. Em thì thấy ở nhà còn khổ hơn. Nói chung tụi em biết sống chai lì và quen. Như cái mùi nước kinh này, riết rồi em cũng quen không còn khó chịu như những ngày đầu mới tới“. Tôi nghe Trang nói mà đầu óc cứ lan man với những mảnh đời tôi mới gặp. Tôi nhớ lại hình ảnh của cô bé Vi mà Trang dẫn tôi vào thăm ở bệnh viện lúc trưa.


Vi vừa sống đời của một món đồ chơi tình dục trong vai trò cô dâu, vừa sống đời của một ô sin ở đợ. Gia đình chồng của Vi tổng cộng 14 người, sống nhung nhúc trong một căn nhà chật hẹp. Từ sáng tới chiều Vi hùng hục làm hết mọi chuyện của một người đi ở. Đến chiều, khi cả nhà ăn uống xong thì Vi phải tới xưởng làm đồ nhựa của chồng để làm ca đêm. Khuya về, Vi phải phục vụ người chồng và nửa đêm đều đặn thức giấc để dìu ông già chồng đi vệ sinh. Mỗi ngày được nhắm mắt bốn tiếng, Vi đã ngủ gật trên giàn máy cắt nhựa và bị cắt mất đi bàn tay phải. Tôi về lại gác trọ và ra sau ban công ngồi. Vẫn chưa quen được mùi kinh hôi thối cuốn theo con gió làm xào xạc tàu lá chuối rách cạnh nhà.


Chủ nhật sau gặp Trang tôi kể Trang nghe chuyện một cô gái ô sin mà cha linh mục dẫn tôi đến gặp để giúp đỡ. Trước khi kể, tôi cũng nói trước với Trang là chuyện anh kể lại có nhiều điều khó nghe nhưng Trang lớn rồi, chắc không sao. Trang cười nói em đã nghe nhiều chuyện lắm, chuyện anh chưa chắc “mặn” bằng chuyện em nghe đâu. “Kim đi làm ô sin, bị người chủ hiếp. Kim trốn được chạy tới chỗ cha nhờ giúp đỡ và cha khuyên là phải kiện người chủ ra tòa. Luật sư cần nó viết bảng tường trình sự việc nhưng Kim không muốn cha làm chuyện đó. Kim cũng đang khủng hoảng tinh thần mạnh lắm, may ra con giúp được nó“.

Vị linh mục dặn dò tôi vào buổi sáng trên đường đến gặp Kim. Khác với những cô dâu mà tôi đã gặp, Kim đã hơn 30 tuổi. Ngồi trò chuyện với Kim tới trưa, tôi chỉ hỏi toàn chuyện thời Kim đi học. Kim kể tôi nghe những ngày đi buôn từ Tây Ninh, tới Mộc Bài sang tận Phnôm Pênh và đã học tiếng Miên lẫn tiếng Hoa như thế nào. Kim tiều tụy, mắt sưng đỏ nhưng vẫn còn đâu đó hình ảnh của một người phụ nữ xinh đẹp. Cho đến sau khi ăn trưa xong, Kim mới cảm thấy gần gũi để kể chuyện của Kim cho tôi nghe và qua đó nhờ tôi viết giùm bài tường trình cho luật sư đệ trình trước tòa. “Chủ em là giám đốc một công ty nhỏ. Nhà chỉ có hai cha con. Ông chủ và ba của ổng. Cả ngày em ở nhà dọn dẹp và hầu hạ ông già. Ổng tuổi cũng cỡ ngoại em. Nhiều khi đi ra đi vào, ổng cứ tìm cách cọ quẹt người em“.

Rồi em có về nói lại với ông chủ không? Tôi hỏi. Kim lắc đầu. “Em chưa kịp nói thì tối ông chủ về đã xông vào giường em. Phòng em trước đó là một cái gian chứa đồ nhỏ trên sân thượng. Không có chốt cài cũng không có khóa. Em chống cự thì ông chủ không nói gì chỉ bỏ đi. Cứ thế hết đêm này tới đêm khác. Em phải chờ tới hai, ba giờ sáng, lúc chắc chắn ông chủ đã ngủ thì em mới yên tâm đi nằm. Tháng trước, không biết sao em buồn ngủ quá, đồng thời em đang có tháng nên nghĩ chắc không sao. Cho nên lúc ông chủ vào phòng đè chặt lên người em, em thức giấc, chống trả một hồi lâu thì đuối sức. Em khóc lóc van xin, nói em đang có tháng ổng cũng không nghe“. Kim vừa kể vừa khóc. Có lúc tôi thấy Kim rùng mình.

Kim dừng lại và nói thôi anh, em không kể được nữa. Tôi nói Kim nghỉ một chút để tôi đánh máy lại những ghi chép ngắn thành bài viết. Một lát Kim trở lại ngồi đối diện với tôi, cúi đầu ngập ngừng: “Thật ra có một lần trước đó ổng sắp hiếp được em. Nhưng ổng không làm được vì ổng… tới trước khi ổng cởi được quần lót của ổng.” Tôi ngừng đánh máy, tránh nhìn Kim và hỏi Kim nhớ lại cho kỹ, những điều này khó nói nhưng khi ra tòa luật sư của phía bên kia sẽ vặn hỏi Kim. Làm sao Kim biết là ổng như vậy khi ổng còn mặt quần lót. Tôi viết lại một cách gãy gọn như vậy nhưng lúc đó tôi đã lúng túng nói không thành câu.

Cả hai anh em đều ngượng ngùng. Kim khóc sướt mướt. Tới cuối ngày tôi mới viết xong bản tường trình cho Kim. Lần gặp lại sau đó Kim tâm sự, “khi em kể lại cho anh, em có cảm giác đau đớn và ghê tởm không khác gì lúc chuyện xảy ra“. Chủ nhật một tuần trước khi rời Đài Loan, tôi cùng với Trang lên Đài Bắc ghé thăm nhà thờ của cha linh mục và khu chợ nơi đông đúc các cô dâu Việt Nam đang ở như Trang đã hứa. Đi xuyên qua đường chợ đông người, lạc lõng đứng một mình bán rau là một cô gái Việt Nam làm dâu xứ người với nụ cười và đôi mắt mà suốt đời tôi không bao giờ quên. Quán Bình Minh là một tiệm nhỏ.

Chủ Việt, khách cũng Việt. Toàn là phụ nữ. Theo Trang, đa số các cô ở đây đã đến Đài nhiều năm. Có cô còn ở với chồng. Nhiều cô đã bỏ chồng. Vừa ngồi xuống tôi đã chứng kiến thêm một cảnh đời mới. “Đ.m mày biết không, tối hôm qua tao gọi về bà già, đ.m. nói chưa hết câu bả đã đòi gởi tiền…” Một cô dâu khác tiếp lời “thì đ.m. mày cả mấy tháng rồi mày không gởi bả chửi là phải. Đ.m. mày đi đánh bài, cào một cái trăm đô, đ.m…”


Cha linh mục nhìn tôi cười, quay sang hai cô gái nói, thôi nghe, có cha đây làm ơn bớt nói mặn một chút. Trang cũng cười với tôi, “chưởi thề là phong trào mới đó anh, đứa nào ở cái chợ này cũng chửi thề, càng chửi càng thấy sướng“. Cô chủ cũng là đầu bếp cũng là tiếp viên đem nước tới tiếp lời “đời này không chửi thì làm gì cha“. Cô nhìn linh mục cười. Lân la ngồi quán hơn một giờ tôi lại nghe thêm về những mảnh đời khác. Chuyện cô gái vừa tới phi trường là bị đám xã hội đen chở thẳng về nhà gái, có cô sau đó bị đưa qua Quảng Châu.


Chuyện cô gái sau vài tháng thì chồng bán lại cho người khác, có cô bị bán hơn một lần. Chuyện cô gái bị em chồng, cha chồng thay phiên nhau làm nhục mỗi tối. Mỗi câu chuyện được kể lại bằng những tiếng chửi thề giòn tan đ.m đời tụi em nó chó đẻ vậy đó anh. Trang, tôi, và vài cô dâu kéo nhau về nhà xứ của cha. Các linh mục Việt Nam ở Đài có thú tiêu khiển nuôi chim. Vị linh mục tôi ghé thăm cũng vậy. Ùa vào chỗ ở của cha, các cô dâu đã ào ào nắc nẻ: “cha cho tụi con vào thăm chim cha; trời ơi chim cha bây giờ sao lớn dữ dzậy; hi hi, cha cho con tắm chim cha nghe…” Linh mục nhìn tôi cười hiền:

“Tụi nó vậy đó con, miễn sao tụi nó còn cười là cha vui rồi. Có người trách cha sao quá dễ dãi với tụi nó. Cha thì biết tụi nó không còn tha thiết gì với lễ nghĩa nữa. Đời đã làm cho tụi nó chai lì. Thôi, miễn sao tụi nó cảm thấy gần gũi cha để có gì cha giúp tụi nó là được rồi“. Buổi chiều tôi ghé văn phòng Bộ Xã hội Đài Loan. Tiếp tôi là một nhân viên phụ nữ người Đài dáng vẻ hách dịch hỏi tôi cần gì. Tôi kể về tình cảnh của những phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài. Chưa đầy câu chuyện bà ta đã ngắt lời: anh cần tôi giúp gì?

Cố gắng dằn cơn giận, tôi nói với bà ấy tôi nghĩ bà mới là người cần giúp; theo thống kê của chính cơ quan bà đang làm việc, thì hiện nay ở Đài có hơn một trăm ngàn cô dâu Việt Nam. Chồng của họ là những người già nua, hoặc ít học, say sưa và đánh đập vợ con. Những người vợ Đài mới này không nói tiếng Hoa, cô lập trong xã hội đang sống; mỗi cuộc hôn nhân dẫn đến trung bình là hai đứa con; những đứa con trong một gia đình tan nát, bố mẹ như vậy thì chúng sẽ là hai trăm ngàn công dân Đài Loan hư đốn trong tương lai mà xã hội của bà phải giải quyết. Và con số sẽ không dừng lại ở một trăm, hai trăm ngàn. Mỗi cô dâu đem lại lợi nhuận cho môi giới Đài lẫn Việt trung bình ba ngàn đô. Nhân lên là ba trăm triệu đô.


Một dịch vụ không cần nhiều nhân viên, phòng ốc, chỉ cần những con người làm vật buôn bán, đem lại lợi nhuận khổng lồ như thế thì nó sẽ tiếp diễn… Tôi nói nhiều, nói không kịp dừng để thở. Bà nhân viên xã hội nhìn tôi. Tôi biết, qua ánh mắt nhìn, bà ta chưa bao giờ nghĩ tới những chuyện đó. Tôi rời Đài Loan mang theo mùi nước kinh nồng thối, mang theo những buổi tối ngồi trên căn gác nhìn theo bóng đứa em hợp tác lao động vừa mới kết nghĩa ngả dài trên lòng đường đi về lại công ty, mang theo những buổi sáng ngồi chờ đứa em gái đi ngang vẫy tay cười. Tôi rời Đài Loan mang theo hình ảnh những đứa bé Đài gốc Việt nheo nhóc.


Và những cánh lục bình nổi trôi trên dòng kinh đen. Chuyện cô dâu cũng như những chuyện tang thương của đất nước, có lúc bùng lên rồi cũng lắng xuống và mất hút trong những lo toan đời sống của từng người. Nhưng mỗi ngày trôi qua, vẫn còn đó những đêm có cô gái nằm trên nhà kho sân thượng trằn trọc ngó chừng ra cửa, những bàn tay ngủ gục bị cắt đứt, những cuốn phim nô lệ tình dục tiếp tục quay, và những vết tím bầm trên mắt trên môi. Tôi rời Đài Loan mang theo lời của Trang: Anh nói tụi em khổ còn hơn nô lệ. Em thì thấy ở nhà còn khổ hơn. Lời nói ấy đã dẫn đến một bước ngoặt của đời tôi.

No comments:

Post a Comment