Pages

Monday, January 31, 2011

SƠN TRUNG * CON MÈO




CON MÈO TRONG ĐỜI SỐNG VIỆT NAM

Từ thời xa xưa, con người đã nhận thấy con mèo là một vật dễ thương cho nên người ta đã bắt mèo trên rừng về nuôi. Dân xứ nào cũng thích nuôi mèo, nhất là các bà, các cô. Người Việt Nam ta nuôi mèo có nhiều mục đích. Mục đích trước tiên là niềm vui. Chó cũng như mèo,gà, vịt,bồ câu là bạn của con người. Nhìn thấy con mèo, con chó đi lại trong sân, ta cảm thấy vui vẻ.Không gì buồn cho bằng một căn nhà vắng vẻ,không người,không cây cối, không thú vật .Khi ta ra sân,rãi thóc cho gà,cho bồ câu ăn, chúng ta vô cùng thích thú khi thấy loài vật bâu quanh ta, chen chúc nhau lượm từng hạt thóc vàng.


Loài vật không những là cảnh trí mà còn là một phần tử giúp việc trong gia đình. Có người coi trâu bò, chó mèo..là con cái trong gia đình. Mỗi loài làm một việc, giúp cho gia đình an ninh,thịnh vượng:

" Chó giữ nhà,mèo bắt chuột, gà gáy sáng."

Trong gia đình Việt Nam, con chó là một nhân viên an ninh, canh giữ trộm cướp. Con mèo có nhiệm vụ bắt chuột,nếu không có mèo, thì chuột cắn quần áo, phá ngõ ngách,ăn hết lúa gạo( Tuy nhiên,không phải mèo nào cũng bắt chuột và chuột nào cũng sợ mèo. Chuột cống có con hung dữ, cắn chết mèo!)


...Con trâu, con bò đi cày, đi bừa ngoài ruộng với chủ.Còn con gà là cái đồng hồ báo thức của nông gia.Chúng rất hữu ích nhất là vào cái buổi con người chưa có đồng hồ.

Con mèo dường như không đóng một vai trò tích cực trong phạm vi huyền bí như chó.Người ta coi tướng chó, chọn chó tốt để lợi chủ. Không ai nói đến tướng mèo. Người ta thích mèo tam thể vì nó đẹp. Sau này, người Việt Nam yêu mèo Xiêm vì mèo Xiêm có bộ lông đặc biệt vì phần chót cơ thể nó thường có màu đen hay màu mun( mõm đen, cuối đuôi đen, cuối sợi lông đen...) rất đặc biệt lại hăng hái bắt chuột.


Người ta cho rằng mèo đến ở nhà mình là điềm xui, trái lại,nếu có một con chó ở đâu chạy vào ở nhà mình, thì là điềm phát tài :

"Mèo đến thì khó, chó đến thì sang"

Tuy nhiên, ai mà được mèo cho cái" nhau" của nó thì có số giàu!Nên biết rằng mèo rất kín đáo, khi đi vệ sinh,nhất là khi đẻ con,mèo giấu rất kín ( Người ta nói:" giấu như mèo giấu cứt" là thế!),cho nên ít ai được nhau mèo.


Người tây phương thì sợ mèo đen, còn dân ta không chú ý đến nó. Tuy sống trong một nhà, nhưng chó và mèo có nhiều mâu thuẫn. Người ta thường nói:

" Như chó với mèo" , "Mèo một xó, chó một nơi"

là để nóí anh chị em, vợ chồng hay cãi nhau.Dường như hai bên có thù truyền kiếp. Chó thấy mèo là đuổi cắn.Mèo nhỏ con hơn nên phải bỏ chạy. Mèo có tài trèo cao,nên thoắt một cái là mèo đã nhảy lên bàn,lên nóc nhà, chó đành đứng dưới dất giương mắt tức giận. Chó vốn cậy công. Chó giữ nhà, chó còn săn bắt chuột. Không có chó thì kẻ trộm vơ vét hết tài sản của chủ. Theo quan điểm của chó, thì con mèo là giống vô tích sự,nó chỉ " ăn no lại nằm" như con heo. Con mèo có cái tật mằm suốt ngày bên bếp lửa , rồi lại ỉa trong bếp. Cái tật xấu nhất của mèo là tật ăn vụng tuy rằng chó không phải không có tật này.Bởi vậy,tục ngữ ta có câu:" Mỡ để miệng mèo" , " Chó treo mèo đậy."


Con mèo lanh lợi nên thoát được nhiều tai họa, con chó chậm chạp nên lãnh đủ mọi điều :

" Con mèo làm bể nồi rang,

Con chó chạy lại mà mang lấy đòn."

Con mèo không có công trạng hơn chó thế mà được chủ yêu quý hơn. Nó được bà chủ, cô chủ ôm ấp trong lòng, cho ngồi cạnh bàn ăn,ngồi trên xa lông,đôi khi còn ngồi trên giường.Còn chó phải đứng xa,không dám lại gần chủ,lúc ăn thì ăn dưới đất, và ăn toàn xương xẩu!


Dân ta hay ăn nhậu nhưng không ai ăn thịt mèo.Người ta nói thịt mèo ăn xui,và dở. Dân ta cũng không ăn thịt thỏ mặc dù mấy ông tây rất thích ăn thịt thỏ. Sau 1975, cá thịt hiếm hoi, nhiều nhà nuôi thỏ đẻ nhiều nhưng cũng bỏ bởi vì không ai mua. Người ta nói thịt thỏ ăn như thịt mèo! Ở Sàigon nay số mèo hoang rất đông. ( Ngay cả bên Mỹ ,bên Pháp cũng vậy.) Mấy tay nhậu chuyên bắt trộm chó, trừ khi túng lắm mới bắt mèo làm thịt. Trung quốc có một thời ra lệnh giết chim để bảo vệ mùa màng.Để bảo tồn lúa gạo, Việt Nam và Trung quốc đã chủ trương giết chó mèo,cấm làm bánh,làm phở...Nhưng than ôi. giết chim thì sâu bọ vùng lên , giết mèo,giết chó thì chuột gia tăng phá hoại sản xuất. Các bậc lãnh đạo anh minh lại ra lệnh nuôi mèo, nuôi chó,tha tội cho chim trời..Than ôi! Cách mạng đâu có phải là đặt đầu xuống đất, chân lên trời?



GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT



THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS
NGÀY 30.1.2011
Thông điệp Xuân Tân Mão, 2011 về “Giá trị Hạnh phúc và An lạc Quốc dân”
của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ

PARIS, ngày 30.1.2011 (PTTPGQT) - Từ Saigon, nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo), Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ, Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo, vừa gửi bức Thông điệp Xuân Tân Mão, 2011, đến toàn thể Phật giáo đồ trong và ngoài nước.

Thông điệp Xuân năm nay tập trung vào hai vấn đề trọng yếu. Đối với Tăng tín đồ trong và ngoài nước Hòa thượng kêu gọi phải kiên trì, dũng mãnh bảo vệ Pháp lý của GHPGVNTN. Theo lời Ngài “Bởi vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất biểu trưng cho nền Phật giáo dân tộc có quá trình hình thành và phát huy trên chiều dài lịch sử hai nghìn năm. (…) Gìn giữ Pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, pháp lý trên bình diện tư pháp, cũng như trên bình diện nhân lý, dân tộc và lịch sử. (…) Pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất còn, đạo Phật Việt còn. Pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mất đi, đạo lý sẽ suy vong, văn hiến sẽ trở về thời ngoại thuộc, công cuộc cứu khổ và giác ngộ chúng sinh sẽ tan biến nơi vô minh mù mịt”.

Đối với giới sĩ phu, chính trị gia ưu tư cho tiền đồ dân tộc, Hòa thượng đưa ra ý niệm cần thực hiện ở cấp độ quốc gia là “Tổng Giá Trị Hạnh phúc Quốc dân, tức GNH (Gross Nationnal Happiness)”. Bởi vì cho tới nay, theo lời Hòa thượng, người ta “Chỉ đo sự giàu sang một đất nước bằng Tổng sản phẩm xã hội, tức chỉ tiêu GDP (Gross Domestic Product) tính theo đầu người. Hòa thượng nhận định rằng “Tổng sản phẩm xã hội có thể tăng, nhưng cuộc sống người dân nơi nông thôn, làng mạc, trong các vùng sâu vùng xa có thăng tiến chăng ? Ví như Tổng sản phẩm xã hội tại các đô thị lớn có thể tăng, nhưng tám, chín mươi phần trăm nông dân, thợ thuyền vẫn hẩm hiu, nghèo, thiếu. Ấy là chưa kể tình trạng tăng trưởng kinh tế nước ta tính theo con số tuyên truyền của nhà nước chẳng che giấu được hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng đào sâu thêm”.

Hòa thượng cũng kêu gọi sự “Đặc biệt quan tâm đến tình hình chủ quyền đất nước đang từng bước bị hăm doạ và lấn lướt”. Sau đây là toàn văn Thông điệp Xuân Tân Mão, 2011, của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ :

GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM THỐNG NHẤT VIỆN TĂNG THỐNG

Thanh Minh Thiền Viện, 90 Trần Huy Liệu, Phường 15, Quận Phú Nhuận, TP Saigon
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Phật lịch 2554 Số 01 /VTT/XLTV

GIÁ TRỊ HẠNH PHÚC VÀ AN LẠC QUỐC DÂN
THÔNG ĐIỆP XUÂN TÂN MÃO 2011
của Đại lão Hòa thượng Thích Quảng Độ

Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật

Tết đến, nhân danh Hội đồng Lưỡng Viện, tôi xin gửi đến toàn thể chư liệt vị Trưởng lão, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng Ni, nam nữ Cư sĩ Phật tử trong và ngoài nước lời cầu chúc an lành, hợp duyên thắng ý và viên thành Phật sự.

Xuân là sự tuần hoàn của trời đất. Nhưng Xuân còn là sự bắt đầu. Bắt đầu một năm mới, bắt đầu một chí nguyện để hoàn thành cho mười hai tháng tới. Cho nên chí nguyện cần thiết lập, tâm tinh tấn bền vững, dũng mãnh và vô úy để hoàn thành.

Mong mỏi chư tôn đức Tăng Ni, Phật tử kề vai gánh vác việc Giáo hội ở thời đại còn nhiều chướng duyên, nghịch cảnh. Việc trọng đại vẫn là kiên tâm bảo vệ nền pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Bởi vì Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất biểu trưng cho nền Phật giáo dân tộc có quá trình hình thành và phát huy trên chiều dài lịch sử hai nghìn năm. Thế kỷ trước, biết bao công trình thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, máu xương của biết bao chư Tăng Ni, Phật tử dâng hiến bảo vệ đạo Phật Việt, mà danh xưng Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất tập đại thành chí nguyện tiền nhân truyền nối.

Pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất còn, đạo Phật Việt còn. Pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất mất đi, đạo lý sẽ suy vong, văn hiến sẽ trở về thời ngoại thuộc, công cuộc cứu khổ và giác ngộ chúng sinh sẽ tan biến nơi vô minh mù mịt.

1975 là năm khởi đầu cho bi kịch và tuyệt lộ của con người Việt tự do nói chung và Phật giáo đồ nói riêng. Từng bước một, khi bạo hành, khủng bố, khi thoa vuốt âm mưu, nhà cầm quyền Cộng sản đã thất bại trong mưu đồ tiêu diệt Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Ấy là do Pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất chưa mất, chưa mất nhờ ý chí bảo vệ của Tăng tín đồ trong và ngoài nước suốt 36 năm qua.

Cho nên chí nguyện đầu năm, tôi kêu gọi chư tôn đức Tăng, Ni Phật tử kiên trì bảo vệ Pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Thế hệ này mãn duyên thì thế hệ sau tiếp nối : Gìn giữ Pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, pháp lý trên bình diện tư pháp, cũng như trên bình diện nhân lý, dân tộc và lịch sử.

Với chư vị đang ưu tư hay có trách nhiệm trước nhân dân, đất nước, tôi ngỏ lời kêu gọi hãy nghĩ và hành động mang lại an lạc, tự do và hạnh phúc cho mỗi người dân, đặc biệt quan tâm đến tình hình chủ quyền đất nước đang từng bước bị hăm doạ và lấn lướt.

Lâu nay, mọi quốc gia trên thế giới chỉ đo sự giàu sang một đất nước bằng Tổng sản phẩm xã hội, tức chỉ tiêu GDP (Gross Domestic Product) tính theo đầu người. Lý thuyết thường xa lìa với thực tại nhân sinh, đặc biệt ở các nước nghèo. Tổng sản phẩm xã hội có thể tăng, nhưng cuộc sống người dân nơi nông thôn, làng mạc, trong các vùng sâu vùng xa có thăng tiến chăng ? Ví như Tổng sản phẩm xã hội tại các đô thị lớn có thể tăng, nhưng tám, chín mươi phần trăm nông dân, thợ thuyền vẫn hẩm hiu, nghèo, thiếu. Ấy là chưa kể tình trạng tăng trưởng kinh tế nước ta tính theo con số tuyên truyền của nhà nước chẳng che giấu được hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng đào sâu thêm. Người giàu giàu nức vách đổ tường dù chỉ là tuyệt đại thiểu số, người nghèo nghèo rớt mùng tơi thì lại là đa số tuyệt đại.

Xin chư liệt vị sĩ phu, người mang ưu tư hay trách nhiệm hãy nghĩ đến Tổng Giá Trị Hạnh phúc Quốc dân làm thước đo cho đại đa số dân nghèo, bất hạnh. Tổng Giá Trị Hạnh phúc Quốc dân, tức GNH (Gross Nationnal Happiness), một phát kiến của vì vua cấp tiến nước Bhutan cách đây 39 năm, đã thực hiện thành công. Ngày nay được Liên Hiệp Quốc và nhiều quốc gia văn minh công nhận và áp dụng.

Tổng Giá Trị Hạnh phúc Quốc dân dựa trên quan điểm phát triển xã hội song hành giữa đời sống vật chất và đời sống tâm linh. Bốn hành động làm nền cho Tổng Giá Trị Hạnh phúc Quốc dân là :

1. Duy trì sự phát triển ;

2. Bảo vệ và thăng tiến các giá trị văn hóa ;

3. Bảo vệ sinh thái và thiên nhiên ; và

4. Thiết lập sự cai quản thiện hảo quốc dân (good governance).

Nguyện cầu Năm Mới quốc thái dân an, chư tôn đức Tăng Ni, chư liệt vị nam nữ Cư sĩ Phật tử trong và ngoài nước dũng mãnh trong công cuộc hoằng pháp lợi sinh, đào luyện Tăng tài và Cư sĩ để đảm trách Phật sự trước tình thế mới, và bảo toàn vận mệnh cùng pháp lý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.

Nam Mô Đương Lai Đại Từ Di Lặc Tôn Phật.

Thanh Minh Thiền viện, Xuân Tân Mão, 2011
Xử lý Thường vụ Viện Tăng Thống
kiêm Viện trưởng Viện Hóa Đạo
Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
(ấn ký)
Sa môn Thích Quảng Độ


TAP CHÍ VĂN HÓA VIỆT NAM SỐ 170

SƠN TRUNG
chủ biên


số 170
ngày 28-1-2011


MỪNG XUÂN TÂN MÃO

KÍNH CHÚC QUỐC DÂN
AN KHANG THỊNH VƯỢNG
TỰ DO, DÂN CHỦ


Website counter


BBC * NHÀ BÁO VN BỊ MAFIA TRẢ THÙ


Một nhà báo bị phóng hỏa tử vong

Nhà báo Hoàng Hùng

Ông Hoàng Hùng làm việc tại báo Người Lao động

Nhà báo Hoàng Hùng của tờ Người Lao động TP HCM đã tử vong sau khi bị kẻ lạ phóng hỏa đốt cháy lúc nửa đêm.

Được biết ông Hùng qua đời hôm thứ Bảy 29/01 vì bỏng nặng. Ông đã được cấp cứu từ hôm 19/01, khi kẻ lạ đột nhập lúc gia đình ngủ say đã tạt cồn đốt cháy giường ngủ của ông trong nhà tại Tân An, Long An.

Các đồng nghiệp nói rằng gần đây ông Hùng viết nhiều bài chống tiêu cực nên đã bị trả thù.

Các bác sỹ cho hay ông bị bỏng tới 50% diện tích da.

Cơ quan công an đã khởi tố vụ án giết người và đang tiến hành điều tra tìm hung thủ.

Nhà báo Lê Hoàng Hùng (sinh năm 1960), bút danh Trần Hải Nguyên, đã có thâm niên 30 năm làm báo. Ông công tác tại báo Long An, Bà Rịa - Vũng Tàu trước khi chuyển sang làm cho tờ Pháp luật TP Hồ Chí Minh, và từ tháng 5/2002 là báo Người Lao Động với vị trí phóng viên thường trú tại Long An.

Mới đây, ông Hoàng Hùng có loạt bài phóng sự về nạn cờ bạc vùng biên giới và những sai phạm của quản lý thị trường.

Hiện chưa rõ có phải các bài viết đó là nguyên nhân gây ra cái chết của ông hay không và thủ phạm là ai.

Ông Hùng có vợ và hai con gái.

Đang có kêu gọi nhà chức trách có biện pháp bảo vệ tính mạng và an toàn cho các phóng viên tác nghiệp trong những lĩnh vực nhiều chủ đề nhạy cảm.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2011/01/110130_journalist_death.shtml

Nhà báo kể vụ bị tấn công bằng acid Media Player

Vụ nhà báo Hoàng Hùng ở Long An bị phóng hỏa dẫn tới tử vong là tiếng chuông báo động về tình trạng bạo hành, đe dọa tính mạng các nhà báo ở trong nước.

Đài BBC đã nói chuyện với nhà báo Trần Quang Thành, người cũng từng bị trả thù một cách dã man vì công việc của mình.

Sau vụ tạt acid, ông Thành đã phải trải qua 15 cuộc phẫu thuật và hiện bị mù một mắt và chỉ có thể thở bằng miệng.

Ông Thành đang sống tại Bratislava, Slovakia.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2011/01/110131_quang_thanh.shtml

NGUYỄN THIÊN THỤ * TÍN HIỆU TRUNG CỘNG






TÍN HIỆU TRUNG CỘNG

I.TÍN HIỆU

Vạn vật không phải câm nín mà có một ngôn ngữ. Rất ít người hiểu được ngôn ngữ này. Có người hiểu đầy đủ ý nghĩa, có người hiểu lờ mờ, có người hiểu sai, giải thích sai như Marx cho rằng vô sản chôn sống tư bản.
Hiện tượng là cái xuất hiện bên ngoài. Lão tử, Hegel và các triết gia đời sau đã nêu lên những cặp phạm trù, trong đó có phạm trù hiện tượng và bản chất. Hiện tượng báo hiệu bản chất xấu tốt. Cổ nhân có câu:
Coi mặt mà bắt hình dung,
Con lợn có béo thì lòng mới ngon.

Hiện tượng cũng là cái hiện tại báo hiệu tương lai. Tại sao vậy? Bởi vì quá khứ, hiện tại và tương lai có mối tương quan nhân quả.
Kiến thức khoa học này là do kinh nghiệm tích lũy. Cổ nhân ta có câu:

Thâm đông, hồng tây, dựng may
Ai ơi xin đợi ba ngày hẵng đi.

Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.

Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa
Tháng ba mưa đám, tháng tám mưa cơn.
Gió heo may, chẳng mưa dầm thì bão giật.

Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.
Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão.

Bệnh hoạn hiện tại là do cách ăn uống, hoạt động và môi trường quá khứ. Nhức đầu, chóng mặt, đau bụng là những triệu chứng báo hiệu bệnh hoạn của cơ thể.

Kinh Dịch Quẻ Thuần Khôn nói : Lý sương kiên băng chí 履霜,堅冰至 ( đi trong sương thì biết tuyết sẽ đến ). Phần Văn ngôn giải thích :
Nhà nào tích lũy điều lành thì tất có thừa phúc ; nhà nào tích lũy điều chẳng lành thì tất có thừa tai vạ . Như việc bề tôi giết vua, con giết cha, nguyên do không ở trong một buổi sớm chiều; tất dần dà có từ lâu rồi, mà người ta không biết lo toan từ sớm vậy (tích thiện chí gia tất hữu dư khương, tích bất thiện chi gia tất hữu dư ương: Thần thí kỳ quân, tử thí kỳ phụ, phi nhất triều nhất tịch chi cố, kỳ sở do lai giả tiệm hĩ. Do biện chi bất tảo biện dã).

Chính trị, giáo dục có hệ quả lâu dài. Quản trọng (730 – 645 TCN) nói:
"Nhứt niên chi kế mạc như thụ cốc
Thập niên chi kế mạc như thụ mộc
Chung thân chi kế mạc như thụ nhơn
Nhứt thu nhứt hoạch giả, cốc dã
Nhứt thu thập hoạch giả, mộc dã
Nhứt thu bách hoạch giả, nhơn dã"
Tạm dịch:

"Kế một năm, chi bằng trồng lúa
Kế 10 năm, chi bằng trồng cây
Kế trọn đời, chi bằng trồng nguời.
Trồng một, gặt một, ấy là lúa
Trồng một, gặt mười, ấy là cây
Trồng một, gặt trăm, ấy là người"

Những đường lối giáo dục và chính trị sai lầm của cộng sản thì tác hại lâu dài khó mà sửa chữa nhanh chóng được. Chế độ cộng sản khởi đầu với Stalin và Mao tàn ác và nghèo khổ, tham nhũng, bất công thì sớm muộn sẽ bị dân chúng vùng lên đạp đổ.

Phải nhìn quá khứ để biết hiện tại, phải nhìn hiện tại để biết tương lai. Biết để tránh tai họa hoặc biết để sửa chữa những sai lầm. Nếu không sửa chữa thì bị sụp đổ hoặc bị tiêu diệt.Lão Tử khuyên
Vi chi ư vị hữu, trị chi ư vị loạn 爲之於未有, 治之於未亂( Ngăn ngừa sự tình từ khi chưa manh nha, trị loạn từ khi chưa thành hình).(ch.64)
Có hai cách tránh tai họa. Một là thay đổi chính sách cho hợp lòng dân và sự phát triển của đất nước. Hai là đàn áp, nhưng đàn áp cũng là cách làm cho dân chúng nổi loạn, đưa đến sụp đổ hoàn toàn.

II. QUY LUẬT BIẾN DỊCH

Vũ trụ và con người là vô thường, là biến dịch. Con người khám phá vũ trụ và đi tìm chân lý không ngừng vì mỗi ngày chúng ta chỉ tìm thấy được một phần vũ trụ, một phần chân lý.Ta tạm cho rằng có hai loại khoa học là khoa học tự nhiên và khoa học nhân văn. Khoa học tự nhiên thì chính xác còn khoa học nhân văn thì thuộc khoa học không chính xác.

Marx khoe rằng lý thuyết của ông là khoa học. Điều này hoàn toàn sai vì khoa học phải được thí nghiệm, ứng dụng, và khách quan và có giá trị vượt thời gian và không gian. Các chính sách công hữu hóa, tịch thu tư liệu sản xuất của tư sản, lao động cưỡng bách, phá bỏ văn hóa truyền thống chưa được đưa ra thí nghiệm mà đã áp dụng. Và kết quả là bi thương. Như thế chủ thuyết Marx chỉ là những không tưởng, những ý tưởng điên rồ đáng lý phải đưa ông vào viện tâm thần. Thế mà hàng triệu người hoan hô, trong đó có những triết gia lừng danh thế giới!

Khoa học thì phải thống nhất. "Một cộng một là hai"," Nước một trăm độ thì sôi" là những chân lý, những định luật khoa học có giá trị vượt không gian và thời gian. Ở Nga, Algerie, Iran hay Trung Quốc, các ông Archimede, Marx, Leon Tolstoy, Stalin, Lỗ Tấn.. . đều phải chấp nhận, không thể nói khác. Thế nhưng thuyết của Marx lại được các đệ tử của ông gạt bỏ những điều quan trọng. Marx bảo thế giới loài người phải tiến theo 5 giai đoạn: cộng sản nguyên thủy, bộ lạc, phong kiến, tư bản rồi cộng sản. Lenin lại bảo rằng có thể bỏ qua giai đọan phát triển tư bản chủ nghĩa mà tiến thẳng lên cộng sản chủ nghĩa. Marx bảo giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến , Mao thì nói giai cấp công nông là giai cấp lãnh đạo, và sau Giang Trạch Trạch Dân thì cho công nông thương là ba thành phần cốt cán của đảng cộng sản...

Marx còn bảo chủ nghĩa cộng sản là tất yếu. Nhưng trong xã hội hiện nay nhiều xã hội không phát triển theo năm hình thái của Marx. Chủ nghĩa Marx là tất yếu thì khi có điều kiện cần và đủ, nước sẽ sôi, đóng thành băng hay thành chất lỏng không cần cầu khẩn, đọc thần chú hay hoan hô đả đả đảo. Nếu cộng sản chủ nghĩa là tất yếu thì tự tư bản sẽ đầu hàng, sẽ giải tán, không cần đấu tranh giai cấp, không cần vô sản chuyên chính.. .

Theo Hegel, Marx nêu lên Duy vật biện chứng pháp, cho rằng vật chất luôn vận động, cuộc sống và xã hội ở trong một trạng thái chuyển động và thay đổi liên miên. Và trong quy luật phủ định của phủ định, Marx còn bảo rằng xã hội tiến lên theo con đường thẳng hoặc trôn ốc, cái sau thay thế cái trước, cái sau tốt đẹp hơn cái trước . Thế mà trong triết lý Marx, Marx cho rằng chủ nghĩa Marx là đỉnh cao của nhân loại, sau đó không còn hình thái xã hội nào khác, nghĩa là vật chất, xã hội, thế giới hết vận động! Như vậy là Marx tự mâu thuẫn. Thực tế thì cho thấy chủ nghĩa tư bản tồn tại trong khi chủ nghĩa Marx bị suy sụp, ngay tại Trung Quốc, Việt Nam, chủ nghĩa Marx chỉ còn là hình thức.

Chủ nghĩa Marx sai lầm cho nên Gorbachev đã giải tán đảng cộng sản, Đông Âu và Liên Xô sụp đổ và Đặng Tiểu Bình phải trở lại con đường tư bản chủ nghĩa.Những điều đó cho thấy Marx sai lầm mà hàng triệu người hoan hô, hy sinh tính mạng cho lũ yêu tinh, trong đó có những triết gia và trí thức lừng danh thế giới không nhiều thì ít đã theo Marx hoặc có cảm tình với cộng sản như Louis Althusser, Merleau-Ponty, Jean Hyppolite, Jean Paul Sartre, B. Rusell và trong đó có cả ông triết gia Trần Đức Thảo, và nhà đại trí thức Nguyễn Mạnh Tường đáng thương của Việt Nam chúng ta!

Nếu Marx đừng hung hăng chỉ trích người khác, đòi lật đổ văn hóa truyền thống, đừng cho rằng triết thuyết của ông là khoa học, chủ nghĩa Marx là tất yếu và đừng khởi xướng cuộc tàn sát nhân danh công bằng xã hội và quyền lợi vô sản thì chúng ta không có gì phải bàn cãi. Chúng ta sẽ coi Marx và bọn theo Marx chỉ là những nhà chính trị, bọn khởi loạn như trăm ngàn đám khác trong lịch sử.

III.LÃNH ĐẠO TRUNG QUỐC CHUYỂN BIẾN TƯ TƯỞNG

Chủ nghĩa Marx không có tính khoa học, chế độ cộng sản không là tất yếu. Vũ trụ là vô thường, là biến dịch cho nên Trung Quốc cũng không thoát khỏi quy luật này, nghĩa là chính quyền cộng sản không thể tồn tại mãi. Chủ nghĩa cộng sản tại Trung Cộng không những bị nhân dân khai tử và trào lưu thế giới tấn công mà còn bị chính người cộng sản Trung Quốc chỉ trích và chống đối.

1. TRẦN ĐỘC TÚ (1879 - 1942)


Người đầu tiên lập đảng cộng sản Trung Quốc vào năm 1921 là Trần Độc Tú, Lý Đại Chiêu. Bên cạnh hai ông này còn có chân tay của đệ tam quốc tế giám sát là Maring (tức Henk Sneevliet, người Hà Lan) và Nikolsky (người Nga). Trần Độc Tú và Lý Đại Chiêu tuy là người cộng sản vẫn có tinh thần dân tộc độc lập, không muốn làm nô lệ cho đệ tam quốc tế, theo lệnh của Stalin. Cùng trong lúc này, Trotsky (1879-1940) chống Stalin độc tài, và Trần Độc Tú cùng Lý Đại Chiêu theo Trotsky. chống Stalin và đệ tam quốc tế. Stalin mưu truất phế Trần Độc Tú lập Mao Trạch Đông do vậy Mao Trạch Đông tôn thờ Stalin và triệt hạ phe Trần Độc Tú.


2. MAO TRẠCH ĐÔNG (1893-1976)

Tuy xưng là đệ tử Marx, Mao đã phản lại Marx khi Mao chủ trương công nông liên hiệp, và nhất trí với Lenin là "tiến lên XHCN bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa".
Theo đưởng lối Lenin và Stalin, Mao cấm tư hữu, lập chế độ cộng sản, phát triển các nông trường, công trường và hợp tác xã, bắt nhân dân phải làm nô lệ cho đảng cộng sản. Cũng như Lenin, Stalin, Mao không phải là một nhà kinh tế mà lại hoang tưởng khởi xướng các chính sách kinh tế vĩ đại như "Đại nhẩy vọt" vào thời kỳ cuối những năm 50 của thế kỷ XX nhấn mạnh biện pháp sản xuất quy mô , sản xuất thủ công, nhưng cuối cùng bị thất bại và phải hủy bỏ. Sinh viên , dân chúng biểu tình khắp nơi, các lãnh tụ cao cấp như Bành Đức Hoài, Lưu Thiếu Kỳ, Đặng Tiểu Bình cũng lên tiếng phản đối, và Mao mất quyền bính. Mao bèn đưa ra chiến dịch "Đại Cách mạng văn hóa vô sản" vào những năm 60 của thế kỷ XX để trừ khử những kẻ chống đối và tiêu diệt tinh thần phản kháng trong nhân dân.

3. ĐẶNG TIỂU BÌNH (1904-1997)
Năm 1926, Đặng Tiểu Bình rời Paris sang Nga học Trường Đại học Phương Đông mang tên Tôn Trung Sơn. Ông cùng học với Tưởng Kinh Quốc. Ông làm ủy viên chính trị trong quân đoàn của Phùng Ngọc Tường, tham gia Bắc phạt. Sau khi bị Phùng Ngọc Tường cho giải ngũ, ông đi Tây An rồi Hán Khẩu, tiếp tục hoạt động cách mạng.
Tháng 7 năm 1952, ông được cử làm Phó Tổng lí (Phó Thủ tướng) Chính vụ viện (sau đổi là Quốc vụ viện), kiêm Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-kinh tế. Năm 1956, ông vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị, làm Tổng Bí thư nhưng chỉ là nhân vật đứng cuối cùng (thứ 6) trong Ban Thường vụ, sau Mao Trạch Đông (Chủ tịch Đảng), Lưu Thiếu Kì, Chu Ân Lai, Chu Đức và Trần Vân (đều là Phó Chủ tịch Đảng).

Năm 1966, trong Cách mạng văn hóa, Đặng Tiểu Bình bị phê phán nặng nề là "tên số hai trong Đảng đi theo chủ nghĩa tư bản", rồi bị cách tuột hết mọi chức vụ. Ngày 20 tháng 3 năm 1973, ông rời Giang Tây, quay trở lại Trung Nam Hải (Bắc Kinh), sau khi được phục hồi công tác. Ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, rồi Phó Chủ tịch Đảng. Về mặt chính quyền, ông trở lại cương vị Phó Thủ tướng, rồi Phó Thủ tướng thứ nhất. Khi Chu Ân Lai lâm bệnh nặng, ông chủ trì công việc của Quốc vụ viện. Năm 1976, sau khi Chu Ân Lai mất, thế lực chống đối viện cớ ông có tư tưởng phản cách mạng và tác động đến Mao Trạch Đông, vì vậy ông lại bị Mao Trạch Đông cách hết các chức vụ, chỉ còn danh hiệu đảng viên và hộ khẩu Bắc Kinh.

Sau khi nhóm người được gọi là "bè lũ bốn tên" bị lật đổ, Đặng Tiểu Bình được khôi phục tất cả các chức vụ: Phó Chủ tịch Đảng, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng, Tổng Tham mưu trưởng Quân giải phóng. Từ đây, ông bắt đầu đưa Trung Quốc bước vào kỉ nguyên mới.

Sau khi trở lại chính trường, năm 1978 , Đặng Tiểu Bình tung ra chương trình ‘Bốn hiện đại hóa’ và lại để cho dân dán ‘Đại tự báo’ nhưng lần này là để tố cáo những đau khổ do Cách mạng Văn hóa gây ra.

Đặng Tiểu Bình đã mạnh dạn đạp đổ chính sách quốc hữu hóa, dẹp bỏ các HTX, công trường và nông trường tập thể, và mở của buôn bán với tư bản. Đó là những chính sách kinh tế hoàn toàn khác với Marx, Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông. Ngoài ra, ông còn thực hiện nhiều chính sách như chính sách nghỉ hưu, không ngồi mãi cho đến chết như trong chế độ của Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông.

Tuy ông có can đảm chống đối Marx, Mao thực hiện cải cách kinh tế, ông vẫn giữ nguyên chính trị, quân sự và đảng cộng sản. Ông đã phạm hai tội ác là tàn sát sinh viên tại Thiên An môn và đem quân đánh phá các tỉnh miền bắc Việt Nam.

4. TRIỆU TỬ DƯƠNG (1917-2005)

Cùng với Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương có ý hướng chống Mao để cải cách. Từ năm 1951, ông đã đưa ra nhiều biện pháp cải cách và thành công . Năm 1965, ông trở thành bí thư đảng uỷ Quảng Đông, giải tán HTX, cho nông dân làm chủ ruộng đất trong khi vẫn quy định các hợp đồng sản xuất tới từng hộ cá thể. Ông ủng hộ các cuộc cải cách của Lưu Thiếu Kỳ, rồi bị cách chức năm 1967, và bị cưỡng bách lao động. Ông trở lại Quảng Đông năm 1972, và được Chu Ân Lai khôi phục tư cách chính trị năm 1973, vào Uỷ ban Trung ương, và được cử tới tỉnh Tứ Xuyên, là tỉnh lớn nhất nước làm bí thư thứ nhất tỉnh này năm 1975.

Về mặt kinh tế, Triệu Tử Dương đưa ra những cải cách nông nghiệp một cách căn bản và theo định hướng thị trường với nhiều thành công, dẫn tới tăng trưởng sản xuất công nghiệp tới 81% và sản lượng nông nghiệp 25% trong vòng 3 năm. Đặng Tiểu Bình coi "Kinh nghiệm Tứ Xuyên" là mô hình cho Cải cách kinh tế Trung Quốc và Triệu Tử Dương được bầu làm thành viên dự khuyết Bộ chính trị năm 1977 và trở thành thành viên đầy đủ năm 1979. Ông gia nhập Ban Thường vụ Bộ chính trị năm 1982. Về Tứ Xuyên, ông bị thủ hạ của bè lũ bốn tên mưu sát nhưng thoát chết.
Sau 6 tháng làm Phó thủ tướng, Triệu Tử Dương được chỉ định làm Thủ tướng năm 1980 thay thế Hoa Quốc Phong, được chỉ định làm người kế tục của Mao, người khi ấy đang dần bị Đặng Tiểu Bình hất cẳng.

Ông đã đưa ra "lý thuyết giai đoạn đầu tiên," một tiến trình biến đổi hệ thống xã hội chủ nghĩa đặt ra nền tảng giai đoạn cho hầu hết các cải cách kinh tế sau này ở Trung Quốc. Với tư cách Thủ tướng, ông đã áp dụng nhiều chính sách từng mang lại thành công ở Tứ Xuyên, gồm cả việc trao quyền tự quản hạn chế cho các doanh nghiệp công nghiệp và tăng quyền tự quyết trong sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Triệu Tử Dương khuyến khích các tỉnh ven biển phát triển trở thành những vùng kinh tế đặc biệt thu hút đầu tư nước ngoài và tạo ra các cổng xuất khẩu.

Chính sách này đã mang lại tăng trưởng mạnh mẽ trong cả sản lượng nông nghiệp và công nghiệp trong suốt thập niên 1980, nhưng cải cách kinh tế của ông cũng bị chỉ trích vì dẫn tới lạm phát.

Ông tin rằng tăng trưởng kinh tế kết nối trực tiếp với dân chủ hóa. Ngay từ năm 1986, Triệu Tử Dương là lãnh đạo cao cấp đầu tiên của Trung Quốc kêu gọi thay đổi, bằng cách đưa ra các ứng cử viên trong các cuộc bầu cử từ cấp xã cho tới Uỷ ban Trung ương.

Tháng 1 năm 1987, Đặng Tiểu Bình buộc nhà lãnh đạo phe cải cách Hồ Diệu Bang từ chức vì quá khoan dung với các sinh viên phản kháng; Triệu Tử Dương lên thay thế ông làm Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ghế Thủ tướng được nhường lại cho Lý Bằng. Điều này khiến ông trở thành ứng cử viên sẽ thay thế Đặng trở thành nhà lãnh đạo tối cao. Trong khi Tổng bí thư Triệu Tử Dương nới lỏng kiểm soát chính phủ trong lĩnh vực công nghiệp và tạo lập các vùng tự do kinh doanh ở các tỉnh ven biển,

Ông không tự cao và khoác lác như Lenin và Mao, trong Đại hội Đảng năm 1987 Triệu Tử Dương tuyên bố Trung Quốc đang ở trong "một giai đoạn đầu của chủ nghĩa xã hội" có thể kéo dài 100 năm.
Ông có những chủ trương táo bạo:
- Tách biệt các vai trò của Đảng và Nhà nước,
-Nới rộng về tự do ngôn luận và tự do báo chí
-giảm kiểm soát nhà nước với các doanh nghiệp và tăng cường sở hữu tư nhân qua cổ phần hóa.
Đó là những việc tối kị của cộng sản.Nửa sau năm 1988 môi trường chính trị của Triệu Tử Dương dần giảm sút vì bị bọn bảo thủ và tham nhũng phản kháng.
Cái chết của Hồ Diệu Bang ngày 15 tháng 4 năm 1989, cộng với khó khăn kinh tế gia tăng do lạm phát, là cơ sở nảy sinh sự phản kháng trên diện rộng năm 1989 của sinh viên, trí thức, và các thành phần dân cư đô thị bất mãn khác biến thành vụ Thiên An môn. Phe bảo thủ kết tội ông.

Tối ngày 18 tháng 5, Triệu Tử Dương được triệu tới nhà của Đặng và một cuộc nhóm họp vội vàng của Ban Thường vụ Bộ Chính trị đã kêu gọi áp đặt thiết quân luật .Trong cuộc tranh giành quyền lực sau đó, Triệu Tử Dương bị tước mọi chức vụ, bị quản thúc tại gia và Đặng đưa Giang Trạch Dân làm Tổng bí thư Đảng.

So với Đặng Tiểu Bình, Triệu Tử Dương tiến bộ hơn nhiều. Đặng Tiểu Bình chỉ chú trọng đổi mới kinh tế trong khi Triệu Tử Dương vừa cải cách kinh tế và chính triị, xã hội. Vì vậy mà ông bị Đặng Tiểu Bình và phe bảo thủ giam cầm.

5. LƯU Á CHÂU

Ông sinh năm 1952 là một trung tướng không quân, một nhà văn, có gốc rễ lớn, bố vợ là chủ tịch Lý Tiên Niệm. Ông đã trình bày tư tưởng của ông vào ngày 11/9/2002 trước các cán bộ quân đội cấp tiểu đoàn trở lên tại căn cứ không quân Côn Minh, Vân Nam., được đăng trên báo Phoenix (Phượng hoàng), tiếng Anh, xuất bản ở Hồng Kông sáng 12-8 -2010. Nội dung gồm những điểm chính:
1. Vấn đề nội trị của Trung Quốc: lựa chọn mô hình và kết cấu bộ máy chính trị Trung Quốc…
Chế độ chính trị của cộng sản không được lòng dân, không được tự do dân chủ:Nếu một thể chế không cho người dân được hít thở không khí tự do và phát huy sức sáng tạo, nếu hệ thống ấy không lựa chọn được những người tốt nhất làm đại diện cho chế độ và nhân dân để đưa vào các vị trí lãnh đạo, hệ thống ấy tất yếu phải diệt vong ... Dân chủ là điều cấp thiết nhất; không có dân chủ không thể có sự trỗi dậy bền vững .… … Dân chủ là điều cấp thiết nhất; không có dân chủ không thể có sự trỗi dậy bền vững; -Trong 10 năm tới, ở Trung quốc, một sự chuyển đổi từ chính trị của vũ lực, chính trị của cường quyền sang dân chủ là điều không thể tránh khỏi…

2/ So sánh Trung Quốc và Mỹ
Ông bênh vực Mỹ, ca tụng Mỹ: Mỹ dân chủ, Mỹ không xâm lược nước nào, chiến tranh chẳng qua là vì chiến thuật:

Điểm thứ nhất, không thể coi thường cơ chế tinh anh của Mỹ. Chế độ cán bộ, chế độ tranh cử của Mỹ có thể bảo đảm những người quyết sách đều là tinh anh. Bi kịch của Trung Quốc chúng ta, lớn đến nhà nước, nhỏ tới từng đơn vị, phần lớn tình hình là người có tư tưởng thì không quyết sách, người quyết sách thì không có tư tưởng. Có đầu óc thì không có cương vị, có cương vị thì không có đầu óc.

Người Mỹ không có yêu cầu lãnh thổ đối với bất cứ quốc gia nào. Nước Mỹ không quan tâm lãnh thổ, toàn bộ những gì họ làm trong thế kỷ XX đều là để tạo thế.

Tạo thế là gì? Ngoài sự lớn mạnh về kinh tế thì là lòng dân chứ còn gì nữa! Có lòng dân thì quốc gia có lực ngưng tụ, lãnh thổ mất rồi sẽ có thể lấy lại. Không có lòng dân thì khẳng định đất đai anh sở hữu sẽ bị mất. Có nhà lãnh đạo quốc gia chỉ nhìn một bước. Nước Mỹ hành sự thường nhìn 10 bước. Vì thế cho nên mỗi sự kiện lớn toàn cầu xảy ra sau ngày Thế chiến II chấm dứt đều góp phần làm tăng cường địa vị nước Mỹ. Nếu chúng ta bị họ dắt mũi thì có thể sẽ mất hết mọi con bài chiến lược... … Liên Xô sụp đổ là vì cải cách chính trị tiến hành quá muộn, chứ không phải vì cải cách chính trị quá mức…
Nhiều bình luận gia cho rằng Lưu Á Châu là cọp giả nai.

6. ÔN GIA BẢO

Ông sinh năm 1942, là Thủ tướng thứ sáu, người đứng đầu Quốc vụ viện nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và hiện ông là Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong cuộc họp báo hôm 14 tháng 3 vào lúc kết thúc phiên họp thường niên của Quốc hội, Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc đọc hai câu thơ “diệc dư tâm chi sở hướng hề, tuy cửu tử kì vưu vị hối” trong tập thơ Ly Tao của thi hào Khuất Nguyên, đại ý nói rằng vì tâm nguyện phục vụ đồng bào mà phải chết đi 9 lần thì cũng cam lòng. Người đứng đầu chính phủ Trung Quốc nói thêm rằng ông dùng hai câu thơ này để nói lên chí khí của mình và hứa sẽ cố gắng hết sức để làm tốt công tác trong 3 năm tới đây, trước khi ông về hưu. Ông Ôn Gia Bảo nói thêm như sau:

"Công cuộc hiện đại hóa của Trung Quốc chẳng phải chỉ giới hạn trong sự phát đạt của kinh tế mà còn bao gồm công bằng công lý xã hội và sức mạnh của đạo đức. Trong vài năm còn lại trong chức vụ này tôi sẽ cố gắng hết sức để thực hiện những điều này. Tôi tin rằng những nhà lãnh đạo sau này cũng sẽ quan tâm nhiều hơn tới vấn đề này."


Các nhà quan sát cho rằng những lời lẽ khảng khái của ông Ôn Gia Bảo nêu bật những sức cản mà nhà lãnh đạo được dân chúng mến mộ này đang gặp phải trong việc thực thi các chính sách có lợi cho dân nghèo, thường được gọi là chính sách thân dân.

Trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm 14 tháng 3, ông Ôn Gia Bảo lại một lần nữa kêu gọi thực thi công bằng xã hội và cho rằng lạm phát, tham ô, và chênh lệch giàu nghèo đanh ảnh hưởng tới ổn định xã hội, thậm chí còn có thể gây bất ổn cho quyền lực của nhà nước.

Tuy nói tự do, dân chủ, bình đẳng xã hội, Ôn Gia Bảo vẫn không hành động gì, có lẽ chỉ là nói suông. Ông cũng như Lưu Á Châu có nhiều mặt bí hiểm.


Nói chung, Mao không trung thành với Marx, và những người lãnh đạo đảng về sau một số không nhiều thì it muốn chống lại Mao và mong muốn cải cách.

IV. HIỆN TRẠNG XÃ HỘI TRUNG QUỐC

Thời Mao, kinh tế Trung Quốc thấp kém vì chính sách kinh tế chỉ huy của Mao. Sau Mao, kinh tế thay đổi, nhưng xã hội phân hóa trầm trọng. Giai cấp mới nắm toàn bộ kinh tế, độc tài tham nhũng, liên kết với tư bản ngoại quốc để bóc lột nhân dân. Công nhân thành phố thì khá nhưng nông dân lên thành phố làm công nhân thi khốn khổ trăm bề.

Kinh tế Trung Quốc phát triển quá nhanh, nên phát triển không đồng bộ. Hai yếu tố xây dựng nền kinh tế Trung Quốc là đầu tư ngoại quốc và công nhơn rẻ.Nhơn công rẻ nhưng là nhơn công hạng hai. Họ nhận thức rằng họ bị bóc lột, và giới công nhơn đang bị bỏ quên. Và ngày nay bắt đầu một cuộc đấu tranh giai cấp.

Nông dân và công nhân làm lụng mệt nhọc mà không đủ ăn. Một số thanh niên đã tự tử vì phải làm quá nhiều , tinh thần khủng hoảng. Nông dân và dân chúng bị cướp nhà cửa đất đai y hệt như ở Việt Nam. Phong trào đình công đang đấu tranh đòi tăng lương ở Trung quốc bắt đầu từ những nhà máy sản xuất của kỹ nghệ Xe hơi.

Đây là khu vực kinh tế đang tăng trưởng rất mạnh, lợi nhuận nhiều và các công nhơn nắm rõ vai trò của mình, hiểu được sai biệt đồng lương giữa giai cấp công nhơn và giai cấp chủ nhơn” nhận định phân tích của một blogger trên mạng Sohu. Năm 2009 vừa qua, thị trường xe hơi Trung Hoa Cộng sản đã chiếm được vai trò số 1 của thị trường xe hơi thế giới, qua mặt Mỹ, với 13,5 triệu chiếc xe bán. Ngay từ đầu năm 2010, con số nầy được tăng, nhảy vọt: gần 72 % cho quý 1, đối chiếu với cùng thời điểm nầy năm trước.

Các thương hiệu Nhựt Bổn dẫn đầu. Toyota đang đầu tư thêm 475 triệu dollars vào nhà máy lắp ráp sản xuất mới ở Nansha để vượt từ 3,5 % lên 10 % thị trường xe ở Trung Quốc, sẽ qua mặt General Motors hiện đang đứng hàng số 1. Nhưng cuộc chạy đua cạnh tranh nầy đang được thực hiện với một sự kiểm soát gắt gao giá thành sản xuất.

Khoảng năm 200o, các phong trào đình công đòi tăng lương bắt đầu phát xuất từ những nhà máy các khu kỹ nghệ miền Nam Trung Quốc, Shenzhen, Zhongshan, Foshan,Nansha và ngay cả Canton, đang lan rộng đến miền Bắc. Nay đã đến Tianjin. Đây là một phong trào tự phát hoàn toàn độc lập không do Công đoàn Nhà nước do Đảng Cộng sản Trung Quốc chỉ đạo.

Các công nhân nay đã đình công . Năm 2010, 1300 công nhơn hãng Toyota được tăng lương 15%. Dĩ nhiên không được 20% như đòi hỏi nhưng cũng đã là một thành công lớn rồi. Từ nay công nhơn của Toyota Tianjian sẽ có số lương xấp xỉ 200 dollars US mỗi tháng. Thật là một sự tiến bộ vượt bực, 6 dollars mỗi ngày. Mới ngày nào đây họ chỉ được trả chưa đầy 2 dollars/ngày, bằng chỉ số nghèo do thống kê thế giới định nghĩa (Công nhơn Việt Nam còn tệ hơn nữa ngày nay, giữa năm 2010 vẫn còn ở mức trên dưới 2 dollars một ngày).

Và đình công thương thuyết ở Toyota Gosei, Tianjian vừa xong, thì 1100 công nhơn của Toyota Denso, ở Nansha, ở cách 2 000 cây số ở phía Nam, nằm giữa HongKong và Canton cũng bãi khóa, đình công và đòi tăng lương. Và Hãng Toyota Motor ở Canton sản xuất 360 000 xe hằng năm tê liệt không hoạt động được vì thiếu hàng để lắp ráp. Mặc dù ngay những ngày đầu của cuộc đình công, các báo chí thông tin được lệnh không nói một tiếng, không đăng một bài. Kiểm duyệt toàn bộ. Cớ sao phong trào đình công được phổ biến lan rộng như vậy. Ấy là do “Mạng Internet và điện thoại di động”. Thời đại thông tin đã phá vỡ hệ thống bưng bít của Đảng Cộng sản.

Vào ngày 1 tháng giêng năm 2008, nhận thấy tình hình công nhơn bắt đầu căng thẳng, nhà cầm quyền Trung Cộng ra một đạo Luật Lao động buộc các nhà đầu tư ngoại quốc phải trả thêm 30% lương bổng gồm cả bảo hiểm sức khỏe và quỹ hưu trí. Thật là một tiến bộ lớn lao! Nhưng than ôi, Nhà cầm quyền Beijing gặp ngay sự phản kháng cúa các nhà đầu tư, và bắt đầu ngay 6 tháng sau, viện cớ có khủng hoảng kinh tế, các xí nghiệp ngoại quốc bắt đầu đuổi công nhơn, thậm chí khai phá sản đóng cửa và sau đó mở lại với một thương hiệu khác và mướn người rẻ hơn. Mùa thu cùng năm luật ấy bị bãi bỏ.Và cũng vì công nhân đình công liên tiếp, từ tháng 6-2010, các hãng ngoại quốc đã rút khỏi Trung Quốc mà sang Việt Nam.

Tại Trung Quốc và Việt Nam, giai cấp thống trị nắm toàn bộ kinh tế và lợi lộc khác, chúng bóc lột và ăn cắp tài sản nhà nước và tài sản nhân dân, trong khi dân chúng ngày càng nghèo khổ. Khoảng cách giàu-nghèo trong xã hội TQ cũng ngày một gia tăng, tình trạng này giống các nước Châu Mỹ La Tinh, một trong những khu vực có mức chênh lệch giàu-nghèo cao nhất thế giới. Thực trạng có thể còn tồi tệ hơn các con số cho biết. Wang Xiaolu, phó giám đốc của Viện Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia thuộc Sáng hội Cải tổ TQ, ước tính rằng mỗi năm có khoảng 1.300 tỉ đôla tiền thu nhập – tương đương 30% GDP của TQ – không được khai báo.

Trên 60% tiền thu nhập trốn thuế là của bộ phận giàu có nhất nước, tức 10% dân số TQ, đa số là đảng viên ĐCSTQ và thân nhân của họ. Việc sử dụng quyền lực chính trị để làm giàu quá đáng đã gây nhiều phẫn nộ trong dân chúng, và những người giàu có rất biết điều đó. Vì vậy hiện nay giới đại gia TQ phải sử dụng trên hai triệu người cận vệ, và nền công nghiệp an ninh tư nhân (private security industry) đã lớn mạnh ngành kinh doanh trị giá 1.200 tỉ đôla kể từ ngày nó được thành hình năm 2002.


V. NHÂN DÂN TRUNG QUỐC TRANH ĐẤU

1. Công nông

Chế độ cộng sản tàn ác cho nên nhân dân đã vùng lên chống đối. Từ khi Mao còn tại vị, nhân dân Trung Quốc đã nổi lên khắp nơi.
Trong khi hệ thống chính trị TQ tiếp tục đẻ ra nhiều lạm quyền, thì một xã hội giàu có hơn, đầy đủ khả năng hơn luôn luôn tìm cách bảo vệ lợi ích của mình. Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc (VKHXHTQ) ước tính rằng con số vụ bất ổn xã hội đã gia tăng từ 40.000 năm 2001 lên trên 90.000 vụ vào năm 2009. Thông tin của VKHXHTQ cho biết rằng những biến động này ngày càng lớn hơn, bạo động hơn, có khả năng tràn lan từ tỉnh này sang tỉnh khác hơn, các thành phần tham dự và các vấn đề tranh chấp-khiếu kiện trở nên đa dạng hơn.

2. Luật sư

Kể từ năm 2001, TQ đã tăng cường việc cải tổ hệ thống pháp luật, cải thiện luật thương mại, luật bảo vệ quyền tư hữu, luật bảo vệ quyền công dân, và tính chuyên nghiệp trong hệ thống toà án. Mỗi năm có khoảng 20.000 sinh viên tốt nghiệp trường luật; TQ hiện có 170.000 luật sư, hơn 13.000 văn phòng luật sư, hàng ngàn giáo sư luật khoa, và hàng chục ngàn nhân viên pháp lý. Nhiều người trong giới này ủng hộ một phong trào ngày càng lớn mạnh nhằm bảo vệ quyền lợi công dân ( vệ quyền).

Trên cơ sở những quy định về dân quyền trong Hiến pháp, các luật sư Vệ Quyền đứng ra bảo vệ người dân chống nạn lạm quyền, một vấn nạn đang ngày càng trở nên trầm trọng. Năm 2009, chính nhà cầm quyền Trung Quốc cũng thừa nhận : Những vụ vòi vĩnh tiền bạc đã làm dấy lên 100 000 kháng nghị tập thể và đã có 12 triệu đơn khiếu nại được gửi cho chính quyền trung ương liên quan đến những tiêu cực của quan chức địa phương. Những năm 2000, Cao Trí Thịnh đã tham gia tích cực trong việc bảo vệ dân quyền.

Có những người dân oan vượt hàng ngàn cây số đến cầu cứu ông, bởi khi đó ông nổi tiếng nhờ đã nhiều lần thắng kiện chống lại các cơ quan nhà nước. Hơn nữa, người dân tin tưởng ông vì họ biết rằng ông dành 1/3 thời gian làm việc của mình cho các hồ sơ " vì dân", và sẵn sàng đứng ra biện hộ miễn phí. Một người bạn của ông là Đằng Bưu cho biết : " Anh Cao nhận rất nhiều vụ kiện mà không hề sợ làm mất lòng chính quyền". Sự tận tụy của ông trong việc bảo vệ lợi ích người dân đã được bộ Tư Pháp Trung Quốc xếp vào nhóm " 10 luật sư giỏi nhất Trung Quốc" vào năm ông 34 tuổi.

Trên cơ sở những quy định về dân quyền trong Hiến pháp, các luật sư Vệ Quyền đứng ra bảo vệ người dân chống nạn lạm quyền, một vấn nạn đang ngày càng trở nên trầm trọng. Năm 2009, chính nhà cầm quyền Trung Quốc cũng thừa nhận : Những vụ vòi vĩnh tiền bạc đã làm dấy lên 100 000 kháng nghị tập thể và đã có 12 triệu đơn khiếu nại được gửi cho chính quyền trung ương liên quan đến những tiêu cực của quan chức địa phương. Những năm 2000, Cao Trí Thịnh đã tham gia tích cực trong việc bảo vệ dân quyền.

Có những người dân oan vượt hàng ngàn cây số đến cầu cứu ông, bởi khi đó ông nổi tiếng nhờ đã nhiều lần thắng kiện chống lại các cơ quan nhà nước. Hơn nữa, người dân tin tưởng ông vì họ biết rằng ông dành 1/3 thời gian làm việc của mình cho các hồ sơ " vì dân", và sẵn sàng đứng ra biện hộ miễn phí. Một người bạn của ông là Đằng Bưu cho biết : " Anh Cao nhận rất nhiều vụ kiện mà không hề sợ làm mất lòng chính quyền". Sự tận tụy của ông trong việc bảo vệ lợi ích người dân đã được bộ Tư Pháp Trung Quốc xếp vào nhóm " 10 luật sư giỏi nhất Trung Quốc" vào năm ông 34 tuổi.

3. Sinh viên

Từ thời Mao Trạch Đông trị vì, sinh viên biểu tình khắp nơi. Trong thời Đặng Tiểu Bình, sinh viên cũng đã nổi lên. Những cuộc phản kháng ban đầu chỉ diễn ra trên quy mô nhỏ, ngày 16 tháng 4 và 17 tháng 4, dưới hình thức lễ tang dành cho Hồ Diệu Bang và những yêu cầu Đảng Cộng sản Trung Quốc phải sửa đổi các quan điểm chính thức của họ về ông. Ngày 18 tháng 4, 10.000 sinh viên tiến hành một cuộc biểu tình ngồi tại Quảng trường Thiên An Môn, phía trước Đại lễ đường Nhân dân.

Cùng trong buổi chiều ngày hôm đó, vài ngàn sinh viên tụ tập trước Trung Nam Hải, trụ sở chính phủ, yêu cầu gặp mặt các lãnh đạo chính phủ. Họ đã bị lực lượng an ninh giải tán. Trong đêm ngày 21 tháng 4, ngày trước lễ tang Hồ Diệu Bang, khoảng 100.000 sinh viên đã tuần hành trên Quảng trường Thiên An Môn và tụ tập ở đó trước khi nơi này bị đóng cửa chuẩn bị cho lễ tang. Cùng ngày hôm ấy, những cuộc phản kháng diễn ra tại Tây An (Thiểm Tây) và Trường Sa (Hồ Nam).
Cuộc biểu tình tiến đến đòi hỏi chống tham nhũng và mở rộng cải cách vì họ cho rằng việc laz2m của Đặng Tiểu Bình chưa đủ.

Không giống những cuộc phản kháng trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1987, gồm chủ yếu sinh viên và giới trí thức, các cuộc phản kháng năm 1989 có được sự hỗ trợ to lớn từ giới công nhân thành thị, những người đang lo lắng trước tình trạng lạm phát và tham nhũng ngày càng gia tăng. Tại Bắc Kinh, họ được rất nhiều người ủng hộ. Họ cũng được ủng hộ tại các thành phố lớn ở khắp Trung Quốc Đại lục như Ô Lỗ Mộc Tề, Thượng Hải và Trùng Khánh; và sau này là ở Hương Cảng, Đài Loan và các cộng đồng Hoa kiều ở Bắc Mỹ và châu Âu.Ngày 4 tháng 5, xấp xỉ 100.000 sinh viên và công nhân tuần hành ở Bắc Kinh yêu cầu cải cách tự do báo chí và một cuộc đối thoại chính thức giữa chính quyền và các đại biểu do sinh viên bầu ra.

Ngày 19 tháng 5 lúc 4 giờ 50 phút sáng, Tổng thư ký Triệu Tử Dương tới quảng trường và đọc một bài diễn văn hối thúc sinh viên chấm dứt cuộc tuyệt thực. Một phần bài diễn văn của ông đã trở thành câu trích dẫn nổi tiếng, khi ông nói, ám chỉ tới thế hệ người lớn tuổi Trung Quốc, "Chúng tôi đã già, nó không còn là vấn đề với chúng tôi nữa." Trái lại, sinh viên còn trẻ và ông hối thúc họ giữ sức khoẻ và không tự hy sinh mình quá dễ dàng như vậy. Chuyến thăm của Triệu Tử Dương tới quảng trường là lần xuất hiện cuối cùng trước công chúng của ông.
Cuối cùng, Đặng Tiểu Bình là chủ tịch Uỷ ban Quân sự Trung ương, và Dương Thượng Côn là chủ tịch nước ra lệnh đàn áp.
Thống kê và ước tính từ nhiều nguồn và nhóm khác nhau cho thấy khoảng 5 ngàn đến 10 ngàn chết, 30 ngàn bị thương.

4. Pháp Luân công

Pháp Luân Công 法輪功 , hay còn gọi là Pháp Luân Đại Pháp là một hệ thống "tu dưỡng cơ thể và tinh thần" được ông Lý Hồng Chí giới thiệu cho công chúng năm 1992. Pháp Luân Đại pháp có 5 bài tập khí công nhẹ nhàng (bốn bài động công tư thế đứng và một bài tĩnh công toạ thiền). Các bài học Pháp Luân Công được viết trong quyển sách chính yếu, Chuyển Pháp Luân, và hướng dẫn thực hành trong cuốn Đại Viên Mãn Pháp.

Pháp Luân Công được thế giới chú ý kể từ ngày 20 tháng 7 năm 1999 khi chính quyền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa bắt đầu đàn áp trên toàn quốc môn phái này (ngoại trừ ở Ma Cao và Hương Cảng). Cho đến nay có hơn 100.000 người thực tập Pháp Luân Công bị bắt nhốt vào các trại học tập cải tạo, trại cưỡng bức lao động, bệnh viện tâm thần, bị tra tấn dã man và có 3.163 trường hợp chết vì tra tấn được ghi nhận và chứng minh, phỏng đoán có hơn 7.000 người đã bị hành hạ đến chết.

Chỉ cần bị nghi ngờ là thành viên Pháp Luân Công là đã có thể bị bắt giam 3 năm trong các trại lao động mà không cần xét xử. Ngoài ra Trung Cộng còn đem bán nội tạng các tù nhân Pháp Luân công để lấy tiền. Pháp luân công là pháp môn thiền, không có ý bạo động chống nhà nước cộng sản, nhưng vì cộng sản độc tài, không muốn bất cứ phe nhóm, tổ chức nào lớn mạnh bằng hay mạnh hơn đảng cộng sản. Vì vậy mà họ thẳng tay đàn áp Pháp luân công cũng như Phật giáo và các tôn giáo khác tại Trung Quốc.

Người theo Pháp Luân Công đã tổ chức thu thập chữ ký khắp nơi để khẩn cầu một tòa án nhân quyền xét xử Giang Trạch Dân và những lãnh đạo Trung Quốc liên hệ đến sự đàn áp. Trong tháng 1 năm 2004, tại 12 quốc gia đã có 16 vụ án tố cáo Giang Trạch Dân và những lãnh đạo Trung Quốc liên hệ đến sự đàn áp vì các tội tra tấn, tội ác đối với nhân loại và sát hại chủng tộc.

5. Cửu bình

Cửu bình là chín lời phê phán về chế độ cộng sản Trung Quốc. Chúng ta không biết đich xác bản bình luận này do ai viết, và ra đời lúc nào, nhưng do Pháp Luân công ấn hành năm 2004, và cũng do thời báo The Epoch Times phát hành, tháng 11 năm 2004. Từ khi “Cửu bình” được công bố, nhiều người dân nhận rõ bản chất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Từ đó một làn sóng thoái đảng với hàng chục nghìn người thoái đảng mỗi ngày đang lan rộng vì mọi người hiểu rằng việc từ bỏ liên hệ với ác đảng là rất cấp bách. Vào ngày 08 tháng 4-2010 hơn 71 triệu dân Trung Quốc đã từ bỏ đảng Cộng sản Trung Quốc và các tổ chức liên hệ như đoàn Thanh Niên,và đội Thiếu nhi của nó; các cuộc biểu tình và diễn hành đã được tổ chức trên thế giới để khuyến khích họ.

6. Hiến chương 08

Trong năm 2008, một nhóm trí thức thành lập hiến chương 08, Hiến chương 08 ( 零八宪章, Língbā Xiànzhāng) là một tuyên ngôn đầu tiên có chữ ký của hơn 350 trí thức và nhà hoạt động nhân quyền Trung Quốc nội dung đòi tự do, nhân quyền, bình đẳng, cộng hòa, dân chủ, nhằm thúc đẩy cải cách chính trị và dân chủ trong Trung Hoa. Chúng ta không biết rõ những ai đã khởi thảo, nhưng kết quả là do nhiều người cộng tác, trong đó có Lưu Hiểu Ba . Bản Tuyên ngôn đã được xuất bản vào ngày 10 tháng 12 năm 2008, kỷ niệm 60 năm của Tuyên ngôn Nhân quyền Thế giới, áp dụng tên và phong cách từ Hiến chương 77 chống Liên Xô do những người bất đồng chính kiến ở Tiệp Khắc xuất bản. Kể từ khi được phát hành, hơn 8.100 người bên trong và ngoài Trung Quốc, gồm những trí thức và đảng viên trung, cao cấp đã ký vào bản Tuyên ngôn này. Một trong những tác giả của Hiến chương 08, nhà văn Lưu Hiểu Ba, đã được trao giải Nobel Hòa bình vào năm 2010.

7. Ngụy Kính Sinh

Ngụy Kính Sinh lúc trẻ là Hồng vệ binh đã dấn thân vào phong trào phá hoại văn hóa . Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, “Bè lũ 4 tên” bị bắt và quyền lãnh đạo chuyển hẳn về phe cấp tiến xung quanh Đặng Tiểu Bình với chính sách “Bốn hiện đại hóa”, một giai đoạn cởi mở ngắn ngủi được mệnh danh là “Mùa Xuân Bắc Kinh” diễn ra trong hai năm 1977-1978, với biểu tượng là Bức tường Dân chủ Tây Đan ở thủ đô Bắc Kinh, nơi người dân có thể công khai trình bày chính kiến của mình. Ngụy Kinh Sinh (Wei Jingsheng) đã viết báo tường, ký tên và dán lên Bức tường Dân chủ ngày 5/12/1978. Sau đó, nhiều lần viết bài tố cáo chế độ độc đảng, kêu gọi dân chủ hóa Trung Quốc. Ngày 29/3/1979, ông bị bắt và bị kết án 15 năm tù về tội tiết lộ bí mật quân sự (kế hoạch tấn công Việt Nam của Trung Quốc trong Chiến tranh Biên giới 1979) cho nước ngoài…

Ngụy Kính Sinh, cha đẻ "của nền dân chủ" tại Trung Quốc, đã tấn công mạnh mẽ những ai nghĩ rằng chúng ta có thể đạt được sự phát triển kinh tế mà không có nhân quyền. Ông cho rằng Trung Quốc và Việt Nam mang chung một bệnh và kết quả sẽ phải thay đổi sang thể chế dân chủ họặc sụp đổ. Ông cũng lên tiếng kết tội tư bản đang làm giàu mà bắt tay với cộng sản, chà đạp nhân quyền. Và yêu cầu tư bản phải thay đổi chủ trương ,chính sách đối với Trung Cộng.

Ngụy Kinh Sinh cũng như Vương Dân đã ra khỏi Trung Quốc năm 1989, trong khi Lưu Hiểu Ba ở lại. Ra khỏi Trung Quốc, ông tiếp tục tranh đấu cho nền dân chủ của Trung Quốc.

8. Lưu Hiểu Ba

Lưu Hiểu Ba sinh tại Trường Xuân, Cát Lâm, năm 1955 trong một gia đình trí thức. Từ năm 1969 đến năm 1973, ông được cha đưa theo về Nội Mông trong phong trào Về Nông thôn. Năm 19 tuổi, ông bắt đầu làm việc trong một ngôi làng ở tỉnh Cát Lâm và sau đó tại một công ty xây dựng. Ông kết hôn với bà Lưu Hà, hiện sống trong căn hộ đôi tập thể ở Bắc Kinh.

Năm 1976, ông học tại Đại học Cát Lâm và nhận bằng Cử nhân Văn học năm 1982 và bằng Thạc sĩ năm 1984 từ Đại học Bình Dân Bắc Kinh. Sau khi tốt nghiệp, Lưu Hiểu Ba trở thành giảng viên tại Đại học Bình Dân Bắc Kinh, nơi ông cũng nhận được bằng tiến sĩ năm 1988.

Trong những năm 1980, các bài bình luận quan trọng nhất của ông, "Phê bình về những lựa chọn - Đối thoại với Li Zehou" và "Thẩm mỹ học và Tự do Con người" khiến ông nổi tiếng trong lĩnh vực học thuật. Các bài luận đầu tiên chỉ trích triết lý của một nhà tư tưởng Trung Quốc nổi tiếng, Li Zehou.

Giữa năm 1988 và 1989, ông thỉnh giảng tại nhiều trường đại học ngoài Trung Quốc, bao gồm Đại học Columbia, Đại học Oslo và Đại học Hawaii.

Năm 1989, Lưu Hiểu Ba đang ở Hoa Kì thì ở Trung Quốc diễn ra cuộc biểu tình tại quảng trường Thiên An Môn. Ông đã quyết định quay trở lại Trung Quốc để tham gia phong trào. Sau này, Lưu Hiểu Ba được coi là một trong "bốn lãnh đạo chính trong vụ Thiên An Môn" đã đứng ra thuyết phục hàng trăm sinh viên rời quảng trường, nhờ vậy họ được cứu sống.

Lưu Hiểu Ba là một nhà hoạt động nhân quyền kêu gọi cuộc bầu cử dân chủ, ủng hộ các giá trị tự do, ủng hộ việc phân rõ quyền hạn và kêu gọi chính phủ chịu trách nhiệm về việc làm sai trái của mình. Từ năm 1989 đến nay, ông đã bị kết án tù và lao động khổ sai bốn lần vì các hoạt động chính trị hòa bình của mình, bắt đầu với việc tham gia cuộc biểu tình Thiên An Môn năm 1989. Khi ông không ở trong tù, ông cũng thường xuyên bị theo dõi và quản thúc tại gia trong thời gian nhạy cảm.

Tháng Sáu năm 1989 sau cuộc biểu tình Thiên An Môn, Lưu Hiểu Ba bị giam trong nhà tù an ninh nghiêm ngặt Qincheng, và bị kết án về tội "tuyên truyền và kích động phản cách mạng ". Trong tháng mười năm 1996, ông phải chịu ba năm cải tạo lao động về tội "gây rối trật tự công cộng" vì đã chỉ trích Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Khi ông được thả tự do vào năm 1999, báo chí đưa tin rằng chính phủ xây dựng một trạm canh gác bên cạnh nhà của ông và gọi ông điện thoại và kết nối internet đã bị ngắt. Vào tháng Giêng năm 2005, sau cái chết của cựu Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương, người đã đồng cảm với cuộc biểu tình của các sinh viên trong năm 1989, Lưu Hiểu Ba đã ngay lập tức bị quản thúc tại gia trong hai tuần trước khi biết tin về cái chết của ông Triệu.

Năm 2004 khi ông bắt đầu viết Báo cáo Nhân quyền Trung Quốc tại nhà, máy tính, thư từ, tài liệu của ông bị tịch thu. Những bài viết về Quyền Con người của Lưu Hiểu Ba đã nhận được sự công nhận rộng rãi từ quốc tế. Năm 2004, Tổ chức Phóng viên Không Biên giới vinh danh Báo cáo Nhân quyền của ông, trao giải Fondation de France cho ông như là một người bảo vệ tự do báo chí.
Trong năm 2007, Lưu Hiểu Ba đã bị giam giữ và thẩm vấn trong một thời gian ngắn về các bài báo ông viết được xuất bản trực tuyến trên các trang web bên ngoài Trung Quốc đại lục. Từ tháng 12 năm 2009, ông bị bắt và chịu án tù 11 năm và hai năm bị tước quyền chính trị vì tội “xúi giục chống phá nhà nước”, hậu quả của việc ông tham gia viết Hiến chương 08. Ông bị bắt chính thức vào ngày 23 tháng 6 năm 2009, vì bị nghi có dính líu tới việc "xúi giục chống phá nhà nước."

Ông bị buộc cùng tội danh vào ngày 23 tháng 12 năm 2009, và bị kết án 11 năm tù và hai năm bị tước quyền chính trị vào ngày 25 tháng 12 năm 2009. Ông được ủy ban giải Nobel hòa bình trao giải vì "cuộc đấu tranh trường kỳ bất bạo động vì quyền con người ở Trung Quốc", bất chấp áp lực từ chính quyền Trung Hoa ngăn cản việc trao giải cho ông.




Ban đầu tuyệt đại đa số tin tưởng vào Mao và đảng cộng sản, nhưng càng ngày nhân dân và ngay những người thân tín của Mao đã nhận thấy Mao là một bạo chúa và một kẻ hoang tưởng. Sau khi Mao chết, Đặng Tiểu Bình đã cải cách kinh tế nhưng chưa đủ. Đảng viên và nhân dân Trung Quốc tiến bộ đòi hỏi Trung Quốc phải cải cách mạnh mẽ hơn, phải đưa lại tự do, dân chủ thực sự cho nhân dân. Mầm móng cách mạng dân chủ ở Trung Quốc ngày càng sâu xa, vững mạnh. Tất cả phản ứng của dân chúng và đảng viên tiến bộ đều nói lên khát vọng tự do, dân chủ. Một ngày không xa, cách mạng dân chủ sẽ thắng lợi ở Trung Quốc, Việt Nam và toàn thế giới.

HÀ VĂN THỊNH * TRÍ THỨC & TÔ PHỞ





Chuyện tô phở và lương giảng viên, công an

Friday, January 28, 2011
Bookmark and Share


Hà Văn Thịnh
(Nguồn: Bauxite Việt Nam)

Ðọc BBC, 21 tháng 1 năm 2011, bài của Alastair Leithead, viết về chuyện ông ấy đi ăn tô phở có giá 35USD (tức gần 800,000 đồng) ở Hà Nội xong, tôi choáng váng và tự thề với chính mình rằng kể từ nay, phải lập thiền để minh định chính xác là mình còn chưa bằng con cóc ngồi đáy giếng, thực ra mình chẳng biết khu trời, đít bụt ở đâu, thành thử, lâu nay, về cơ bản, là chẳng hiểu chút chi chuyện đời, cứ nói như gã đang ăn ốc và... mò!

Alastair Leihead kể rằng ông “quyết tâm” đi ăn bằng được tô phở đắt nhất Việt Nam (có khi là cả thế giới) vì ông không nghĩ nó có nguyên liệu là thịt bò Kobe (Nhật Bản) nên đắt mà ông muốn biết ai có đủ tiền để ăn, tiền đâu mà ăn? Câu chuyện kể tiếp rằng một nhân viên chính phủ thấy mình có lỗi khi ăn tô phở đắt chừng ấy và một ủy viên trung ương đảng vội vàng chui vào chiếc xe Mercedes bóng lộn sau khi phát hiện có phóng viên nước ngoài nhìn thấy.

Cái tài của các nhà báo phương Tây là họ luôn phát hiện những vấn đề lớn từ những câu chuyện nhỏ. Phở thì bác Nguyễn Tuân đã bàn từ cái thời anh Ba D. chưa đi mẫu giáo nhưng từ cái chuyện phở để rồi xót xa, nước mắt giàn giụa không phải vì ớt cay thì có lẽ bác Nguyễn phải gọi Leihead là bậc thượng thừa.

Trường đại học nơi tôi công tác, nhận giảng viên (những người giỏi nhất) vào để đi dạy nhằm phát huy nền tảng dân trí, dân khí của nước nhà với lương khởi điểm là 1,290,000 đồng! Chỉ có trời mới biết được giảng viên làm sao sống nổi khi tiền thuê một căn phòng nhỏ nhất có thể là 500,000 đồng, chưa kể tiền xăng xe, tiền ăn... Làm sao đọc sách cho yên, giảng bài cho tốt khi cái bụng cứ réo những câu khẩu hiệu nhàm chán, nhọc nhằn như có thực mới vực được đạo, cơm ăn một bát sao no? Một cựu sinh viện của tôi, được giữ lại trường hơn 10 năm, lương bây giờ là 2.4 triệu đồng. Thằng bạn cùng lớp với nó, học dốt thì đạt đến cỡ âu thâu rầu (ôi thôi rồi), vào làm công an, nay đeo lon thượng úy, lương hơn 4 triệu đồng - tức là bằng lương của tôi, người đã có 34 năm đứng trên bục giảng đại học!

Sự dối trá không phải tìm ở đâu xa - nó diễn ra ngay trước mắt chúng ta, xung quanh chúng ta. Tại sao lương công an cao vời vợi còn lương của trí thức thì thấp lè tè, thấp hơn cả cái lai quần chị Dậu? Hỏi là đã trả lời vì nó minh bạch hóa một thực tế phũ phàng rằng coi trọng trí thức, phát triển giáo dục chỉ mãi là những khẩu hiệu rối rắm mà thôi. Nói “thương” (tội nghiệp) cho trí thức cũng chẳng khác gì chuyện dân gian: Một người vợ nghèo, đi làm về, đói bụng, ăn một tô phở xong, thương chồng quá nên mua cho anh ta hai củ khoai.

Chống tham nhũng ở đâu trong khi tại sao không đến quán phở 35USD để lườm ngang một chút? Những lời nói có cánh như bèo dạt, mây trôi, dân đen chúng tôi nghe quen và quá đủ rồi. Ban chống tham nhũng ở tất cả các địa phương trên cả nước có dám công khai tài sản cá nhân, có dám chứng minh rằng lương của một giảng viên đại học chỉ bằng số tiền trả cho một ủy viên trung ương ăn một tô phở rưỡi (trong trường hợp BBC không sai)? Tại sao có thể bịp bợm chương hồi, lì lợm khó tả và dối trá thì bền vững đến mức phải bàng hoàng?

Người dân biết nhiều lắm chứ không phải u mê như các ngài vẫn tưởng. Hãy đừng thay đổi bằng mồm mà, trước hết, hãy bắt đầu từ tô phở 35 USD. Bảo đảm rằng ngay cả người giàu khi ăn tô phở như thế cũng phải đắn đo nhiều lắm. Thế nhưng, các quan chức của ta, họ dễ ăn, dễ mặt dày mày hợm lắm, vì tiền của dân đóng góp, các vị cứ vơ vào và tiêu pha có cần phải tính toán gì đâu...

Huế, 24 tháng 1,2011
H.V.T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN

THƯ TÌNH CỦA TRỊNH CÔNG SƠN





Trịnh Công Sơn: Thư tình gửi một người
26/01/2011 15:52:01 Ngày 1/4/2011, đúng mười năm sau ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn rời cõi tạm để rong chơi chốn vĩnh hằng, bà Dao Ánh – người tình đầu tiên – một trong những người tình đã mãi mãi bất tử bằng những ca khúc của ông cho công bố hơn 300 bức thư tình của Trịnh Công Sơn gửi cho bà.


Trịnh Công Sơn đã nói tiếng yêu em bằng ngôn ngữ thật đẹp, là bản chúc thư ca ngợi tình yêu, là thân phận, là những dằn vặt triền miên về kiếp người. Người ta nói nghệ thuật là đời sống riêng biệt, hiếm hoi. Trong trường hợp này, dường như tình yêu đã làm nên những cảm xúc để từ đó ra đời những tình khúc huyền thoại để lại cho cuộc đời. Xin cảm ơn bà Dao Ánh và gia đình cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã cho phép Giai phẩm xuân Tân Mão Sài Gòn Tiếp Thị lần đầu tiên công bố những di bút rất riêng tư này.

Dao Ánh lần trở lại năm 1998. Ảnh: TLGĐ
Dao Ánh lần trở lại năm 1998. Ảnh: TLGĐ
Sau gần nửa thế kỷ, hơn ba trăm bức thư tình mới được chủ nhân của nó tiết lộ, hé mở phần sâu thẳm trong trái tim một nhạc sĩ tài hoa, gắn với một thời đoạn khai sinh những ca khúc bất hủ về tình yêu và thân phận...

25 tuổi, tốt nghiệp trường Sư phạm Quy Nhơn, Trịnh Công Sơn đã chọn B’lao, một thị trấn chênh vênh giữa những tầng mây để sống như một kẻ ẩn dật, ôm theo mối tình si với người con gái xứ Huế mang tên Dao Ánh.

Bức thư đầu tiên anh gửi ngày 17/9/1964, với những lời mở đầu như một tiếng reo vui “Dao Ánh, Dao Ánh, Dao Ánh…”. Nét chữ của anh hồi ấy nắn nót như những nốt nhạc: “Anh cảm ơn Ánh nghìn lần đã yêu thích thiên-đàng-sương-mù của anh. Anh sẽ cố gắng yêu thích lấy nó đến bao giờ không thể. Ở đây có cái tự do của con người mỗi ngày chỉ thấy mình và trời đất…”.

B’lao bỗng hiển hiện thật rõ nét với hình ảnh một người đàn ông mơ mộng trầm tư ngày ngày chỉ có một niềm vui duy nhất là ra bưu cục đón nhận những bức thư. Anh viết về những ngày dài hoang vu, những buổi sáng thức dậy trong im lặng, những buổi tối trăng non… Anh gọi tên Dao Ánh không biết bao nhiêu lần trong thinh không… Anh dệt lên trong tâm tưởng một hình ảnh thật trinh nguyên, một Dao Ánh với “mái tóc thật dài, với tâm hồn lá non và tiếng cười hồn nhiên như một buổi sáng mùa xuân…”. Bắt gặp đâu đó trong những cuộc hẹn hò bất thành của anh là những giận hờn, trách cứ như biết bao người đàn ông khác trong tình yêu. Nhưng trách cứ của anh sao mà dịu dàng, sao mà ngọt ngào, yêu thương.





Những kỷ niệm đẹp nhất giữa hai người đã trở thành cái cớ cho những suy tư về thân phận, về chiến tranh, về tình yêu của Trịnh Công Sơn tuôn trào. Hay có lẽ cái khoảng cách vời vợi giữa một tình yêu quá mộng mị đã giúp anh soi rọi một cách trầm tĩnh nhất vào cái hố thẳm của riêng mình, để gọi tên những cảm xúc cho Phúc âm buồn, Tuổi đá buồn, Lời buồn thánh, Như cánh vạc bay, Chiều một mình qua phố… Dao Ánh còn giữ lại nguyên vẹn bản viết tay đầu tiên của Mưa hồng, Tuổi đá buồn với lời đề tặng “bản của Ánh đó”. Suốt cả mùa hè năm 1965, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lơ lửng giữa sự sống và cái chết, với những cơn hôn mê trước giấc ngủ của một kẻ tuyệt vọng cùng cực. Những ca khúc phản chiến, kêu gọi hoà bình rúng động lòng người đã ra đời chính trong thời điểm này, như Ca dao mẹ, Lại gần với nhau, Người con gái Việt Nam da vàng... Những ca khúc tranh đấu quyết liệt để giành lại quyền sống, để được làm người.

Trịnh Công Sơn dạy tại B’lao chỉ ba năm, từ 1964 đến 1967, ba năm đều đặn với hơn ba trăm bức thư tình. Quả thật anh là người viết thư tình lãng mạn nhất của thời đại. Bức thư đầu tiên anh nói lời cảm ơn, và bức thư chia tay cuối cùng, anh cũng nói lời cảm ơn. Mỗi lá thư của anh như một đoản văn đầy chất thi ca, chứa đựng tâm trạng lo âu, dằn vặt triền miên về kiếp người, lòng tin vào những điều tốt đẹp đang dần mất đi trong cõi nhân gian. Đây thực sự là mảng văn chương ấn tượng trong cuộc đời nghệ thuật của Trịnh Công Sơn, bên cạnh gia tài đồ sộ về âm nhạc của anh.

Năm 1993, Dao Ánh đã trở lại Việt Nam, và gặp lại Trịnh Công Sơn. Xin trả nợ người đã được anh viết liền một mạch vào đêm mùng ba tết năm ấy. Dưới bản nhạc anh viết tặng Dao Ánh là một tiếng thở dài đau nhói: “Nỗi buồn xin lỗi bàn tay/Tấm thân hiu quạnh ngồi say một mình…” Dao Ánh đã ly dị chồng ngay sau cuộc hội ngộ buồn bã này.

Thủ bút Trịnh Công Sơn. Những lời cuối cùng anh viết cho Dao Ánh là những ngày anh nằm trên giường bệnh. Anh không thể cầm bút được, nên phải đọc cho người bạn Sâm Thương viết giùm mình, và gửi qua email. Vẫn là những lời an ủi thật dịu dàng: “Ánh cố gắng tìm được những niềm vui nhỏ nhắn trong cuộc sống bình thường là quý giá lắm rồi. Chúc Ánh một cái tết thú vị dù chỉ một mình hay với người khác…”.

Hơn bốn mươi năm đã qua, bao tao loạn, thăng trầm, chiến tranh liên miên, rồi lấy chồng, sang Mỹ... vậy mà Dao Ánh vẫn cất giữ nguyên vẹn những bức thư tình, những chiếc phong bì, kể cả từng chiếc lá dã quỳ anh ép trong thư, cả những giọt nến anh đốt lên để viết tên chị... Nhưng có một điều ít ai biết, là lúc đó Ngô Vũ Dao Ánh, em gái của Ngô Vũ Bích Diễm (nhân vật của Diễm xưa), chỉ mới… mười lăm tuổi.

Không ít người thắc mắc tại sao đến giờ này, Dao Ánh mới chịu công bố những bức thư tình. Chính chị đã phải trải qua những ngày dài đắn đo, nên mười năm sau ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng ta mới được chiêm ngưỡng nó. Trong thư gửi Trịnh Vĩnh Trinh, em gái Trịnh Công Sơn, Dao Ánh viết: “Hãy nghĩ về anh Sơn không phải chỉ để dành riêng cho một con người, một gia đình, một thành phần cụ thể nào cả… Dù cho mình có yêu thương anh Sơn thế nào đi nữa thì anh đã là một vĩ nhân rồi, và theo hướng nhìn đó anh đã là của tất cả mọi người. Dao Ánh đã tập nghĩ cho mình như thế, để có thể giao phó tập thơ này cho gia đình xuất bản, như một món quà để lại cho thế hệ đời sau và văn chương Việt Nam…”.
Bà Dao Ánh chụp chung cùng gia đình nhạc sĩ trong đêm nhạc Trịnh Công Sơn ở Vũng Tàu năm 2008. Ảnh: Nguyệt Vy
Nhà thơ Nguyễn Duy, người được gia đình Trịnh Công Sơn tin cậy giao phó việc biên tập và xuất bản tác phẩm Thư tình gửi một người, thổ lộ: “Đọc hết ba trăm hai mươi bức thư tình, tôi gần như choáng váng. Cảm ơn những người tình như Dao Ánh đã biết gìn giữ tình yêu của anh Sơn trong bốn mươi sáu năm qua, tức là gần nửa thế kỷ. Dao Ánh vừa là một tình yêu rất cụ thể, đồng thời là một tình yêu biểu tượng. Một tình yêu cụ thể đã chấm dứt, nhưng biểu tượng tình yêu thì bất tử với thời gian…”.


B’lao, Ngày 25/Mars/1967

Bây giờ đã quá khuya, chương trình chuyên đề về tình yêu còn để lại một vị đắng rất mỏng. Mọi người cũng đã ngủ từ lâu và anh cũng phải quyết định một lần cho Ánh lẫn cho anh. Một quyết định thật khó khăn và chẳng ai trong cuộc dám dứt khoát với chính mình. Quyết định nào cũng có sự khổ sở của nó. Anh cam đành là kẻ bội bạc để mở ra cho Ánh sự ngạt thở bấy lâu trong đó người này hay kẻ kia đã cố gắng đóng cho trọn vai trò của mình. Cho đến phút này anh vẫn cảm thấy chỉ riêng mình anh đã sống thật hồn nhiên trong tình yêu đã qua.

“Chúng mình chấm dứt tình yêu đó ở đây”

Hãy xem mọi lầm lỗi đều ở anh cả và sau quyết định này là một lối ngỏ thênh thang trên đó Ánh hãy đi vào những phiêu lưu mới đừng ăn năn, đừng băn khoăn gì cả. Tất cả đã rõ như một khoảng trắng. Cũng đành vậy thôi.

Bà Ngô Vũ Dao Ánh lần trở lại mười năm sau. Ảnh: Nguyệt VyAnh đã nhìn tình yêu ở một độ cao nhất của thuỷ triều. Quyết định như không thuộc về anh. Anh xin cảm ơn bốn năm ròng rã nâng niu tình yêu đó. Cũng xin cảm ơn những buổi đợi chờ thật dịu dàng không bao giờ còn có được. Để vĩnh biệt nhau trong tình yêu đó anh chỉ muốn khuyên Ánh, trong tương lai hãy tự tin hơn và bớt suy tính.

Anh đã bất lực không cứu vãn gì được cho tình yêu của mình. Thêm một lần đánh mất và thất lạc những vàng son.

Đã viết quá dài ngoài ý muốn nhưng nói một lần mà cho tất cả về sau.

Cầu mong thật nhiều bình an cho Ánh và đời đời hạnh phúc trong những dự tính mới ở tương lai.

Thân yêu

Trịnh Công Sơn