Pages

Monday, January 31, 2011

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * KINH TẾ CHÍNH TRỊ VIỆT CỘNG



CÁCH BIỆT GIẦU NGHÈO BẤT CHÍNH
TẠO TÂM LÝ QUẦN CHÚNG GHEN GHÉT HẬN THÙ

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 27.01.2011

Web : http://VietTUDAN.net

Tuần trước, dưới Chủ đề TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH, chúng tôi viết về thái độ Dân chúng Tunisie nhất quyết loại bỏ Cơ chế cai trị độc tài và bóc lột của Ben ALI và đảng của ông. Lý do chính đứng lên của Dân chúng là đòi quyền sống, hay nói cụ thể hơn là đòi quyền DẠ DẦY.ø Năm 2003, TT.Jacques CHIRAC thăm Tunis, đã tuyên bố như gián tiếp nói với Ben ALI lý do chính của việc nổi dậy tương lai : «Le premier de droits de l’homme, c’est de manger » (Quyền đầu tiên của những Nhân quyền, đó là quyền ăn uống) (Nhật báo Le Monde 17.01.2011, trang 6).

Ông Jacques DIOUF, Tổng Giám đốc FAO của Liên Hiệp quốc, người có nhiều kinh nghiệm về những nước nghèo thiếu lương thực, thường cảnh cáo những Chính phủ của những nước này mỗi khi có Lạm phát làm dân chúng nghèo thiếu ăn : “Si le prix continuent à augmenter, je ne seris pas surprise qu’on assiste à des eumeutes de faim “ (Nếu vật giá tiếp tục tăng, tôi không ngạc nhiên rằng người ta chứng kiến những cuộc bạo loạn vì đói) (Trả lời cho cuộc Phỏng vấn của Báo Financial Times 19.06.2008 nhân cuộc Họp của FAO mà ông Jacques DIOUF kêu gọi các nước giầu giúp đỡ các nước nghèo về lương thực).

Viết về cuộc Cách Mạng tại Tunisie vì Kinh tế, chúng tôi không thể không nhìn thấy tương lai nổi dậy của quần chúng Việt Nam. Thực vậy, cuối năm 2010, tình trạng tụt dốc Kinh tế Việt Nam càng trầm trọng, rồi Lạm phát, Vật giá tăng vọt, Phá giá đồng bạc, Ngân sách thiếu hụt, Dực trữ ngoại hối chỉ còn USD.14 tỉ chỉ đủ cho chừng hai tháng nhập cảng, những Tập đoàn Kinh tế quốc doanh bị hạ điểm tin tưởng Tín dụng do vụ Vinashin tỏ ý quỵt nợ. Những lý do Kinh tế ấy cho thấy viễn tượng nổi dậy của các Lực Lượng quốc nội. Chính vì vậy, trong bài mở đầu cho Chủ đề TRÁCH NHIỆM QUỐC NỘI DỨT BỎ CƠ CHẾ CSVN HIỆN HÀNH, chúng tôi viết như kêu gọi những Lực Lượng quốc nội, thuộc mọi thành phần, đứng lên bảo vệ quyền DẠ DẬY, nghĩa là cứu lấy chính mình khỏi chết đói.

Chẳng quốc tế nào thương mình hơn chính mình thương lấy mình Nếu quyền DẠ DẦY mang tính cách cá nhân và vật chất buộc cá nhân đói ăn phải đứng lên, thì còn một yếu tố nổi dậy nữa thuộc tâm lý quần chúng để cuộc nổi dậy mang tính cách xã hội đồng loạt. Chúng tôi muốn nói đến sự GHEN GHÉT, HẬN THÙ mà xã hội quy tội vào một tầng lớp bóc lột. Tầng lớp bóc lột này có thể dành ra một số tiền bố thí để làm cho DẠ DẦY người nghèo có chút cơm cháo dằn bụng mà có thể tạm thời không nổi dậy nữa, nhưng khi tâm lý xã hội đã ghen ghét và hận thù, thì những bố thí cho miếng cơm cháo không những không làm bớt ghen tức và hận thù, mà ngược lại còn làm quần chúng càng ghét và thù hận thêm.

Thực vậy, Lê-Nin, từ bụng đói của dân chúng thợ thuyền và nông dân, đã chuyển quần chúng sang tâm lý ghen tức, hận thù xã hội để đẩy cuộc đấu tranh giai cấp đến đẫm máu. Đảng CSVN đã tạo một tâm lý xã hội ghen tương, thù hận giới địa chủ để mở những cuộc đấu tố tàn bạo giữa người với người. Cuộc nổi dậy của Tunisie, từ tình trạng thất nghiệp, thiếu thốn về Kinh tế, còn mang tâm lý xã hội thù ghét Ben ALI và đảng của ông bóc lột. Cách Mạng Tunisie đang lan sang các nước độc tài Bắc Phi châu. Các Đài Truyền Hình tối hôm nay 26.01.2011 đều đưa lên những hình ảnh nổi dậy tại Ai Cập.


Nhà Bình Luận của Đài Euro News tại Le Caire đã nhận định rằng từ việc nổi dậy vì lý do Kinh tế, dân chúng Ai Cập chuyển sang đấu tranh Chính trị nhằm loại bỏ giới thống trị bóc lột. Các nhà độc tài Bắc Phi châu quyết định bỏ tiền túi ra để hạ giá thực phẩm cho dân chúng đỡ đói, nhưng họ không thể làm giảm tâm lý xã hội đã chất chứa từ lâu là ghen ghét và thù hận họ đã tàn nhẫn bóc lột cả nước cho túi riêng. Khi quyền DẠ DẦY chuyển sang tâm lý xã hội GHEN GHÉT, HẬN THÙ này, thì những nhà độc tài bóc lột khó lòng lấy tiền riêng mà làm giảm được.


Nếu xã hội cùng đói ăn với nhau, thì không có nổi dậy, mà mọi người có thể cùng nhau hợp tác cố gắng phát triển Kinh tế để cứu đói giảm nghèo. Tụt giốc Kinh tế làm dạ dầy dân khổ sở, nhưng nếu đó là tình trạng Kinh tế chung, thì dân có thể thông cảm và không nổi dậy. Nhưng nếu việc tụt dốc Kinh tế không phải tình trạng làm ăn sút kém chung, mà là do một nhóm đảng cầm quyền Chính trị cướp bóc những cố gắng của quần chúng để làm giầu riêng cho nhóm đảng, thì việc tụt dốc Kinh tế chuyển sang tâm lý xã hội GHEN GHÉT và HẬN THÙ đối với cái nhóm đảng đã cướp bóc của chung làm của riêng giầu có. Bắt đầu từ DẠ DÀY đói, cuộc nổi dậy trở thành toàn diện do chính cái tâm lý xã hội GHEN GHÉT và THÙ HẬN kẻ bóc lột để mình giầu nứt khố giữa một quần chúng nghèo kiết xác.

Tại Trung quốc, ÔN NHƯ BẢO ý thức sức mạnh của tâm lý xã hội GHEN GHÉT HẬN THÙ Giầu--Nghèo Một số lớn báo chí Tây phương ca tụng Trung quốc trở thành giầu có hiện nay. Nói như vậy là sai. Phải phân biệt Dân Trung quốc vẫn nghèo, chỉ có đảng Cộng sản Trung quốc giầu mà thôi. 80% dân chúng Trung quốc vẫn nghèo khổ. Chỉ có đảng CSTQ và giới liên hệ là giầu vì khai thác nhân lực dân Trung quốc bán cho tư bản nước ngoài để làm giầu cho nhóm đảng Tờ Financial Times ngày 09.03.2010, trang 10, viết tóm gọn và xác thực về Kinh tế/ Thương mại tập quyền chỉ huy nhóm đảng ở Trung quốc như sau: “It is absurd that a poor country (national income per capita was some $3,000 las year) should be devoting its human and physical resources to producing gadgets for the enjoyment of consumers elsewhere when ordinary Chinese are not reaping the fruits from this effort. A large part of proceeds is instead saved and recycled into lending to rich western countries” (Thật là phi lý một nước nghèo (thu nhập quốc gia theo vốn là khỏang $3,000 năm ngóai) đã hy sinh nguồn nhân lực và vật chất để sản xuất những lọai hàng nhất thời mua vui cho những khách tiêu thụ nơi khác trong khi ấy những người Trung quốc bình thường không được hưởng những thành quả từ sự cố gắng ấy.

Một số lớn những thu nhập được tiết kiệm và chuyển thành những vốn cho những nước giầu Tây phương vay). Chính Thủ tướng Oân Gia Bảo đã phát biểu ngày 14.03.2010 trước Quốc Hội Nhân Dân nỗi lo lắng về thực trạng của nền Kinh tế tập quyền chỉ huy của nhóm đảng Mafia: “L’inflation, plus une redistribution inéquitable des revenus et la corruption pourraient affecter la stabilité sociale et même la stabilité du gouvernement” (Lạm phát, thêm vào đó là một sự phân phối không đồng đều những thu nhập và tham nhũng có thể tác hại đến sự ổn định xã hội và ngay cả đến sự ổn định nhà nước” (Le Monde 16.03.2010, trang 16) Chính nhật báo Le Monde cũng tả hố sâu nghèo nàn của quần chúng nông thôn và thiểu số giầu nứt khố của nhóm đảng Mafia như sau: “La Chine est alarmée par le fait que le fossé ville-campagne va continuer à se creuser dans la mesure òu le pays se focalise sur le développement urbain et pas du monde rural.” (Trung quốc bị báo động bởi sự việc là hố sâu thành phố—nhà quê sẽ tiếp tục tự đào sâu thêm ở mức độ nước này đặt tiêu điểm phát triển thành thị và không phải là lãnh vực nông thôn)

Cách đây 6 năm, số người giầu từ 150 triệu Đo-la, liên hệ với đảng CSTQ, là 100 người. Ngày nay con số đó đã tăng lên 1’000 người (Le Monde 16.03.2010, p.16). Thú nhận những điểm như trên đây rồi, chính Ôn Gia Bảo tuyên bố một điều làm cho những ai thường ca tụng “cường quốc Kinh tế Trung quốc” phải ngạc nhiên: “Cela prendra cent ans, même plus pour que la Chine devienne un pays moderne” (Điều đó còn cần 100 năm, ngay cả lâu hơn nữa, để Trung quốc trở thành một nước tân tiến) (Le Monde 16.03.2010, trang 16).

Lạm phát ở Trung quốc đang làm cho nhóm đảng Mafia CSTQ lo sợ. Vật giá lên cao, nhất là thực phẩm, không làm cho cuộc sống của những người thuộc nhóm đảng CSRQ lo ngại vì họ dư thừa tiền bạc ăn cướp được, nhưng họ lo sợ DẠ DẦY thiếu ăn của 80% dân chúng nổi dậy và chuyển sang đấu tranh xã hội và chính trị do tâm lý xã hội GHEN GHÉT và THÙ HẬN giới cầm quyền bóc lột. Tăng trưởng Kinh tế cao, nhưng vào túi riêng nhóm đảng Mafia CSTQ chuyển ra nước ngoài chứ không tạo Mãi lực cho dân chúng nội địa. Báo chí khen Trung quốc tích trữ được tới USD.2500 tỉ, nhưng tại sao nhóm đảng Mafia CSTQ không đầu tư phát triển cho dân chúng nội địa nghèo khổ, mà lại dùng tiền đó để giúp hoặc mua tài sản tại những nước giầu khác. Đó chỉ là cái cớ chuyển tài sản ra khỏi Trung quốc mà họ đang lo sợ một cuộc quần chúng nổi dậy GHEN GHÉT và HẬN THÙ chính họ.

Tại Việt Nam, hố sâu giầu nghèo đã và đang tạo Tâm lý xã hội GHEN GHÉT, HẬN THÙ Hiện tượng hố sâu cách biệt bất chính Giầu—Nghèo mỗi ngày mỗi tăng tạo tâm lý quần chúng GHEN GHÉT và HẬN THÙ với đảng CSVN. Mỗi lần viết về hiện tượng này, tôi không thể quên những câu Thơ của Thương binh NGUYỄN CUNG THƯƠNG viết từ Sài Gòn: Chúng tao lết lê trên thành phố Cáo Hồ Nên biết rõ từng tên đại ác Trên bàn tiệc máu xương dân tộc Nhà hàng nào chúng cũng ăn nhậu Bé gái nào cũng bị chúng mua trinh!

Chúng ta sẽ tỉa từng thằng Đất nước cần nhiều "quốc táng" Bớt được mạng thằng Cộng Sản nào Thì địa ngục xã hội chủ nghĩa này Còn có chút sáng láng hơn Chúng tôi xin kể ra một số sự việc từ THAM NHŨNG LÃNG PHÍ đưa nhóm đảng Mafia CSVN giầu nứt khố. Không cần phải có Lê-Nin tác động để gây HẬN THÙ của giới vô sản để làm cuộc thanh trừng giai cấp đẫm máu. Không cần đảng CSVN huấn luyện cho nông dân để gây HẬN THÙ mà mở những cuộc đấu tố bẩn thỉu giết “địa chủ “.

Tâm lý dân chúng Việt Nam ngày nay GHEN GHÉT và HẬN THÙ tự động tích lũy vì chứng kiến trước mắt những cướp bóc bất công do nhóm đảng Mafia CSVN làm. Những tỉ dụ HẬN THÙ như sau: 1) Một bà mẹ Dân Oan khiếu kiện đã tụt quần phản đối Tham nhũng cướp nhà đất của bà mà Nguyễn Tấn Dũng chịu trách nhiệm. Việc làm này của một người đàn bà Việt Nam chứng tỏ sự HẬN THÙ đến cực độ của Bà. 2) Hơn 4 tỉ đô-la của Vinashin vào túi những tên lãnh đạo nào của nhóm đảng Mafia CSVN. Dân chúng nghèo khổ không HẬN THÙ sao được. 3) Dân chúng thấy hàng ngày những cảnh tiêu xài hoang phí, từ ăn chơi đến xe hơi nhà lầu, của những con ông cháu cha thuộc đảng hoặc giới thân cận với đảng. 4) Báo chí Uùc nêu đích danh Lê Đức Thúy, cựu Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, ăn hối lộ để cho con đi học tại Anh quốc tốn kém. Giới trẻ Việt Nam làm sao không GHEN TỨC và HẬN THÙ với chính Lê Đức Thúy và con của ông. 5) Nguyễn Tấn Dũng và Nông Đức Mạnh ngang nhiên dùng chức vụ để đưa con lên vị trí lãnh đạo nhằm nối tiếp quyền lực THAM NHŨNG LÃNG PHÍ của mình.

Giới Trí thức tất nhiên GHEN GHÉT và HẬN THÙ. 6) Báo chí tại chính quốc nội đã đưa ra hình ảnh cách biệt Giầu—Nghèo như sau: => Ăn một bát phở giá 750.000 đồng (gần 40 đô-la) « Kể từ nửa năm trở lại đây, anh Thắng – chủ một công ty hoạt động trong lĩnh vực bất động sản tại Hà Nội – thường đến ăn món phở khá nổi tiếng tại nhà hàng của một khách sạn trên đường Láng Hạ. Loại phở này có 6 loại khác nhau với nhiều mức giá khác và chênh nhau tương đối lớn, gồm: Phở bò Kobe gyu ‘5’ giá 750.000 đồng/bát; phở bò Kobe ‘M’ giá 500.000 đồng/bát. “Bình dân” hơn là phở bò Wagyu Úc giá 220.000 đồng/bát. “Bình dân” hơn nữa là phở bò Mỹ giá 125.000 đồng/bát. 2 loại có giá thấp nhất là phở bò Úc ‘S’ giá 85.000 đồng/bát và phở nạm bò Mỹ giá 70.000 đồng/bát. » (Trích Vietnamnet) =>

Cụ ông gần 100 tuổi đạp xích lô «Cụ Đặng Huyền (người địa phương vẫn thường gọi là cụ Huần) năm nay 99 tuổi nhưng vẫn đạp xích lô. Hai năm trở lại đây, do sức khỏe yếu nên cụ Huyền không chở khách và hàng thường xuyên nữa nhưng mỗi khi có khách nhờ chở đồ nhẹ, cụ ông vẫn nhận lời cốt để có thêm tiền lo cho bữa cơm của hai vợ chồng già. Bén duyên với nghề đạp xích lô từ khi 30 tuổi, đến nay cụ Huần đã có 69 năm làm nghề này. Con trai bỏ quê vào Nam làm ăn, hơn 30 năm nay mất liên lạc, cuộc sống gia đình cụ chỉ biết nhờ vào đồng công đạp xích lô ít ỏi và sự đùm bọc của làng xóm. » (Trích VNExpress.net) Lương công nhân Việt Nam mỗi tháng là 47 đô-la. Lương tháng không cho phép ăn được hai bát phở của giới làm địa ốc thân cận với đảng CSVN cướp nhà đất của dân.

Ngày 19.01.2011, Tác giả NGUYỄN QUANG DUY, từ Melbourne, viết về Chênh lệch giàu nghèo của cả Trung quốc và Việt Nam như sau: “Cũng như tại Trung Hoa , nhiều lãnh đạo cộng sản Việt Nam và gia đình đã lợi dụng chức quyền để trở thành những nhà đại tư bản hay tập đòan tư bản đỏ. Nhiều đảng viên cộng sản nhờ lợi dụng quyền thế tham nhũng cũng đã nhanh chóng trở nên giàu có. Tình trạng tham nhũng gắn liền với quyền lực và quyền thế. Chả thế khi được báo Pháp Luật phỏng vấn, ông Nguyễn Chí Dũng, Bí thư kiêm Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh Ninh Thuận, và là đại biểu Đại hội đảng cộng sản lần này cho biết: “Tôi rất đồng tình với việc đưa tiêu chí không tham nhũng, lãng phí và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí để lựa chọn nhân sự khóa này. Nhưng bây giờ tìm được người gọi là ‘sạch sẽ’ một tí thì chắc là cũng khó, cũng hiếm”. Trong khi tham nhũng lạm quyền tràn lan trong guồng máy đảng Cộng sản, thì mức lương công nhân lại quá thấp, nên khỏang cách chênh lệch giàu nghèo càng ngày càng mở rộng giữa tầng lớp công nhân và giới cầm quyền cộng sản.

Nhiều tầng lớp xã hội khác như những người về hưu, quân nhân, công chức, dân nghèo thành thị, mức sống trực tiếp chịu ảnh hửơng từ nạn phát phi mã do mô hình tăng trưởng Trung Quốc gây nên. Cả Trung Quốc lẫn Việt Nam , sự bất bình đẳng và chênh lệch giàu nghèo giữa một thiểu số cầm quyền cộng sản và đại đa số dân tộc sẽ là ngòi nổ cho trái bom ổn định chính trị mà hai đảng Cộng sản bằng bạo lực đang cố công dẹp tắt.” Kết luận tóm gọn Dân chúng Tunisie đã nổi dậy từ cụ thể Dạ Dầy bị đói.

Toàn dân quyết liệt đi tới cùng, nghĩa là từ khởi điểm của dạ dầy, tâm lý chung GHEN GHÉT và HẬN THÙ đối với Ben ALI và bè nhóm bóc lột làm cho toàn dân nhất định tiễu trừ Chính trị. Tin tức Truyền Hình hôm nay cho biết là Chính phủ phải tuyên bố giải tán đảng hiện hành của Ben ALI, đồng thời phải ra yêu cầu quốc tế truy bắt vợ chồng Ben ALI về Tunisie xử tội. Cũng tối hôm nay, nhà Bình luận của Đài Truyền Hình Euro News cho biết sự chuyển biến đấu tranh tại Ai Cập, từ thiếu ăn Kinh tế, tâm lý quần chúng GHEN GHÉT và HẬN THÙ đã chuyển sang đấu tranh Chính trị, đòi trừng phạt TT. MOUBARAK và con của Oâng cũng như đảng đang nắm quyền. Hố sâu Giầu—Nghèo do bất công cướp bóc của nhóm đảng Mafia CSVN cầm quyền tạo cho toàn dân tâm lý chung xã hội là GHEN GHÉT và HẬN THÙ đối với Cơ chế CSVN hiện hành.

Khi mà Lạm phát, Vật giá tăng, dân nghèo cực khổ đến mức độ đứng lên, thì tâm lý chung xã hội GHEN GHÉT và HẬN THÙ của toàn dân sẽ đi đến DỨT KHOÁT PHẾ BỎ CƠ CHẾ CSVN hiện hành. Dân chúng đã quá biết những mưu toan lừa đảo của đảng CSVN trong quá dài bao chục năm. Những cải cách, nới rộng Nhân quyền trừu tượng chỉ là bình phong để rồi CSVN lùi một bước nhằm tiến hai bước nữa. Tâm lý GHEN GHÉT, HẬN THÙ ấy không cho phép những kẻ theo đóm ăn tàn, hoạt đầu chính trị nhằm nhẩy bàn độc, luồn trôn CSVN, dùng những chiêu bài đối thoại, hòa giải hòa hợp, làm lá chắn cho CSVN lợi dụng. Tâm lý GHEN GHÉT, HẬN THÙ đẩy ý chí của toàn dân đến DỨT ĐIỂM với bè lũ Mafia nhóm đảng CSVN đã bao năm trường cướp bóc cho đầy túi riêng. Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế Geneva, 27.01.2011

Web: http://VietTUDAN.net

No comments:

Post a Comment