Pages

Monday, January 17, 2011

RFI * TRUNG QUỐC & BẮC TRIỀU TIÊN



"Bắc Hàn đe dọa khu vực và thế giới"

Robert Gates

Bộ trưởng Robert Gates phát biểu tại Đại học Keio ở Tokyo.

Bắc Hàn đang tạo ra một mối đe dọa ngày càng mạnh đến khu vực và thế giới theo lời của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Robert Gates.

Phát biểu tại Nhật Bản, ông Gates nói trong khi khả năng của Bình Nhưỡng tấn công theo qui ước trên bộ đang suy yếu, quốc gia này đang làm tăng quan ngại ở khía cạnh "gây chết người và gây bất ổn nhiều hơn".

Ông cũng cho biết có những dấu hiệu của một "gián đoạn" trong giới lãnh đạo dân sự và quân sự ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Gates nhấn mạnh Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào, người vẫn đang nắm tổng tư lệnh quân đội, sẽ tới thăm Washington vào tuần tới.

Ông Gates, người đã tới Hàn Quốc trong chuyến công du đang diễn ra, phát biểu trước đó với cử tọa là sinh viên ở Đại học Keio tại Tokyo:

"Đáng buồn là bản chất và các mục tiêu ưu tiên của chế độ Bắc Hàn không hề thay đổi," ông Gates nói.

"Khả năng Bắc Hàn có thể khởi động một cuộc chiến xâm lược trên bộ thông thường đã suy thoái thậm chí từ một thập niên qua, nhưng ở khía cạnh khác, nó đã gia tăng các khía cạnh nguy hiểm chết người và gây bất ổn ở mức cao hơn."

Công nghệ hỏa tiễn và các chương trình hạt nhân của quốc gia này "đang đe dọa không chỉ bán đảo Triều Tiên, mà còn cả vành đai Thái Bình Dương cũng như sự ổn định quốc tế," ông Gates nói.

'Không biết'

Trung Quốc

Trung Quốc có khuynh hướng 'phô trương' sức mạnh quân sự trong thời gian gần đây.

Đối với Trung Quốc, ông Gates dập tắt các ý kiến cho rằng sự tăng trưởng của Trung Quốc với tư cách một thế lực quân sự đã làm cho nước này trở thành một "đối thủ chiến lược không thể né tránh" của Hoa Kỳ.

Người đứng đầu Ngũ Giác đài cho biết lĩnh vực tranh chấp duy nhất giữa hai bên là "tự do hàng hải".

Trong khi tại Bắc Kinh, ông Gates tìm cách hàn gắn quan hệ quân sự bị 'đông cứng' giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, sau sự kiện Washington bán vũ khí cho Đài Loan, thì quân đội Trung Quốc cho công bố hình ảnh một chuyến bay thử nghiệm bằng máy bay tàng hình J-20.

Ông Gates nhận xét về giới lãnh đạo dân sự của Trung Quốc khi cho biết có "dấu hiệu khá rõ ràng rằng họ đã không biết về cuộc thử nghiệm bay này".

"Đây là một khu vực mà trong vài năm qua chúng tôi đã thấy có một số dấu hiệu, tôi cho có thể gọi nó là một gián đoạn giữa giới lãnh đạo quân sự và dân sự."

Ông nói thêm rằng các nhà lãnh đạo chính phủ Trung Quốc có vẻ 'không được biết' về những gì ông gọi là 'các hành động gây hấn, xâm lăng' được thực hiện bởi các tàu hải quân Trung Quốc chống lại một con tàu trinh sát của Hải quân Hoa Kỳ hồi năm 2009, bên cạnh một cuộc thử nghiệm chống vệ tinh trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, người lãnh đạo Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói ông không nghi ngờ rằng Chủ tịch Hồ Cẩm Đào vẫn là "tổng chỉ huy và đảm lãnh trách nhiệm".

'Lành mạnh'

Căn cứ Okinawa

Hoa Kỳ vẫn đồn trú gần 50 ngàn binh lính tại căn cứ Okinawa ở Nhật Bản.

Ông cũng khẳng định lại niềm tin của mình vào tầm quan trọng sống còn của số lượng lớn quân đội Mỹ đồn trú tại Nhật Bản.

Dư luận Nhật Bản và một số lãnh đạo chính phủ Nhật gần đây tỏ ra chỉ trích nhiều hơn về sự ồn ào, đông đảo và những hành vi đôi khi không thích hợp của 49.000 binh lĩnh thủy quân lục chiến Hoa Kỳ tại căn cứ ở Okinawa và xung quanh khu vực này.

"Chúng tôi hiểu rằng đó là một vấn đề chính trị phức tạp ở Nhật Bản," ông nói trong một cuộc họp báo với Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Toshimi Kitazawa.

"Trong khi các vấn đề liên quan đến Okinawa và Futenma có xu hướng bao phủ các nghị trình lớn bàn thảo giữa hai nước năm qua, liên minh quốc phòng Mỹ-Nhật hiện trở nên thực sự sâu rộng hơn và sâu sắc hơn bất kỳ một vấn đề riêng lẻ nào khác," ông nói.

Trở lại với mối đe dọa của Bắc Hàn trong khu vực ông Gates cho biết Bắc Hàn có thể có nhiều hành động khiêu khích quân sự thái quá hơn khi không còn sự hiện diện quân sự đó của Hoa Kỳ.

Và Trung Quốc khi ấy "có thể sẽ tỏ ra lấn lướt hơn trước các quốc gia láng giềng," ông nói.

"Và điều xác đáng là trong khi chúng tôi đặt câu hỏi về quân sự của Trung Quốc - hệt như việc họ có thể đặt câu hỏi tương tự về Hoa Kỳ - thì tôi tin tưởng rằng một cuộc đối thoại lành mạnh là cần thiết," vẫn theo lời ông Gate.

Chuyến công du đầu năm tại châu Á của ông Gates được cho là tập trung vào hàn gắn các quan hệ quân sự với Trung Quốc và làm giảm bớt căng thẳng giữa hai miền trên bán đảo Triều Tiên.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2011/01/110114_gates_north_korea.shtml


Báo chí Seoul: Bắc Kinh có ý định đưa quân vào Bắc Triều Tiên

Tú Anh
Tờ Chosun Ilbo hôm nay cho biết Bắc Kinh đã tiến hành nhiều đợt đàm phán với Bình Nhưỡng để đưa quân vào Bắc Triều Tiên, lần đầu tiên kể từ năm 1994. Địa điểm đóng quân là ở phía Bắc tỉnh Rason, sát biên giới Nga, nơi mà Trung Quốc cam kết xây dựng cho Bắc Triều Tiên một khu công nghiệp.

Báo Chosun trích lời một viên chức Hàn Quốc nói rằng trong thời gian gần đây, Bắc Kinh và Bình Nhưỡng đã thảo luận về những phương thức bố trí quân đội Trung Quốc tại thành phố Rason. Lực lượng Trung Quốc có nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ tại hải cảng tương lai mà Trung Quốc sẽ xây dựng cho Bắc Triều Tiên. Nhưng địa điểm bố trí quân cũng cho phép Trung Quốc một lối ra biển Nhật Bản.

Cũng theo viên chức an ninh cao cấp Hàn Quốc, thì lực lượng quân sự Trung Quốc đóng tại Bắc Triều Tiên còn có thể can thiệp trong trường hợp xảy ra biến động tại nơi này. Một nhà ngoại giao Hàn Quốc được báo Chosun trích dẫn cho là Trung Quốc e ngại một làn sóng tỵ nạn chạy sang phía Trung Quốc nếu chế độ Bình Nhưỡng sụp đổ. Phát ngôn viên phủ tổng thống Hàn Quốc nói là không có thông tin, còn Bộ Quốc phòng từ chối bình luận.

Theo AFP thì từ năm 2008, Trung Quốc dường như đã được Bắc Triều Tiên cho phép mượn đường ra biển Nhật Bản. Quân đội Trung Quốc đã triệt thoái khỏi Bắc Triều Tiên từ năm 1994 sau khi Bắc Kinh rút khỏi Ủy Ban kiểm soát đình chiến.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20110115-bao-chi-seoul-bac-kinh-co-y-dinh-dua-quan-vao-bac-trieu-tien

VẠN MỘC CƯ SĨ BÌNH

Bắc Hàn hung hăng mà tại Trung Quốc, phe diều hâu thắng thế. Việc Trung Quốc sắp đưa quân đến Bắc Hàn là để lập lại cuộc chiến Mỹ Trung tại Triều tiên như nửa thế kỷ trước. Giả sử Trung Quốc đưa quân vào Việt Nam thể theo yêu cầu của Tổng bí thư Việt Cộng hay theo thỏa ước Hồ Mao thì việc bày binh bố trận của Trung Quốc đã đạt được một nửa hay một phần tư kế hoạch xâm chiếm thế giới.

Trung Cộng đã điều binh rồi, đến lượt Mỹ khiển tướng ra làm sao?

No comments:

Post a Comment