Pages

Friday, February 11, 2011

TIN QUỐC TẾ * TẾT TÂN MÃO





VOA Tiếng Việt Cập nhật Thứ Sáu, 04 tháng 2 2011 RSS Feeds RSS

Tết ở nước ngoài, Tết ở Việt Nam

Mỗi năm Tết đến, quí vị có tự hỏi có bao nhiêu người Việt trong nước đang đón Tết xa quê hương không? Và cảm giác của họ khi xa nhà vào dịp Tết ra sao? Điều gì làm họ nhớ nhất khi đón Tết ở nước ngoài? Đặc biệt đối với người phụ nữ, những người vốn theo truyền thống Việt Nam vẫn là người lo toan nhiều nhất vào mỗi dịp Tết đến. Trong Câu chuyện phụ nữ nhân dịp Xuân Tân Mão năm nay, Minh Anh đã có dịp trò chuyện với chị Bích Hường, người hiện đang sống tại bang Queensland của Úc, chị Đan Thi, hiện đang sống ở thủ đô Paris của Pháp và chị Ngọc Diệp, một du học sinh đang theo học tiến sĩ tại Mỹ, nhưng năm nay đang về Việt Nam đón Tết. Mời quí vị cùng nghe cảm xúc của họ vào dịp Tết cổ truyền của dân tộc ở nơi xa xứ.
Hình: Wikipedia

Ðường hoa Nguyễn Huệ ở Saigon.

VOA: Xin chào chị Bích Hường, đây là năm thứ mấy chị không ăn Tết ở Việt Nam ạ?

Bích Hường: Đây là lần đầu tiên em ăn Tết xa nhà.

VOA: Còn chị Đan Thi ạ?

Đan Thi: Đây là năm thứ hai chị ạ.

VOA: Và chị Diệp, được biết đây là lần đầu tiên chị ăn Tết ở Việt Nam sau 5 năm phải không ạ?

Ngọc Diệp: Vâng, đúng rồi, đây là lần đầu tiên trong vòng 5 năm, kể từ khi em quay lại học Ph.D

VOA: Thưa chị Hường, cảm giác của chị lần đầu tiên ăn Tết xa Việt Nam ra sao ạ?

Bích Hường: Thời gian đầu khi sắp đến Tết thì cảm thấy vui sướng, vì đã bao nhiêu năm ăn Tết ở nhà thì thấy là thời điểm Tết ở Việt Nam trời mưa, giá rét, rồi đi mua sắm thì cảm thấy vất vả, nhưng đến thời điểm mà thời khắc giao thừa đang đến gần thì cũng cảm thấy buồn và nhớ cái không khí và thời khắc mà mọi người xum họp ở nhà.


VOA: Còn chị Đan Thi, chị có còn nhớ năm ngoái khi lần đầu chị ăn Tết ở nước ngoài không ạ?

Đan Thi: Đấy là một cú shock tinh thần rất lớn. Vì trong suốt 30 năm, chưa có lúc nào xa Bố, Mẹ hết cả, cho nên cảm thấy rất tủi thân, cảm thấy thương mình và cũng thương Bố, Mẹ ở nhà nữa.

VOA: Vậy chỗ chị Hường ở có nhiều người Việt không ạ? Và ở đó có không khí Tết của người Việt không thưa chị?

Bích Hường: Tại vì em sống ở một thị trấn nhỏ tại bang Queensland cho nên khu vực em ở thì chỉ hầu hết là sinh viên, mà sinh viên ở khu vực này thì chỉ được khoảng hơn 10 người, kể cả sinh viên và gia đình.

Cho đến thời điểm này em cũng chưa đi rộng ra những thị trấn khác ở Queensland nên không biết những chỗ khác họ đón Tết như thế nào, còn ở đây chỉ là một thị trấn nhỏ, người Việt đa số là sinh viên. Vào thứ Bảy tuần trước, bọn em có tổ chức một bữa tiệc nho nhỏ có đầy đủ món ăn Việt Nam như một bữa cơm tất niên để đỡ nhớ Việt Nam.

Trước khi tổ chức bữa tiệc đấy thì bọn em có đi chợ của người Việt và mua được đầy đủ thứ để nấu món ăn truyền thống của Việt Nam. Ở đây cũng có gia đình họ ở đây lâu rồi và nhà họ có vườn, họ có trồng cây dong để lấy lá gói bánh chưng, nên thực sự là bánh chưng mang hương vị bánh chưng của Việt Nam.


VOA: Chị Đan Thi, ở Paris thì cộng đồng người Việt cũng đông phải không ạ? Vậy người Việt ở đó đón Tết ra sao ạ?

Đan Thi: Nói thật là tôi cũng không có nhiều mối quan hệ với người Việt bên này nên cũng không biết không khí Tết của những gia đình khác ra sao. Tuy nhiên, hôm qua tôi có đi đến khu chợ Tàu, thực ra gọi là khu chợ Tàu nhưng cũng bán rất nhiều đồ Việt Nam, và dành cho toàn bộ người dân Châu Á, thì có cái cảm giác cũng có một phần giống ở Việt Nam. Các bà, các mẹ cũng sắm bánh chưng, cũng có hoa đào, hoa mai, cũng tranh thủ mua sắm nốt để làm bữa tất niên. Tôi nghĩ người châu Á ở đâu cũng vậy, bữa tất niên là rất quan trọng.

VOA: Thưa chị Diệp, những năm chị ăn Tết ở Mỹ thì chị cảm thấy cái Tết của người Việt mình ra sao ạ?

Ngọc Diệp: Ở bên Mỹ thì hiện tại bọn em vẫn còn là sinh viên, thành ra là không khí Tết thì hoàn toàn là không có. Thứ hai nữa là mình không có cảm giác có không khí Tết như ở nhà bởi vì thú thật là Tết của người châu Á, đặc biệt ở Mỹ thì hay được biết tới như là Tết của người Trung Quốc, họ gộp tất cả Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc vào một cái gọi là Tết Trung Quốc. Họ không tổ chức đón mừng ngày đó, vì thế cho nên không cảm thấy có không khí như ngày Tết ở Việt Nam. Ở Việt Nam, Tết giống như dịp Christmas ở Mỹ, đường phố được trang hoàng lộng lẫy, tràn ngập các loại hoa trang trí ở dọc đường, rất là đẹp, rồi còn có tất cả đồ trang trí màu đặc trưng cho ngày Tết. Mọi người nhộn nhịp hơn, đi ra ngoài đường người ta ăn mặc tươm tất hơn, mặc dù rất hối hả nhưng ai cũng cười và nói ‘Chúc Năm Mới mọi sự như ý!’

Tuy nhiên, sinh viên Việt Nam trường em cũng tổ chức một buổi ăn Tết để mọi người tụ tập với nhau, nhưng mà cái không khí Tết thì hoàn toàn không có. Em không cảm thấy có không khí Tết một chút nào. Em nghĩ có lẽ tại vì nó thiếu vắng đi hình ảnh của hoa đào và hoa mai, mặc dù bọn em cũng có bánh chưng, nhưng hương vị không được như hương vị bánh chưng ở Việt Nam.

VOA: Xin hỏi chị Hường và chị Đan Thi, điều gì làm các chị nhớ nhất về cái Tết ở Việt Nam ạ?

Bích Hường: Cái mà em nhớ nhất ở Việt Nam là hoa đào, cành đào, thời điểm này ở Úc là mùa hè nên không có hoa đào, hoa đào chỉ có vào mùa Xuân thôi. Bọn em cũng nhớ mùi hương trầm - khi mà thắp hương cúng tổ tiên - rồi không khí tập nập khi mọi người ra đường sắm Tết, hoặc những hình ảnh đi chùa, hình ảnh các cụ mặc áo dài đi chùa ở Việt Nam.

Đan Thi: Đầu tiên là sự tất bật của tất cả mọi người để đi mua hoa trang trí nhà cửa, để chuẩn bị bữa tất niên cuối cùng và không khí mọi người đi vác những cành đào trên đường, trông rất là ấm cúng, và việc quan trọng hơn cả là tôi tham gia với Bố, Mẹ dọn dẹp nhà cửa để chuẩn bị bữa cơm cuối năm.

VOA: Còn có điều gì mà các chị không thích không?

Bích Hường: Khi mà đi mua sắm thì những thực phẩm mà mình cần mua không tập trung vào một chỗ và vì vậy mình cứ phải đi hết chợ này đến chợ kia để mua được những thứ mình ưng ý. Em sống ở Hà Nội, cái cảnh tắc đường cũng kinh khủng, để đi mua được món mình muốn ở chỗ mình thích là điều vất vả. Ngoài ra, phương tiện đi lại ở Hà Nội không được thuận tiện lắm.

Đan Thi: Cách đây 3 năm, tôi có đi chợ hoa và tôi có bị mất một cái điện thoại di động trong cái sự hỗn độn của đám đông. Cũng có cả những sự mệt mỏi và căng thẳng khi cứ phải đi từ đầu thành phố cho tới cuối thành phố để đưa quà biếu cho họ hàng, rồi các sếp, cái đó nó hơi rắc rối một chút.

VOA: Chị Đan Thi có nói đến chuyện quà biếu sếp, theo chị điều đó nó có phải điều tốt không, khi mà những hình thức biếu xén như vậy nó có thể dẫn đến tệ nạn hối lộ ở Việt Nam?

Đan Thi: Nó là một phần cuộc sống của họ, rõ ràng là không tốt, nhưng mà họ vẫn sẽ làm như thế và sẽ tiếp tục làm như thế. Nó là một phần cuộc sống của người Việt Nam, một thói quen, một nếp sống mà không thể muốn thay đổi là thay đổi ngay được. Tôi nghĩ là như vậy.

VOA: Thưa chị Diệp, năm nay chị trở về Hà Nội đónTết sau 5 năm không ăn Tết ở Việt Nam thì chị có thấy nhiều sự thay đổi ở Việt Nam không?

Ngọc Diệp: Em thấy có sự khác biệt rất là nhiều. Thứ nhất là về cái không khí Tết thì vui hơn, nhộn nhịp hơn và bận rộn hơn. Mọi người lúc nào cũng đổ ra đường mua sắm, rồi lo lắng mọi thứ để chuẩn bị cho ngày Tết. Không chỉ có ở cái vấn đề là lo sao cho có đủ món ăn truyền thống, mà bây giờ họ cũng hướng tới xu hướng là ăn ngon hơn, cho nên họ cũng bổ sung trong ngày Tết các đồ ăn như bánh, kẹo nhập từ nước ngoài. Thậm chí là món ăn cho ngày Tết cũng có sự thay đổi nhiều.

Ngoài ra, mọi người cũng tấp nập mua đồ để tặng cho gia đình, đó là một cái thay đổi mới mà em nhìn thấy so với những Tết em được ở nhà. So với truyền thống thì cái Tết ngày xưa của mình chỉ có mừng tuổi và chúc Tết nhau thôi, thế nhưng bây giờ có tiền lì xì lại còn có cả quà nữa. Một cái thay đổi nữa là so với 5 năm trước, Hà Nội vào những ngày giáp Tết thì rất là vắng và yên tĩnh, rất là thích, bởi vì nó làm em nhớ lại ngày còn đi học thì đường phố rất là vắng vẻ, thế nhưng bây giờ 30 Tết rồi mà đường phố rất là đông, chứng tỏ là dân số của Hà Nội tăng lên rất nhiều.

VOA: Thế còn tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát gia tăng ảnh hưởng thế nào đến đời sống của người dân, nhất là trong dịp Tết ạ?

Ngọc Diệp: Em cũng mới về thì cũng nhận thấy là lạm phát ở Việt Nam cũng khá là cao so với trên đài, báo họ có nói. Tuy nhiên, em nghĩ rằng năm mới là cái ngày lễ đặc biệt đối với người dân Việt Nam nói chung, và đặc biệt đối với người Hà Nội, vì thế cho nên dù giá cả thực phẩm có tăng lên rất nhiều so với ngày thường, có thể nói là tăng gấp rưỡi, gấp đôi so với ngày thường, nhưng mọi người vẫn cố gắng lo đủ cho những cái căn bản nhất cho những ngày Tết. Nếu họ không mua được những món của nước ngoài thì họ cũng cố gắng mua những món truyền thống. Có một điều thực sự làm em ngạc nhiên đó là: mặc dù nền kinh tế Việt Nam cũng gặp phải những khó khăn do ảnh hưởng của vụ suy thoái kinh tế toàn cầu, nhưng số lượng người giàu ở Việt Nam rất là nhiều và khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng hơn. Em rất ngạc nhiên là không biết những người giàu đó họ lấy đâu ra rất là nhiều tiền. Tuy nhiên, phải nhận thấy rằng sức mua của người Việt Nam xem chừng như không bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế toàn cầu.

VOA: Vậy người dân trong nước có cảm thấy lo lắng về vấn đề kinh tế trong năm tới không thưa chị?

Ngọc Diệp: Em không có điều kiện để tiếp xúc với nhiều người, tuy nhiên, khi nói chuyện với những người cùng khu phố thì họ có phàn nàn về tình hình lạm phát làm cho giá thực phẩm tăng cao hơn, trong khi mức lương thì không được điều chỉnh để phù hợp với mức đó. Tuy vậy, em cảm thấy rằng họ phàn nàn như vậy thôi, nhưng mà họ vẫn khá hài lòng với cuộc sống hiện tại. Em nghĩ có lẽ mọi người nghĩ rằng có bao nhiêu thì mình tiêu trong tầm đó. Nếu mình có nhiều hơn thì mình có thể có một cái Tết tươm tất hơn, nếu mình có ít thì mình ráng để có được mức trung bình.

VOA: Thưa chị Đan Thi, nếu được đại diện mọi người để nói một lời chúc năm mới đến người Việt ở trong nước thì chị sẽ chúc điều gì thưa chị?

Đan Thi: Trước hết là tôi chúc người dân trong nước được ăn một cái Tết đầm ấm. Tôi thấy là có rất nhiều gia đình giàu có, họ chi bạc triệu, bạc tỷ để ăn Tết và cũng có những gia đình mà Bố, Mẹ không thể về ăn Tết để kiếm tiền lo cho các con học cho cả năm, thì tôi muốn có một cái Tết công bằng cho tất cả mọi người.

VOA: Xin cảm ơn các chị.

http://www.voanews.com/vietnamese/news/tet-overseas-02-04-11-115266874.html



Châu Á Cập nhật Thứ Năm, 03 tháng 2 2011
Các nước châu Á đón Tết âm lịch
Các bức tượng mèo được bày bán trên đường phố ở Hà Nội, ngày 31/1/2011
Hình: REUTERS

Các bức tượng mèo được bày bán trên đường phố ở Hà Nội, ngày 31/1/2011


  • Tết, nhớ
  • Mèo trong tranh Foujita
  • Chợ Tết và các sinh hoạt cộng đồng nhân dịp Tết Tân Mão
  • Người dân châu Á từ Hà Nội cho tới Bình Nhưỡng đã đón Tết âm lịch ngày hôm nay với các màn pháo hoa, nguyện cầu và đoàn tụ gia đình.

    Những buổi trình diễn pháo hoa lớn đã chiếu sáng bầu trời Bắc Kinh và Thượng Hải, trong khi tại Bắc Triều Tiên, trẻ em thả diều và chơi các trò chơi truyền thống. Trong khi phần lớn các quốc gia châu Á mong chờ thịnh vượng do Năm Thỏ đem lại thì người dân ở Việt Nam lại chào đón Năm Mèo (Mão).

    Cho dù tên gọi như thế nào, người dân vẫn tới các đền thờ, trao quà và thưởng thức những bữa ăn no đủ. Như thường lệ, ngày lễ là dịp ‘hốt bạc’ của các nhà bán lẻ. Thậm chí năm nay, các nhà cung cấp thực phẩm và whisky của Mỹ thông báo doanh số bán mạnh sang thị trường Trung Quốc đang ngày càng tăng trưởng.

    Tại Washington, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gửi lời chúc hòa bình, thịnh vượng và nhiều sức khỏe tới tất cả các nước đón Tết âm lịch. Ông nhấn mạnh rằng năm mới cũng được tổ chức trong cộng đồng người Mỹ gốc Á ở các thành phố và thị trấn khắp nước Mỹ.

    No comments:

    Post a Comment