Pages

Monday, February 28, 2011

NGUYỄN THIÊN THỤ * PHẬT GIÁO



Đức Phật Thích Ca

ĐO PHT

Đức Phật Thích Ca (566- 483 TCN) tên là Tất-đạt-đa Cồ-đàm là tên phiên âm từ tiếng Phạn Siddhārtha Gautama, có nghĩa là "người đã hoàn tất (siddha) ý nghĩa cuộc sống (artha)". Ngài sinh ở Ấn Độ mà nay thuộc Nepal, là con vua Tịnh Phạn. Năm 29 tuổi , ngài lập gia đình và được một trai, rồi bỏ nhà vào rừng sâu tu khổ hạnh. Tu một thời gian mà không thành tựu, Ngài từ bỏ lối tu khổ hạnh, Ngài xuống suối tắm rửa và uống bát sữa do một nữ thí chủ cúng dường. Sau 49 ngày thiền định, Ngài đắc đạo.


Giáo lý của Ngài gồm thuyết Tứ diệu đế (Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và đạo đế ) và Bát chánh đạo (Chính kiến, Chính tư duy, chính ngữ, Chính nghiệp, Chính mệnh ,Chính tinh tiến, Chính niệm, Chính định ).

Có thể Phật giáo đã truyền sang Việt Nam đời Hùng Vương (truyện dưa hấu). Ban đầu, Việt Nam chịu ảnh hưởng Phật giáo Nam phương, nhưng sau khi Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ, Phật giáo Bắc phương được truyền bá rộng rãi.

Người Việt Nam sùng bái đức Phật. Nhiều chùa chiền lập ra khắp nơi. Vua chúa đều là những Phật tử. Từ đời Trần trở về trước, Phật giáo trở thành quốc giáo. Trong văn chương, thi ca triết lý Phật giáo ngự trị.Vua Lý Thái Tổ vốn xuất thân cửa chùa. Đến đời Trần, ba vua Thái tông, Thánh Tông, Nhân Tông đều anh dũng chống quân Nguyên xâm lược, cả ba vị đều sùng bái đạo Phật, đặc biệt vua Nhân Tông đã xuất gia và lập nên phái Trúc lâm Yên Tử.

Từ khi Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa, đất nước Việt Nam càng mở rộng. Dân nghèo từ Thanh Hóa, quê hương Lê Lợi, Nguyễn Kim đã theo chúa Nguyễn vào Nam. Sau đó là dân Bắc và dân Trung cũng vào Nam khai hoang lập ấp. Trong số này, một số tù nhân cũng bị đưa vào Nam lao động. Đây cũng là một cuộc di cư vĩ đại kéo dài mấy thế kỷ để xây dựng miền Nam.

Cuối thế kỷ XIX, giữa miền Nam lau lách sình lầy, đầy cá sấu, và muỗi mòng, xuất hiện một nhân vật kỳ bí. Đó là đức Phật Thầy. Đoàn Minh Huyên ( 1807 - 1856), là người sáng lập ra giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, và được tín đồ gọi tôn kính là Phật Thầy Tây An.


Ngài tên thật là Đoàn Minh Huyên còn có tên là Đoàn Văn Huyên, là một cư sĩ Phật giáo, đạo hiệu Giác Linh, quê ở Tòng Sơn, Cái Tàu thượng, tổng An Thạnh thượng, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp). Năm 1849, ở Nam Kỳ, xảy ra vụ mất mùa và đại dịch kéo dài đến 1850, Ngài đến vùng Kiến Thạnh (nay là làng Long Kiến, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) dùng Nam dược trị bệnh cho dân. Ngài trị dứt bệnh, dân chúng thán phục, quy tụ theo Ngài. Ngài đem đạo Phật và đạo Khổng truyền bá cho dân chúng. Thấy dân chúng theo đông, năm 1849, Ngài lập ra đạo Bửu Sơn Kỳ Hương, là một tông phái mới của Phật giáo Việt Nam.


Quan tỉnh An Giang nghi ngờ Ngài hoạt động chống triều đình nên bắt giam, nhưng xét không có bằng chứng phải thả tự do cho Ngài. Tuy trả tự do cho Ngài, quan tổng đốc An Giang buộc Ngài phải quy y theo đạo Phật tại chùa Tây An, dưới chân núi Sam (Châu Đốc). Từ đó, Ngài được người dân tin tưởng gọi tôn kính là Phật Thầy Tây An.


Đức Phật Thầy ( 1807 - 1856)


Mặc dù bị chỉ định cư trú, Ngài vẫn thường đi lại khắp miền sông Hậu, phổ biến giáo lý Tứ Ân (ân tổ tiên, ân đất nước, ân tam bảo, ân đồng bào và nhân loại.), đồng thời vận động dân nghèo khai hoang, dần hình thành 4 trung tâm dinh điền lớn, đó là Đồng Tháp Mười (Đồng Tháp), Thới Sơn (Tịnh Biên), Láng Linh và Cái Dầu (đều thuộc Châu Phú)...

Phật Thầy Tây An viên tịch ngày 10 tháng 9 năm 1856), lúc 49 tuổi. Hiện mộ của Ngài ở phía sau chùa Tây An (Châu Đốc), không đắp nấm theo di chúc của Ngài. Ngài có nhiều đệ tử giỏi, như Đức Cố Quản (Trần Văn Thành), Tăng Chủ (Bùi Đình Thân), Đạo Xuyến (Nguyễn Văn Xuyến), Đạo Lập (Phạm Thái Chung), Đạo Thắng (Nguyễn Văn Thắng) v.v...

Đường lối tu hành của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương rất đơn giản. Các đệ tử đưọc cấp "lòng phái" là một giấy chứng nhận có ghi bốn chữ son"Bửu Sơn Kỳ Hương ( Núi quý hương lạ). Bửu Sơn Kỳ Hương có mục đích phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân, đặc biệt là đi sát với nhân trong những lúc gian khổ. Bửu Sơn Kỳ Hương là một hệ phái Phật giáo nhập thế với các thành tích là tu thân lập nông trại, bảo vệ gia đình và tổ quốc. Sau khi thực dân Pháp xâm lược, các nông trại đã thành chiến khu chống Pháp. Các cư sĩ cũng là những chiến sĩ chống ngoại xâm.


Về việc hành đạo, tuy lấy đạo Phật làm gốc, các tín đồ đạo này không cần thờ tượng Phật (trên ngôi thờ Tam bảo chỉ cần thờ tấm trần điều màu đỏ, không cần phải ly gia cát ái, không cần ăn chay, cạo râu tóc, gõ mõ tụng kinh,...và không cần phải dâng cúng những lễ vật tốn kém (bông hoa, nước lã là đủ). Sau này, các đời sau của Bửu Sơn Kỳ Hương lập phái "Tứ Ân Hiếu Nghĩa " và đạo "Hòa Hảo" cũng theo giáo lý của đức Phật Thầy. Đạo Hòa Hảo đổi trần điều đỏ thành trần điều dà là để phân biệt với màu đỏ của cộng sản trong thời cộng sản.


Người Việt Nam kết hợp lòng sùng bái Phật giáo và thờ phụng tổ tiên ông bà cho nên đa số theo Phật và theo Khổng. Bửu Sơn Kỳ Hương là kết họp tam quy, ngũ giới, tứ diệu đế, bát chánh đạo với tam cương, ngũ thường. Đây là một sự hòa hài giữa xuất thế và nhập thế, thực hành tu thân và hành thiện, kết hợp tình yêu gia đình, tổ quốc và tình yêu nhân loại. Đường lối của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng như Tứ Ân và Hòa Hảo sau này là theo Phật giáo thời nguyên sơ, chưa có tịnh xá, chưa có tranh tượng, lấy sự đơn giản làm trọng, theo đúng lời Phật dạy cho hàng cư sĩ, và theo tư tưởng truyền thống của dân tộc Việt Nam.


Đức Phật đã dạy các cư sĩ về vai trò và nhiệm vụ của họ đối với bản thân, gia đình, tổ quốc và Phật giáo:

Này các Tỷ-kheo, bậc chân nhân sinh ra trong gia đình nào, đem lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho nhiều người; đem lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho cha mẹ; đem lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho vợ con; đem lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho người phục vụ, người làm công; đem lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho bạn bè thân hữu; đem lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho các hương linh đã mất; đem lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho vua chúa; đem lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho chư Thiên; đem lại lợi ích, hạnh phúc, an lạc cho Sa-môn, Bà-la-môn. (Tăng Chi. ChươngVII pháp; Người chân nhân. Thích Minh Châu dịch).


Những kinh điển Phật giáo Bắc phương cũng đề cao việc tu tại gia. Ngài Lục tổ Huệ Năng dạy:Nếu muốn tu hành thì ở nhà cũng được, hà tất ở chùa (Pháp Bảo Đàn Kinh, 105)


Kinh Hoa Nghiêm có đoạn:

Đại Bồ Tát tại gia cùng vợ con ở chung chưa từng tạm bỏ tâm Bồ Đề, chính niệm tư duy cánh nhất thiết chúng tử tự độ độ người (Phẩm Thập hồi hướng, 629).


Về việc ăn chay,đức Phật đã từ bỏ khổ hạnh,Ngài chủ trương trung đạo, người tu hành và dân chúng nên theo trung đạo nghĩa là tránh hai thái độ cực đoan là hưởng lạc và khắc kỷ.Sau này, Phật giáo Bắc phương vẫn theo truyền thống Bà La Môn Ấn Độ, chủ trương ăn chay. Trong thời Phật tại thế, một số đệ tử vẫn sống trong rừng sâu và theo khổ hạnh, đức Phật không ngăn cấm hay khiển trách họ. Ngài bảo nếu họ thấy an lạc trong đời sống hoang vu và khổ hạnh thì cứ tiếp tục.


Trong kho tàng văn chương tư tưởng Việt Nam cũng đã có nhiều điều khuyên răn Phật tử:

"Tu đâu bằng tu tại gia,/Thờ cha kính mẹ ấy là chân tu":

"Lên chùa thấy Phật muốn tu,/Về nhà thấy mẹ công phu chưa đền."

Ca dao cũng khuyên ta đừng theo lối tu hình thức:

"Ăn mặn nói ngay hơn ăn chay nói dối."



Nói tóm lại, đường lối tu hành của Phật giáo Bửu Sơn Kỳ Hương là kết hợp tinh hoa Phật Khổng và Việt Nam."

Ngày nay, cộng sản phá hoại gia đình và tôn giáo. Marx đã tuyên bố " Tôn giáo là thuốc phiện". Lenin, Stalin, Mao, Hồ đều tiêu diệt tôn giáo. Đức Huỳnh giáo chủ là một lãnh tụ tôn giáo và là một nhà cách mạng đã bị cộng sản sát hại cùng một lúc với các nhà cách mạng như Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Phan Văn Chánh, Trần Văn Thạch , cùng các đảng viên Việt Nam Quốc Dân đảng, Đại Việt trong khoảng 1945-1946.

Sau 1954, chúng đã bắt con tố cha, vợ đấu chồng, ngăn chận và tiêu diệt các tôn giáo. Cộng sản đã tạo ra một xã hội vô đạo đức và vô pháp luật. Chúng bóc lột và cướp bóc tài sản quốc gia và nhân dân. Chúng mặc sức tham nhũng và vơ vét. Chúng bán nước và hại dân. Để bảo vệ sự độc tài và độc quyền kinh tế, chính trị, chúng ra sức đàn áp nhân dân. Chúng cấm dân chúng tự do tôn giáo, chúng cho công an và tay sai giả dạng nhà tu hành để phá hoại tôn giáo và kinh tài cho chúng. Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Cao Đài.. . đều bị Cộng sản tàn sát, khủng bố, kìm kẹp và cướp bóc. Tất cả đã cùng Phật giáo chung niềm đau khổ và uất hận, đã đấu tranh và chịu ngục tù. Một ngày nào đó, thế nước lòng dân vùng lên, sẽ tiêu diệt cộng sản để đem lại tự do, dân chủ cho Việt Nam.



Từ thời dựng nước cho đến ngày nay, Phật tử chiếm đại đa số nhân dân , Phật giáo đã nhận lấy trách nhiệm đi đầu trong việc vệ quốc và kiến quốc. Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam là đi với nhân dân, tích cực chống ngoại xâm và tranh đấu cho tự do dân chủ của nhân dân.

Ngày nay, Hòa thượng Thích Quảng Độ và giáo Hội Phật giáo Thống Nhất là ý chí của Phật giáo chân chính và nhân dân Việt Nam trong công cuộc tranh đấu bảo vệ độc lập và tự do cho nhân dân ta.


Ngày nay, Phật giáo, trong đó có Phật giáo Hòa Hảo đang bị cộng sản khủng bố. Chúng còn mượn danh, giả danh Bửu Sơn Kỳ Hương để vu khống Phật giáo Hòa Hảo và đức Huỳnh Giáo chủ.

Cộng sản sẽ thấy ngày tận diệt. Đường lối của Bửu Sơn Kỳ Hương tu nhân và trung hiếu rất thích hợp cho nhân dân ta hiện nay để chấn hưng đạo đức và xây dựng nước nhà.


Trích Nguyễn Thiên Thụ * ĐỜI SỐNG VIỆT NAM. Các tôn giáo- Nho, Lão, Phật, Cao Đài,Thiên Chúa giáo, Tin Lành, Hồi giáo ( chưa xuất bản)

No comments:

Post a Comment