Pages

Tuesday, March 29, 2011

THẾ TRẬN HOA KỲ & TRUNG QUỐC


Patriot PAC-3
Thế chiến lược trăng lưỡi liềm (RFA)

LGT: Theo nhiều tiên đoán có thể có sự va chạm quân sự sẽ xảy ra giữa Mỹ và Trung Cộng, nhưng hiện nay các chuyên gia quân sự quốc tế cũng như của Trung Cộng đều xác nhận Mỹ vẫn chiếm ưu thế về kỹ thuật vũ khí chiến tranh hơn Trung Cộng một khi hai nước có sự xung đột đánh nhau. Trung Cộng vẫn lo ngại sức mạnh quân sự của Mỹ có chiều hướng bao vây họ theo thế chiến lược trăng lưỡi liềm. Xin mời quý bà con ACE đọc các bài viết sau.
VHLA



Mỹ đang bao vây Trung Cộng

Chính sách quân sự của Mỹ ngấm nhầm cô lập Trung Quốc bằng hệ thống phòng thủ phi đạn, các bình luận viên quân sự Trung Quốc tuyên bố. Theo DefenceNews, Đài Loan là quốc gia thứ năm mua hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot sau Nhật Bản, Hàn Quốc, Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất và Đức.



Nhiều chuyên gia quân sự cho rằng, hợp đồng quân sự Mỹ - Đài Loan mới đây là một phần quan trọng của sự hiện diện chiến lược Mỹ xung quanh Trung Cộng trong khu vực Đông Á. Theo các chuyên gia, hệ thống chống phi đạn của Mỹ sẽ trải rộng từ Nhật Bản đến Hàn Quốc và Đài Loan.

Nhà chiến lược quân sự, đại tá Lực lượng Không quân Trung Cộng Dai Xu, trong bài báo được công bố trong tháng này, viết rằng “Trung Quốc đang nằm trong sự bao vây của hệ thống chống phi đạn theo hình bán nguyệt. Vòng vây bán nguyệt này được bắt đầu từ Nhật Bản, qua các quốc gia của biển Nam Trung Cộng vào Ấn Độ và kết thúc ở Afghanistan. Hệ thống phòng thủ phi dạn bao quanh Trung Cộng giống hình bán nguyệt”.
PAC-3 tại căn cứ không quân Iruma ( Nhật)

Chuyên gia quân sự của Viện khoa học Thượng Hải Ni Lexiong tuyên bố với tờ Guanghzou Daily rằng “hệ thống phòng thủ phi đạn của Mỹ liên quan đến Trung Cộng là sự sao chép của chiến lược Mỹ về xây dựng hệ thống phòng thủ phi đạn tại các quốc gia Đông Âu nhằm chống Nga. Tổng thống Obama đã bắt đầu thiết kế hệ thống bao quanh Trung Cộng sau khi dự án NMD của Mỹ tại Đông Âu tạm thời bị "treo"”.

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu an ninh và chiến lược quốc tế của Viện nghiên cứu quốc tế Kwangtung Tang Xiaosong cho rằng, vòng vây xung quanh Trung Cộng có thể được mở rộng vào bất kỳ thời điểm nào theo những hướng khác nhau. Chuyên gia này cho rằng, Washington đang nuôi hy vọng bán hệ thống Patriot PAC-3 (Patriot Advanced Capability) cho Ấn Độ và những quốc gia Đông Nam Á khác.

Các chuyên gia phân tích tuyên bố rằng, Trung Cộng hiện đang lo chăm chú theo dõi sự hợp tác trong lãnh vực phòng thủ phi đạn giữa Mỹ và Ấn Độ vì bất kỳ sự liên kết nào giữa 2 lực lượng này cũng đụng chạm sâu sắc đến sự an toàn của Trung Quốc. Tuy nhiên, theo lời cựu đại sứ Trung Cộng tại Ấn Độ, ông Pei Yuanying, Ấn Độ chưa chắc sẽ trở thành một phần của hệ thống phòng thủ phi đạn của Mỹ nhằm chống lại Trung Quốc. “New Delhi đang phát triển quan hệ với Mỹ nhưng Ấn Độ mong muốn trở thành một trung tâm lực lượng độc lập trên vũ đài chính trị quốc tế”, nhà ngoại giao này nói.

Một viên chức cấp cao công ty Lockheed Martin, John Holly nói với Defence News rằng, tương lai thị trường hệ thống phòng không đang tiếp tục tăng. Chỉ rõ sự phát triển chương trình phi đạn của Triều Tiên, Iran, Nga và Trung Cộng, ông Holly tuyên bố rằng: “Thế giới của chúng ta rất không an toàn và điều này buộc chúng ta (Ngũ Giác Đài) phải được trang bị để có khả năng tốt nhất"

MIM 104

Bắc Kinh thường xuyên chỉ trích chính sách của Mỹ về gia tăng hệ thống phòng thủ phi đạn và cố gắng hạn chế sự gia tăng này thông qua các quy định của Liên Hiệp Quốc.

Tháng 8 năm ngoái, tại hội nghị về giải giáp vũ khí của Liên Hiệp Quốc, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Cộng Dương Khiết Trì tuyên bố rằng “các nước không nên cố sở hữu sự vượt trội chiến lược tuyệt đối trong phạm vi phòng thủ phi đạn vì những nỗ lực như vậy sẽ phá hỏng sự ổn định chiến lược toàn cầu”.


Quân đội Mỹ quyết định nâng cao khả năng tác chiến trên tất cả các chiến trường, duy trì ưu thế chiến lược sức mạnh tấn công trên không dựa trên việc phát triển hệ thống phi đạn thế hệ mới có thể vượt qua mặt bất cứ hệ thống phòng không tối tân nào của những quốc gia tân tiến hiện tại trê thế giới.

Theo tin mới nhất thì Rumani đã sẵn sàng cho Mỹ thiết trí các hệ thống phi đạn ngăn chặn, và điều này chắc chắn sẽ làm Nga chẳng mấy “dễ chịu”. Hệ thống phòng thủ phi đạn này giống như hệ thống PAC-3 sẽ được thiết trí ở Đài Loan và cũng sẽ khiến Trung Cộng có cùng nỗi lo âu như Nga đối với Mỹ. Theo kế hoạch này, Mỹ sẽ bố trí các hệ thống phi đạn SM-3 đặt trên tàu tại biển Địa Trung Hải vào năm 2011, và các SM-3 thiết trí trên mặt đất di động tại Trung Âu vào năm 2015.
Còn đối với khu vực Đông Bắc Á, hiện tại Mỹ đã bố tríhệ thống phòng thủ phi đạn PAC-3 ở Nhật Bản và Hàn Quốc nhắm vào Trung Cộng.



Sơ đồ hệ thống tên lửa đánh chặn trên bộ Việc Mỹ có ý định triển khai hệ thống phi đạn PAC-3 ở Ba Lan đã khiến Nga "nổi cáu", tuy nhiên những phản ứng của Nga chưa đủ mạnh để kế hoạch phải bỏ cuộc. Trong khi Mỹ đang tập trung thiết kế một hệ thống cho phép tấn công mục tiêu đi6nh vị theo ý muốn chỉ định. Như cách gọi hệ thống này "chỉ đâu tấn công đó, trên phạm vi toàn cầu" là hệ thống tấn công do một hệ điều hành liên mạng tự động do sức mạnh cộng hưởng từ nhiều bộ phận ở nhều nơi.

Với những lý do nêu trên, thì chiến lược phát triển chiến tranh của Mỹ đã rõ ràng. Mỹ đã, và đang bố trí bao quanh Nga và Trung Cộng các hệ thống “phòng thủ phi đạn loại di động nhằm đáp trả các cuộc phản kích nếu như Mỹ tiến hành tấn công phủ đầu các kho hạt nhân của 2 cường quốc nói trên. Do đó, Nga và Trung Cộng đang ráo riết chuẩn bị các biện pháp đối phó lại với hệ thống phòng thủ phi đạn tối tân đời mới này của Mỹ; Nhưng Ngũ Giác Đài lại không ngừng cải tiến hiệu năng khi nâng cao hệ thống “tấn công toàn cầu” mới hiện nay lên tầm cao hơn, siêu đẳng hơn. Điều này khiến Nga và Trung Cộng càng e ngại hơn trong cuộc thi đua võ trang mà ưu thế kỹ thuật hiện nay ở bên phía Mỹ.

(Globalresearch, Defence News)

Iron Dome
Vài hình thêm ảnh về hệ thống Patriot-PAC- 3
Phi đạn Phòng Không MIM-104 Patriot do công ty quốc phòng Raytheon chế tạo.


Hệ thống Phòng Không MIM-104 rất tối tân của Mỹ, các chuyên gia quân sự Nga đánh giá ngang tầm ới dàn phòng không S400 Triumph mới nhất của Nga, nhưng MIM-104 có phạm vi tấn cống bao trùm rộng lớn hơn, hệ thống radar tinh vi hơn S400.

Link:



Mỹ bị tố giác đang bao vây Trung Quốc

Tàu USS George Washington của Mỹ đang cập cảng ở Busan, Hàn Quốc.

Một nhà chiến lược quân sự cấp cao của Trung Quốc hôm qua (14/8) đã cáo buộc chính quyền của Tổng thống Barack Obama đang tìm cách bao vây nước này và theo đuổi một chính sách “gây rối loạn” đối với Bắc Kinh. Ông này cũng lên tiếng chỉ trích cuộc tập trận hải quân sắp tới của Mỹ trong khu vực là một hành động khiêu khích.
"Một mặt, Mỹ muốn Trung Quốc đóng một vai trò trong các vấn đề an ninh khu vực. Mặt khác, nước này lại đang tham gia vào việc thắt chặt vòng vây xung quanh Trung Quốc và liên tục thác thức các lợi ích then chốt của Trung Quốc," Thiếu tướng Hải quân Yang Yi viết như vậy trong một bài bình luận được đăng tải trên tờ nhật báo Quân đội giải phóng – cơ quan ngôn luận của Quân đội giải phóng Nhân dân Trung Hoa (PLA).

Những phát biểu trên của ông Jang là mới nhất trong một loạt những lời chỉ trích, lên án công khai liên tục gần đây của của các quan chức Trung Quốc nhằm vào Mỹ. Bắc Kinh cáo buộc Washington đang cố ý khuấy động lên tình hình căng thẳng ở trong khu vực bằng một loạt các cuộc tập trận quân sự sát biên giới nước này

Ngũ Giác Đài đã chuẩn bị tiến hành những cuộc tập trận hải quân chung với đồng minh thân thiết Hàn Quốc trong thời gian sắp tới với sự tham gia của tàu sân bay khổng lồ USS George Washington – một trong những tàu chiến lớn nhất thế giới. Cuộc tập trận này sẽ diễn ra ở biển Hoàng Hải – nằm giữa Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên. Biển Hoàng Hải cũng được xem là cửa ngõ đi vào Trung Quốc. Chính vì thế, Bắc Kinh phản đối gay gắt cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn sắp tới, đặc biệt là sự hiện diện của tàu sân bay USS George Washington. Nếu tàu USS George Washington đến biển Hoàng Hải thì thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc sẽ nằm trong tầm bắn của con tàu này.

Các cuộc tập trận kiểu đó là nhằm kích động “sự thù địch và đối đầu trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương," nhà chiến lược quân sự Yang cho biết.
Thiếu tướng Yang, người đang làm việc tại trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc, cảnh báo, mâu thuẫn giữa Mỹ-Trung về cuộc tập trận hải quân chung Mỹ-Hàn đã phản ánh sự bất ổn ngày càng lớn trong mối quan hệ giữa Washington và Bắc Kinh. Ông Yang cho rằng lỗi hoàn toàn nằm ở phía Washington.

Theo Thiếu tướng Yang, "hiếm khi lại có tình trạng dao động và bất ổn như vậy trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc".
Trước đó, ngày hôm 13/8, ông Yang cũng lên tờ Chinadaily, bày tỏ sự mong đợi của PLA về một đòn trả đũa mạnh mẽ Washington từ phía Bắc Kinh. "Washington sẽ không tránh khỏi việc phải trả giá đắt về quyết định gây rối loạn này của họ”, Thiếu tướng Yang viết.

Căng thẳng quan hệ quân sự Mỹ-Trung
Trung Quốc đường như không thể mạo hiểm trực tiếp thách thức bất kỳ cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn sắp tới bằng việc phái các tàu chiến của nước này đến vùng biển diễn ra tập trận. Lý do rất đơn giản là hành động đó sẽ làm cho căng thẳng trong khu vực leo thang nguy hiểm.
Tuy nhiên, sự tức giận và phẫn nộ của Bắc Kinh với chính quyền của Tổng thống Barack Obama có thể cản trở tiến trình phát triển mối quan hệ quân sự Mỹ-Trung. Mối quan hệ này vốn đã bị đình trệ từ hồi đầu năm nay sau khi Mỹ quyết định bán vũ khí cho vùng lãnh thổ Đài Loan.

Các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn sắp tới cũng khiến cho cơ hội để Bộ trưởng Quốc phòng Robert Gates được mời tới thăm Trung Quốc trong tương lai gần là hầu như không có, ông Xu Guangyu, cựu sĩ quan PLA và hiện là một nhà nghiên cứu thuộc Hiệp hội Kiểm soát và Giải trừ Vũ khí Trung Quốc, nhận định. Trước đó, Bắc Kinh đã từng từ chối một chuyến thăm của Bộ trưởng Gates.
Washington và Seoul luôn khẳng định những cuộc tập trận chung giữa họ trong thời gian này là nhằm để cảnh báo CHDCND Triều Tiên vì họ cho rằng chính tàu ngầm của nước này đã bắn ngư lôi đánh chìm một tàu chiến của Hàn Quốc hồi cuối tháng 3.

Tuy nhiên, theo ông Yang, “bất kỳ ai sáng suốt đều có thể nhận ra rằng những cuộc tập trận đó thực ra là một lời cảnh báo đối với Trung Quốc."
(Theo tin Reuters)


Trung Quốc cáo buộc Mỹ dùng chiến lược bao vây
Ngọc Thu lược dịch
Bài viết: “Âm mưu của Hoa Kỳ chống lại Trung Quốc” bằng tiếng Trung trên Tân Hoa xã, cơ quan ngôn luận chính thức, đã trách móc Hoa Kỳ rất nhiều về ‘chiến lược bao vây Trung Quốc hình lưỡi liềm’.

Bài viết đăng ngày 27 tháng 5 năm 2010, tác giả là Đại tá không quân Đới Từ, một nhà chiến lược có ảnh hưởng ở Trung Quốc.

Chiến lược của Mỹ
Một cách có tính toán, một bài tường thuật được đăng lại ba ngày trước đó với cùng tác giả trong một phát hành khác ("Huan Qiu Shi Ye" - Global Vision, ngày 24 tháng 5 năm 2010), đã xuất hiện rất gần thời điểm vòng đàm phán thứ hai về Đối thoại chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ (tại Bắc Kinh, ngày 24 và 25 tháng 5 năm 2010) và điều tự nhiên, đã làm cho các nhà phân tích ngẫm nghĩ câu hỏi như, làm thế nào để giải thích về thời gian và nội dung các bài viết này.

Trong bài viết của mình, ông Đới Từ đã cáo buộc Hoa Kỳ tham gia vào việc thực hiện ‘chiến dịch bao vây Trung Quốc hình lưỡi liềm’. Trước chiến tranh lạnh, mục tiêu của Mỹ là ‘kềm chế Trung Quốc một cách cứng rắn’, với mục đích ‘bóp cổ Liên Xô một cách nhẹ nhàng’. Sau chiến tranh lạnh, chiến lược của họ đã đảo ngược lại, kềm chế nước Nga một cách cứng rắn với mục đích ‘bóp cổ Trung Quốc nhẹ nhàng’.

Chạm vào điều mà ông ta gọi là ‘cái bẫy đồng đô la Mỹ’, ông Đới Từ đưa ra những điều mà ông Trương Vũ Xương, GS trường Đại học Tài chính Bắc Kinh nói cách nay vài năm để làm cơ sở, tiết lộ rằng ở Trung Quốc, Mỹ điều khiển 21 ngành công nghiệp trong tổng số 28 ngành, sau khi ‘làm trống rỗng’ kinh tế Trung Quốc, vào thời điểm mà đất nước tập trung nhiều năm để đạt tăng trưởng GDP thông qua thương mại.

Tất cả mọi thứ mà Hoa Kỳ muốn là Trung Quốc đầu tư mạnh vào trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, để rồi không còn tiền mua công nghệ, xây dựng công nghiệp hiện đại, phát triển tiềm năng trang bị vũ khí và xây dựng khả năng quốc phòng.

Hoa Kỳ tái đầu tư vào Trung Quốc bằng tiền nhận được từ Trung Quốc, bài trừ các thương hiệu Trung Quốc và khống chế tài nguyên khoáng sản của Trung Quốc, các cổ phiếu của Ngân hàng Trung Quốc và thị trường chứng khoán Trung Quốc. Cùng lúc, ông Đới Từ nói thêm rằng, Hoa Kỳ không cho phép Trung Quốc mua các công ty Mỹ và phủ nhận bất kỳ vũ khí công nghệ cao nào của Trung Quốc.

Tất cả mọi thứ mà Hoa Kỳ muốn là Trung Quốc đầu tư mạnh vào trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ, để rồi không còn tiền mua công nghệ, xây dựng công nghiệp hiện đại, phát triển tiềm năng trang bị vũ khí và xây dựng khả năng quốc phòng. Sự hài hước của Mỹ là Hoa Kỳ bán ‘nợ độc hại’ cho Trung Quốc để đổi lại việc Trung Quốc bán ‘đồ chơi độc hại’ cho họ.

Đánh giá về chiến lược ‘kềm kẹp ngoại giao’của Hoa Kỳ nhằm cô lập hoàn toàn Trung Quốc, chuyên gia Trung Quốc đã thừa nhận rằng Đông Nam Á ngày càng trở nên phụ thuộc vào Mỹ về chính trị. Ở Đông Bắc Á, Việt Nam đang trở nên thân Mỹ. Chiến lược của Mỹ về Bắc Triều Tiên, Miến Điện và Pakistan, ba ‘người bạn thật sự’ của Trung Quốc có ý nghĩa thách thức Trung Quốc.

Hoa Kỳ gián tiếp kích thích chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Hàn để làm tổn thương hình ảnh của Trung Quốc trên trường quốc tế và buộc Nam Hàn, Nhật Bản v.v… gần gũi hơn với Washington. Lợi ích ngày càng tăng của Hoa Kỳ ở Myanmar phục vụ mục đích kiểm soát Trung Quốc trong khi chính Myanmar cho thấy không còn tin tưởng Trung Quốc và lựa chọn hỗ trợ Ấn Độ và ASEAN để cân bằng với Trung Quốc.

Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama. Ảnh minh họa Trường hợp Pakistan, quốc gia này đã nằm dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ vì chiến tranh Afghanistan. Ở Ấn Độ Dương, Hoa Kỳ và Ấn Độ thông đồng với nhau để chống Trung Quốc. Riêng Trung Quốc, chiến lược của Hoa Kỳ là tập trung vào Tây Tạng và Tân Cương và thao túng tình hình ở đó. Để kết luận, ông Đới Từ khẳng định rằng Hoa Kỳ đang thực hiện ‘tấn công mềm’ vào Trung Quốc và chiến lược lớn của họ là bao vây Trung Quốc.

Đại tá Đới Từ được biết đến thuộc phái diều hâu về các vấn đề quốc phòng và gần đây đã hỗ trợ sự phát triển các căn cứ ở nước ngoài của Trung Quốc. Các phương tiện truyền thông bằng tiếng Anh chính thức của Trung Quốc như tờ Global Times đưa tin về quan điểm của ông ta tới công chúng quốc tế. Điều có vẻ quan trọng đó là không chỉ một mình ông ta trong hàng ngũ sĩ quan Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đặt câu hỏi về động cơ chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Một sĩ quan cao cấp khác của PLA, đại tá Lưu Minh Phúc thuộc Đại học Quốc phòng Quốc gia, trong cuốn sách của ông về "Giấc mơ Trung Quốc", phát hành ngay trước phiên họp Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) vào tháng 3 năm 2010, đã yêu cầu Trung Quốc “bỏ đi ảo tưởng và chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc đối đầu với Hoa Kỳ về việc thống trị toàn cầu trong thế kỷ 21”.

Sự thiếu đồng thuận Mỹ-Trung
Ngược lại với quan điểm chủ nghĩa dân tộc và đường lối cứng rắn chống Mỹ của các chuyên gia PLA như đã đề cập, các ý kiến của Trung Quốc về chủ đề này cho đến nay nói chung vẫn còn thận trọng. Ông Đới Bỉnh Quốc, Ủy viên Quốc vụ viện, trong khi thừa nhận sự thiếu sự đồng thuận Trung – Mỹ qua cuộc đối thoại mới nhất, đã lạc quan về quan hệ song phương dài hạn. Ông đã mô tả cuộc đối thoại đang diễn ra là có lợi cho phát triển hơn nữa về ‘tích cực, hợp tác và toàn diện’ trong quan hệ đối tác giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ thế kỷ 21.

Lưu Hồng, phóng viên Washington của Tân Hoa xã đã mô tả cuộc đối thoại là tượng trưng cho ‘quan hệ đối tác Trung – Mỹ ngày càng bình đẳng’. Giáo sư Trần Đông Hiểu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải (Qiu Shi, ngày 2 tháng 2 năm 2010) hy vọng rằng ‘tình hình Trung – Mỹ phụ thuộc lẫn nhau về lợi ích chiến lược sẽ được duy trì lâu dài khi cả hai bên cần nhau trong lợi ích cân bằng chiến lược’.

Bất kỳ kết luận vội vã nào về việc quân đội Trung Quốc bất đồng với chính sách của Hoa Kỳ hiện hành trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, có thể là sai lầm.

Những điều nói trên đưa đến một câu hỏi quan trọng là làm thế nào để giải thích cơn phẫn nộ chống Mỹ đến từ các chuyên gia như ông Đới Từ vào thời điểm này? Tình trạng này phần nào có vẻ tương tự như những gì đã xảy ra hồi tháng 11 năm 2004 khi ông Tiền Kỳ Tham, lúc đó được xem là chiến lược gia về chính sách đối ngoại của Trung Quốc, ngay trước ngày bầu cử tổng thống một ngày, Tổng thống Bush tái tranh cử lần hai, đã đổ lỗi cho chiến lược của Hoa Kỳ với mục đích bao vây Trung Quốc, trong bài viết của ông trên tờ China Daily. Một vấn đề khác là tờ China Daily cuối cùng đã không công nhận bài viết đó.

Ít nhất có thể nói rằng các quan điểm chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc, đến từ các nhà phân tích quân sự như ông Đới Từ, có thể đại diện cho tư duy chiếm ưu thế ít nhất là ở một số nhà hoạch định ý kiến ở Trung Quốc. Các ý kiến như vậy dường như cũng có chiều hướng trong nước, bằng ngụ ý, chúng cho thấy không chấp thuận phương pháp tiếp cận thực dụng hiện nay của Bắc Kinh đối với Washington. Các quan điểm được các hãng thông tấn chính thức như Tân Hoa xã bảo trợ, cho thấy những nhà báo quan tâm bị ảnh hưởng.

Có thể nói rằng, dường như cho đến nay chưa có bằng chứng trực tiếp chứng minh bộ phận lãnh đạo nào liên quan đến vấn đề này, trong đó bất kỳ kết luận vội vã nào về việc quân đội Trung Quốc bất đồng với chính sách của Hoa Kỳ hiện hành trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc, có thể là sai lầm. Hệ thống Trung Quốc cho phép thỏa hiệp các quan điểm khác nhau, trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại, nhóm lãnh đạo của đảng về vấn đề ngoại giao có vai trò đối với ảnh hưởng này.


Lực lượng bán quân sự Trung Quốc đang tập luyện chống bạo động tại một căn cứ quân sự thuộc tỉnh Tứ Xuyên. AFP photo Những quan điểm từ các chuyên gia quân sự trong bất kỳ trường hợp nào dường như có khả năng gây áp lực lên lãnh đạo tập thể hiện tại hoạt động ở Trung Quốc về quan hệ với Hoa Kỳ, đặc biệt là giới lãnh đạo thế hệ thứ năm sẽ tiếp nhận nhiệm vụ vào năm 2012, có thể phải nhắm tới điều giống như một cuộc tranh luận chính sách về quan hệ với Mỹ.

Lãnh đạo đã bị áp lực như vậy chưa? Câu trả lời là có thể có, đánh giá từ việc giới thiệu chính thức tiêu chuẩn mới của chế độ Hồ Cẩm Đào qua việc thực hiện mối quan hệ Trung – Mỹ, bảo vệ ‘lợi ích cốt lõi’ của Trung Quốc. Thông điệp này là nguyên tắc ‘lợi ích cốt lõi’, chuẩn bị ‘không thỏa hiệp’ các vấn đề toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền quốc gia, từ bây giờ sẽ điều khiển chiến lược Trung Quốc đối với các cường quốc nước ngoài trong đó có Hoa Kỳ.

Các tiêu chí đã được nhấn mạnh trong buổi họp báo của ông Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Trung Quốc, trong phiên họp Quốc hội hồi tháng 3 năm 2010, các tham chiếu cụ thể đã được đưa ra về vấn đề Đài Loan và Tây Tạng.

Một hình ảnh lớn hiện ra, theo quan điểm của Bắc Kinh, quan hệ đối tác chiến lược với Hoa Kỳ có thể được thành lập chỉ khi các vấn đề cốt lõi như Tây Tạng và Đài Loan có thể được giải quyết. Cả Trung Quốc và Hoa Kỳ biết rằng điều đó không thể xảy ra sớm và như vậy, có thể dự định rằng các mối quan hệ song phương sẽ tiếp tục dựa trên chủ nghĩa thực dụng trong những năm tới.

Cho đến nay, Bắc Kinh vẫn chưa chính thức áp dụng tiêu chí ‘lợi ích cốt lõi’ vào các mối quan hệ với những nước có vấn đề về lãnh thổ trên bộ và trên biển với Trung Quốc. Đặc biệt, tranh chấp biên giới với Ấn Độ cho đến nay đã không chính thức được Trung Quốc đưa ra theo nguyên tắc đó. Trung Quốc có thể không đi chệch khỏi vị trí này, chẳng hạn như, họ sẽ xếp cả tranh chấp biên giới với Ấn Độ vào ‘lợi ích cốt lõi’, và nếu điều đó xảy ra, có thể làm suy yếu nguyên tắc ‘sự điều tiết lẫn nhau’, là điều khoản vốn có cho một số thỏa hiệp về vấn đề biên giới. Về vấn đề này, trong bất kỳ trường hợp nào cũng đều cần thiết cho New Delhi theo dõi sát sao các khuynh hướng trong tương lai của Trung Quốc.

Ông D.S. Rajan là nhà văn và là Giám đốc Trung tâm Chennai về Nghiên cứu Trung Quốc, Chennai, Ấn Độ.
(Theo tin RFA)

No comments:

Post a Comment